Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Kỹ năng toán học:Trẻ hình thành kỹ năng toán học từ sớm sẽ có các ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng nghệ thuật: Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học.

Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi là mang khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, và toán học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những bài học, đồ dùng, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong hoạt động.

Các kiến thức và kỹ năng này không nặng tính lý thuyết mà được tích hợp lồng ghép bổ trợ vào các hoạt động thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày , giúp cho trẻ mầm non bước ra đời sẽ rất năng động và dễ dàng hòa nhập với các môi trường mang tính quốc tế.

Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non.Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông qua bài học.

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần những chương trình đào tạo kết hợp hài hòa giữa các bộ môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật để đào tạo ra những thế hệ trẻ toàn diện cả về học thuật, và thúc đẩy sự sáng tạo bên trong của mỗi người. Chúng ta cần những ý tưởng mới, những giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại và sau này. Chúng ta cần khơi gợi những khả năng bên trong chính những thế hệ mầm non để các em có thể trở thành những công dân toàn cầu thực thụ.

 

docx22 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 9844 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tìm ra những nội dung hoạt động có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chuyên môn, tìm hiểu một số kiến thức về STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương pháp STEAM. Tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp STEAM trong  hoạt động ngoài trời. Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ đưa vào lồng ghép trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó.Trong từng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dụng phương pháp STEAM để đạt được hiệu quả cao nhất.Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếp cận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một ví du cụ thể chúng tôi đã tiến hành.
	- Trong hoạt động học: 
Với nội dung kiến thức đã tìm hiểu tôi đã đưa vào kế hoạch năm học được triển khai thông qua những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong các tháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tháng có thể lồng ghép một hoặc hai dự án phù hợp. Tháng 11 tôi đưa dự án lọ hoa xinh, tháng 12 có dự án “noel”, tháng 1 có dự án “góc nhỏ đón tết” Bước đầu trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề, tư duy và sáng tạo. 
Bảng xây dựng các dự án theo kế hoạch năm học trẻ 5-6 tuổi như sau:
STT
Tháng
Dự án
Thời gian thực hiện
1
9
+ Dự án đèn lồng
2 buổi
2
10
+ Bàn tay robot
2 buổi
3
11
+ Lọ hoa xinh tặng cô 
+ Dự án ngôi nhà xanh
2 buổi
2 buổi
4
12
+ Góc nhỏ trang trí noel
3 buổi
5
1
+ Trang trí góc nhỏ đón tết
3 buổi
6
2
+ Hoa mùa xuân
2 buổi
7
3
+ Các con vật
+ Xây ga ra ô tô
3 buổi
2 buổi
8
4
+ Làm cây cầu bắc qua sông
2 buổi
9
5
+ Làm thùng rác thông minh
+ Máy lọc nước
2 buổi
2 buổi
	Ngoài những tiết dạy STEAM riêng thì tôi mạnh dạn lồng ghép Phương pháp dạy học tiên tiến này vào các môn học khác một cách linh hoạt và cụ thể.
	+ Hoạt động khám phá: 
	 Bản chất của STEAM đã bao gồm có phần khám phá nên tích hợp STEAM trong khám phá không có gì khó. Tất cả các tiết học khám phá đều có phần khám khá, tuy nhiên với những tiết học khám phá thông thường chỉ có phần khám phá đơn điệu, trẻ chỉ được thực hành thụ động qua phần hướng dẫn của cô, trả lời các câu hỏi một cách vu vơ, không có cơ sở, hoặc chỉ là chút hiểu biết ít ỏi của mình. Nhưng nếu cho ta thêm phần tạo ra tình huống để trẻ tìm cách giải quyết, cho trẻ thời gian tự suy nghĩ tìm ra các cách giải quyết thì bài học sẽ ý nghĩa hơn, sâu lắng hơn. Trong quá trình thực hiện những ý tưởng của mình, trẻ tự rút ra kinh nghiệm, kiến thức tăng chồng lên nhau, hoạt động càng nhiều, kiến thức càng cao. Hiệu quả của việc tiếp thu kiến thức tốt hơn.
	+ Hoạt động tạo hình : 
	Chúng ta có thể thấy rõ trong STEAM có phần nghệ thuật và chính môn tạo hình cũng là một phần của tiết học STEAM, tuy nhiên nếu ta lồng ghép STEAM vào tạo hình thì nên thay đổi chút trong quá trình dạy thì hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều. 
	Ví dụ “Vẽ ngôi nhà xanh” cô giao nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ bằng cách cho trẻ được xem những video về các ngôi nhà trong thành phố, dày đặc, nóng bức bởi hiệu ứng nhà kính. Song nếu các con ở trong những ngôi nhà như này các con cảm thấy như nào, các sẽ mong muốn điều gì khi ở trong ngôi nhà đó?
	Những câu hỏi đặt ra khích thích trí tò mò và tưởng tượng của trẻ, trẻ sẽ đặt mình vào địa vị của những người khi đang ở trong nhà đó, vậy trẻ sẽ có rất nhiều ý tưởng khi vẽ lên các ngôi nhà trong tương lai mà không lo nghĩ nó bị sai hoặc không theo ý của cô giáo dạy. Vậy những tác phẩm của trẻ sẽ phong phú hơn, sáng tạo hơn. Trẻ vẽ theo ý tưởng, trẻ có thể vẽ theo nhóm 1 ngôi nhà to hay vẽ theo cá nhân trẻ. Khi trẻ vẽ xong cô chụp lại sản phẩm, trong thời điểm nào đó trong ngày cô cho trẻ xem lại mẫu của mình và xem mẫu 1 số kiểu nhà, cấu tạo của ngôi nhà và lên ý tưởng, tìm kiếm ý tưởng bổ xung cho phù hợp với bản vẽ của trẻ.
	+ Hoạt động làm quen với văn học: 
	Tất cả những câu chuyện trong chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi đều được chọn lọc và mang ý nghĩa giáo dục cho trẻ. Câu chuyện về gia đình và những ngôi nhà thân yêu của trẻ. Ở mỗi câu chuyện đều có thể giáo dục cho trẻ tình yêu với gia đình, ngôi nhà, thiên nhiên, yêu gia đình và đây là cơ hội để cô khơi gợi lên cảm xúc của trẻ, cho trẻ mong muốn được thể hiện tình cảm của mình thông qua việc tạo ra những sản phẩm phù hợp theo nội dung của từng chủ đề mà cô giáo mong muốn. Trong các tiết học văn học thì cô giáo thường kể một mạch từ đầu đến cuối câu chuyện, sau đó đưa ra một loạt các câu dựa theo nội dung chuyện. Nhưng nếu chúng ta sử dụng môn văn học vào STEAM thì vô cùng hữu ích. Cô giáo có thể tự bịa ra một câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung mà mình muốn giáo dục trẻ, sau đó cô đưa ra các tình huống cho trẻ giải quyết, cô lại dựa vào các tình huống mà trẻ đưa ra tiếp tục kể tiếp theo hướng trẻ mong muốn, có như vậy trẻ thích thú hơn và ghi nhớ hơn là kể theo lối mòn.
	+ Hoạt động làm quen với toán: 
	Hoạt động cho trẻ làm quen với toán với việc hình thành kĩ năng toán sơ đẳng góp phần đáng kể để trẻ tham gia hoạt động STEAM. Trong mỗi bài học với các khái niệm khác nhau trẻ lại được tham gia các hoạt động vui chơi khác nhau. Cô giáo chọn lựa những nội dung ôn luyện sau tiết học mang tính ứng dụng thực tế để cho trẻ biết cách sử dụng các khái niệm toán khi giải quyết vấn đề để tạo ra sản phẩm trong hoạt động STEAM.
	VD: Xây ngôi nhà xanh: Cô và các nhóm cùng nhau bắt tay để thực hiện “dự án ngôi nhà xanh”. Trẻ bàn bạc, phân công nhau từng phần của công việc: Dựng khung nhà, trang trí xung quanh ngôi nhà sao cho đẹp và có nhiều không gian xanh... Ngôi nhà của bé thật đẹp: Trẻ sử dụng nguyên vật liệu mình tìm kiếm được cùng với các nguyên vật liệu tạo hình để trang trí cho ngôi nhà theo sở thích của từng thành viên trong nhóm. Trong quá trình làm trẻ phải tự tính toán và tìm kiếm những nguyên vật liệu phù hợp với mong muốn mà trẻ dự định làm. Tất cả những điều đó đều đòi hỏi sự tính toán của trẻ. So sánh độ dài, độ lớn, chiều cao..., ký năng đếm, kỹ năng đo...
- Trong hoạt động góc: 
Ở góc xây dựng trẻ tự lắp ghép thiết kế các kiểu nhà mà trẻ đã từng thấy hay trong ý tưởng của trẻ. Từ những ngôi nhà đó trẻ sắp xếp tạo nên một không gian có rất nhiều kiểu nhà đa dạng. Kết thúc dự án, tất cả trẻ đều có cơ hội để thể hiện, giới thiệu về kết quả của mình khi tham gia dự án.
Qua các tháng của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn. Điều quan trọng nhất trong mỗi dự án học tích hợp đó là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với dự án đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
Lý thuyết đối với trẻ mầm non thường đi đôi với thực hành. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan, trẻ học về tất cả những gì diễn ra xung quanh, ngay trong chính cuộc sống thực. Trẻ học không chỉ để ghi nhớ và trả bài, mà trẻ học nhanh nhất khi điều đó được ứng dụng vào chính cuộc sống hàng ngày. Phương pháp STEAM là 1 phương pháp mới cho trẻ mầm non. Vì vậy mà chúng ta cần đưa các bài dạy lý thuyết cho trẻ được trải nghiệm từ đó trẻ được thực hành: “Học mà chơi- chơi mà học”. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi luôn có nhu tìm tòi, khám phá, tiếp cận thế giới xung quanh theo cách nghĩ riêng của từng trẻ. Cách tiếp cận dạy học theo phương pháp STEAM chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễ dàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ nhỏ và trường học thì rất lớn. Con đường tới STEAM là vô cùng thú vị. Khi quan sát một đứa trẻ khi được trải nghiệm thực làm cùng STEAM sẽ thấy chúng tập trung, say sưa, trí tưởng tượng được sáng tỏ, trí tò mò được thỏa mãn và hơn hết tình yêu, niềm đam mê với khoa học và công nghệ được nảy sinh. Tuy nhiên cũng có thể khó khăn nếu các nhà giáo dục bao gồm cả cha mẹ không thực sự hiểu rõ về STEAM và quan trọng hơn là hiểu về cách học của chính những đứa trẻ ở độ tuổi mầm non để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. 
	3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển sự sáng tạo của trẻ qua phương pháp STEAM:
 	 Năm học này, lớp tôi được phụ huynh quan tâm, nhiệt tình về mọi mặt. Phụ huynh phối hợp cung cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà trẻ hoạt động.Hoạt động STEAM là để phát triển sự sáng tạo của trẻ nên đồ dùng, nguyên liệu cho trẻ là vô cùng quan trọng. Ở mỗi chủ đề hoạt động khác nhau, các con cần những nguyên liệu phong phú để hoạt động, phụ huynh luôn tích cực để tạo điều kiện cho cô và trẻ hoạt động tốt nhất. 
	 Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này tôi đã cố gắng tạo sự kết nối giữa nhà trường thông qua một số hình thức. Thông qua những buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền tới phụ huynh phương pháp STEAM thông qua những hoạt động cụ thể tôi đã thực hiện tại lớp mình. Từ đó phụ huynh mới thấy được hiệu quả thực của phương pháp và cùng phối hợp tốt với cô giáo.
	Ngoài những buổi họp phụ huynh thì thông qua việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ cũng mang lại hiệu quả. Những trao đổi ngắn, gọn, cụ thể và thường xuyên giúp cho bố mẹ nắm bắt được nội dụng học của các con trong ngày để từ đó củng cố cũng như mở rộng kiến thức cho các con ở nhà giúp cho việc tìm hiểu sự vật, hiện tượng trong các dự án được sâu sắc hơn.
	Bảng thông tin tuyên truyên ở cửa lớp là một hình thức gián tiếp giúp gắn kết gữa giáo viên, phụ hynh và trẻ. Thông tin trên bảng được chúng tôi cập nhật thường xuyên và liên tục giúp phụ huynh có các nhìn tổng quan về lớp học. Từ đó tăng thêm hiệu qua trong sợi dây liên hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
	Một kênh thông tin hữu hiệu mà ba giáo viên lớp tôi thực hiện trong hai năm qua là hệ thông zalo nhóm lớp. Nhóm này giúp chúng tôi chia sẻ với các bậc phụ huynh về kiến thức, phương pháp và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy trẻ của cả giáo viên và phụ huynh. 
	Bên cạnh đó chúng tôi thường mời phụ huynh đến trải nghiệm với bé về ngày hội STEAM được tổ chức tại lớp hay mời phụ huynh tham gia một số dự án cùng với trẻ như “Làm cây thông noel” hay là “Cùng bé tham gia hội chợ” 
+ Giáo viên: Đưa ra các ý tưởng thực hiện
+ Phụ huynh: Phối kết hợp cùng các cô tổ chức sự kiện
+ Học sinh: Được trải nghiệm, tham gia các dự án và được hoạt động 
	4. Hiệu quả của SKKN:
- Sau khi áp dụng một số biện pháp nêu trên ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp mẫu giáo lớn A1. So sánh chất lượng trẻ với đầu năm như sau:
- Học sinh đối chiếu là học sinh của lớp khi chưa ứng dụng phương pháp STEAM và cuối năm sau khi được trải nghiệm phương pháp mới
- Số lượng học sinh khảo sát là 39 trẻ/ 1 lớp.
- Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
Sáng tạo
14/39
36
33/39
85
2. Tự tin
18/39
46
35/39
90
3. Giải quyết vấn đề
20/39
51
37/39
95
4. Kiên trì
25/39
64
39/39
100
5. Tập trung
25/39
64
38/39
97
6. Hợp tác
28/39
72
37/39
95
	4.1. Đối với giáo viên
	- Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo phương pháp mới STEAM, tôi đã tìm được giải pháp và kinh nghiệm thành công trong việc giáo dục trẻ. Điều quan trọng nhất là bước đầu đưa kiến thức phương pháp giáo dục mới đến gần trẻ một cách tự nhiên.
	- Bản thân tôi cũng rút ra được kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động STEAM cho trẻ. Qua đó tôi tích cực hơn trong việc nghiên cứu tài liệu để mang lại nhiều hoạt động trải nghiệm, dự án phù hợp với nội dung chương trình, với nhu cầu của trẻ.
	- Bản thân thấy yêu nghề hơn, muốn tạo cho trẻ thật nhiều cơ hội để được trải nghiệm trong thực tế giúp trẻ tiếp thu được kiến thức nhiều hơn trong quá trình học tập.
	4.2. Đối với trẻ:
Qua một thời gian áp dụng dạy theo phương pháp STEAM tôi thấy:
 - Trẻ yêu thích hoạt động, trí tưởng tượng phong phú hơn.
- Trẻ tích cực và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm.
- Trẻ có kĩ năng hoạt động nhóm tốt hơn, Kỹ năng thuyết trình tốt hơn.
- Trẻ thích được đi học hơn, Trẻ yêu cô, yêu bạn hơn.
- Đoàn kết, tự tin hơn.
4.3. Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh rất vui khi con được tiếp cận với chương trình giáo dục mới hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. 
- Phụ huynh tin tưởng tuyệt đối vào giáo viên và yên tâm công tác.
- Trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường, phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình hơn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận 
Giáo dục STEAM trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
Đối với khối mầm non giáo viên sẽ khuyến khích các bé tự do thử sức với nhiều ý tưởng khác nhau và không để cho cảm giác “sợ sai” kiềm chế khả năng của mình. Giáo viên sẽ là người luôn lắng nghe đa chiều và mang lại cho các em học sinh một nền tảng kiến thức thực tế ngay từ khi còn nhỏ. Các em học và áp dụng những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, những kỹ năng và sự kỷ luật thông qua việc thực hiện các dự án thực tế và việc nghiên cứu những cập nhập mới nhất về các lĩnh vực liên quan. Với những ưu điểm nổi trội trên, tin rằng STEAM sẽ giúp sẽ giúp trẻ mầm non phát triển tốt nhất.
	* Qua một thời gian áp dụng việc lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ tôi rút ra một số bài học cho bản thân mình.
- Luôn luôn cập nhật thông tin trên Internet, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
- Có kế hoạch xây dựng các dự án phù hợp với nội dung học theo các tháng dựa trên đặc điểm của từng lứa tuổi và tâm sinh lý của từng trẻ. 
- Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lồng ghép STEAM mọi lúc mọi nơi.
2. Ý kiến đề xuất:
Quá trình thực hiện phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi tốt nhất tôi có một số kiến nghị như sau:
* Đối với giáo viên: Cần học hỏi và tìm hiểu trên mọi kênh thông tinn về lồng ghép STEAM vào hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non cho phù hợp. 
- Khi hướng dẫn trẻ cần phát huy tích cực, sự tò mò, ham hiểu biết, sáng tạo của trẻ. Tạo cho trẻ môi trường hoạt động có trải nghiệm, thực hành trong các dự án mới, lạ để hoàn thành tốt ý tưởng của mình. 
* Đối với BGH trường mầm non : 
- Tích cực làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo làm công tác tuyên tuyền tới các tầng lớp trong xã hội bằng cách tổ chức các buổi trải nghiệm giữa phụ huynh và các bé giao lưu giữa các lớp để việc đưa phương pháp STEAM vào với trẻ đạt hiệu quả tốt nhất.
* Đối với Phòng giáo dục: 
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đại trà các giáo viên trong trường và có những lớp học chuyên sâu về phương pháp STEAM.
Trẻ đang thực hiện dự án chiếc chuông gió
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV -PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
1. Anh (chị) cho biết về môi trường và cơ sở vật chất của nhà trường bây giờ có đáp ứng được nhu cầu dạy và học cho các con không”
Đã đủ 
Chưa đủ
2. Anh (chị) đã biết đến những phương pháp giáo dục tiên tiến nào sau đây đã áp dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non trên thế giới?
Phương pháp Montesori 
Phương pháp Steam
Phương pháp Reggio Emillia
Phương pháp Glenn Doman
3. Anh (chị) hãy cho biết có nên đưa phương pháp giáo dục STEAM vào giảng dạy cho trẻ tai trường hay không?
Có
Không
4. Theo anh (chị) lứa tuổi nào nên áp dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy?
Nhà trẻ + mẫu giáo 
Mẫu giáo
5. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Họ và tên:	
Tuổi:	
Nơi ở hiện nay:	
Nơi công tác:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của chị (anh)! 
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV -PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Để góp phần nâng cao chất lượng nhà trường cùng với chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ tại trường mầm non Đặng Xá. Xin anh (chị) vui lòng hợp tác, trao đổi về các vấn đề sau. Chúng tôi xin cam đoan chỉ sử dụng kết quả điều tra vào mục đích khoa học.
	1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác “Đưa phương pháp STEAM vào dạy học cho trẻ” hay không?
Có 
Không
	2. Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi con được học phương pháp giáo dục STEAM?”
Rất tốt 
Chưa tốt
	3. Sau khi con được học theo phương pháp giáo dục STEAM, Anh (chị) hãy cho biết con có sự thay đổi như thế nào trong các hoạt động?
Trẻ yêu thích hoạt động, trí tưởng tượng phong phú hơn.
Trẻ chưa sáng tạo trong giờ học
Trẻ nhút nhát chưa hòa mình vào các hoạt động
	4. Xin anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
Họ và tên:	
Tuổi:	
 Nơi ở hiện nay:	
 Xin chân thành cảm ơn những ý kiến chia sẻ của anh (chị)! 
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV- PHHS trường mầm non Đặng Xá)
Tổng số phiếu điều tra phát ra: 98 phiếu
Số phiếu thu về: 98 phiếu
Đối tượng khảo sát: 
CB-GV-NV trong nhà trường : 98 phiếu
PHHS tại lớp: : 98 phiếu
Nội dung câu hỏi
Câu trả lời
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Anh (chị)cho biết về môi trường và cơ sở vật chất của nhà trường bây giờ có đáp ứng được nhu cầu dạy và học cho các con không”
Đã đủ
98/98
100
Chưa đủ
0
0
2. Anh (chị)đã biết đến những phương pháp giáo dục tiên tiến nào sau đây đã áp dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non trên thế giới?
PP Steam
76/98
77.5
Reggio Emillia
3/98
3
PP Montesori 
76/98
77.5
PP Glenn Doman
2/98
2
3. Anh (chị) hãy cho biết có nên đưa phương pháp giáo dục STEAM vào giảng dạy cho trẻ tại trường hay không?
Không
0
0
Có
98/98
100
4. Theo anh (chị) lứa tuổi nào nên áp dụng phương pháp steam vào giảng dạy?
Trẻ mẫu giáo
37/98
37,5
Trẻ nhà trẻ+ mẫu giáo
2/98
5
TRƯỜNG MÀM NON ĐẶNG XÁ
BẢNG TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA SAU KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Lồng ghép phương pháp STEAM vào giảng dạy tại trường mầm non Đặng Xá
 (Dành cho CB-GV-NV trường mầm non Đặng Xá)
Tổng số phiếu điều tra phát ra: 98 phiếu
Số phiếu thu về: 98 phiếu
Đối tượng khảo sát: 
CB-GV-NV trong nhà trường : 98 phiếu
PHHS tại lớp: : 98 phiếu
Nội dung câu hỏi
Câu trả lời
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Anh (chị) hãy cho biết trường mầm non Đặng Xá đã làm tốt công tác “Đưa phương pháp steam vào dạy học cho trẻ” hay không?
Có
98/98
100
Không
0
0
2. Anh (chị)nêu cảm nhận của mình khi con được học phương pháp giáo dục steam?
Chưa tốt
0
0
Rất tốt
98/98
100
3. Sau khi con được học theo phương pháp giáo dục steam Anh (chị)hãy cho biết con có sự thay đổi như thế nào trong các hoạt động?
Trẻ yêu thích hoạt động trí tưởng tượng phong phú hơn.
90/98
90
Trẻ nhút nhát chưa hòa mình vào các hoạt động
1/98
1
Trẻ chưa sáng tạo
2/98
2

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_phuong_phap.docx
Sáng Kiến Liên Quan