Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nắm vững mục tiêu giáo dục tiểu học, chương trình giáo dục dạy học của trường. Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của ngành, chương trình hoạt động dạy và học của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục.
Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng HS, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
Cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với GV bộ môn, Đoàn, Đội, các tổ chức xã hội có liên qua trong giảng dạy và giáo dục HS của lớp mình chủ nhiệm.
Nhận xét đánh giá xếp loại cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng, đề nghị danh sách HS lên lớp thẳng, kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm trong hè, hoàn chỉnh việc ghi điểm và sổ học bạ HS.
Báo cáo thường xuyên hoặc độc xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
Căn cứ những nhiệm vụ trên của GV chủ nhiệm cho ta thấy trong nhà trường, người GV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành các hoạt động, tổ chức lớp học, rèn luyện phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ, GV góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng. Đối người GVCN phải có tính kiên trì, tận tình, chu đáo và tinh thần trách nhiệm của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảo bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp.
1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 Danh mục viết tắt 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2- 3 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề 4 2.3 Các biện pháp để giải quyết vấn đề 5 - 12 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12- 13 3. KẾT LUẬN 13- 14 Tài liệu tham khảo 15 Đánh giá Hội đồng khoa học 16 Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1 - của HS dẫn đến tình trạng HS bỏ học, chán học, lười học không có sự phấn đấu. Thiếu sự phối hợp giữa GVCN với cha mẹ HS, GV bộ môn, TPT đội, chính quyền địa phương, chưa đồng bộ nên không chưa có thống nhất, tình trạng HS bỏ học chiếm tỉ lệ cao, HS lưu ban nhiều. lớp học không đạt hiệu quả cao. Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, địa phương, chính quyền nên công tác vận động HS ra lớp gặp nhiều khó khăn, Nhận thức của các bậc phụ còn kém, không quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình Không có sự hỗ trợ về vật chất của các đoàn thể, chính quyền hay nhà hảo tâm, tài trợ từ dự án nên các em không có điều kiện thuận lợi đầy đủ sách vở để tham gia học tập. Bên cạnh đó khi lên kế hoạch dạy học GV chưa chú tâm đến đặc điểm từng đối tượng HS, tình hình lớp học, hình thức tổ chức và các phương pháp dạy học không phù hợp nội dung bài giảng, không có tranh ảnh, mô hình để minh họa, cho bài học, thực hành. * Những việc làm hiện nay: Trong những năm gần đây với sự nhận thức kịp thời và đúng đắn của giáo viên chủ nhiệm và sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường cùng các cấp lãnh đạo. Việc dạy học của HS phải được cụ thể hóa từng đối tượng, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, HS phải tích cực chủ động tìm hiểu, thảo luận đưa ra ý kiến dưới sự điều hành của nhóm trưởng được giáo viên theo dõi hướng dẫn. Trẻ học một cách độc lập. Trẻ tự học thông qua các việc: làm thử; khám phá; nhìn; nghe; thảo luận, trình bày ý kiến; suy nghĩ và tự giải quyết vấn đề. Học tập là quá trình lâu dài, suốt đời và cần phải trải nghiệm, tương tác, giao tiếp và phản ánh. Điều này có tác động rõ ràng đến hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập trên lớp của HS. Ngày nay người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người tổ chức, người hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. GV phải xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện của lớp, bồi dưỡng đội ngũ Hội đồng tự quản của lớp, biết phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục. Nắm được đặc điểm, nguyện vọng của HS, ý kiến của cha mẹ HS. GVCN luôn gương mẫu có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm, đặc biệt có tình yêu thương HS, có sức thuyết phục đối với HS. Với tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất lớn trong công tác dạy học để đưa chất lượng giáo dục nhà trường có hiệu quả thì trước nhất phải quản lí tốt lớp học ngày một. Để quá trình học tập trở nên có ý nghĩa, giáo viên cần tạo môi trường học tập thân thiện như đặt câu hỏi mở, khởi xướng các cuộc tranh luận, thảo luận để giải quyết các vấn đề với sự hỗ trợ của giáo viên, bạn bè với mục đích giúp tất cả các em cảm thấy tự tin, thoải mái khi tham gia tích cực trong hoạt động học tập. GV cần tạo điều kiện học tập phù hợp, khuyến khích các em cởi mở, trình bày ý kiến và xây đựng đóng góp ý kiến cho bạn. 2.1 Cơ sở lí luận: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Nắm vững mục tiêu giáo dục tiểu học, chương trình giáo dục dạy học của trường. Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu cấp học, nhiệm vụ năm học của ngành, chương trình hoạt động dạy và học của Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh của một lớp: Cần hiểu quản lí giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh về đạo đức và học lực . . . mà còn dự báo trước hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng của mỗi học sinh. Muốn thực hiện chức năng quản lí giáo dục toàn diện, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có những kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học và phải có hàng loạt những kĩ năng sư phạm như: kĩ năng tiếp cận với đối tượng học sinh, kĩ năng nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, kĩ năng đánh giá, kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có sự nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác về sự phát triển của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mỗi học sinh. Đây là một chức năng rất đặc biệt của giáo viên chủ nhiệm, mà các giáo viên bộ môn khác ( không làm chủ nhiệm lớp) không thể có. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm nhiệm vụ của từng năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh. Luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động chiều sâu của nội dung học tập, hoạt động ngoại khóa, văn hóa xã hội làm phương tiện giáo dục tập thể, rèn luyện năng lực tự quản, tình cảm và hành vi của mỗi em. Để phát triển vai trò cố vấn thì giáo viên chủ nhiệm cần phái khơi gợi tiềm năng sáng tạo của học sinh trong lớp. Điều đó không có nghĩa là khoán trắng, đứng ngoài hoạt động tập thể của học sinh, lớp học mà nên cùng học sinh hoạt động và điều chỉnh những hoạt động cho các em, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình hoạt động. Giáo viên chủ nhiệm lớp là chiếc cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục: + Chức năng này trước hết thể hiện ở chỗ giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ nghị quyết, tư tưởng chỉ đạo của Ban Giám hiệu tới học sinh của lớp chủ nhiệm. Ở góc độ này thì giáo viên chủ nhiệm là người quản lí, nhà sư phạm, truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức dầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện. + Chức năng cầu nối còn thể hiện là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lí, phản ánh kịp thời với hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình, đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của học sinh để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời và có tác dụng giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có lương tâm có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hoài bão ước mơ và lí tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Giáo viên chủ nhiệm là đánh giá một cách khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5 - yêu thương, tôn trọng, nhẹ nhàng trong việc uốn nắn, nhắc nhở, động viên giúp HS nhận ra những khiếm khuyết của mình mà khắc phục. b) Tổ chức bầu Hội đồng tự quản của lớp: - Tiếp theo tôi tiến hành tổ chức cho lớp chọn bầu ban Hội đồng tự quản của lớp, theo sự gợi ý của GV. Sau khi bầu Hội đồng tự quản của lớp xong tôi tổ chức họp Hội đồng tự quản của lớp để phân công hướng dẫn một số việc cần làm cho từng thành viên, giúp HS biết cách quản lí và điều hành tổ viên trong các hoạt động học trong tiết học và ngoài giờ trên lớp, tạo điều kiện cho HS được tiến hành tham gia các hoạt động học tập, tạo điều kiện cho các em có cơ hội phát biểu và lắng nghe ý kiến, được bạn tiếp thu ý kiến của mình, trao đổi với bạn Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, chủ tịch hội đồng tự quản, các phó Phó chủ tịch hội đồng tự quản và các ban báo cáo các mặt hoạt động của lớp của từng thành viên trong tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới yêu cầu các em thảo luận đưa đến ý kiến thống nhất và cùng phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp HĐTQ lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 1.2 Duy trì sĩ số: Công việc duy trì sĩ số không phải một giáo viên chủ nhiệm làm được mà phải có sự cộng tác từ gia đình, nhà trường và xã hội. Vì thế tôi coi trọng sự cộng tác này và thực hiện những việc sau để duy trì sĩ số lớp: a) Tác động vào gia đình: - Nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục vì sự quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ tạo điều kiện cho trẻ thói quen đi học chuyên cần. - Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi các em sinh ra và lớn lên, nơi dạy các em tiếng nói đầu đời, nơi các em học được sự yêu thương con người, yêu cuộc sống. Chính gia đình là trường học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về mọi mặt và người thầy đầu tiên và không thể thiếu trong suốt cuộc đời của các em là cha mẹ. Đây là cơ hội để giáo viên trao đổi về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ với phụ huynh học sinh. b) Làm tốt chức năng phụ trách lớp. - Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức lớp học; thiêt kế nội dung giáo dục phù hợp và làm tốt chức năng phụ trách lớp. - Giáo viên phụ trách lớp được coi là một nhạc trưởng vì thế nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hợp và có sức hút đối với học sinh. - Học sinh vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể giáo dục, vì vậy cần phải hiểu học sinh về mọi mặt trên cơ sở đã hiểu đặc điểm tâm lí chung của lứa tuổi, người giáo viên cần tìm hiểu tâm lí riêng của từng học sinh, hiểu rõ về năng lực nhận thức, thể lực, sở thích, hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm của gia đình,qua đó thấy được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh để có nội dung và hình thức giáo dục phù hợp. Đây là tiền đề cho công tác giáo dục học sinh có hiệu quả và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng nghỉ học theo mùa và bỏ học. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 7 -
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc