Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khăc phục tình trạng vắng học thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường thuộc tuyến đường 14

Tính đến năm 2009, tôi đã giảng dạy tại trường THCS Tà Long được 5 năm. Qua năm năm giảng dạy, tìm hiểu tình hình giáo dục của xã Tà Long nói riêng và của huyện Đakrrông nói chung, đặc biệt là các xã thuộc tuyến đường 14 (Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao) tôi nhận thấy một số mặt hạn chế còn tồn tại cho đến hôm nay có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của huyện nhà như sau:

 - Học sinh thường xuyên vắng học không lí do hoặc vắng học với lí do không chính đáng như: Gia đình khó khăn phải đi làm đót, nhặt sắt vụn; Không muốn đi học; Bố hoặc mẹ không cho đi học; Đi khách (ăn cưới, ăn hỏi ) dài ngày; Sợ thầy cô nạt;

 - Kết thúc chương trình tiểu học còn nhiều em đọc chưa thông, viết chưa thạo, kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia, đổi đơn vị )còn hạn chế. Đặc biệt có một số em chưa đọc và viết được

 - Ý thức về tầm quan trọng của việc học của các em còn rất hạn chế, có thể nói là rất thấp. Các em đi học theo phong trào là chính cho nên thích thì đi, không thích thì không đi. Điểm mười cười mà điểm một củng cười. Vở và sách học chưa hết học kì I thì đã rách nát không còn sử dụng được

 - Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của con em, củng như trách nhiệm của gia đình đối với việc học của con em với đa số phụ huynh là rất mơ hồ, hầu hết phụ huynh phó mặc cho nhà trường. Phần khác phụ huynh không thể quản lý được con em họ ví như tôi nói nó không nghe, nó thích làm gì mặc nó

 - Một số giáo viên không yên tâm trong công tác, chỉ làm việc qua loa cho xong nhiệm vụ (hoàn thành nhiệm vụ) đợi ngày chuyển về đồng bằng. Do đó không có sự đầu tư tâm huyết cần thiết để có thể nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà

 Khi nhìn nhận những vấn đề hạn chế của giáo dục huyện nhà nêu trên, củng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó dến chất lượng giáo dục.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khăc phục tình trạng vắng học thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường thuộc tuyến đường 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yển về đồng bằng. Do đó không có sự đầu tư tâm huyết cần thiết để có thể nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà
 Khi nhìn nhận những vấn đề hạn chế của giáo dục huyện nhà nêu trên, củng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó dến chất lượng giáo dục.
 Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
 Với lương tâm nghề nghiệp, với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục miền núi đã hướng tôi đến với việc nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp khăc phục tình trạng vắng học thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường thuộc tuyến đường 14”
 Nhằm:
 - Tìm ra những nguyên nhân chính, những nguyên nhân sâu xa của vấn đề đi học không chuyên cần của học sinh miền núi 
 - Đưa ra các biện pháp nhằm:
 + Vận động tối đa số HS đến lớp, đến trường
 + Nâng cao chất lượng học tập của học sinh
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Tà Long
Đối tượng nghiên cứu: Tính chuyên cần đến lớp, đến trường của HS; nâng cao chất lượng học của học sinh 
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu nguyên nhân việc thường xuyên vắng học của học sinh và đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học của học sinh
Cơ sở lí luận:
 2.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
 a) Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp: 
 - Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, củng được gọi là hiệu trưởng của một lớp, quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách; phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp
 - Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm, linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong toàn lớp
 Có thể khẳng định: Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm lớp như thế nào thì lớp sẽ như thế đó; tài năng sư phạm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ của người giáo viên chủ nhiệm được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo dục của mình
 b) Chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp:
 - Giáo viên chủ nhiệm là người quản lí giáo dục toàn diện một lớp: Cần hiểu quản lí giáo dục không chỉ nắm được những chỉ số của quản lí hành chính như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, học lực, đạo đức  mà còn phải có năng lực dự báo xa hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh
 Muốn làm được chức năng quản lí giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những kiến thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học  và phải có hàng loạt kĩ năng sư phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch và phải có sự nhạy cảm sư phạm để dự đoán đúng, chúnh xác sự phát trỉên nhân cách của học sinh. định hướng và giúp các em lường trước được những khó khăn thuận lợi, vạch ra những dự định giúp học sinh tự hoàn thiện mình
 - Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ từng năm học và tính chất phát triển của tập thể học sinh
 - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục
 Để thực hiện chức năng cầu nối và nhiệm vụ tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục, việc thống nhất tác động giáo dục theo một hành động chung là một nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủi nhiệm không chỉ nắm chắc tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm mà cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện cần thiết trong và ngoài nhà trường để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năng của công tác chủ nhiệm lớp. Huy động có hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục là công việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp không những có trách nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh mà còn đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là một nhà hoạt động xã hội, biết vận động quần chúng, có năng lực thiết kế, thi công các kế hoạch hoạt động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có trí tuệ, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hoài bảo, ước mơ, lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ
 c. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Dạy và tổ chức các hoạt động học tập trong và ngoài giớ học của học sinh
- Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà trường để thực hiện trong lớp học
- Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò xã hội chủ nghĩa
- Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể xã hội chủ nghĩa mạng tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp nhất là những em học sinh đặc biệt
- Chỉ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục
- Nhận định, đfánh giá chính xác họ sinh
- Chịu sự chỉ đạo thống nhất vè công tác chủ nhiệm của nhà trường
 2.2. Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở:
 Trên thực tế, đa số các em học sinh đến trường trung học cơ sở đã bước vào tuổi thiếu niên, nên người ta còn gọi tuổi này là tuổi thiếu niên. Đây là thời kì phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. 
 Thời kì này có một vị trí đặc biệt, vì nó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt ở thời kì này. Sự chuyển tiếp đã làm hình thành những cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt. Sự biến đổi của cơ thể, của tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và với bạn cùng tuổi, của hoạt động học tập, của hoạt động xã hộiđã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Nhưng quá trình hình thành cái mới thường diễn ra không đồng đều giữa các thiếu niên khác nhau, và củng diễn ra không đồng đều giữa các mặt ở trong mỗi thiếu niên (trong thiếu niên tồn tại song song cả “tính trẻ con” cả “tính người lớn”). Điều đó có liên quan đến hoàn cảnh sống và hoạt động rất khác nhau của học sinh trng học cơ sở
2.3. Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh THCS
2.4. Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên chủ nhiệm
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Phương pháp điều tra giáo dục: Điều tra các thông tin liên quan đến từng học sinh lớp chủ nhiệm thông qua từng học sinh, ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh 
 2. Phương pháp quan sát và đàm thoại: Việc dự giờ, quan sát quá trình và thái độ học tập rèn luiện của học sinh củng như các biện pháp sư phạm của giáo viên trong các tiết học. Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện, tham gia hoạt động cùng các em để có thể tìm thấy những biểu hiện có liên quan đến hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục của học sinh 
 3. Phương pháp kiểm chứng, đánh giá tổng kết thực hiện: Trên cơ sở kiểm
chứng, đánh giá các thông tin thu lượm được sẽ hình dung được thực trạng, đặc điểm hoạt động của học sinh một cách tương đối chính xác. Từ đó có phương hướng điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình của tập thể học sinh. 
 4. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp: Dựa trên kết quả điều tra thống kê lại, so sánh và tổng hợp để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm phát huy cao nhất vai trò của giáo viên chủ nhiệm
V. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài:
 - Đặc điểm tình hình nhà trường nói riêng và huyện Đakrrông nói chung: Đa số các trường học trong huyện hiện nay vấn đề nan giải nhất đó là việc duy trì sĩ số học sinh đến lớp, đến trường. Các em thường đi học theo mùa: mùa nắng nhiều hơn mùa mưa, mùa có đót, mùa cưới hỏi thì vắng học nhiều hơn bình thường
 - Những khó khăn trong việc vận động học sinh đến lớp, đến trường
 + Hoàn cảch điều kiện môi trường sống (địa hình, phân bố dân cư, kinh tế ) còn nhiều khó khăn.
 + Ý thức của học sinh củng như sự quan tâm của phụ huynh, chính quyền địa phương đến việc học của con em chưa cao.
 - Ảnh hưởng của việc học sinh đến lớp không chuyên cần đến chất lượng dạy và học: Đa số học sinh đọc viết sai chính tả và thực hiện các phép tính cơ bản không thành thạo (đặc biệt là học sinh lớp 6)
 2. Tính thuyết phục của đề tài:
 - Phù hợp với đặc điểm, tình hình học sinh miền núi
 - Có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện
 - Bước đầu áp dụng tại trường sở tại đã mang lại kết quả khá tốt, được nhà trường ghi nhận và đánh giá cao.
 3. Những biện pháp nhằm huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến lớp, đến trường và góp phần nâng cao chất lượng học của học sinh lớp chủ nhiệm:
 3.1. Tổ chức ngay ban cán sự lớp (muộn nhất là trong tuần thứ hai)
 Tôi thiết nghĩ với học sinh dân tộc thiểu số thì lời nói, hành động của bạn bè trong lớp tác động rất lớn đến ý thức và hành động của các em. Vì vậy việc tổ chức ngay ban cán sự lớp là hết sức cần thiết nhằm thông qua các em này truyền tải những ý kiến, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đến toàn thể học sinh trong lớp. Muốn đạt được mục đích này giáo viên chủ nhiệm phải phát hiện được và sử dụng những học sinh thực sự có năng lực vào ban cán sự lớp. Hướng dẫn ban cán sự biết làm việc một cách tự giác, chủ động và hiệu quả theo hướng giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Theo tôi ban cán sự cần cơ cấu như sau:
 + Lớp trưởng: Điều hành chung. Ghi chép hoạt động của lớp vào sổ theo dõi theo biểu mẫu sau (dựa trên sổ theo dõi của tổ và các lớp phó, chỉ ghi con số): 
 SƠ KẾT TUẦN:  (Tháng:. )
Nội dung
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
- Vắng
- Trể
- Bỏ giờ
- Đồng phục
- Không thể dục giữa giờ
- Không chào cờ
- Vi phạm đạo đức
- Điểm tốt
- Điểm kém
- Vi phạm an toàn giao thông
Xếp loại tổ
-HS được khen
-HS bị phê bình
SƠ KẾT THÁNG: 
Nội dung
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
- Vắng
- Trể
- Bỏ giờ
- Đồng phục
- Không thể dục giữa giờ
- Không chào cờ
- Vi phạm đạo đức
- Điểm tốt
- Điểm kém
- Vi phạm an toàn giao thông
Xếp loại tổ
-HS được khen
-HS bị phê bình
 + Lớp phó học tập: Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhỡ, đôn đốc việc học tập của cả lớp. Ghi chép hoạt động của các tổ vào sổ theo biểu mẫu sau (chỉ ghi con số): 
SỔ THEO DÕI
Nội dung
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Thứ ngày
2
3
4
5
6
7
2
3
4
5
6
7
2
3
4
5
6
7
2
3
4
5
6
7
- Không làm bài tập
- Không học bài cũ
- Điểm tốt
- Điểm kém
 + Lớp phó lao động: Phân công, kiểm tra, đôn đốc việc lao động của tổ, lớp dựa trên kế hoạch của nhà trường. Báo cáo kết quả công việc với giáo viên chủ nhiệm
 + Lớp phó văn thể mĩ: Phân công, kiểm tra, đôn đốc phong trào văn nghệ của tổ, lớp dựa trên kế hoạch của nhà trường. Báo cáo kết quả công việc với giáo viên chủ nhiệm
 + Tổ trưởng: Điều hành chung, theo dõi, đôn đốc hoạt động hằng ngày của các thành viên trong tổ về việc thực hiện nội quy học tập của lớp đề ra. Duy trì tốt việc kiểm tra vở bài tập về nhà đầu giờ học để báo cáo với lớp phó học tập. Ghi chép hoạt động của các thành viên trong tổ vào sổ theo bảng sau: 
SƠ KẾT TUẦN
Nội dung
Tổng số
Họ và tên
- Vắng
- Trể
- Bỏ giờ
- Đồng phục
- Không thể dục giữa giờ
- Không chào cờ
- Nói chuyện riêng
- Điểm tốt (>8)
- Điểm kém (<5)
- Vi phạm an toàn giao thông
- Vi phạm khác
Xếp loại tổ
- HS được khen
- HS bị phê bình
 + Tổ trưởng khu vực: Lớp tôi chủ nhiệm có 9 thôn tập trung ở 3 khu vực: TÀ LAO, PAHY – CHAI – SATA, VÔI – KÈ; Trên cơ sở đó tôi đã lựa chọn và phân công 3 học sinh gương mẫu nhất trong mỗi khu vực (là học sinh đi học chuyên cần nhất) để làm tổ trưởng 3 khu vực nêu trên. Nhiệm vụ chính của tổ trưởng khu vực là vận động các bạn trong khu vực mình đến lớp, nắm tình hình mọi mặt các bạn trong khu vực để báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp 
 3.2. Triển khai một số phong trào nhằm động viên, khích lệ học sinh đến lớp và khuyến khích phong trào học tập của học sinh, cụ thể như sau:
Phong trào “tiếp sức đến trường”
 (Nên phát động từ đầu năm, ngay sau khi bầu được ban cán sự lớp)
 + Mục đích: Thăm hỏi, động viên, khuyến khích học sinh đến trường
 + Biện pháp:
 - Vận động học sinh tự kiếm tiền (bắt cá, bắt tôm, lượm sắt, tiết kiệm tiền ăn vặt ) nộp vào quỹ. Mỗi học sinh tối thiểu 2000 đồng/tháng
Giáo viên chủ nhiệm đóng góp tối thiểu 10 000 đồng/tháng
Vận động cha mẹ học sinh đóng góp tự nguyện: Thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến nhà vận động 
Tiền quỹ giao cho một học sinh trong lớp tự thu và chi (có sự định hướng của GVCN), ghi vào sổ theo dõi:
SỔ THU TIỀN
Họ và tên
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
1.
2.
3.
4.
GVCN
Tổng
SỔ CHI TIỀN
THÁNG: 
Ngày chi
Lý do chi
Số tiền chi
GVCN ký duyệt
Tổng chi
 + Hoạt động: 
 - Giáo viên chủ nhiệm cùng ban cán sự thăm và động viên học sinh trong lớp (có kèm theo quà trị giá khoảng 10 000, hoặc lớn hơn tuỳ tình huống) trong các trường hợp: Học sinh đau ốm, cha mẹ học sinh đau ốm nặng, người thân học sinh mất 
 - Trao phần thưởng cho các học sinh có thành tích học tập tốt trong tháng (1-2HS, chủ yếu động viên tinh thần học tập của các em, nên quà có thể là quyển vở, ngòi bút), cuối học kì I, cuối năm học (học sinh khá và giỏi, nghèo vượt khó)
Phong trào “đôi bạn cùng tiến”. (Nên phát động sau khi vào học khoảng 1 tháng – Khi giáo viên chủ nhiệm cơ bản đã nắm bắt được tình hình của lớp)
 + Mục đích: Giúp học sinh có trách nhiệm hơn trong việc tự vận động nhau đến lớp củng như giúp đỡ nhau trong học tập (mục tiêu kết thúc học kì I không còn học sinh nào đọc, viết sai chính tả và thực hiện thành thạo những phép tính cơ bản cộng trừ nhanh chia )
 + Cách thực hiện
 a. Về phía giáo viên chủ nhiệm:
 - Giáo viên chủ nhiệm chọn ra một nữa số học sinh trong lớp có năng lực tốt hơn. Cho học sinh tự trao đổi và tìm cho mình một bạn “cùng tiến” phù hợp. (Giáo viên chủ nhiệm định hướng sao cho đôi bạn phải ở không quá xa nhau, khoảng cách xa nhất cho phép chọn bạn là 1km)
 - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban cán sự lớp giám sát và kiểm tra việc thực hiện của học sinh (hằng ngày kiểm tra đột xuất ít nhất 1 đôi bạn cùng tiến). Nếu một trong hai bạn của đôi bạn vi phạm hoặc không đạt yêu cầu thì cả hai bạn sẽ bị phê bình
 - Phân công các thành viên trong ban cán sự theo dõi hoạt động của từng đôi bạn cùng tiến:
+ Tổ trưởng theo dõi hoạt động của tổ viên
+ Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể mĩ theo dõi hoạt động của một số đôi bạn cùng tiến nhất định (Tuỳ theo sĩ số học sinh của lớp mà giáo viên chủ nhiệm phân công cho phù hợp)
 - Kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm tình hình, đồng thời kết hợp với giáo viên bộ môn để giúp đỡ những đôi bạn còn yếu
 - Cuối tuần tuyên dương 2 “đôi bạn cùng tiến” có hiệu quả nhất. Cuối học kì I phát thưởng cho 2 “đôi bạn cùng tiến” có hiệu quả nhất
 b. Về phía học sinh:
 - Hằng ngày: Ở lớp củng như ở nhà hai bạn đổi vở: kểm tra, sữa lổi chính tả trong vở của mỗi bạn, sau đó chỉ rõ những lổi này cho bạn biết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào mà không cần báo trước
 - Ở nhà: Giúp nhau học bài cũ, nghiên cứu trước bài mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học, vận động giúp đỡ nhau đi học
 - 15 phút đầu giờ (thứ 2,4,6) giáo viên chủ nhiệm gọi 2 đôi bạn cùng tiến lên bảng cùng giải và thuyết trình cách làm một bài tập về nhà (1 bạn giải, 1 bạn thuyết trình) thuộc bộ môn mà học sinh sẽ học trong ngày hôm đó. Sau khi hai đôi bạn giải và trình bày xong, yêu cầu lớp biểu quyết chọn đôi bạn cùng tiến tốt hơn. Trên cơ sở đó cuối tuần, cuối tháng và cuối học kì I bầu chọn ra 1 hoặc hai đôi bạn cùng tiến xuất sắc nhất để biểu dương
Phong trào “học nhóm” hay còn gọi “nhóm cùng tiến”. 
(Nên tổ chức thực hiện khi mục tiêu của phong trào tiếp sức đến trường cơ bản đã thực hiện được)
 + Mục đích: Nâng cao trách nhiệm vận động nhau đến lớp trong phạm vi lớn hơn và ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. (Mục tiêu là nâng cao hơn nữa tính chuyên cần và kết quả học tập của từng thành viên trong nhóm)
 + Cách thực hiện
 a. Về phía giáo viên chủ nhiệm:
 - Phân nhóm, có thể cho học sinh tự chọn nhưng phải đảm bảo mỗi nhóm gồm 3 đôi bạn cùng tiến kết hợp thành, và mỗi nhóm chỉ được phép có mặt một bạn trong ban cán sự lớp. Bầu nhóm trưởng
 - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với ban cán sự lớp giám sát và kiểm tra việc thực hiện của các nhóm. Nếu một thành viên trong nhóm vi phạm hoặc không đạt yêu cầu thì cả nhóm sẽ bị phê bình
 - Giáo viên chủ nhiệm hằng tuần kiểm tra đột xuật việc học nhóm tại nhà của ít nhất 2 nhóm học sinh (có thể mời một số bạn trong ban cán sự cùng tham gia)
 - Kết hợp với giáo viên bộ môn để nắm tình hình, hiệu quả hoạt động của các nhóm
 - Cuối tuần tuyên dương 1 “nhóm cùng tiến” có hiệu quả nhất. Cuối tháng tuyên dương cho 2 “nhóm cùng tiến” có hiệu quả nhất
 b. Về phía học sinh:
 - Hằng ngày: Ở lớp củng như ở nhà các bạn trong nhóm: kiểm tra, sữa lổi chính tả trong vở của mình và của bạn, sau đó chỉ rõ những lổi này cho bạn biết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào mà không cần báo trước
 - Ở nhà: Giúp nhau xem lại bài cũ, nghiên cứu trước bài mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học, vận động giúp đỡ nhau đi học
 - Trên cơ sở đó cuối tuần, cuối tháng bầu chọn ra 1 “nhóm cùng tiến” xuất sắc nhất để biểu dương
 3.3. Các biện pháp khác
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên bám lớp trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ để nhắc nhỡ kịp thời những học sinh có biểu hiện lơ là trong học tập 
- Quan tâm tìm hiểu để nắm bắt tâm sinh lí, suy nghĩ, điều kiện gia đình  của từng học sinh một để có biện pháp giáo dục thích hợp
- Thường xuyên thăm và phối hợp với gia đình học sinh trong việc vận động học sinh đến lớp củng như giám sát việc tự học ở nhà của học sinh
- Tổ chức cho học sinh trong lớp tham gia các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể dục, thể thao
- Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm phải nêu rõ những ưu nhược điểm của lớp trong tuần và biện pháp khắc phục, củng như những việc cần làm trong tuần tới để răn đe học sinh vi phạm đồng thời khuyến khích những học sinh phấn đấu tốt. Cho lớp bình bầu những bạn xuất sắc trong tuần để nêu gương trong toàn trường vào ngày thứ 2 tuần kế tiếp, củng như đề xuất phê bình những bạn vi phạm kĩ luật của lớp trước toàn trường
 4. Kết quả của đề tài được áp dụng.
 Lớp tôi chủ nhiệm (lớp 8), năm học 2007 – 2008 là lớp thường xuyên có số học sinh vắng học cao nhất trường, tỉ lệ chuyên cần chưa đến 90%. Đến đầu năm học 2008 – 2009 vẫn cón nhiều em đọc và viết sai chính tả (>80%), Kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản của đa số học sinh còn rất yếu. 
 Năm học 2008 -2009, khi được nhà trường phân công làm chủ nhiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp đã đưa ra trong bài sáng kiến kinh nghiệm này và hiệu quả đạt được cho đến hôm nay (kết thúc học kì I) là rất khả quan. Tỉ lệ chuyên cần của học sinh trong lớp là khá cao, luôn duy trì được số học sinh đến lớp trên 95%. Các kĩ năng đọc và viết của hầu hết học sinh đã được khắc phục (chỉ còn khoảng 5 học sinh phải tiếp tục rèn luyện). Kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản của các em đã được nâng lên rõ rệt. 
Kết quả cuối học kì I lớp tôi chủ nhiệm có 8 học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, 14 học sinh trung bình và chỉ còn 3 học sinh yếu (3 học sinh này do ở bên kia suối, nên trong học kì I vừa qua phải thường xuyên vắng học do nước suối to)
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
§Ò c­¬ng bµi gi¶ng “H×nh thµnh ph¸t triÓn nh©n c¸ch häc sinh” cña Th¹c sÜ: §Æng ThÞ Chóc.
Giáo trình “tâm lí học đại cương” 
Giáo trình “tâm lí học lứa tuổi”
Luật giáo dục
Nhiệm vụ năm học – Phòng giáo dục đầo tạo Đakrông
 Giáo viên thực hiện
 Hoµng §×nh TuÊn
NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docSKKN_XLA_CAP_HUYEN_2009.doc
Sáng Kiến Liên Quan