Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán đạt hiệu quả cao từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Với lứa tuổi mầm non, ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì công tác giáo dục cũng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán là một trong 3 nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức. Những biểu tượng và kĩ năng toán học được hình thành ở trẻ mầm non như những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian là cơ sở để trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng toán học phức tạp hơn nữa và là nền tảng giúp trẻ dễ dàng học toán ở trường tiểu học. Việc tổ chức hợp lý qúa trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn đảm bảo sự phát triển trí tuệ, góp phần phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ nắm các thuật ngữ toán học và có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú, hình thành các mối quan hệ như: mối quan hệ giữa giáo viên với nhóm trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc dạy học những kiến thức sơ đẳng toán học không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

doc16 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán đạt hiệu quả cao từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán.
	Phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp giáo dục truyền thống như làm mẫu, quan sát, đàm thoại, thực hành, luyện tập mà nó kế thừa và phát huy hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách khéo léo, hợp lý nhằm phát huy tối đa hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ.
	Cụ thể với việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ làm quen với toán thay bằng các phương pháp cũ là cô làm mẫu sau đó trẻ làm theo hay trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô trước thì tôi lại cho trẻ làm theo ý thích trước, trẻ nêu ý tưởng, cả lớp thảo luận, cô chỉ là người khái quát, tổng hợp các ý tưởng, cách làm của trẻ. Sau đó mới trẻ thực hiện theo yêu cầu và luyện tập.
	Ví dụ1: Đề tài: “Chia nhóm đối tượng có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau”. Tôi thực hiện áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm theo thứ tự sẽ như sau:
	+ Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4
	+ Trẻ chia theo ý thích
	+ Cô cho trẻ nói lên cách chia của mình
	+ Cả lớp thảo luận, xem xét các cách chia
	+ Cô tổng hợp các cách chia
	+ Cho trẻ chia theo yêu cầu của cô.
 + Trò chơi ôn luyện 
 Ví dụ 2: Đề tài: “Chắp ghép các hình hình học để tạo thanh hình mới”. Thứ tự các bước như sau: 
 + Ôn nhận biết các hình thông qua trò chơi
 + Trẻ chắp ghép theo ý tưởng của mình
 + Trẻ thảo luận, đưa ra cách xếp theo nhóm
 + Cô tổng hợp các cách ghép mà trẻ thực hiện
 + Trẻ ghép theo yêu cầu
 + Trò chơi luyện tập theo nhóm, theo tổ
Qua phương pháp này, tôi đã loại bỏ cách dạy và học một cách thụ động “cô nó, trẻ nghe, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ một cách tố đa.
2.2.5.2 Thay đổi hình thức dạy học:
Việc tổ chức cho trẻ hoạt động tùy thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ và không gian hoạt động mà tôi thay đổi hình thức một cách mềm dẻo, linh hoạt. Từ đó đưa lại sự mới lạ trong cách thức tổ chức giúp trẻ hứng thú hơn.
Ví dụ 1: Giờ định hướng trong không gian có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời (chủ đề: giao thông để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham gia giao thông để trẻ dễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi.
Ví dụ 2: Giờ “Sắp xếp theo quy tắc” - chủ đề Nghề nghiệp:
+ Cho trẻ hát múa: Hát về đảo xa.
+ Tham quan mô hình đảo Trường Sa, trò chuyện về mô hình.
+ Trẻ di chuyển xếp thành đội hình chữ U để cùng thực hiện cách sắp xếp.
+ Cho trẻ luyện tập cách sắp xếp bằng cách sử dụng bút trên bảng tương tác điện tử.
+ Bằng kinh nghiệm của trẻ tổ chức cho trẻ luyện tập với các đồ dùng của chú bộ đội hải quân.
Ví dụ 3: Giờ “Nhận biết các hình tam giác, chữ nhật, hinh vuông, hinh tròn”:
+ Trò chuyện về nghề công nhân, hát múa.
+ Trẻ cầm các hình, xem, sờ, và nêu nhận xét.
+ Luyện tập gọi tên các hình.
+ Lần lượt từng nhóm luyện tập.
+ Sử dụng các hình để chơi lắp ghép mô hình.
Nếu như với các tiết dạy làm quen với toán theo các phương pháp truyền thống chủ yếu trẻ hoạt động theo lớp đa số thì với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm này, các tiết dạy tôi luôn đề cao hoạt động nhóm nhỏ để nhằm giúp trẻ tính chia sẻ, hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm.
Ví dụ: Phần luyện tập của tiết “chia nhóm 4 đối tượng thành 2 phần khác nhau” chủ đề “Động vật”. Tôi tổ chức 2 trò chơi luyện tập.
+ Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh.
Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội hàng dọc khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên của đội luân phiên nhau chạy nhanh lên bảng chọn các con vật gắn vào cho đủ số lượng 4 hoặc tách ra theo yêu cầu của hình vẽ trên bảng (Lần 1: Cho trẻ lên gắn thêm các con vật thành nhóm có số lượng 4, Lần 2: Trẻ lên tách thành các con vật thành 2 nhóm cô đã gắn thẻ số sẵn).
+ Trò chơi 2: Bé yêu học toán.
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm có nhiều ao với số lượng con vật là 4. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trao đổi, thảo luận để dùng sợi len chia đôi các hồ thành 2 phần với nhiều cách khác nhau. Sau đó đại diện một bạn trong nhóm lên trình bày ý tưởng của đội mình.
2.2.5.3. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học, các hoạt động:
Các giờ hoạt động giáo dục của trẻ giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt động một cách logic, sôi động, không ngắt quãng thời gian hoạt động, phải luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không khí giờ học luôn sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả.
Lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ.
Ví dụ 1: Hoạt động chia 4 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau (chủ đề nghề nghiệp):
+ Cho trẻ xem video, nghe tiếng còi báo động, trẻ xem và thảo luân sôi nổi về công việc của lính cứu hỏa.
+ Trẻ nghe tiếng gọi cứu cháy và chạy nhanh về tổ.
+ Chuyển tiếp: Trẻ đọc vè và làm động tác tập thể dục để chuyển đội hình.
+ Kết hợp mở nhạc và bài hát trong các trò chơi.
+ Tạo tinh thần thi đua giữa các nhóm, nhóm nào giỏi hơn được thưởng quà hoặc bông hoa.
Ví dụ 2:
Hoạt động xác định vị trí trên – dưới- trước – sau của bản thân:
+ Tổ chức sinh nhật cho bạn Bin, trẻ chuẩn bị quà và đến mừng sinh nhật.
+ Thảo luận vì sao thấy bóng bay, hoa.
+ Giấu quà và tặng quà ở các vị trí khác nhau.
+ Chia thành các đội chơi thi đua nhau.
Qua đó kích thích trẻ hăng say hoạt động, thích thú và tự nguyện thực hiện, các biểu tượng toán học cũng trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn.
2.2.6. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
2.2.6.1. Xây dựng góc toán học trong lớp học.
Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ Mầm Non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiến thức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Đặc biệt với toán học rất khô khan, tôi đã cố gắng biến góc toán học của trẻ trở nên mềm mại, thu hút trẻ về màu sắc, cách bày trí hấp dẫn thu hút trẻ không chỉ có đồ dùng đồ chơi mà còn mảng tường góc lớp với các trò chơi hấp dẫn.
Để giúp trẻ ôn luyện các kiến thức đã học và bước đầu tiếp cận những kiến thức mới tôi đã tạo được một môi trường hấp dẫn mang tên: “Bé học toán” với góc bố trí góc toán thuận tiện, thoáng, rộng, được trang trí, sắp xếp nhiều hình ảnh phù hợp với nội dung hoạt động, góc toán được thay đổi liên tục phù hợp với chủ đề thực hiện.
Ví dụ: Chủ đề: Gia đình, tôi trang trí các loại đồ dùng trong gia đình để trẻ chia nhóm, chọn và xếp tương ứng 1-1 trên các mảng tường. Dán các hình khác nhau để trẻ xếp thành các kiểu nhà theo ý thích.
Lấy ý tưởng từ hoạt động “Đếm đến 4, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 4” tôi trang trí các hình ảnh về chú bộ đội tương ứng với số lượng 3, chú công an tương ứng với số lượng 4, áo quần bộ đội tương ứng với số lượng 2 từ đó trẻ nhận bết,chia nhóm đối tượng dễ dàng hơn.
Góc: “Bé học toán”
Môi trường hoạt động mang tên: “Bé học toán” Rất thuận tiện cho tôi trong việc thúc đẩy hứng thú của trẻ khi tham gia làm quen với toán. Trẻ có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, cùng trao đổi với nhóm bạn bè, cùng thảo luận nhóm. Điều đó giúp giáo viên rất nhiều trong việc ôn luyện kiến thức toán học cho trẻ. Ngoài ra, với mỗi chủ đề khác nhau tôi chuẩn bị các loại đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng như các loại hình học, các loại hột hạt đậu đỗ, các loại tranh lô tô, các loại vỡ, các loại đồ dùng cô và trẻ tự làm được để ở giá dưới dạng mở, ngang tầm mắt để trẻ nhìn thấy dễ dàng nhằm kích thích trẻ lựa chọn các hoạt động theo sở thích.
Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động góc không kém phần quan trọng được tôi chú trọng đúng cách. Từ đầu năm học tôi đã cài đặt chương trình kirdmast với các ngôi nhà khác nhau như ngôi nhà toán học của nàng Bò MILLI với 8 căn phòng, ở đó cho phép trẻ được học bằng chơi, chơi mà học giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, thích thú.
Ví dụ:
+ Căn phòng “Bé xíu bé xíu, bé vừa và bé bự” trẻ được học kỹ năng so sánh về độ lớn, kích thước.
+ Căn phòng “Xây một ngôi nhà chuột” giúp trẻ nhận biết các hình hình học, kỹ năng chắp ghép các hình hình hình học tạo thành hình mới theo sở thích và yêu cầu của trò chơi.
+ Với căn phòng “Chơi trò làm toán” ở đó trẻ được tương tác với nàng Vịt ĐÔ RÔ THY để học kỹ năng đếm, kỹ năng thêm bớt, chia nhóm, phát âm chữ số.
+ Hay ở căn phòng “Anh Bin và Chị Bon” thì phát triển kỹ năng nhận biết, sắp xếp xen kẽ các đối tượng cho trẻ.
+ Còn các căn phòng “Hãy làm một con bọ”, “Máy đếm số”, “Xưởng làm bánh” trẻ được tương tác để phát triển kỹ năng đếm số lượng, kỹ năng phản xạ nhanh..
Điều đặc biệt là khi trẻ chơi ở góc kidmart, trẻ không chơi một cách thụ động mà ở đó trẻ được tương tác với các trò chơi như một người bạn. Khi trẻ làm sai sẽ luôn nhận được những lời động viên của các nhân vật là chủ nhân của các căn phòng như “tôi tin bạn sẽ làm tốt” hay “Bạn thật giỏi”, “Hãy làm lại lần nữa”Từ đó giúp trẻ tự tin khi khám phá ngôi nhà. Không những thế, nội dung chơi các góc trẻ có thể in kết quả ra ở máy in để lưu lại kết quả sau quá trình tương tác hoặc trẻ có thể in ra để cho những trẻ khác thao tác bằng bút ở góc toán.
2.2.6.2. Hướng dẫn trẻ hoạt động ở góc toán trong lớp:
Muốn trẻ chơi hiệu qủa, tích cực, sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi thì ngay từ đầu tôi phải biết cách giới thiệu cho trẻ làm quen góc chơi; quản lý tốt trẻ chơi trong góc. Biện pháp này giúp trẻ tự tin khi lựa chọn hoạt động, chủ động tìm kiếm đồ chơi khi cần, triển khai trò chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi qui định.
Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi trong góc.Vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các để đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu.
Khi trẻ quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì đầu giờ chơi tôi giới thiệu nội dung chơi của chủ đề nhánh.
Khi chơi, tôi bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ triển khai nội dung chơi, chú ý những trẻ rụt rè nhút nhát. Có thể nhập vai cùng trẻ để gợi ý nội dung chơi khi trẻ lúng túng hay gợi ý trẻ sáng tạo nên các nội dung chơi mới dựa trên ý tưởng của trẻ.
Trong một giờ hoạt động tôi luôn tạo cơ hội tối đa cho trẻ tự khám phá hoạt động, cô chỉ nên là người gợi ý, hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ giúp cho trẻ không nên làm thay trẻ có như vậy trẻ mới được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.
2.2.6.3. Ở hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Song song với việc tổ chức hoạt động học, hoạt động ở các góc chơi tôi luôn chú ý để rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Trong các ngày lễ ngày hội tôi tổ chức các hoạt động chiều, hoạt động theo ý thích...cho trẻ tham gia, qua đó trẻ rèn luyện kỹ năng đếm, kỹ năng định hướng trong không gian, ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng hợ tác hcia sẻ với bạn bè.
Ví dụ: Tổ chức các lễ hội có nội dung phong phú, gẫn gũi đời sống trẻ: “Giai điệu mùa xuân”, “Ngày hè”, “Mừng sinh nhật”. Muốn tham gia các các trò chơi thì trẻ phải biết xế hàng từ đó rèn kỹ năng xác định vị trí phải, trái, trước, sau, trên dưới và kỹ năng chia sẽ hợp tác với bạn khi tham gia các trò chơi dân gian: ném còn, đua thuyền, đua vịt, đi chợ quê với quang gánh, rau, củ, quả những đặc sản quê hương như bánh đúc, bánh tráng... Qua đó trẻ được tăng cường mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ và cô, trẻ với người lớn....Điều này giúp trẻ tự tin khẳng định mình, biết cùng nhau hoạt động trong nhóm, biết chia sẽ ý tưởng để hoàn thành trò chơi của đội mình. Ở các ngày lễ hội tổ chức trong lớp, trẻ không còn “chơi”chỉ để chơi nữa mà là chơi thật trong cuộc sống.
“Làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán”cho trẻ mầm non là một hoạt động rất khó vì thế việc dạy trẻ trong giờ học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiến hay giúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ.
2.2.7. Phối kết hợp với phụ huynh:
Xã hội hóa giáo dục Mầm non là một bài học thành công trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường và cũng là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước nhằm năng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tích cực, tự giác và có hiệu quả. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đã thông qua chương trình giảng dạy của lớp đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác làm đồ dùng, đồ chơi dạy học đối với sự phát triển nhận thức (làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán ) trẻ mầm non, thực trạng môi trường của lớp để phụ huynh có ý kiến đóng góp về ý tưởng, công sức, tiền của. Và phụ huynh đã rất đồng thuận nhất trí hỗ trợ sưu tầm các loại xốp màu, giấy đề can, bìa mika, giấy rô ki, các loại chai lọ để làm thêm các loại đồ dùng dạy học và để trang trí môi trường trong lớp.
Ở bảng tuyên truyền của lớp tôi thông báo rõ thời gian biểu, kế hoạch giảng dạy chủ đề lớn, chủ đề nhánh, trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong các giờ đón và trả trẻ, mời phụ huynh tham quan lớp, tham quan triển làm đồ dùng đồ chơi tự làm, dự giờ một số tiết dạy để phụ huynh hiểu rõ sự cần thiết của việc trang trí môi trường và việc làm đồ dùng đồ chơi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó phụ huynh tự nguyện đóng góp nhiều loại sách báo, tranh ảnh, các loại nguyên vật liệu trong gia đình có thể tái sử dụng được như chai nhựa các loại lon .......Trong từng chủ đề, nhiều phụ huynh còn sưu tầm trên mạng nhiều cách làm đồ dùng cho trẻ đem đến cho giáo viên.
Trong các phiên họp phụ huynh giữa năm, tôi thường nêu gương những phụ huynh có ý tưởng sáng tạo cùng với giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, sưu tầm nguyên vật liệu để tạo thêm động lực cho phụ huynh trong việc phối kết hợp với giáo viên nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu.
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng toán theo theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ một cách toàn diện. Những phương pháp, biện pháp và hình thức mà tôi đã vận dụng trên đây lần đầu tiên tại lớp đã giúp tôi cũng như giáo viên trong trường linh hoạt, chủ động hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dụvà mong rằng có thể có thể sử dụng rộng rãi đối với các trường Mầm non trên địa bàn toàn huyện.
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với toán giúp cô và trẻ giao tiếp cởi mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Không chỉ có vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán đã nhận được sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía phụ huynh cả vật chất lẫn tinh thần để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán tôi đã tìm tòi, học hỏi nhằm tổ chức hoạt động một cách linh hoạt sáng tạo, cung cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống có vấn đề và ngày càng phức tạp hơn, có tác dụng kích thích tư duy, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động tự tìm tòi, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, trẻ học bằng chơi, chơi mà học một cách vui vẻ; qua đó trẻ trực tiếp lĩnh hội được tri thức, giúp trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
Sau quá trình áp dụng bản thân tôi nhận thấy, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong việc cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán không phải là một phương pháp hoàn toàn mới mà chính là kế thừa và phát huy hết những ưu điểm và khả năng sẵn có của các phương pháp truyền thống đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức hoạt động của trẻ một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tư duy của trẻ.
Việc sử dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình cho trẻ làm quen với các biểu tượng sơ đẳng với toán mang lại cho tôi nhiều lợi ích:
- Loại bỏ được cách dạy và học thụ động “cô nói, trẻ nghe’, khuyến khích sự sáng tạo của cô và trẻ một cách tối đa.
- Tăng cường sự trao đổi học hỏi qua lại, tạo môi trường học thích thú, động viên giữa xô và trẻ.
- Bảm đảm sự tham gia nhiệt tình, chủ động và đầy đủ của trẻ trong suốt qúa trình hoạt động.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
- Các tiết dự giờ, thao giảng thanh kiểm tra của trường đều đạt kết quả tốt.
* Đối với trẻ:
-Trẻ sử dụng tối đa các giác quan như nghe, nhìn, sờ để khám phá trải nghiệm trong môi trường an toàn, với nguyên vật liệu đa dạng, khuyến khích trẻ hoạt động.
- Trẻ tham gia các hoạt động một cách tự nguyện và hứng thú.
- Trẻ có thời gian suy nghĩ, phán đoán và suy luận.
- Trẻ tự lựa chọn và quyết định trong các hoạt động.
- Trẻ được trình bày, nhận xét các kết quả của cá nhân hay của nhóm.
- Trẻ được phát triển các phẩm chất cá nhân như tính kiên trì, lòng nhẫn nại, ý thức tập thể.
- Trẻ nắm được những khái niệm đơn giản về toán, tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1.
-Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động học bằng chơi, chơi mà học; kiến thức, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Trong đó:
Tổng số trẻ
Trẻ hứng thú
Trẻ không hứng thú
44
37/44 chiếm 84 %
7/44 chiếm 16 %
	* Đối với phụ huynh:
	Đa số phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình. Giữa nhà trường - giáo viên - phụ huynh có sự hợp tác tích cực. Nhiều phụ huynh ngày càng tin tưởng, chăm lo hơn đến phương pháp giáo dục trẻ, có ý thức đóng góp đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu , trang thiết bị trong lớp.
	3.2. Kiến nghị, đề xuất:
	Kính mong các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư các loại trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú đặc biệt là đồ dùng toán học để trẻ được tham gia tốt hơn nữa các hoạt động.
	Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi khi áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong qúa trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán được rút ra từ thực tế giảng dạy ở lớp tôi. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, khám phá của trẻ theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Rất mong nhận được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến của tôi thực hiện có hiệu quả hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_hướng_dẫn_trẻ_4-5_tuổi_làm_quen_với_các_biểu_tượng_sơ_đẳng_về_toán_đạt_hiệu_quả_cao.doc
Sáng Kiến Liên Quan