Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100

I. Mục đích của đề tài

 - Nhằm nâng cao chất lượng học sinh thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100 đạt hiệu quả.

 - Cung cấp cho học sinh cách học, cách làm để nắm được các kiến thức và có các kĩ năng cơ bản khi thực hiện phép tính cộng và phép trừ . Từ đó giúp các em có cơ sở học tốt môn Toán cũng như tạo điều kiện để thực hiện tốt phép tính cộng, trừ ở các lớp trên. Các em không còn nhầm lẫn phép cộng và phép trừ dẫn tới làm sai kết quả.

 - Đáp ứng mục đích dạy Toán nói chung và dạy cách thực hiện phép cộng và phép trừ ở lớp 1 nói riêng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, khả năng lĩnh hội tri thức của HS Tiểu học. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

 - Tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong việc dạy phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

 

doc26 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 9775 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tình huống: “17 – 3 bằng bao nhiêu?” (kết quả mình phán đoán: 14, 15,...)
- Bước 3(HS đề xuất cách làm)
 + Trong trường hợp HS đưa ra nhiều đáp án phán đoán, cho HS đề xuất câu hỏi thắc mắc. (đề xuất câu hỏi thắc mắc:17 - 3 = 14 có đúng không? 17 - 3 sao lại bằng 15 được?...)
 + Sau đó cho HS đề xuất cách làm. (đề xuất cách làm: Thực hành trên que tính; Đặt tính để tính; Tính nhẩm)
 + Trường hợp HS chỉ có 1 đáp án phán đoán thì cho HS đề xuất cách làm ngay.
- Bước 4(HS tiến hành tìm kết quả)
 + Cho những HS có cùng cách đề xuất ngồi một nhóm.
 + Ghi kết quả của các nhóm lên bảng nhóm (tiến hành cách làm theo cách đề xuất của nhóm mình).
 + Cho HS nêu kết quả chung nhất của các nhóm: 17 – 3 = 14
 + Cho HS đối chiếu kết quả tìm được với những kết quả phán đoán ban đầu.
- Bước 5 (GV kết luận)
 + GV chốt kết quả đúng: 17 – 3 = 14
 + Chốt lại cách đặt tính (SGK).( HS nêu lại cách đặt tính)
 + Cho HS giải đáp những thắc mắc ban đầu.
 * Khắc sâu: Đây là phép tính trừ số có 2 chữ số với số có 1 chữ số. Khi đặt tính, các em viết số có 1 chữ số thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của số kia. Để khắc phục lỗi sai đặt tính của học sinh.
 Các phương dạy học trên nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, đảm bảo tiết học “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, chất lượng hơn”. 
 Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, giúp học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng các tri thức mới đó vào trong thực hành. 
 Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc, mọi học sinh đều có cơ hội để bộc lộ khả năng của mình, để trao đổi, xử lí thông tin và lựa chọn giải pháp cho mình.
 7. Giải pháp 7: Tăng cường kĩ năng thực hiện tính theo hàng dọc và hàng ngang.
 a. Thực hiện tính cộng, trừ theo hàng ngang.
 Khi thực hiện trừ theo hàng ngang giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định được số đơn vị và số chục, sau đó đánh dấu số đơn vị để học sinh dễ tính và không bị nhầm vị trí. 
 Sau đó tiến hành trừ các số đánh dấu với nhau, trong khi thực hiện giáo viên cần nhắc nhở học sinh: số đơn vị là số đứng sau, nên khi trừ xong thì ghi nó đứng ở phía sau và đánh dấu để nhớ là số đơn vị. 
 Tiếp tục thực hiện trừ các số không đánh dấu với nhau, trong khi thực hiện giáo viên cũng nhắc học sinh: số chục là số đứng trước số đơn vị, nên khi thực hiện trừ xong ta ghi nó ở phía trước số đơn vị.
 Giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh trong các lần làm tính, có như vậy thì học sinh sẽ nhanh chóng khắc phục được sai sót của mình.
 Ví dụ: 77 – 13 = 
 Hướng dẫn học sinh tự biết đánh dấu, để không thực hiện trừ nhầm hàng. 
 77 – 13 = 64
 Lấy 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 ở phía sau.
 Tiếp theo lấy 7 trừ 1 bằng 6, viết 6 ở phía trước 4.
 Như vậy 77 - 13 = 64.
 Khi thực hiện trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số ta cũng làm tương tự. Chỉ khác khi thực hiện trừ ở hàng chục, chỉ viết chuyển hàng chục từ bên kia sang, viết trước hàng đơn vị.
 Ví dụ: 50 + 4 =
 Học sinh làm: 50 + 4 = 54
 Lấy 0 cộng 4 bằng 4, viết 4 ở phía sau.
 Tiếp theo chuyển 5 sang phần kết quả, viết 5 trước số 4.
 Như vậy 50 + 4 = 54.
 b. Thực hiện tính cộng, trừ theo hàng dọc.
 Khi trừ số có hai chữ số với số có một chữ số cũng dựa trên bảng chục, đơn vị để các em hiểu: hàng đơn vị viết thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục viết thẳng cột với hàng chục, không viết lẫn lộn sẽ làm sai và phải viết thẳng cột từ phải sang trái.
 Ví dụ: Đặt tính rồi tính 47 – 3 
Học sinh hay viết nhầm lẫn 47
 3	
 Khi đó hướng dẫn để học sinh tự phát hiện: 3 là 3 đơn vị nên phải viết 3 thắng dưới 7 : 
 47
 3
 Đặt tính rồi thực hiện tính từ phải sang trái : 
 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
 Hạ 4, viết 4.
 Vậy 47 – 3 = 45.
 Giáo viên luôn cho học sinh nêu cách tính để các em nhớ và có thể tự thực hành.
* Những điểm khác biệt và tính mới của giải pháp:
Cũng là cách hướng dẫn học sinh thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) nhưng mỗi người sẽ có một cách thức riêng để tổ chức có hiệu quả. Điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh nơi bạn công tác (thuận lợi hay khó khăn), phụ thuộc vào môi trường sống của từng học sinh. Vì vậy trên cơ sở những tài liệu đã có thì người giáo viên cũng rất cần phải có những kinh nghiệm thực tế để giảng dạy có hiệu quả. Từ những kinh nghiệm thực tế mà tôi đang áp dụng cũng chính là điểm khác biệt của giải pháp:
Chỉ rõ được cách thức, con đường tổ chức cho học sinh biết thực hiện cộng, trừ trong phạm vi 100 có hiệu quả.
Kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ của học sinh tương đối thành thạo, nâng cao hơn nữa chất lượng của học sinh. 
Khắc phục được tình trạng HS đã biết thực hiện tính trừ nhưng còn lúng túng, gặp khó khăn khi vận dụng vào để liên hệ thực tế.
Giáo viên có thêm kĩ năng về tổ chức dạy học cho học sinh làm tốt kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ).
III . Khả năng áp dụng của giải pháp.
 1. Khả năng áp dụng:
 Với một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng, trừ trong phạm vi 100 mà tôi đưa ra có thể áp dụng được với nhiều đối tượng học sinh khối 1 (HS tiếp thu nhanh, HS tiếp thu chậm). 
 Các giải pháp đưa ra dễ thực hiện, có tính khả thi. 
 2. Quá trình áp dụng:
 Trong quá trình thực hiện từ tháng 8/2015 đến 4/2016, đề tài này đã được ứng dụng tại lớp 1 năm học 2015-2016 của trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên.
 Trước khi thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát chất lượng, dân tộc của học sinh 2 lớp 1 A và lớp 1 bản Huổi Khon 1. Dạy và dự giờ 2 tiết dạy của hai lớp với cùng một bài học (tiến trình dạy được áp dụng theo đúng sách giáo khoa) để quan sát các biểu hiện của học sinh. Kiểm tra năng lực sau tiết học. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp 1 bản Huổi Khon 1 để nắm bắt các thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
 Từ những kết quả thu được trước khi thực nghiệm cho thấy năng lực học tập, khả năng học tập theo nhóm của hai lớp là tương đương nhau. Số lượng dân tộc như nhau. 
 Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường tôi bắt đầu tiến hành áp dụng các biện pháp mà tôi đã trình bày ở trên vào thực nghiệm lớp 1 A (do tôi chủ nhiệm).
 Trong quá trình thực nghiệm 2 lớp vẫn thực hiện theo phân phối chương trình và thời khóa biểu quy định (Số tiết, thời lượng trong một tiết giống nhau). 
 Sau khi có kết quả kiểm tra trong quá trình thực nghiệm, tôi đối chứng giữa hai lớp trước và sau thực nghiệm thì thấy kết quả có sự khác biệt. Chất lượng học tập của lớp tôi cao hơn so với lớp 1 bản Huổi Khon 1.
 Học sinh có kĩ năng thực hiện đúng phép trừ, trừ nhẩm thành thạo, thực hiện phép tính trừ có nhiều dấu tính tương đối tốt. Điều đó chứng tỏ rằng những biện pháp mà tôi đưa ra đã tác động rất lớn tới chất lượng học sinh. Tôi tin chắc rằng chất lượng của lớp tôi sẽ còn nâng cao hơn nữa ở cuối năm học.
 Vậy nên tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm tại lớp 1 A.
 IV. Hiệu quả, lợi ích thu được:
 Trước khi thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát học sinh hai lớp. Lớp 1 A và lớp 1 B. Cụ thể: KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC 
2015- 2016 
Nhận thức của học sinh
Lớp 1 A
 (thực nghiệm) 
Lớp 1 B
 (đối chứng)
Số học sinh biết nhận biết hình
18/32 em
17/32 em
Số học sinh có thể nhận biết các số
16/32 em
16/32 em
Số học sinh có biết so sánh các số
15/32 em
20/32 em
Số học sinh biết viết số thích hợp
20/32 em
18/32 em
 Sau một thời gian thực nghiệm, cuối năm học kết quả 2 lớp như sau:
KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH SAU THỜI GIAN THỰC NGHIỆM (Môn Toán)
Nhận thức của HS
Lớp 1 CG3
 (thực nghiệm)
Lớp 1 HK1
 (đối chứng)
Kĩ năng phân biệt được phép trừ và phép cộng.
31/32 em
26/32 em
Kĩ năng thực hiện trừ.
32/32 em
28/32 em
Kĩ năng trừ nhẩm.
32/32 em
25/ 32 em
Kĩ năng thực hiện phép tính có nhiều dấu tính
32/32 em
26/32 em
 Giáo viên sử dụng các phương pháp hợp lí thì hiệu quả bài dạy rất cao. Học sinh rất hứng thú, không khí lớp học sôi nổi, kiến thức cơ bản nắm vững và đặc biệt kỹ năng làm toán và giải toán thành thạo.
 Sau một thời gian thực nghiệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho HS. Giúp cho HS nâng cao kết quả học tập:
 - Trang bị cho học sinh biết phân biệt được phép cộng và phép trừ.
 - Thực hiện cộng, trừ chính xác kết quả, không viết kết quả nhầm hàng. 
 - Tăng cường kĩ năng cộng, trừ nhẩm.
 - Phát huy tính tích cực, tự học, chủ động của học sinh.
 - Tăng cường kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặt câu hỏi cho học sinh.
 - Tăng cường kĩ năng thực hiện phép tính có nhiều dấu tính.
 Đặc biệt áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy sẽ tạo được môi trường học tập lành mạnh, vui vẻ, thân thiện.
 Giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, giúp học sinh tiếp thu bài tốt nhất.
 Kết quả cuối cùng là 100% học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập. Riêng mỗi em đã trang bị cho mình kiến thức môn toán lớp 1 khá vững vàng , để các em có thể học tập tốt hơn ở các lớp trên. 
 Tuy chất lượng chưa phải là cao vượt trội nhưng với tôi quan trọng nhất là các em đã có ý thức học, biết kết hợp với tập thể để lĩnh hội kiến thức bài học, diễn đạt bài theo ý hiểu của mình, kĩ năng tính toán nhanh, áp dụng vào làm các dạng bài tập thành thạo. Các em học đến đâu, nắm chắc kiến thức đến đó. 
GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆM
	Để kiểm chứng những biện pháp trên tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 1 A Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên của năm học: 2015-2016
	Sau đây tôi xin trích dẫn 2 giáo án thực nghiệm dạy Toán lớp 1 tại Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên
Giáo án 1: 
BÀI: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100
(Cộng không nhớ)
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Biết đặt tính rồi làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 100.
 - Củng cố về giải toán và đo độ dài. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
 - Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC: 
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2.
2. Bài mới :
 Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài.
 Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ
Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 24
* Bước 1: Giáo viên hướng dẫn các em thao tác trên que tính.
- Hướng dẫn học sinh lấy 35 que tính (gồm 3 chục và 5 que tính rời), xếp 3 bó que tính bên trái, các que tính rời bên phải.
- Cho nói và viết vào bảng con: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.
- Cho học sinh lấy tiếp 24 que tính và thực hiện tương tự như trên.
- Hướng dẫn các em gộp các bó que tính với nhau, các que tính rời với nhau. Được 5 bó và 9 que tính rời.
* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng.
Đặt tính:
- Viết 35 rồi viết 24, sao cho các số chục thẳng cột nhau, các số đơn vị thẳng cột nhau, viết dấu +, kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái.
	 35	5 cộng 4 bằng 9, viế	 24	3 cộng 2 bằng 5, viế	 59
Như vậy : 35 + 24 = 59
- Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng.
Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 20
- Viết 35 rồi viết 20, sao cho các số chục thẳng cột nhau, các số đơn vị thẳng cột nhau, viết dấu +, kẻ vạch ngang, rồi tính từ phải sang trái.
 35 5 cộng 0 bằng 5, viết 5
 +
 20 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
	 55
Như vậy : 35 + 20 = 55
- Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng
Trường hợp phép cộng có dạng 35 + 2
- Khi đặt tính phải đặt 2 thẳng cột với 5 ở cột đơn vị. Khi tính từ phải sang trái có nêu “Hạ 3, viết 3” để thay cho nêu “3 cộng 0 bằng 3, viết 3”.
	 35	5 cộng 2 bằng 7, viết 7	 2	hạ 3, viết 	 37
Như vậy : 35 + 2 = 37
Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng
Học sinh thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài, Lưu ý: Đặt các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh làm VBT, yêu cầu các em nêu cách làm.
Bài 3: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh đọc đề, TT và tự trình bày bài giải.
Cho học sinh làm VBT và nêu kết quả.
Bài 4: Gọi nêu yêu cầu của bài:
Học sinh tự thực hành đo và ghi số thích hợp vào chỗ trống.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi tên bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
1 học sinh nêu TT, 1 học sinh giải.
Tóm tắt:
Có 	 : 8 con thỏ
Chạy đi 	: 3 con thỏ
Còn lại : ? con thỏ
Giải:
Số con thỏ còn lại là:
 8 – 3 = 5 (con)
 Đáp số : 5 con thỏ.
Học sinh nhắc lai đề bài.
- Học sinh lấy 35 que tính viết bảng con và nêu: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.
- Học sinh lấy 24 que tính viết bảng con và nêu: Có 2 bó, viết 2 ở cột chục. Có 4 que tính rời viết 4 ở cột đơn vị.
- 3 bó và 2 bó là 5 bó, viết 5 ở cột chục. 5 que tính và 4 que tính là 9 que tính, viết 9 ở cột đơn vị.
- Học sinh thực hành ở bảng con.
- Đọc: 35 + 24 = 59
- Nhắc lại: 35 + 24 = 59
- Học sinh thực hành ở bảng con.
- Đọc: 35 + 20 = 55
- Nhắc lại: 35 + 20 = 55
- Học sinh thực hành ở bảng con.
- Đọc: 35 + 2 = 37
- Nhắc lại: 35 + 2 = 37
- Học sinh làm rồi chữa bài tập trên bảng lớp.
- Học sinh đặt tính rồi tính và nêu cách làm.
- Học sinh đọc đề và tìm hiểu bài toán:
Tóm tắt
Lớp 1 A: 35 cây
Lớp 2 A: 50 cây
Cả hai lớp: ? cây.
Giải 
Số cây cả hai lớp trồng là:
35 + 50 = 85 (cây)
	Đáp số : 85 cây
Học sinh giải vào VBT và nêu kết quả.
- Nêu tên bài và các bước thực hiện phép cộng (đặt tính, viết dấu cộng, gạch ngang, cộng từ phải sang trái).
Thực hành ở nhà.
Giáo án 2:
Môn : Toán
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100
(Trừ không nhớ)
 I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Biết đặt tính rồi làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (dạng 57 – 23)
 - Củng cố về giải toán.
 - HS yêu thích môn học 
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng toán 1.
 - Các bó mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
 - Các tranh vẽ trong SGK
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh giải bài tập 4 trên bảng lớp.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới :
Giới thiệu trực tiếp, ghi đề bài.
* Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhơ) dạng 57 – 23 
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính:
- Yêu cầu học sinh lấy ra 57 que tính (gồm 5 bó que tính và 7 que tính rời). Xếp các bó về bên trái và các que tính rời về bên phải. Giáo viên nói và điền các số vào bảng:
“Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì viết 7 cột đơn vị”.
- Tiến hành tách ra 2 bó và 3 que rời. Khi tách cũng xếp 2 bó bên trái và 3 que rời về bên phải, phía dưới các bó que rời đã xếp trước. Giáo viên nói và điền vào bảng: “Có 2 bó thì viết 2 vào cột chục, dưới 5. Có 3 que rời thì viết 3 vào cột đơn vị, dưới 7”.
- Số que tính còn lại là 3 bó và 4 que tính rời thì viết 3 vào cột chục, viết 4 vào cột đơn vị.
Bước 2: Giới thiệu kĩ thật làm tính trừ:
a) Đăt tính:
Viết 57 rồi viết 23 sao cho cột chục thẳng cột chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
Viết gạch ngang.
Viết dấu trừ.
b) Tính từ phải sang trái:
 57 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
 23 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
 34
Như vậy : 57 – 23 = 34
 Gọi học sinh đọc lại 57 – 23 = 34 và chốt lại kĩ thuật trừ như ở bước 2.
3 Học sinh thực hành:
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và nêu kết quả (giáo viên chú ý quan sát học sinh việc đặt tính sao các số cùng hàng thẳng cột với nhau)
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh giải VBT rồi chữa bài trên bảng lớp.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài:
Cho học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài toán rồi giải theo nhóm.
Giáo viên nhận xét chung về hoạt động của các nhóm và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4.Củng cố, dặn dò:
- Hỏi tên bài.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Học sinh giải bài tập 4.
Giải
Con sên bò tất cả là:
12 + 14 = 26 (cm)
	Đáp số : 26 cm
Nhắc lại.
- Học sinh thao tác trên que tính lấy 57 que tính, xếp và nêu theo hướng dẫn của giáo viên.
- Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì viết 7 cột đơn vị.
- Học sinh tiến hành tách và nêu:
 Có 2 bó thì viết 2 vào cột chục, dưới 5. Có 3 que rời thì viết 3 vào cột đơn vị, dưới 7.
- HS nhắc lại.
Học sinh lắng nghe và thao tác trên bảng cài
 57	
 23	
 34
- đọc kết quả 57 – 23 = 34
- Học sinh làm bảng con các phép tính theo yêu cầu của SGK, nêu cách đặt tính và kĩ thuật tính.
- Học sinh giải VBT rồi chữa bài trên bảng lớp.
Tóm tắt
 	Có: 64 trang
	Đã đọc: 24 trang
	Còn:  trang ?
Giải
Số trang Lan còn phải đọc là:
64 – 24 = 40 (trang)
	Đáp số: 40 trang
Nhóm nào xong trước đính lên bảng lớp và tính điểm thi đua. Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Nhắc lại tên bài học.
- Nêu lại kĩ thuật làm tính trừ và thực hiện phép trừ sau: 78 – 50 
Thực hành ở nhà.
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC THỰC NGHIỆM
(Môn: Toán)
Câu 1. (2 điểm) Nêu tên các hình sau:
Câu 2 .( 2 điểm ) Đọc các số sau:
1
6
9
10
8
5
4
2
3
7
 Câu 3. (3 điểm): Điền >, <, =
34
8.8
23
4....6
56
51
Câu 4 (3 điểm) 
3
4
10
6
4
2
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH SAU THỰC NGHIỆM
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
30 + 20
....................
....................
.....................
26 – 4
....................
....................
.....................
10 + 9
....................
....................
.....................
41 + 5
....................
....................
.....................
20 + 40
....................
....................
.....................
19 – 10
....................
....................
.....................
Bài 2 . Tính nhẩm:
10 + 9 =
20 + 5 =
30 + 40 =
19 – 10 =
25 – 5 =
40 + 30 =
19 – 9 =
25- 20 =
70 – 20 = 
Bài 3. Điền số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu):
13
2
3
4
5
6
15
19
5
8
15
17
14
11
Bài 4. Tính 
 16 + 1 – 3 + 2 =
 9 – 2 > 5 + > 9 – 4 
 V. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp:
 Đề tài đã đi sâu nghiên cứu về các biện pháp giúp thực hiện tốt phép tính cộng và phép trừ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 1 và đã được thực nghiệm tại lớp 1 A Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên. 
 Phạm vi áp dụng của sáng kiến này tương đối rộng. Sáng kiến có thể triển khai áp dụng không chỉ đối với dạy phép trừ trong môn Toán lớp 1 mà còn có thể áp dụng dạy ở phần kiến thức” Dạy phép cộng, phép trừ (có nhớ, không nhớ), phép nhân, phép chia “ của các lớp 2, 3, 4, 5.
 Tôi hi vọng sáng kiến sẽ được đồng nghiệp nghiên cứu và vận dụng vào dạy học tại các lớp ở Trường PTDTBT Tiểu học Phù Yên và các trường bạn.
 VI. Kiến nghị, đề xuất:
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và đảm nhận công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn có ý thức xây dựng nề nếp lớp học. Sau thời gian nhiều năm tận tụy với học sinh và đề ra nhiều biện pháp giáo dục kịp thời, phù hợp với tập thể lớp chủ nhiệm  tôi cũng có một vài kiến nghị như sau:
 + Giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm; học hỏi đồng nghiệp để vững vàng trong giảng dạy.Thực sự “Vì tương lai con em chúng ta”.
 + Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học thích hợp với mức độ yêu cầu vừa sức với từng đối tượng HS.
 + Tìm phương pháp dạy học thích hợp với mức độ yêu cầu vừa sức với từng đối tượng HS.
 + Tổ chức cho HS học tốt giúp đỡ các bạn còn chưa nắm chắc về kiến thức kĩ năng của môn học về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
 Trên đây là những việc tôi đã làm và kết quả đã đạt được trong công tác giảng dạy của tôi trong suốt thời gian qua. Đó là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong thực tế giảng dạy. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của Ban Giám hiệu, hội đồng khoa học phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé xem xét bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng phong phú hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
 Mường Nhé, ngày 12 tháng 05 năm 2019
 Người viết sáng kiến 
 Lò Văn Tuấn 
HĐ KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 
 Đánh giá xếp loại: .............
HĐ. KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Đánh giá xếp loại:............
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học môn Toán lớp 1 - TS. Trần Ngọc Lan, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2006.
2. Phương pháp dạy học một số môn học Tiểu học - Trần Quốc Tuý, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2006.
3. Toán cao cấp 1 và 2 - GS.TS .Vũ Quốc Trung, Nhà xuất bản ĐHSP 2005.
4. Tuyển tập các số Toán Tuổi thơ từ năm 2009 đến năm 2013
5. Sách giáo khoa môn Toán lớp 1 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010. 
6. Tham khảo tư liệu trên mạng.

File đính kèm:

  • docSKKn (1).doc
Sáng Kiến Liên Quan