Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái

Trong chương trình giáo dục mầm non đã đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ , hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục.

Chương trình đề cao việc khuyến khích trẻ chủ động , sáng tạo tích cực hoạt động, sáng tạo tích cực hoạt động, chú trọng tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm, đảm bảo trẻ “ học qua chơi, chơi mà học”. Chương trình đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, khi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non trẻ được chuẩn bị để thích ứng và học tập tốt ở lớp 1. Theo đó, ở tuổi này trẻ cần được hướng dẫn để nhận biết những vật dụng quen thuộc ở xung quanh, hiểu thêm về các mối quan hệ ngoài gia đình, biết tự chăm sóc, lo cho mình một cách cơ bản nhất, biết tự bảo vệ, tránh xa những mối nguy không an toàn, biết yêu, biết ghét, biết bộc lộ cảm xúc: sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong giao tiếp, biết sơ lược về con số, chữ cái.

 Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khô, lá khô, các loại hột, hạt. Những vật liệu đó đều phải chứa các chữ cái L, M, N như: Lá na, hạt mơ, hoa hồng, hoa loa kèn, .... cô và trẻ cùng phết màu vào sao cho tương ứng với màu lá, màu hạt màu hoa.... với cách làm đồ dùng, đồ chơi như vậy tôi thấy có những hiệu quả đáng kể. Trước hết là giảm sự đầu tư của nhà trường cũng như giáo viên trong điều kiện kinh tế eo hẹp và cái được lớn nhất ở đây là trẻ có hứng thú khi tham gia làm đồ dùng cho tiết học, trẻ sôi nổi hơn vì mình có phần trong đó, đến giờ học trẻ được học bằng đồ dùng do mình làm ra nên rất hứng thú. 
 	Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài ,một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn ,dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng . Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam. Chữ y giống cái nạng.
 Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng , cách mở sách, cách tô sao cho đúng , tô trùng khít chữ như khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng,nđầu hơi cúi,ncầm bút bằng tay phải bằng ba ngón tay,mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ o tô ừ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín . 
3/ Biện pháp 3: Sáng tạo và tổ chức các trò chơi làm quen chữ cái:
 Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu ,thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động. Tôi đã sưu tầm ,sáng tác được một số trò chơi khi cho 
trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú ,củng cố kỹ năng cụ thể như sau:
* Trò chơi: Viết chữ lên bột mỳ.
- Chuẩn bị: Một chiếc đĩa , bột mỳ.
- Cách chơi:
- Đổ một ít bột mì lên đĩa.
- Dùng ngón tay trỏ vẽ một chữ cái lên đĩa bột và nói to chữ cái đó.
- Xóa chữ cái đó đi bằng lòng bàn tay và bạn có thể vẽ lại một lần nữa. Giờ thì tới lượt con bạn.
- Hướng dẫn con làm lại nếu trẻ vẽ sai chữ cái. Lặp lại hoạt động này với các chữ cái in thường.
* Trò chơi: Truyền tin.
- Chuẩn bị: tấm thiệp. chữ cái cần chơi.
- Cách chơi: Lấy 2 hoặc 3 tấm thiệp sau đó in chữ cái cần học vào tấm thiệp đó. Trẻ chia về đội đứng hoặc ngồi theo hàng dọc . Khi có hiệu lệnh chơi cô phát cho mỗi đội trưởng là người đứng đầu 1 tấm thiệp trong đó có chữ cái cần học. Nhiệm vụ gấp thiệp lại rồi truyền tin đến cho các bạn sao cho tới bạn cuối cùng phải chạy nhanh lên sau đó nói trong tấm thiệp của đội mình có chữ cái gì.
- Luật chơi: Đội nào truyền nhanh và chính xác thì chiến thắng.
* Trò chơi: Khéo léo và nhanh trí
- Chuẩn bị: Cần câu nam châm, nét của các chữ cần học, cầu, ao.
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội đi trên chiếc cầu dung cần câu các nét chữ sao cho bạn trước và sau câu phải gắn hoàn thiện chữ cái đó
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào nhanh và chính xác chiến thắng.
* Trò chơi: Đánh trống truyền loa.
- Chuẩn bị: Một cái trống, dùi trống, chữ cái to cần chơi.
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội đi trên chiếc cầu dung cần câu các nét chữ sao cho bạn trước và sau câu phải gắn hoàn thiện chữ cái đó
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, đội nào nhanh và chính xác chiến thắng.
 Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt ,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái , và tích cực tham gia.
 Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
 Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
4/ Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
 Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phải nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề sự kiện trong tháng
*Tích hợp môn âm nhạc:
 Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ, âm nhạc làm tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi .Vì vây tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ đề sự kiện. Ví dụ: Nhóm chữ o,ô,ơ ở chủ đề sự kiện “ Trường mầm non” tôi cho trẻ hát và vận động bài “Vịt con học chữ ”hay “bài hát chữ o tròn”
 * Tích hợp văn học:
 Để tiết học lô rích và xuyên suốt cà bài học khi vào một tiết học làm quen học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là bộ môn mà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen.
 Ví dụ:
 Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây sự hứng thú cho trẻ hay một số bài thơ cô tự sáng tác. Với tiết làm quen chữ “g” để tạo hứng thú tôi cho trẻ đọc bài đồng dao: “Gánh gánh gồng gồng” sau đó cho trẻ tìm câu đồng dao được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất và chữ cái xuất hiện nhiều nhất trong câu đồng dao đó.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
 Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ cắt dán tô màu chữ theo yêu cầu của cô để làm tranh dán vào góc tạo hình.
 * Tích hợp môn khám phá khoa học.
 Một trong những bộ môn được tích hợp nhiều nhất là môn khám phá khoa học. Mà môn chữ cái muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô sẽ cho trẻ làm quen .
 Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái i,t,c. chủ đề sự kiện “ Thế giới động vật”Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ t qua việc kể tên các con vật mà con biết có chứa chữ t từ đó làm tăng thêm hứng thú cho trẻ và trẻ còn biết thêm một số các loài động vật . 
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
 Với trẻ học phải đi đôi với hành và khi kết hợp lồng ghép môn toán với tiết chữ cái tôi thường được đưa vào trò chơi như: “Thi đội nào nhanh” trẻ thi đua nhau gắn chữ theo yêu cầu sau đó đếm số lượng và cùng kiểm tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy . Cô cùng trẻ đọc , gạch chân và đếm xem gạch được bao nhiêu chữ cái.
* Giờ đón trẻ : 
 Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái. 
Ví dụ: Đồ dùng của cháu Khánh An đặt vào ngăn tủ có hình ảnh của cháu và phía dưới hình ảnh tôi đánh tên: Khánh An để trẻ nhìn vào khắc sâu được những chữ cái nào ghép với nhau để tạo thành tên mình.
*Giờ hoạt động góc:
 Các góc chơi đều có môi trường chữ, cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn ,viết và gài chữ theo mẫu. Như góc học tập trẻ gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm. 
 Hình ảnh trẻ chơi các trò chơi chữ cái trong hoạt động góc
* Giờ hoạt động ngoài trời : 
 Thông qua lúc dạo chơi, tham quan: Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đọc tên các loại cây, rau đó. Tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau đó. Ví dụ: Cây xà cừ, cây rau ngót, rau muống ... Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm.
*Giờ ăn :
 Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. 
* Giờ ngủ: 
 Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ ,kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát triển lời nói .
* Giờ hoạt động chiều:
 Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập .
5/ Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ cái:
 Mục đích: Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, Được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ. Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất .Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích.Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử đề dạy trẻ. Tuỳ từng bài tôi có thể sử dụng phần mềm giáo án điện tử đã có sẵn. Nhưng có bài tôi không thể dùng được phần mềm có sẵn tôi soạn giáo án điện tử bằng các cách như sau:
 + Dùng máy chụp hình hoặc Scan hình ảnh từ ngoài vào dùng phần mềm Photoshop để cắt xén,chỉnh sửa.
 + Tạo hiệu ứng cho các nhân vật cử động.
 + Đi quay phim lấy nững hình ảnh sống động đưa vào chương trình Powerpoint để trình chiếu.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ tiết chữ cái u,ư trong chủ đề sự kiện ngành nghề.
 - Tôi lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với khai thác tài liệu 
trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh, phông nền, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề sự kiện và nội dung bài dạy
 - Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.
 - Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn chữ cái đã học. Sau khi mở hết ô chữ thì hình ảnh xuất hiện 
 - Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cô. Trẻ được tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện .
 - Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. 
Sử dụng biện pháp này đã mang lại hiệu quả tích cực cho cả cô và trẻ:
 - Đối với giáo viên: Giáo viên tích cực phát huy lựa chọn các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ một cách hợp lý, linh hoạt, sáng tạo nâng cao chất lượng dạy học.
 - Đối với trẻ: 
+ Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào giờ học.
+ Trẻ được tiếp cận và sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập.
6/ Biện pháp 6: Giáo dục cá nhân trẻ và phối kết hợp với phụ huynh:
 Ở lứa tuổi mẫu giáo việc giáo dục cá nhân là rất cần thiết ,có tác dụng tốt đến trẻ và đặc biệt là đối với tiết học làm quen với chữ cái ,bởi vì trẻ có thuộc chữ cái trẻ mới có thể đọc và viết .Trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn tìm hiểu khả năng ,đặc điểm tâm lý của từng trẻ .Từ đó xây dựng các biện pháp giáo dục cho phù hợp .Trong lớp tôi có khoảng 15% số trẻ chưa mạnh dạn ,tự tin vào bản thân ,ít giơ tay phát biểu ,nói nhỏ ,trẻ thường ít cơ hội trả lời các câu hỏi của cô .Chính vì vậy tôi đã tìm ra biện pháp sau :
 Tôi thường xuyên gần gũi ,quan tâm đến trẻ nhút nhát ,đặc biệt trong giờ học tôi hay khen trẻ trước cả lớp mạc dù cháu làm chưa đúng lắm ,động viên khích lệ trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong học tập Đầu tiên tôi cho trẻ những câu hỏi dễ ,sau đó mức độ khó tăng dần,cho trẻ được nói nhiều hơn. Kết quả thu được : Trẻ mạnh dạn hơn và tích cực tham ra vào các hoạt động làm quen với chữ cái và cũng như các hoạt động khác .
Để làm tốt được công tác giảng dạy mà đặc biệt là môn học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao đó là tôi luôn phối kết hợp với phụ huynh.
 - Ngoài giờ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ cái phải được ôn luyện ở nhà.Vậy làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục ,đạt kết quả cao ,phối két hợp thật tốt ? Đây cũng là vấn đề không đơn giản .Trong công tác tuyên truyền với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp sau : 
 - Hằng ngày vào lúc đón trẻ, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để phụ huynh biết từ đó có kế hoạch kèm dạy thêm con em mình.
 - Lên kế hoạch chương trình dạy ,nội dung dạy dán vào bảng tuyên truyền với phụ huynh ở ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi biết được tuần này học đến chữ gì để về ôn luyện cho con mình.
 - Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu của cô. 
 - Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái như: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh ...
 - Giới thiệu các loại sách vở để phụ huynh tham khảo về dạy thêm con mình.
 - Trao đổi với phụ huynh về những nhược điểm về cách phát âm ,nhận mặt chữ ,cách cầm bút , cách tô để phụ huynh nắm được.
 - Cùng với việc đặt ra các giải pháp phù hợp và việc sử dụng nhẹ nhàng, liên hoàn, không máy móc, không dập khuôn các phương pháp, biện pháp. Đưa ra các nội dung tích hợp phù hợp với từng đề tài, cùng với những biện pháp nâng cao kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ học chữ cái
 Hình ảnh rèn cho trẻ tư thế ngồi đọc, viết
V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi áp dụng các biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái lớp MGL A2 trường mầm non Lệ Chi, cuối năm tôi đã thu được kết quả như sau:
1/ Về phía giáo viên: 
 - Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng các biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh hoạt, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng .... bên cạnh những thành tích trên tôi còn phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - Giáo viên tích cực phát huy lựa chọn các hình thức nâng cao phương pháp dạy, xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ vào các hoạt động khác.
 - Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ phù hợp với các đặc điểm phát triển nhận thực của trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách, phù hợp với tình hình thực tế của trường và địa phương.
2/ Về phía trẻ:	
 Sau khi tiến hành các biện pháp trên 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục mầm non. Bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng hứng thú say mê học môn làm quen với chữ cái, khả năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao mà còn đọc đúng ,đọc chuẩn ,viết đúng ,ngồi đúng tư thế . Khoảng 90% trẻ trong lớp mạnh dạn ,năng động, sáng tạo và tự tin trong tiết học chữ cái nói riêng và tất cả cá môn học khác nói chung. Kết quả khảo sát cuối năm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi phụ trách đạt được như sau
TT
Nội dung
Số trẻ KS
Mức độ đạt được
Đạt(%)
Chưa đạt(%)
1
-Trẻ nhận biết, nhớ đúng mặt chữ cái đã học 
55
95%
 5%
2
- Trẻ phát âm chữ cái rõ ràng chính xác.
55
98%
 2% 
3
- Kỹ năng tô viết, tư thế ngồi ,cách cầm bút
55
94%
 6 % 
4
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết
 55
 100% 
 0 % 
5
- Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc
 55
 100%
 0%
 Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể.Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rõ rệt. Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một cách tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong phú. Nhưng từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng tuyên truyền một cách thuyết phục cho bộ môn "Làm quen chữ cái". Đặc biệt phụ huynh rất quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà rèn luyện thêm như viết đúng cách, đúng dòng kẻ.... tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn.
C/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
 Để tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái đạt kết quả như trên trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
 - Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bộ môn.
 - Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp.
 - Có tâm thế tốt trước khi lên lớp để tạo giờ học vui vẻ, thoải mái, xử lý tình huống kịp thời.
 - Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ.
 - Lựa chọn, ứng dụng các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn vào tiết học tạo hứng thú, phát huy trí thông minh cho trẻ.
 - Cô giáo sử dụng ngôn ngữ sư phạm mẫu mực, phát âm, sử dụng từ ngữ chuẩn.
 - Tạo môi trường chữ viết phong phú, đa dạng để kích thích trẻ làm quen với chữ cái say mê.
 - Bám vào nội dung yêu cầu dạy trẻ đúng trọng tâm của bài dạy ,tích hợp các môn học khác vào tiết học một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao,ngôn ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn cụ thể ,cô phát âm mẫu chính xác rõ ràng, lời giới thiệu bài, bước chuyển tiếp linh hoạt gay được sự chú ý của trẻ và đặc biệt cô giáo phải nắm vững yêu cầu phương pháp bộ môn.
 - Cần quan tâm gần gũi trẻ khuyến khích để trẻ chủ động phát huy tính độc lập trong bộ môn và tập luyện bồi dưỡng thêm cho trẻ.
 - Cho trẻ ôn luyện làm quen chữ cái ở mọi nơi, cho trẻ.
 - Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất.
 - Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để học hỏi, trao dồi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp để đưa ra những hình thức tổ chức mới, sáng tạo áp dụng trong công tác chăm sóc và giảng dạy được tốt.
II/ KHUYẾN NGHỊ
1/ Với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Thường xuyên mở hội nghị, lớp tập huấn về chuyên đề Làm quen với chữ cái, xây dựng các tiết kiến tập để giáo viên chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn.
- Cung cấp tài liệu về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên.
 - Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ.
2/ Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
 - Đầu tư thêm các phương tiện dạy học hiện đại để giáo viên có nhiều điều kiện đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 - Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, thăm lớp dự giờ rút kinh nghiệm cho giáo viên.
 - Tạo điều kiện cho giáo viên được đi tập huấn các chuyên đề, kiến tập tại các trường bạn dể nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Bổ sung các loại tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra những biện pháp có hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội kiến thức làm quen với chữ cái đạt kết quả cao nhất. 
 - Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
3/ Đối với phụ huynh:
 - Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ để mang lại kết quả cao nhất.
 Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái mà tôi đã áp dụng tại nhóm lớp mình phụ trách và đã mang lại những kết quả ban dầu.
 Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi hơn nữa để tìm ra những giải pháp tối ưu 
nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới.
 Rất mong BGH nhà trường cùng với chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan