Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5-6 tuổi hòa nhập trường mầm non

 Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “Tàn mà không phế”, đó cũng chính là điều băn khoăn của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người khuyết tật. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng. Giáo dục hòa nhập , tạo cơ hội cho trẻ em khuyết tật đến trường, được tiếp cận nền giáo dục có chất lượng mà không phân biệt thể chất, trí tuệ, cảm xúc hay ngôn ngữ Đây là việc làm ý nghĩa giúp trẻ khuyết tật được phát triển trong môi trường bình đẳng, giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Trước đây, mọi người luôn có quan niệm rằng trẻ khuyết tật là những người khác biệt, chúng là người không giáo dục được, không có khả năng học tập, dẫn đến bị chăm sóc theo kiểu quản thúc suốt đời. Những nhận định đó hoàn toàn sai! Trong suốt 10 năm trở lại đây, ở nước ta đã có rất nhiều trung tâm giáo dục cho trẻ khuyết tật với nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Việc làm đó cho thấy giáo dục dần dần được cải thiện theo hướng tích cực, trẻ khuyết tật được quan tâm, được chăm sóc và được bảo vệ tốt hơn. Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường, được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng đối với con người. Chính vì thế việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm Non là việc làm cần thiết và rất cần được quan tâm, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh khuyết tật. Tạo cơ hội cho các em học sinh khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ 5-6 tuổi hòa nhập trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on vật ngộ nghĩnh, dễ thương như: con mèo, con lợn, con thỏ  cắt, dán kết vào tạo thành con công có đuôi xoè trông rất đẹp mắt.
	Khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy: Đối với trẻ khuyết tật rất thích đến lớp, thích các giờ hoạt động góc, thích được tham gia làm đồ dùng đồ chơi, thích cùng cô chuẩn bị đồ dùng dạy học. Cháu chơi ngoan, biết đoàn kết và phối hợp với bạn chơi trong nhóm. Với các trẻ bình thường, khi môi trường học tập thay đổi trẻ cảm thấy mới lạ, thích khám phá, số trẻ tham gia tại các góc chơi nhiều hơn ngay cả với những thời điểm không phải giờ hoạt động góc. Sự hợp tác, chơi cùng nhau giúp nhu cầu giao tiếp tăng lên, các trẻ gần nhau hơn. Khi chơi cùng nhau giúp cho ngôn ngữ của các trẻ nói chung và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói riêng tốt hơn, trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và từ đó kĩ năng giao tiếp của trẻ dần tốt hơn.
3.2. Qua các giờ học, hoạt động.
 Môi trường lớp học là nơi gần gũi nhất của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Do đó, môi trường lớp học cho trẻ khuyết tật phải là nơi thân thiện, gần gũi nhất đối với trẻ. Tại đây, trẻ được đối xử hòa đồng, không phân biệt, trẻ cảm thấy thật sự thoải mái để từ đó trẻ được phát triển một cách tốt nhất. Giáo viên phải luôn gần gũi, động viên trẻ giúp trẻ cảm thấy lớp học là nơi an toàn, tin tưởng nhất cho trẻ. 
	Trong giờ hoạt động chung, tôi thường xuyên gọi trẻ lên trả lời để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đồng thời giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn trong lớp.
Trẻ đứng lên phát biểu trong giờ học
Khi trẻ đứng lên nói, tôi luôn nhìn vào mắt trẻ để trẻ cảm thấy cô quan tâm đến trẻ và cho trẻ cảm giác tự tin. Khi trẻ hoạt động, tôi giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ hoạt động nhóm, khi giao nhiệm vụ như vậy, các trẻ sẽ phải tự trao đổi với nhau, từ đó nảy sinh ra nhu cầu cần phải nói, nhu cầu nói và cũng từ đó giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ của tôi phát triển thêm ngôn ngữ ngay trong khi trẻ hoạt động. Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tôi thường khích lệ động viên tinh thần trẻ như: Cho trẻ cắm cờ, phát phiếu bé ngoan cho trẻ, khen ngợi trẻ trước lớp... nêu gương trẻ, ngoài ra tôi còn động viên trẻ bằng vật chất như: bim bim, bánh kẹo, một số món quà nhỏ. Từ đó trẻ càng nhận thấy rằng sự cố gắng của mình có hiệu quả cao nên càng tự tin vào bản thân, trẻ trở lên mạnh dạn, tự nguyện tham gia vào các hoạt động.
Để trẻ có cảm giác thân thuộc, gần gũi như ở nhà, tôi luôn quan sát tìm hiểu sở thích, thói quen của trẻ: Trẻ thích ăn gì, ghét ăn gì? Trẻ thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào ở lớp trẻ thích tham gia nhất?... Từ đó tôi tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của trẻ, vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúp trẻ luôn tin tưởng, cảm thấy an toàn đồng thời giúp trẻ học tập tốt nhất.
Trong các hoạt động mà trẻ tham gia tại lớp, tôi luôn quan tâm, bao quát, khuyến khích kịp thời để trẻ tiếp thu bài tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập bình thường.
Làm tốt biện pháp này giúp tôi hiểu nhiều hơn về trẻ của mình, trẻ yêu cô giáo và các bạn, thích được đến lớp để học và chơi với các bạn. Trẻ trong lớp có cái nhìn nhân ái, gần gũi, đồng cảm với bạn, từ đó biết giúp đỡ bạn giảm bớt những khó khăn trong sinh hoạt, lao động để trẻ khuyết tật nhanh chóng hòa nhập với các bạn với môi trường học tập bình thường. Việc để mắt tới trẻ mọi lúc mọi nơi khiến trẻ cảm thấy an toàn vì luôn có cô bên cạnh. Trẻ tự tin hơn vì cảm giác luôn được ủng hộ.
4. Biện pháp 4. Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hòa nhập giao tiếp trong nhiều mối quan hệ khác nhau
	Tôi thường xuyên tạo môi trường giao tiếp giữa cô và trẻ vì khi trẻ được giao tiếp với các cô trong lớp trong các hoạt động giúp cung cấp vốn từ cho trẻ.
Với đặc thù trẻ khuyết tật thường xuyên tách mình khỏi tập thể, để khắc phục vấn đề này tôi thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để trẻ tham gia hoạt động cùng bạn bè trong lớp mọi lúc, mọi nơi, khi trẻ tham gia giao lưu với các trẻ khác, trẻ sẽ nhanh chóng học được từ chính bạn của mình.
Hoạt động chơi tại các góc là nơi để trẻ tự do hoạt động, tự sáng tạo về thiên nhiên môi trường và cũng là nơi trẻ có thể tự nói ra hoặc tạo ra những sản phẩm chung cho tất cả các bạn cùng chơi. Muốn có sản phẩm chung như vậy, trẻ phải nói lên suy nghĩ của mình để trẻ khác cùng hiểu và cùng bắt tay vào hoàn thiện sản phẩm chung đó. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu sắc về các cơ sở khoa học và phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ, phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Cô giáo phải linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo, chu đáo và tỉ mỉ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn và đáp ứng kịp thời những nhu cầu đòi hỏi của trẻ. Tạo cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn hòa nhập tham gia hoạt động với các bạn. Khi trẻ tham gia chơi tại các góc chơi, tôi thường xuyên hướng trẻ vào các góc mà ở đó tính tập thể luôn phải cần và có để thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. "Học thầy không tày học bạn", khi trẻ hoạt động, ngoài cô giáo tôi còn phối hợp cho trẻ hoạt động cùng trẻ thông minh, nhanh nhẹn để các trẻ có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật hòa nhập.
	Góc tạo hình là nơi hoạt động sáng tạo, trẻ dễ phát huy khả năng tự do, trí tưởng tượng của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình, trẻ có thể nâng cao các vận động tinh xảo và các thao tác tinh tế khác. Tôi thường xuyên hướng các cháu vào góc chơi này giúp rèn trẻ tính cẩn thận, tỉ mỉ, và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. 
Trẻ hoạt động với bạn tại góc tạo hình
	Hoạt động âm nhạc là hoạt động tăng cường các công tác xã hội cho trẻ, âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tôi thường thấy trẻ cảm thấy thư giãn, tự do, sáng tạo các động tác múa khi hoạt động nên khi tổ chức hoạt động này tôi thường khuyến khích, gọi các con Việt Anh, Bảo Minh, Minh Ngọc lên, động viên các con để các con phát triển ngôn ngữ và khả năng cảm thụ âm nhạc của mình.
Trong các hoạt động, cô giáo là người dẫn dắt, gợi mở, giúp trẻ phát hiện những tri thức khoa học, trẻ là người chủ động tiếp nhận các tri thức. Từ đó từng bước tạo cho trẻ thói quen thích tìm tòi khám phá. Đặc biệt trong quá trình chăm sóc -giáo dục cô giáo phải thường xuyên gần gũi, trò chuyện, động viên tạo tình cảm thân thiết để trẻ cảm thấy an tâm khi có cô bên cạnh. Cô giáo cần tạo điều kiện về thời gian để trẻ được hoạt động dạo chơi, hít thở không khí trong lành. Đây cũng là cơ hội để trẻ luyện tập,phát triển ngôn ngữ, phục hồi dần các khiếm khuyết của trẻ khuyết tật.
	Đối với trẻ khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của trẻ rất hạn chế. Vì thế cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, trò chuyện, giúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động như: Vào giờ đón,trẻ còn hay khóc, giãy đạp, các cô phải nhẹ nhàng, ân cần đón để cháu yên tâm khi tới lớp.Giờ chơi tôi thường trò chuyện với cháu, luôn có những lời động viên khích lệ để trẻ tích cực tham gia hoạt động. Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phải kiên trì, nhẫn nại. Trường tôi thường xuyên có những buổi hoạt động ngoại khóa, những chương trình giao lưu văn nghệ, đây là hoạt động giúp trẻ tự tin, mạnh dạn và đặc biệt giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội rất tốt, biết được điều này tôi thường xuyên động viên khích lệ các con tham gia vào các hoạt động tập thể giúp cháu tự tin, hứng thú khi đến lớp.
 	Không phải bố mẹ nào cũng có thời gian cho con đi chơi, đi giao lưu, nắm được tình hình trẻ lớp tôi bố mẹ rất bận, thường xuyên không có thời gian quan tâm đến trẻ, tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tham gia giao lưu tại trường lớp.
VD: Khi học chủ điểm “Trường mầm non” tôi cho trẻ tham gia giao lưu trò chuyện với các cô các bác trong trường của bé. Khi trẻ được tham gia giao lưu như vậy trẻ được tự do phát triển ngôn ngữ, đồng thời tạo cho trẻ cảm giác an toàn yên tâm trong chính trường học của mình.
 Khi trẻ thường xuyên tham gia hoạt động chung cùng nhau như vậy, sau một thời gian khảo sát trẻ tôi thấy: trẻ nói nhiều hơn, thích tham gia vào các hoạt động tập thể, trẻ không còn ngang bướng, hay khóc, hay dỗi nữa. Trẻ ngày càng bình tĩnh, tự tin, thoải mái, vui vẻ hơn trong giao tiếp với cô và các ban. Khả năng hợp tác nhóm của trẻ cũng tốt hơn, trẻ không còn tự ti mà mạnh dạn, từ đó tôi thấy trẻ hòa đồng với các bạn, thích thú và vui vẻ khi được đến lớp.
Trẻ thường xuyên được tham gia giao lưu như vậy, tôi thấy trẻ lớp tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và nhất là trẻ rất thích thú khi được đến trường, đến lớp. Trẻ được tiếp xúc, học hỏi qua cô giáo, qua bạn bè, qua các cô các bác trong trường giúp trẻ hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi đến lớp, từ đó trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn.
5. Biện pháp 5. Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ khuyết tật
	Việc đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật có ý nghĩa rất lớn là giúp trẻ phát triển. Qua đánh giá thấy được mặt tích cực, mặt mạnh mà trẻ đạt được trong quá trình giáo dục, đồng thời cũng phản ánh hạn chế mà trẻ còn gặp phải từ đó có những biện pháp thích hợp giúp trẻ phát triển toàn diện.
	Trong quá trình chăm sóc – giáo dục tôi thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của trẻ, đưa ra những tiêu chí cụ thể để đánh giá.
	Tôi cùng các giáo viên trong lớp lên kế hoạch giáo dục theo từng tháng, tuần, đề ra nội dung giáo dục và biện pháp giáo dục cụ thể .
	Mở sổ nhật ký đánh giá theo dõi trẻ từng ngày qua các hoạt động, chúng tôi thống nhất cùng để sổ tại lớp, trong hồ sơ để tất cả các cô cùng kịp thời theo dõi từng sự tiến bộ của trẻ.
	Lập bảng theo dõi kết quả phát triển trí tuệ, thể chất báo cáo cho BGH. Bảng theo dõi phải đánh giá chính xác quá trình phát triển của trẻ. Thường xuyên quan sát theo dõi trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Khi quan sát phải hiểu rõ là mình quan sát những nội dung nào, phải ghi chép đầy đủ từng nội dung, hiện tượng xảy ra trong hoạt động hàng ngày của trẻ.
Xây dựng nhật ký theo dõi, đánh giá theo từng tháng:
NHẬT KÝ THEO DÕI SỰ TIẾN BỘ
CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT HỌC HÒA NHẬP
NĂM HỌC 2018-2019
Họ và tên trẻ:   Nguyễn Việt Anh
Loại tật :          Chậm phát triển ngôn ngữ, khuyết tật thính giác     
Nội dung
Tháng 9
Hiểu khi nghe cô và các bạn nói
Tháng 10
Nói được 1 số từ đơn giản
Tháng 11
Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn khi tham gia hoạt động
Tháng 12
Biết phối hợp cùng nhóm khi chơi
Tháng 1
Biết phát âm nói rõ câu, từ
Tháng 2
Trẻ biết đọc thơ tuy nhiên vẫn ngọng
Tháng 3
Biết bắt chước lời của một số nhân vật trong truyện
Họ và tên trẻ:   Hoàng Lê Bảo Minh
Loại tật :          Chậm phát triển ngôn ngữ, Tự kỉ        
Nội dung
Tháng 9
Hiểu khi nghe cô và các bạn nói
Tháng 10
Nói được 1 từ đơn giản
Tháng 11
Biết trao đổi phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động
Tháng 12
Biết phối hợp cùng nhóm khi chơi
Tháng 1
Biết phát âm nói rõ từ, nói được cả câu
Tháng 2
Trẻ biết đọc thơ hát những còn chậm.
Tháng 3
Biết bắt chước lời của một số nhân vật trong truyện
Họ và tên trẻ:   Dương Minh Ngọc
Loại tật :          Chậm phát triển ngôn ngữ, khuyết tật mắt    
Nội dung
Tháng 9
Hiểu khi nghe cô và các bạn nói
Tháng 10
Nói được diễn đạt được ý mình nói hơi ngọng.
Tháng 11
Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn khi tham gia hoạt động
Tháng 12
Biết phối hợp cùng nhóm khi chơi
Tháng 1
Biết phát âm nói rõ câu, từ
Tháng 2
Trẻ biết đọc thơ tuy nhiên vẫn ngọng
Tháng 3
Biết bắt chước lời của một số nhân vật trong truyện
Lưu ý : Hàng tuần giáo viên nhận xét đánh giá sự tiến bộ của trẻ.
Tốt: +
Chưa rõ rệt:   +_
Chưa đạt:   _
	Khi mở sổ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ, tôi nhận thấy mình có sự sát sao trong quá trình phát triển của trẻ. Khi cảm thấy trẻ không có sự tiến bộ trong các hoạt động hàng ngày, tôi kịp thơi điều chỉnh kế hoạch giáo dục, mục tiêu giúp trẻ ngày càng phát triển, tự tin hơn trong tất cả các hoạt động. Cũng nhờ sự theo dõi đánh giá này tôi thường xuyên nắm rõ kịp thời tình hình của trẻ để tư vấn kịp thời cho cha mẹ học sinh trẻ có những kế hoạch phù hợp giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
6. Biện pháp 6. Phối kết hợp với phụ huynh rèn trẻ
	Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh và giáo viên ai cũng mong muốn. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. 
	Thời kỳ đầu, do không muốn con mình mang tiếng là trẻ khuyết tật nên gia đình thường xuyên không quan tâm đến những điều cô nói, cho rằng đó chỉ là bình thường. Biết được điều đó nên khi cùng nhà trường xây dựng chương trình, tôi đã chú trọng đến việc xây dựng thêm những tiêu chí dành cho trẻ khuyết tật với nội dung phong phú và đa dạng. Qua quá trình dạy cháu học, tiếp xúc cùng cháu nhiều, tôi thấy cháu đã có những chuyển biến tích cực: Cháu ngoan hơn, đã hòa nhập được với các bạn trong lớp, tôi thấy mình cũng rút ra được một số biện pháp giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hòa nhập tốt hơn trong trường học của mình. 
	Hằng ngày trong những giờ đón và trả trẻ tôi đều dành một thời gian nhất định để trao đổi với phụ huynh về tình hình, diễn biến tâm lý của trẻ, những chuyển biến của trẻ và có những đề xuất cần phụ huynh phối hợp. Đồng thời qua trao đổi với phụ huynh tôi cũng biết thêm được một số cá tính của trẻ ở nhà để có hướng rèn luyện, uốn nắn trẻ. Vì vậy, tôi vận động phụ huynh thường xuyên cho trẻ đi chơi, tạo cho trẻ niềm vui, hứng thú khi được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Luôn tạo tình huống giao tiếp với trẻ khuyết tật để từ đó phát triển toàn diện cho trẻ trong giai đoạn vàng 0-6 tuổi.
	Động viên phụ huynh cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi xã hội của trường như: Tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ, tham quan, du lịch, các buổi hoạt động sự kiện giữa các lớp, các buổi hoạt động ngoại khóa để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin. 
Giáo viên thường xuyên nhắc nhở phụ huynh quan tâm, dạy dỗ trẻ theo khoa học, không nuông chiều trẻ. Cụ thể như: Biết khen trẻ khi trẻ ngoan, làm đúng nhưng cũng phải biết phạt trẻ khi trẻ hư, bướng bỉnh không nghe lời người lớn.
	Tôi và các giáo viên trong lớp thường xuyên sử dụng email, zalo để trao đổi thông tin, kịp thời trao đổi để nắm bắt những vấn đề của trẻ khi trẻ ở lớp cũng như khi trẻ ở nhà. Tiếp tục phản hồi với gia đình về sự tiến bộ của trẻ.
	Tôi cũng thường xuyên lập kế hoạch giáo dục trẻ hàng tháng trong đó có kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật, thông báo công khai với gia đình kế hoạch giáo dục đó để gia đình nắm bắt được đồng thời phối kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
	 Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời, mọi ảnh hưởng của xã hội đều có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Sự chăm lo của xã hội như: Phát động ngày vì trẻ em, cấp phiếu khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi , tặng quà ngày 1/6, ngày tết trung thuđã có nhiều tác động đến các bậc làm cha mẹ, giúp họ hiểu hơn trách nhiệm của mình với xã hội và trong việc giáo dục con cái.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Sau gần một năm thực hiện một số biện pháp trên để giúp trẻ khuyết tật chậm phát triển ngôn ngữ hòa nhập tốt hơn trong trường mầm non, tôi thu được kết quả như sau:
1. Đối với trẻ:
	- Tôi thấy trẻ có rất nhiều tiến bộ. Trẻ mạnh dạn, tự tin tích cực tham gia các hoạt động, trẻ chuyển mình một cách rõ rệt, từ chỗ không thích luôn tách mình khỏi tập thể, khỏi các hoạt động xã hội đến nay trẻ đã hứng thú đi học, thích đi chơi, tham gia hoạt động cùng các bạn. 
	- Tính khí trẻ điềm đạm hơn, trẻ không còn giận dỗi, thích gì làm nấy nữa mà ngoan hơn, biết nghe lời cô giáo hơn.
	VD: Trước đây trẻ chỉ thích nằm ngủ một mình, không thích ăn cơm với thịt nhưng sau khi đi học trẻ thực hiện nề nếp rất tốt, thích ngủ cùng các bạn, ăn uống cùng các bạn.
	- Trẻ đã chơi cùng tất cả các bạn trong lớp, biết hoạt động theo nhóm.
	- Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, trẻ có thể nói ý tưởng, mong muốn của mình để cô và các bạn hiểu.
	- Kỹ năng của trẻ tốt hơn: Kỹ năng tạo hình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm...
	- Trẻ đã biết diễn đạt các mong muốn của trẻ thông qua ngôn ngữ.
	- Bản thân trẻ chủ động hơn trong các mối quan hệ giao tiếp.
 Kết quả được thể hiện qua bảng khảo sát so với đầu năm như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ TRẺ
Các tiêu chí đánh giá
Mức độ đạt
Tỉ lệ
Lắng nghe và chú ý 
Đạt yêu cầu
80%
Phản ứng với các điệu bộ và yêu cầu đơn giản
Đạt yêu cầu
85%
Nhắc lại được câu đơn giản
Đạt yêu cầu
80%
Tự nói được một số từ
Đạt yêu cầu
82%
Khả năng phát âm của trẻ
Đạt yêu cầu
85%
2. Đối với giáo viên:
	- Phòng lớp trang trí đẹp phù hợp với trẻ mầm non, giúp trẻ hứng thú đi học, yêu lớp, yêu trường. Đồ dùng đồ chơi của trẻ phong phú đa dạng hơn.
- Qua quá trình thực hiện tôi thấy nghệ thuật lên lớp của mình phong phú hơn, phương pháp dạy học được nâng cao. Kinh nghiệm chuyên môn của tôi được trau dồi giúp tôi tự tin hơn khi đứng lớp.
- Tôi làm tốt hơn trong việc phối hợp với cha mẹ học sinh để tìm ra phương pháp giáo dục trẻ toàn diện nhất.
 	- Tôi được sự quan tâm, tin tưởng của gia đình cháu. Gia đình cháu luôn ủng hộ nhiệt tình về tinh thần và vật chất một cách thiết thực nhất.
	- Với những niềm vui này càng thúc đẩy lòng nhiệt huyết trong tôi, tôi cảm thấy yêu trường lớp, yêu trẻ hơn, điều đó tiếp thêm nghị lực để giúp cho những trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói riêng phát huy được tư duy của mình giúp trẻ có tương lai sau này. Và quan trọng nhất là khi trẻ khuyết tật được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội được học tập và được giáo dục tốt hơn.
3. Đối với phụ huynh:
	- Hoàn toàn yên tâm, tin tưởng khi cho trẻ đến trường để giáo viên chăm sóc và nuôi dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
	- Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc giáo dục trẻ ở cấp học mầm non, đặc biệt là giáo dục hòa nhập trẻ khuyết 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
	1. Để Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là trạm y tế phải thường xuyên theo dõi.
	2. Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ  để có biện pháp giáo dục phù hợp.
	3. Giáo viên phải tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.
	4. Phải thường xuyên học hỏi, tìm tòi nghiên cứu đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp, xử lý tình huống kịp thời..
	5. Giáo viên phải thường xuyên gần gũi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ hòa nhập vui chơi với bạn bè.
	6. Thường xuyên giáo dục các cháu trong trường, lớp thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
	7. Thường xuyên quan tâm theo dõi các hoạt động của trẻ khuyết tật, nhận xét đánh giá sự phát triển của trẻ.
	8. Giáo viên phải thật sự là người mẹ hiền, bằng tình thương bao la của người mẹ, bằng những kinh nghiệm, những kỹ năng sư phạm , sự linh hoạt nhạy bén trong phương pháp giáo dục và quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động.
II. KIẾN NGHỊ
Để giúp khuyết tật hòa nhập tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau đây:
- Giáo viên mầm non cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn để từ đó có những cơ sở lý luận và kỹ năng tổ chức tiết học giúp trẻ khuyết tật hòa nhập thông qua hội thảo, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn.
- Giáo viên mầm non nên thường xuyên tham dự tập huấn ở các cơ sở mầm non khác để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm và các hình thức tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ.
- Khi dạy trẻ khuyết tật nhất là chậm phát triển ngôn ngữ, giáo viên nên thường xuyên quan tâm, gần gũi trẻ để trẻ có cảm giác an toàn, tin tưởng tuyệt đối với giáo viên, từ đó dễ dàng hướng dẫn trẻ theo ý mình để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non mà tôi đã vận dụng trong lớp mẫu giáo của tôi năm học 2018 - 2019. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Trong quá trình thực hiện tôi không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Rất mong hội đồng xét duyệt các cấp đóng góp ý kiến cho tôi để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_khuyet_tat_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan