Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học” thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Văn học là một món ăn tinh phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người từ xưa đến nay. Từ khi sinh ra, trẻ em đã được nghe những lời ru, tiếng hát của mẹ. Nó mang đến một cảm giác gần gũi, một sự bình yên đến kỳ lạ cho trẻ.

Văn học giúp trẻ hiểu biết được thế giới xung hơn. Những tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ em có trí tưởng tượng phong phú hơn.

 Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, đó chính là giúp các em cảm thụ các tác phẩm văn học.

 

doc23 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 5046 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học” thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cái hay cái đẹp của cuộc sống trẻ phải hiểu được, cảm thụ được nội dung sâu sắc của câu truyện, bài thơ đó.Từ đó nhận thức được thế giới xung quanh bằng cả một cả một trí tuệ và một trái tim, tỏ thái độ của mình với cái thiện cái ác của cuộc sống.
Nếu như không có văn học, nhân cách của trẻ sẽ ra sao? Trẻ khó có thể nhận ra đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa.Mà việc hình thành và phát triền nhân cách cho trẻ chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nghành giáo dục mầm non.Qua đó,việc cảm thụ tác phẩm văn học thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ sẽ giúp hình thành ở trẻ những nhân cách tốt đẹp. Những câu truyện, những bài thơ sẽ là nguồn phong phú và không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu cha mẹ, yêu những người thân gần gũi, yêu gia đình, yêu quê hương, làng xóm, cao hơn nữa đó chính là tình yêu Tổ quốc, tình yêu thiên nhiên, yêu cây cối, yêu động vật, yêu những gì gần gũi nhất với trẻ.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Đặc điểm nhà trường:
 Trường mầm non Hoa huệ được tuy mới thành lập được 7 năm. Trường có 1 điểm trường, với tổng số học sinh hơn 220 cháu gồm 7 nhóm lớp với 21 cán bộ giáo viên, trình độ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 75% trường nhiều năm đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh , chất lượng giảng dạy ngày một cao , được phụ huynh học sinh tin tưởng số lượng học sinh ra lớp ngày một đông.
 Mặc dù trường mầm non Hoa Huệ thuộc địa bàn xã, kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong các năm học.
 Trẻ em trong trường đa số có ý thức, nề nếp trong mọi hoạt động, giờ nào việc ấy.
 Giáo viên được đào tạo chính quy và biết được các phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh. Năm nay tôi được dạy hai cô trên một lớp nên cũng có thời gian để đầu tư vào việc làm hồ sơ và đồ dùng tốt hơn.
 Hình ảnh trường mầm non Hoa Huệ.
 2 . Đặc điểm của lớp : 
 Năm học 2016 – 2017, tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5 - 6 tuổi của trường: Là lớp lá 3. Với tổng số: cháu 34 cháu, trong đó 18 cháu nữ, 16 cháu nam, với độ tuổi đồng đều, đa số các trẻ ngoan ngoãn, có sức khỏe tốt, hồn nhiên, tự tin khi giao tiếp, đạt yêu cầu về đầy đủ 5 mặt phát triển gồm: phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất, và tình cảm xã hội. Đồng thời trẻ cảm thụ được cái đúng cái sai, cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ . Đó là một thuận lợi lớn giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học một cách tốt hơn thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Đối với giáo viên :
 Là một giáo viên mầm non, trực tiếp truyền thụ kiến thức cho trẻ và có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề mến trẻ bản thân tôi xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với môn văn học qua thể loại thơ, kể truyện và tìm ra các giải pháp hữu ích nhất để trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
 4. Đối phụ huynh : Sự quan tâm của phụ huynh dành cho các cháu là không đồng đều, hầu hết phụ huynh là nông thôn. Qua thực tế cho thấy một số phụ huynh còn ít đọc thơ, kể truyện cho trẻ, một số phụ huynh còn đọc nhanh, chưa đúng lời, trẻ chưa thể cảm nhận hết nội dung bài thơ, câu truyện.Và ít khi phụ huynh giảng nội dung để trẻ hiểu rõ được nội dung, cái hay, cái đẹp của bài thơ. Và một số ít phụ huynh không biết chữ nên việc đọc thơ, kể truyện cho trẻ cũng là vấn đề khó khăn.
 Chính vì vậy, việc trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc giúp trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học thực hiện hai nhiệm vụ là hiểu được nội dung và cảm thụ được tác phẩm văn học thông qua các tiết kể chuyện,đọc thơ,đóng kịch.. dạy trẻ kể lại các tác phẩm văn học có cảm xúc của người kể,nhận thức được cái đúng cái sai, cái tốt cái xấu,cái đẹp trong tác phẩm.
 III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Phạm vi thực hiện đề tài.
 Tôi là một giáo viên phụ trách mẫu giáo lớn gồm 34 cháu. Trong số này đã có 30 cháu học qua lớp mẫu giáo nhỡ, còn 4 cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo nhỡ.
 1.1. Thuận lợi :
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các cháu.
 1.2. Khó khăn 
 - Do thiếu thốn cơ sở vật chất, cả trường chung một máy chiếu nên đôi khi cũng khó khăn khi thực hiện việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học và cảm thụ tác phẩm văn học.
- Một số trẻ còn ít nói, nhút nhát, chưa tự tin phát biểu bài. Một số trẻ nói ngọng, giọng địa phương..nên lời nói chưa rõ ràng và chính xác. Một số trẻ quá hiếu động, hay nói nhiều, không ngồi yên cho nên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến quá trình cho trẻ cảm thụ tác phẩm văn học một cách hiệu quả.
 - Hơn 50% trẻ chưa cảm thụ được cái hay, cái đặc sắc trong tác phẩm văn học. 70 % kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, trình độ nhận thức nhận thức không đồng đều, đa số phụ huynh bận công việc nên thời gian ở nhà ít khi kể chuyện, đọc thơ và giảng nội dung cho trẻ, không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ không được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc trẻ chậm cảm thụ tác phẩm văn học.
 Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục và truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách đúng đắn để trẻ cảm thụ tác phẩm văn học một tốt nhất thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Kết quả khảo sát đầu năm:
 Khảo sát khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ.
Qua quá trình tôi giảng dạy và khảo sát đầu năm. Tôi và giáo viên cùng lớp đã chú ý quan tâm đến khả năng chú ý và tiếp thu của trẻ. Kết quả đạt như sau:
Môn
Khảo sát đầu năm
Thơ
 Hứng thú: 70%
 Hiểu nội dung: 65%
 Thuộc tác phẩm: 70%
 Đọc diễn cảm: 60%
Truyện
 Hứng thú: 70%
 Hiểu nội dung: 55%
 Kể diễn cảm 30%
 Qua đó, tôi đặc biệt chú ý hơn những trẻ có khả năng cảm thụ văn học chậm như: Bảo, Xuân Sang, Đoan Khoa, Thùy Trân, Hải Đăng...và thường xuyên kể truyện, đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi. Điều đó cũng giúp trẻ cảm thụ văn học tốt hơn.
 IV. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ:
 - Đối với trẻ em mầm non, đây là thời kì phát triển và hoàn thiện về tất cả mọi mặt giúp trẻ linh hoạt hơn, thích tham gia các hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là trẻ thích nghe kể truyện và đọc thơ.
 - Trong quá trình này, các cơ quan thính giác của trẻ cũng được củng cố và hoàn thiện hơn, kinh nghiệm nghe đọc thơ của trẻ tích lũy được nhiều hơn, tạo tiền đề giúp trẻ cảm thụ thơ một cách sâu sắc hơn.
 - Tính chủ động của trẻ phát triển. Ghi nhớ của trẻ ngày càng có tính chủ định, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn, trẻ biết điều khiển chú ý của mình, tự giác hướng chú ý của mình vào một chủ thể nhất định.
 - Tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic dần thay thế tư duy trực quan, hành động. Đây là điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ cảm thụ tốt nhất những hình tượng nghệ thuật đặc biệt là hình tượng trong thơ.
2 . Một số biện pháp giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học thông qua lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
2.1. Nghiên cứu kỹ tác phẩm
 Muốn dạy trẻ cảm thụ tốt tác phẩm văn học, trước tiên cô phải nghiên cứu kỹ tác phẩm, chọn tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, sau đó học thuộc câu chuyện bài thơ đó để khắc sâu hơn. Khi giáo viên đọc phải đọc diễn cảm, thể hiện rõ được tính cách nhân vật, cử chỉ, nét mặt phù hợp, giọng đọc , giọng kể phải đúng nhịp thì mới toát lên được nổi bật nội dung câu truyện bài thơ, qua đó trẻ mới có thể cảm thụ câu truyện, bài thơ tốt hơn.
 Để truyền thụ tốt một tác phẩm văn học cần phải lựa chọn những tác phẩm dễ hiểu, có tính lôi cuốn, nhiều tình tiết hấp dẫn với trẻ. Đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí trong tác phẩm ấy.Trẻ em cần cái lạ, cần cái ly kì, ấn tượng đó chính là nhu cầu được khám phá thể giới, tò mò với những gì xung quanh.
 Vì thế, tôi nhận ra rằng: Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ tốt, trước hết giáo viên phải chọn tác phẩm phù hợp, nội dung dễ hiểu, xúc tích, có nhiều tình tiết hấp dẫn. Sau đó, cô phải đọc đi đọc lại nhiều lần để hiểu và thuộc tác phẩm đó. Hiểu nội dung cần nhấn mạnh chỗ nào, thể hiện cử chỉ ở từng đoạn ra sao và đặt câu hỏi như thế nào cho phù hợp. Cô phải soạn bài trước khi lên lớp, đặt ra những mục đích yêu cầu để dạy trẻ phù hợp với khả năng nhận thức của lớp mình.
 Khi vào bài cô cần tạo tình huống sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng các phương pháp như đặt câu đố, cho trẻ quan sát mô hình, những hình ảnh sinh động trên màn hình chiếu.Tùy theo tiết dạy mà cô chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp.
 2.2.Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ 
 - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, sắp xếp gọn gàng đồ dùng đồ chơi để tạo môi trường thông thoáng và thoải mái cho trẻ .
 Ví dụ : Khi dạy trẻ kể truyện sáng tạo, tôi tận dụng không gian lớp học để trưng bày khung sân khấu,trang trí cảnh vật xung quanh sân khấu sinh động, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 - Khi lên lớp dạy, tôi luôn tạo một một không khí dễ chịu để trẻ được thoải mái, không bị áp lực mà phấn khởi trong giờ học.
 - Trước khi tổ chức hoạt động tôi tìm nghe các câu truyện, bài thơ cần dạy để biết rõ hơn về giọng điệu của các nhân vật trong tác phẩm. Sau đó, tự luyện giọng sao cho phù hợp, ghi âm và nghe lại, chỉnh sửa lại giọng đọc sao cho diễn cảm. Đồng thời khi kể kết hợp kể với tranh, mô hình,vi deo, rối... chuẩn bị trang phục phù hợp với nộng dung câu truyện để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách tốt nhất.
Góc văn học
 2.3. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
 Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ. Ví dụ : truyện “ Bác Gấu đen và hai chú thỏ” với chủ đề động vật, tôi sử dụng mô hình để gây hứng thú cho trẻ. Đồng thời, giúp hình thành và phát triển óc tưởng tượng của trẻ, cụ thể và ấn tượng hơn về nội dung câu truyện, bài thơ thông qua mô hình.
 Tiếp theo, đó là cách liên kết chuyển tiếp giữa các bước dạy học sao cho hấp dẫn, tạo sự bất ngờ, khiến trẻ tò mò, thích khám phá. Nhấn mạnh nội dung cần truyền tải cho trẻ trong câu truyện, lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng phù hợp, tạo nên những thắc mắc cao trào khiến trẻ hồi hộp, mong đợi thích thú sự gay cấn, chờ đợi những diến biến tiếp theo....Qua tác phẩm, trẻ rút ra được bài học cho bản thân trẻ bằng cách tự đánh giá tác phẩm góp phần bổ dưỡng cho các em những tình cảm trong sáng, tạo dựng thái độ trong cuộc sống xung quanh đời thường của trẻ. 
 Hình ảnh cô và trẻ trong tiết học kể truyện
 2.4. Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình,áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Tôi tìm tòi, vận dụng các nguyên liệu mở như: vỏ chai nhựa, thanh tre, ly nhựa, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất ...để làm thành những con rối xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích .
 - Tạo nhiều trang phục lạ mắt hấp dẫn cho trẻ bằng cách tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như lá cây, lon bia, ni lông, đĩa hư, giấy xốp...
 - Áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học để thuận lợi cho việc chuẩn bị cho tiết dạy và thu hút trẻ hơn.Tôi chọn những hình ảnh, những vi deo hay phù hợp với nội dung câu truyện bài thơ để phục vụ cho tiết học sao cho sinh động và hấp dẫn hơn, trẻ cảm thụ được nội dung câu truyện, bài thơ hơn.
 2.5.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
 - Giáo viên làm bản tin , treo kế hoạch tuần, một số bài thơ, câu truyện để phụ huynh biết và phối kết hợp với giáo viên để dạy trẻ tốt hơn.
 - Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu , nguyên liệu như : giấy, sách, những lọ nhựa, quần áo cũ, vải vụn ...
 - Tôi luôn trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để kể chuyện, đọc thơ cho trẻ, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi kể chuyện hay đọc thơ cho trẻ phải giảng nội dung bài thơ, câu chuyện cho trẻ nghe để trẻ hiểu và cảm thụ được nội dung của tác phẩm văn học.
 2.6. Làm đồ dùng đồ chơi:
 - Tôi tận dụng thời gian rảnh rối để gom các nguyên liệu vật liệu có sẵn như sách báo, lịch cũ, vải vụn, cành cây khô, ni lông, ống lon, chai nhựa, xốp để làm đồ dùng dạy học cho trẻ.
 - Trong hoạt góc để cô gợi ý trẻ tạo ra những đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn , hột hạt vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện .
 - Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy,tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh xắn từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích.
 3. Các hình thức cho trẻ cảm thụ tác phẩm văn học.
 3.1. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
 - Trong thời đại công nghệ thông tin đang phát triển, việc áp dụng các bài giảng điện tử vào quá trình dạy học luôn được tôi ưu tiên hàng đầu. Tôi sử dụng những hình ảnh động, những vi deo vào dạy học khiến trẻ hứng thú hơn, cảm thụ văn học tốt hơn. 
 Ví dụ: Câu truyện “ Sự tích hoa hồng”, tôi sử dụng hình ảnh động và vi deo để kể cho trẻ. Hình ảnh hoa hồng sống động có bướm bay xung quanh, sau đó nàng tiên bay xuất hiện tới, hình ảnh thần mặt trời tỏa ánh hào quang rất đẹpkhiến trẻ khắc sâu hơn, cảm thụ nội dung câu truyện tốt hơn. 
 Hình ảnh cô và trẻ đang học với phương tiện máy chiếu
 3.2. Sử dụng rối dẹt và nghệ thuật múa rối
 - Với câu chuyện “Ba anh em” thì tôi vẽ hình các nhân vật trong truyện lên bìa giấy cứng hay gỗ mỏng có gắn đế. Khi sử dụng , buộc một sợ dây vào đế con rối rối di chuyển sợ dây theo lời kể của câu chuyện.
 - Với bài thơ “ Tình bạn”, tôi làm rối các nhân vật trong truyện gồm Gấu, Nai, Hưu, Mèo bằng động tác kéo dây ở đế các nhân vật rối hình sẽ di chuyển theo từng nhịp điệu của bài thơ điều này gây được sự chú ý của trẻ.
 - Một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc đó chính là nghệ thuật múa rối và tối cũng áp dụng vào kế hoạch dạy của mình để kích thích sự tò mò của trẻ, đồng thơi giúp trẻ nhớ câu truyện, bài thơ lâu hơn.
 - Ví dụ : Với câu chuyện “Chú dê đen” giáo viên sự dụng mô hình sân khấu là một khu rừng nhỏ cây cối xung quanh.. nhân vật trong truyện được cách điệu hóa. Dê trắng đeo vòng cổ trắng, dê đen đeo vòng cổ đen, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện.
 3.3. Trò chơi đóng kịch.
Trẻ em đóng kịch
 Để trẻ nhớ nội dung câu truyện, nắm được ý nghĩa của tác phẩm văn học và phát triển tư duy, cảm thụ văn học một cách sâu sắc thì kịch là một hoạt động rất có kết quả với trẻ. Vì trẻ được thực hành, hóa vai vào các nhân vật, nói được lời thoại, giọng điệu, khắc họa tính cách và hành động của các nhân vật trong truyện. 
 Ví dụ: truyện “Hai chú gấu tham ăn”
 Để trẻ nhớ được ngôn ngữ lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai Gấu anh, Gấu em, Cáo, Mẹ.. Cô giáo là người dẫn truyện, trẻ tự diễn theo nội dung câu truyện khi trẻ diễn xong nên cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn. Từ đó trẻ xác định được thái độ đối của trẻ với nhân vật trong truyện và rút ra được bài học là anh em trong nhà phải yêu thương, nhường nhịn nhau.
 - Việc hóa trang và bố trí sân khấu phù hợp trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin, thích thú hơn khi trẻ nhập vai vào trong tác phẩm.
 Qua một năm nghiên cứu áp dụng những kinh nghiệm, một số biện pháp trong và ngoài giờ học ở lớp tôi thấy chất lượng về việc trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học nâng lên rõ rệt , trẻ rất hứng thú khi học môm học này và mạnh dạn tham gia các hoạt động . Đồng thời đã đạt được một số kết quả nhất định.
 IV. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chất lượng khảo sát trẻ.
Môn
Khảo sát đầu năm
Khảo sát cuối năm
So sánh
Thơ
Hứng thú: 70%
Hiểu nội dung: 65%
Thuộc tác phẩm: 70%
Đọc diễn cảm: 60%
Hứng thú: 85 %
Hiểu nội dung: 85 % 
Thuộc tác phẩm:90%
Đọc diễn cảm: 75%
Tăng 15 %
Tăng 20%
Tăng 20%
Tăng 15%
Truyện
Hứng thú 70%
Hiểu nội dung 55%
Kể diễn cảm 30%
Hứng thú 92%
Hiểu nội dung 85 %
Kể diễn cảm 45%
Tăng 22%
Tăng 30%
Tăng 15%
Đánh giá kết quả:
 Sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong năm học đã cho thấy:
 + Trẻ hứng thú hơn khi học tiết văn học
 + Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
 + Trẻ nhớ được nội dung câu truyện sâu sắc hơn.
 + Trẻ có sự sáng tạo hơn trong giờ đóng kịch
 + Trẻ thích được biểu diễn đóng kịch trên sân khấu
 + Trẻ thích được đọc thơ, kể truyện.
 + Trẻ ghi nhớ, thuộc thơ, truyện lâu hơn
 + Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú, đa dạng.
 - 98 % Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu như : tranh ảnh , sách báo, truyện theo chủ đề, truyện sáng tạo , khâu rối tay giống vải ,góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ hứng thú khi học môn văn học thể loại tryuện kể .
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng với những biện pháp tôi tự rút ra bài học cho bản thân như sau:
 - Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kỹ tác phẩm , phải đọc đúng, đọc chính xác, diễn cảm thể hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm kết hợp với điệu bộ minh họa cho tác phẩm. 
 - Luyện tập giọng đọc, giọng kể sao cho diễn cảm, thể hiện được cử chỉ điệu bộ của nhân vật trong tác phẩm.
 - Chuẩn bị đồ dùng trong tiết dạy thật chu đáo,chi tiết và sinh động nhằm thu hút trẻ vào giờ học.
 - Cho trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học ở mọi lúc,mọi nơi để trẻ cảm nhận được nội dung, ý nghĩa cũng như giai điệu của bài thơ.... 
 - Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ đóng kịch,đọc đồng dao ...trong những ngày hội, ngày lễ. Tổ chức trong các hội thi nhằm gây cho trẻ những hứng thú nhất định trẻ sẽ hào hứng, tự tin trước mọi người. 
 - Cần thiết kế bài dạy mẫu, mời đồng nghiệp và Ban Giam Hiệu đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.
 - Sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau để truyền đạt tác phẩm văn học cho trẻ.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, sử dụng rối, mô hình, kịch vào giảng dạy.
 - Tích cực làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ giờ học.
 - Không ngừng học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trau dồi kiến thức ,kinh nghiệp,các buổi chuyên đề ,trên các phương tiện thông tin đại chúng và các lớp tập huấn chuyên môn .
 - Yêu nghề mến trẻ, gần gũi với trẻ, tạo một môi trường thân thiện với trẻ.
 - Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh về phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho bộ môn
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học cho trẻ mầm non là một vấn đề quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Đồng thời cũng là một nội dung quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để làm nền tảng cho trẻ lên lớp 1 và những cấp học sau. Qua đó, góp phần cho trẻ phát triển đầy đủ về mọi mặt : nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội. Giúp trẻ hiểu rõ hơn về cuộc sống xung quanh, về cách ứng xử, bài học cho bản thân trẻ hằng ngày.
Ngoài ra, việc cho trẻ cảm thụ tác văn học còn giúp trẻ có trí tượng hơn, có sự sáng tạo hơn trong nghệ thuật và mạnh dạn hơn trong các hoạt động.	
 Ý kiến đề xuất: Để tạo điều kiện dạy học cho giáo viên do điều kiện trường còn thiếu thốn cơ sở vật chất, đặc biệt là máy chiếu, cả trường chỉ có một máy nên việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn gặp đôi chút khó khăn, kính mong cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ để giáo viên chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
 Người viết:
 Hứa Thị Diễu
D.TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1.Hà Minh Đức (chủ biên ), (1998) Lý luận văn học, NXB Giáo dục
2. Phương Lựu ( chủ biên), (2004), Lý luận văn học NXB Giáo dục
3. Hà Nguyễn Kim Giang( chủ biên),(2007), Phương pháp dạy đọc diễn cảm, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội.
4.Vũ Nho (chủ biên),(1999), Nghệ thuật đọc diễn cảm, NXB Thanh niên, Hà Nội.
5. Đinh Hồng Thái - Trần Thị Mai, (Chủ biên),(2009)Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục.
6. Chương trình giáo dục mầm non, Vụ giáo dục mầm non – Bộ giáo dục và đào tạo, NXB giáo dục, 2009.
7.Giáo dục mầm non những lý luận và thực tiễn, Nguyễn Ánh Tuyết, NXB giáo dục, 1990.
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_linh_vuc_PTNN.doc
Sáng Kiến Liên Quan