Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình
Năm học 2019 – 2020 là năm tiếp tục thực hiện các hoạt động theo hướng tích hợp từng chủ đề. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên trong phương pháp giảng dạy, đồng thời lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ thể hiện và nói lên ý tưởng, suy nghĩ cách làm của trẻ với cô với bạn từ đó cô điều chỉnh, bổ xung, khơi gợi sự sáng tạo của trẻ trong các hoạt động đồng thời yêu cầu của trẻ được nâng lên về nhận thức cũng như kỹ năng giáo dục trẻ theo từng chủ đề, chủ điểm. Bản thân tôi khi thực hiện các hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp đổi mới, tôi đã tham gia học tập đầy đủ các buổi tập huấn, hội giảng, hội thi kiến tập do phòng, trường tổ chức. Qua đó giáo viên đã học tập và vận dụng phương pháp dạy trẻ tạo hình sáng tạo linh hoạt. Trẻ hứng thú hoạt động và tạo ra các sản phẩm ngộ nghĩnh. Nhìn những sản phẩm của trẻ thể hiện đặc biệt là nét mặt vui tươi khi trẻ đựơc kể về sản phẩm của mình thì thấy vai trò của cô giáo trong hướng dẫn, dạy trẻ, khơi dậy ý tưởng của trẻ giúp trẻ thể hiện ý tưởng đó là vô cùng quan trọng. Cô có say mê với hoạt động tạo hình, có khả năng sáng tạo và khơi dạy nguồn cảm hứng của trẻ làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo và thể hiện ý tưởng đó từ mới phát hiện và bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu tạo hình.
óc thêm phong phú hơn. Những con rối ngộ nghĩnh do cô và trẻ cùng làm VD: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ nghĩnh bằng các sản phẩm dễ tìm. Dạy trẻ tự vẽ hoặc sắp xếp những chiếc mặt lạ thành bộ sưu tập thời trang dành cho trẻ. Chủ đề phương tiện giao thông: Dạy trẻ làm những chiếc tàu, thuyền buồm, ô tô, tín hiệu đèn giao thông Chủ đề thế giới động vật: Cái bồng bèo tây làm con gà, cái đuôi là lá bèo, chân gà là 2 cái tăm cắm vào hay cái bồng dài làm con chó. Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con châu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê, vỏ hộp sữa chua làm con gà, con công, vỏ hình quả trứng đựng kẹo làm con vịt. Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo ( sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng ). Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tôcho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô ( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quá trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 4 tuổi. Trong lớp tôi tạo ra mảng có tiêu đề: “ Bộ sưu tập của bé” ở đây mỗi trẻ có một ký hiệu riêng ( Như ca cốc) mỗi ký hiệu đó có đính nhựa trong để gài sản phẩm. Đến mỗi chủ điểm tôi gợi ý và phát động thi đua giữa các bé. Sưu tầm và cắt các hình ảnh về chủ điểm cô sẽ lấy ra cùng cả lớp kiểm tra xem ai sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp nhất. Biện pháp này đã giúp trẻ ý thức quan sát sự vật xung quanh để sưu tầm hình ảnh đẹp, phù hợp với chủ điểm xong cô và trẻ có các tư liệu đó làm sản phẩm tiếp theo như lựa chọn ảnh làm album về chủ điểm hình thức này trẻ rất thích. Ngoài ra tôi thấy hiện nay các vỏ hộp bánh, hộp đựng mỹ phẩm thường có màu sắc rất đẹp lại cứng nên tôi đã tận dụng bằng cách cắt nan giấy để dạy trẻ tập đan nong mốt. Ở đây thông thường vỏ hộp có một mặt màu và một mặt trắng vì vậy khi cho trẻ thực hành tôi hướng dẫn trẻ chú ý một nan úp xuống còn một nan để mặt trắng lên. Đây là hoạt động rèn tính kiên trì, tỉ mỉ của trẻ rất tốt. Khi quan sát hoạt động tôi thấy có trẻ say mê để đan cho được một sản phẩm để khoe với cô. Chiếc nong mốt của trẻ đan được cô gắn hoa và trang trí trên tường Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh cùng cô làm chủ điểm. Nói tóm lại để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị từ tranh ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp và đủ với số lượng cho tất cả mọi trẻ đều được tham gia hoạt động. Có như vậy thì giờ hoạt động chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn. 3. 4 Biện pháp 4: Tích hợp các môn học khác Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá. Ví dụ: Đối với tiết học “Vẽ phương tiện giao thông” (đề tài) tôi chuẩn bị rất nhiều phương tiện giao thông (đồ chơi) và chuẩn bị từ 2 – 4 tranh vẽ phương tiện giao thông cho bé quan sát. Khi vào bài cho trẻ hát bài “Em tập lái ôtô”. Sau đó tôi hỏi trẻ; Cả lớp vừa hát bài gì? - Vậy trong lớp có những đồ chơi gì là phương tiện giao thông. - Cho trẻ nói tên và đếm các phương tiện giao thông. + Sau đó tôi cho trẻ quan sát các bức tranh mà trẻ vừa được mô tả qua đồ chơi trong lớp. + Giới thiệu và đàm thoại với trẻ về các bức tranh mẫu (từ 2 – 4 tranh) + Trẻ thực hiện: Tôi mở băng có các bài hát trong chủ điểm gợi cho trẻ say mê làm việc trong khi trẻ thực hiện, tôi đến từng bàn động viên khuyến khích đối với những cháu còn lúng túng, gợi ý cho trẻ làm từ đơn giản đến phức tạp. Đối với trẻ khá tôi gợi ý để trẻ có nhiều sáng tạo trong bài vẽ. + Nhận xét sản phẩm: Cho trẻ để bài theo tổ, theo bàn và làm đoàn tầu đi quanh quan sát, nhận xét để trẻ chọn bức tranh mà trẻ thích nhất: con thích bài nào nhất? Vì sao con thích? Sau đó cô phân tích ưu điểm của từng bức tranh ở từng nét vẽ, màu sắc, bố cục, hình dáng, cho trẻ đếm phương tiện đã vẽ được, những bài đã vẽ được. + Kết thúc: Cho trẻ vận động bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” với một tiết học như vậy, tôi đã thu được kết quả rất đáng mừng, xuyên suốt tiết học là chủ điểm phương tiện giao thông, trẻ rất hứng thú và tích hợp được khám phá, toán, âm nhạc. Như vậy, thường cuối một chủ đề thực hiện chương trình tạo hình tôi lại tổ chức một cuộc thi “Bé khéo tay” ngay tại lớp mình. Muốn vậy tôi phải tổ chức tốt khâu chuẩn bị, chuẩn bị phông màn dán chữ, trang trí thật giống một cuộc thi, cũng có những phần thưởng (là chiếc đồng hồ, chong chóng, làm bằng lá dừa hay những con vật nghộ nghĩnh bằng lá cây, ) cho những ai đạt giải. Điều đó sẽ khuyến khích trẻ thi đua thực hiện. Trong suốt tiết này cô đóng vai trò người dẫn chương trình cho hội thi. Ngoài ra với tiết học này tôi cũng còn có các môn học khác. - Môn làm quen với toán: Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình chữ nhật. - Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ: Trong tiết học khám phá “Nghề Gốm Bát Tràng” tôi cho trẻ thực hành trải nghiệm làm người công nhân gốm, vẽ mầu nước lên những sản phẩm gốm. Trẻ hứng thú vẽ trên những sản phẩm gốm - Môn văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dây leo” cho trẻ tô màu cây. Ví dụ: vẽ, tô màu các con vật trong truyện. Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền. Ví dụ: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình. + Giờ sinh hoạt chiều: Ví dụ: Tôi cho trẻ kể về những con vật mà trẻ thích và cho trẻ vẽ những con vật đó. + Ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi vẽ, nặn, xé, dán. Góc tạo hình: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “Dán ngôi nhà của bé”. + Những giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả. Để thực hiện được điều này tôi cũng phải thay đổi nhiều hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ. Với những loại tiết vẽ theo đề tài, ý thích tôi thường tận dụng những hoạt động ngoài giờ học để củng cố kỹ năng cho những trẻ yếu, làm giầu vốn kiến thức cho trẻ khá trước khi trẻ thực hiện hoạt động học. Tôi cũng chia trẻ theo nhóm cho trẻ khá hướng dẫn trẻ yếu cùng nhau vẽ tranh, xé dán bức tranh theo nhóm. Tôi cũng cho trẻ quan sát tìm hiểu các loại sản phẩm khác nhau, cùng nhau khám phá cách thực hiện. Tôi cũng có thể cung cấp cho trẻ một số mẫu khác nhau để làm phong phú đề tài, ý thích của trẻ. Cho trẻ luyện tập kỹ năng cho trẻ để trong giờ hoạt động trẻ tự tin thể hiện ý tưởng của mình. VD: Trước giờ hoạt động “Vẽ quả” tôi tạo điều kiện cho trẻ quan sát, cảm nhận những vẻ đẹp tự nhiên của các loại quả: Quan sát cửa hàng bán hoa quả, nghe cảm nhận qua bài hát, cung cấp một số kỹ năng vẽ các loại quả. Khi được chuẩn bị chu đáo trước cho các hoạt động tôi thấy trẻ rất tự tin, mạnh dạn tham gia vào hoạt động và kết quả là sản phẩm của trẻ cũng luôn phong phú. Để thực hiện được ý tưởng này thời gian đầu tôi chia trẻ ra thành nhóm nhỏ hướng dẫn yêu cầu trẻ thực hiện các kỹ năng đơn giản rồi dần dần khuyến khích trẻ sử dụng các sản phẩm của mình để tạo thành sản phẩm chung trang trí lớp. VD: Tôi hỏi trẻ: Có muốn cùng cô trang trí góc siêu thị không? Ở siêu thị người ta hay bầy bán giới thiệu những gì nhỉ? Vậy thì cô cháu mình sẽ trang trí như thế nào cho đẹp? Để được trang trí bức tranh này, yêu cầu các con phải lựa chọn giấy xé vụn thành những mẩu giấy nhỏ rồi mới được tham gia vào dán làm những chiếc giỏ để đựng các loại rau ở siêu thị. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ từng bước tạo cho trẻ thấy thoải mái, vui vẻ, hoạt động vừa sức làm cho trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào hoạt động. Trẻ khá làm những thao tác khó hơn, với những trẻ chưa có kỹ năng tôi khuyến khích trẻ ngồi bôi hồ rồi cùng trẻ dán... Những lúc có điều kiện cho trẻ ra ngoài tiếp xúc thiên nhiên tôi cũng gợi ý hướng dẫn trẻ cảm nhận hình dáng các loại cây, nhành hoa, bãi cỏ.... Trẻ thật mải mê ngắm nhìn những khóm hoa đang nở rộ trong khuôn viên trường. Ở lớp học tôi xây dựng các góc tuyên truyền có hình ảnh gần gũi, có mầu sắc nổi bật, cho trẻ hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh được trang trí trong lớp học. Cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp khi có những hình ảnh trang trí, nhận xét đường nét, mầu sắc, bố cục của hình ảnh. VD: Góc tuyên truyền bài học hàng ngày của bé, tôi để tiêu đề “Tuần này bé học gì”. Hình ảnh những quả táo chín ngon mang kiến thức ngọt lành đến cho trẻ, trẻ như những chú chim non đang vui vầy quanh cành táo chín để hưởng thụ vị ngọt từ những trái táo. Với những góc chơi tôi cũng muốn tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trang trí cùng cô để trẻ cảm nhận và thấy được vai trò của mình ở lớp học. Hình ảnh minh họa vai chơi của góc “ Gia đình của bé”, “ Góc bán hàng ” do cô và cháu cùng vẽ và tô mầu trang trí. Hình ảnh góc bán hàng Với cách làm như vậy tôi nhận thấy tất cả trẻ đều đã có sự góp sức chung, trẻ cảm thấy yêu thích hoạt động, không bị tự ti vì mình không biết làm. 3.5 Biện pháp 5: Khuyến khích động viên trẻ kịp thời Tổ chức cho trẻ thi đua, biểu dương, khen thưởng trẻ kịp thời. Với trẻ mầm non thì việc biểu dương và khen thưởng kịp thời có hiệu quả rất cao trong việc khích lệ tinh thần của trẻ. Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Động viên, giúp đỡ trẻ còn yếu kém và khen ngợi trẻ có sản phẩm đẹp Ví dụ 1: Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ vẽ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ 2: Đối với trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ vẽ về những bức tranh mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ. Những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo. Ví dụ: Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi “Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu?” Đường đồng bằng hay miền núi, trên bầu trời có gì? Tôi thấy được nét mặt trẻ rất vui vẻ khi sử dụng những sản phẩm của mình trong hoạt động hàng ngày. Khi trẻ đã có các kỹ năng hoạt động tạo hình thì tôi thường tổ chức cho trẻ các hoạt động học theo nhóm, trẻ có thể cùng cô thảo luận về cách thực hiện các yêu cầu ở tiết đề tài, ý thích trước khi trẻ về nhóm tiến hành thực hiện bài tập của mình. Khi trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ yếu thường hay học tập trẻ khá cách thực hiện yêu cầu của cô, trẻ đua nhau để có được sản phẩm đẹp. Hoạt động theo nhóm cũng khuyến khích trẻ khá sáng tạo, thể hiện vai trò của mình, khi trẻ yếu kỹ năng còn lúng túng thì những trẻ khá hướng dẫn trẻ chậm hơn, trẻ gợi ý nhau cách làm. Vào giữa các chủ đề tôi thường hướng dẫn gợi ý trẻ vẽ về chủ đề để trang trí thêm vào mảng mở của chủ đề và cũng là để củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về chủ đề. Thỉnh thoảng những hoạt động chiều tôi lại cho trẻ thi vẽ tranh về chủ đề và cho trẻ mang tranh về nhà khoe bố mẹ - thấy con mình ngày càng tiến bộ phụ huynh cũng phấn khởi quan tâm đến hoạt động của con nhiều hơn. Ý thức hơn, tôi cũng thường xuyên khen ngợi tinh thần có ý thức của trẻ để khuyến khích động viên trẻ kịp thời. Tôi cũng tạo cho trẻ một môi trường mở để trẻ tự lựa chọn hình thức hoạt động khi chơi, cho trẻ thấy được những giá trị của vật liệu mà trẻ đóng góp. Trong những giờ hoạt động vui chơi tôi cũng tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thường xuyên, khích lệ trẻ chưa có kỹ năng vào chơi cùng những trẻ khá để trẻ cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Cũng có những hoạt động tôi đã dùng hình thức giao nhiệm vụ để trẻ có ý thức với hoạt động của mình. Hình ảnh góc chơi tạo hình được trẻ cùng cô tạo lên bằng những vât liệu khác nhau: Lịch cũ, len, mầu nước, rơm, giấy mầu, xốp mầu. Mảng chủ đề mở cũng được trẻ thường xuyên quan tâm tìm hiểu và đóng góp công sức. Tôi cũng cho trẻ làm những bông hoa cùng cô để trang trí dàn hoa. Ngay từ đầu năm học góc tuyên truyền của lớp tôi đã có hình thức vừa tuyên truyền tới phụ huynh vừa khuyến khích trẻ. Hàng tuần tôi cho trẻ luyện tập thi đua nhận xét tìm ra những sản phẩm đẹp, việc sắp xếp sản phẩm tôi cũng có hình thức khuyến khích rõ ràng, những bài đẹp được các bạn lựa chọn sẽ được treo lên cao, cho vào khung tranh, còn lại những bài khác được treo giá phía dưới để trẻ có ý thức cố gắng. Một số bức tranh được trẻ lựa chọn để cô treo lên cao - trẻ rất mong muốn và cố gắng. Hình thức này trang trí phù hợp với địa hình của lớp tôi, chỗ này là cửa sổ bên dưới là chỗ phụ huynh thường xuyên lấy ba lô, giầy dép hàng ngày. Những bức tranh này cũng đẹp nhưng chưa được các bạn lựa chọn vì đã hết chỗ ở trên, các bạn cố gắng hơn ở lần sau nhé! Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở lớp. Tận dụng ngay những giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ làm quen các bức tranh mẫu của cô, các sản phẩm đẹp của các anh chị để cùng trò chuyện với trẻ về các đường nét, bố cục, mầu sắc, khuyến khích trẻ tập đánh giá sản phẩm và cùng trò chuyện với trẻ về cách vẽ, cách chọn mầu, cách sắp xếp bố cục với những sản phẩm nặn, xé dán, .... thì tôi cùng trẻ trò chuyện các bước tiến hành để tạo thành sản phẩm. 3.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh. Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình tôi đã tổ chức một số tiết học mẫu để giúp phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động tạo hình đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ 4 tuổi nói riêng. Ngoài ra vì điều kiện phụ huynh đi làm, hàng ngày các con thường do ông bà đưa đi đón về nên để tiện cho việc trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh được thuận tiện và có thể phổ biến tới 100% phụ huynh, ngay từ đầu năm tôi đã lập một nhóm riêng của lớp trên mạng xã hội và thông qua đó những hoạt động của các con được phụ huynh nắm bắt kịp thời ngay cả khi không thể đưa con đi lớp. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi, thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra. VD: Với đề tài: “Vẽ hoa” theo chủ đề thế giới thực vật tôi hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: - Đây là hoa gì? - Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào? hoa dùng để làm gì ? . Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng. Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn. 4. Kết quả: 4.1. Đối với trẻ: Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể trên tổng số trẻ 30 học sinh của lớp mình như sau: Bảng đánh giá trẻ cuối năm học TT Nội dung Sau khi áp dụng biện pháp Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ hứng thú 28 93 2 7 2 Trẻ tạo ra được sản phẩm 26 86,5 4 13,5 3 Trẻ có kỹ năng khi tham gia vào hoạt động tạo hình 26 86,5 4 13,5 4 Trẻ nói được tên sản phẩm của mình 27 90 3 10 4.2. Đối với giáo viên: - Tạo được môi trường phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ điểm - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt - Lớp học được trang trí bằng các sản phẩm của trẻ, cô giáo đỡ vất vả khi mỗi lần thay chủ điểm - Qua các đợt kiểm tra được nhà trường đánh giá xếp loại tốt. PHẦN III : KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận: Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để cho trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy 4- 5 tuổi nói riêng cần chú ý Tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng một số kỹ năng cơ bản cần thiết như: cầm bút, sử dụng các nguyên liệu như màu nước, giấy, hồ dánĐể tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện cho trẻ . Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: 1/ Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ. 2/ Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham gia vào môi trường hoạt động tạo hình. 3/ Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 4/ Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên để dạy trẻ. 5/ Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ. 2. Khuyến nghị: Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. Để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt. Lời cảm ơn .o0o.. Để hoàn thành được đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi tích cực trong hoạt động tạo hình”, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân được sự giúp đỡ rất nhiều của Ban giám hiệu, đã tham khảo một số tài liệu có liên quanđặc biệt là sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo quận Long Biên, ban giám hiệu trường tôi đã tổ chức các buổi tập huấn, kiến tậptạo điều kiện cho tôi tham gia học tập, tích lũy kinh nghiệm. Tôi cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã góp những ý kiến quý báu trong quá trình giảng dạy để bản thân tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. Trong quá trình viết không tránh khỏi thiếu sót rất mong các cấp quan tâm và các bạn đồng nghiệp giúp đỡ thêm để đề tài của tôi được hoàn thành tốt và cũng là kinh nghiệm quý báu cho bản thân tôi trong sự nghiệp “ trồng người” Tôi xin chân thành cảm ơn! Nhận xét của BGH Ngày tháng năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là skkn của mình viết không sao chép của người khác Người viết Nguyễn thị Thu Hoa
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_4_5_tuoi_tic.doc