Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh trung bình – yếu (lớp chủ nhiệm) ôn tập có hiệu quả trong kì thi THPT Quốc gia

Trong những năm gần đây, xã hội không ngừng phát triển. Theo dòng chảy của thời gian, con người hiện tại và trong tương lai phải là những con người có trình độ nhận thức, năng động, sáng tạo, tự tin để thích ứng với những đổi thay của xã hội thời đại. Với yêu cầu đó, giáo dục đóng vai trò quan trọng để đào tạo ra những con người có trình độ, năng lực theo kịp xu thế của thời đại. Chính vì thế từ năm 2014 đến nay, Bộ giáo dục đã không ngừng thay đổi nội dung và hình thức của kì thi trung học phổ thông nhằm đem lại sự đánh giá thực về năng lực của học sinh. Theo đó, số lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao hơn so với những năm trước đây. Đây là thực trạng mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện trên tinh thần không chạy theo những thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng thực của học sinh. Đây không những là trách nhiệm của các nhà quản lí mà còn là trách nhiệm của toàn thể đội ngũ giáo viên.

Với trường THPT Võ Thành Trinh một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá thực chất năng lực của các em. Xuất phát từ những khó khăn thực tế của nhà trường mà trong những năm qua tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao. Vì những lí do trên bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh trung bình -yếu (lớp chủ nhiệm) ôn tập có hiệu quả trong kì thi THPT Quốc gia”

 

doc15 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh trung bình – yếu (lớp chủ nhiệm) ôn tập có hiệu quả trong kì thi THPT Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c gia.
PHẦN NỘI DUNG 
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỶ LỆ HỌC SINH LỚP 12 HỌC YẾU Ở TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH
 1.1.Nguyên nhân từ học sinh
Là người trực tiếp tiếp thu những kiến thức thì nguyên nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do :
- Học sinh lười học: qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ học thì cắp sách đến trường, nếu vi phạm nội qui nhà trường thì tìm mọi cách để nói dối giáo viên...Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được mục đích của việc học: học để làm gì ? Học như thế nào cho có hiệu quả ? Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn. Hầu như các học sinh này chỉ xem trường học là “Trại tị nạn” để trốn tránh trách nhiệm với gia đình, đi học để có tiền đi chơi, không phải làm việc.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để kiếm tiền ăn học.
- Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
1.2.Nguyên nhân từ giáo viên
Nguyên nhân học sinh yếu kém không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần không nhỏ có ảnh hưởng của người giáo viên:
- Một số giáo viên chưa nắm được đối tượng học sinh nên dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện. Là một học sinh yếu thì việc dạy nâng cao kiến thức một cách tùy tiện như thế học sinh sẽ không hiểu bài dễ gây nhàm chán.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp bài học.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
-Khi ra đề kiểm tra, giáo viên không chú ý đến đối tượng học sinh mà ra đề quá khó, học sinh làm bài không được sẽ dẫn đến chán nãn.
- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình...
1.3.Nguyên nhân từ phụ huynh
- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô. Khi nào giáo viên gọi điện báo tình hình học tập không tốt của con em mình thì lại dùng biện pháp đánh đập, chửi bới chứ không lắng nghe nguyên nhân.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém!
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cha mẹ phải đi làm xa gửi con cho ông bà. Các em thiếu sự quan tâm đến việc học hành cũng như những thay đổi về mặt tâm sinh sinh lí. Hay gia đình không hạnh phúc, ba mẹ thường cãi nhau cũng khiến học sinh không chú tâm vào học tập.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác.
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 (LỚP CHỦ NHIỆM) HỌC TRUNG BÌNH - YẾU ÔN TẬP CÓ HIỆU QUẢ TRONG KÌ THI THPT QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT VÕ THÀNH TRINH.
2.1.Đối với giáo viên bộ môn
-Giáo viên cần phải kiên trì trong việc tìm ra nhiều biện pháp khác nhau để thu hút học sinh trong giờ học. Hơn nữa, giáo viên không thể nóng vội được mà phải kiên nhẫn, chỉ bảo các em một cách tận tình bởi ông bà có câu “Nước chảy đá mòn”, “Kiến tha lâu đầy tổ”.
-Dạy không gò ép mà phải luôn luôn khuyến khích, động viên các em để các em có động lực, niềm tin vào sức học của chính mình. Đồng thời các em không còn mặc cảm mà thoải mái học tập.
-Khi ra đề kiểm tra phải phù hợp với trình độ của học sinh . Không nên ra đề quá sức các em sẽ dễ dẫn đến chán nản vì các em cho rằng cho rằng có cố gắng thì cũng nhỏ điểm.
2.2.Đối với giáo viên chủ nhiệm
	Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh THPT. Đây chính chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với học sinh nhất, là chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống để các em có thể nhận được hỗ trợ, giúp đỡ hoặc hướng dẫn, dạy dỗ cần thiết kịp thời. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm góp phần rất lớn trong việc hình thánh nhân cách, định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh. Đối với giáo viên, chủ nhiệm lớp có học sinh trung bình - yếu thì đồi hỏi vai trò rất lớn. Riêng tôi, tôi thực hiện có hiệu quả một số biện pháp sau:
2.2.1.Tìm hiểu đối tượng học sinh
-Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm (GVCN) phải hiểu sâu sắc về các em. Từ đó mới có thể đặt ra những tác động sư phạm thích hợp. Như K.Đ.Usinxki đã từng nói “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”, do đó bất kì GVCN nào cũng cần phải tiến hành công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách. Đối với lớp chủ nhiệm có học sinh học lực trung bình- yếu thì đây là khâu rất quan trọng. 
	-Để tìm hiểu học sinh, có nhiều cách tiến hành với nhiều biện pháp khác nhau:
	Nghiên cứu lí lịch học sinh (hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của cha, mẹ, anh, chị, nghề nghiệp và tình trạng sức khỏa của các thành viên trong gia đình thông qua phiếu lí lịch đầu năm do GVCN thiết kế 
	Trao đổi với giáo viên chủ nhiện của lớp cũ. Đây là dịp để GVCN xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh yếu. 
	Trao đổi với phụ huynh học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng những học sinh cá biệt hoặc học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh rớt tốt nghiệp.
	2.2.2.Tạo sự gần gũi, tin tưởng của HS đối với GVCN 
-Đây là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó xuất phát từ cái tâm của người thầy...Chỉ khi nào ta trao yêu thương thì mới nhận lại yêu thương. Có yêu thương tận tâm thì GVCN mới kiên nhẫn lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những thay đổi về mặt tâm sinh lí của các em. Người thầy trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho học sinh. 
-Cách thức thực hiện:
Vào 15 phút đầu giờ, GVCN lên lớp, điểm danh lớp xem em nào chưa vào. GVCN chủ động gọi điện thoại cho phụ huynh học sinh để biết nguyên nhân. Đồng thời, GVCN cũng hỏi thăm các em trong lớp về bạn
Giờ ra chơi, GVCN có thể lên lớp nói chuyện với một số em không ra ngoài chơi. Một số câu hỏi như: Sao ngồi buồn vậy em ? Hôm nay không khỏe hả nhóc ? Sao giờ này lại nằm ngủ vậy bé ? Khi GVCN bắt chuyện bằng một số câu hỏi như thế, học sinh thấy được sự quan tâm của GV từ đấy các em sẽ chia sẻ, cởi mở hơn, đồng thời GVCN cũng biết thêm một số thông tin về học sinh của mình. 
Bên cạnh đó, GVCN có thể lên kế hoạch cùng với lớp tham gia hoạt động trải nghiệm nào đó. Trải nghiệm là một hoạt động tạo sự gắn kết giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ như hoạt động của lớp 12c9 (2016-2017) và 12c8 (2017-2018) đi thăm khu lưu niệm Bác Tôn. Đến đêy, các em được nghe các hướng dẫn viên thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Tôn- người con của quê hương An Giang. Các em cảm thấy tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc của quê hương mình. Qua cuộc đi trải nghiệm đó, học sinh đoàn kết hơn qua các trò chơi tập thể được tổ chức tại khu lưu niệm. Hơn thế nữa, cũng trong chuyến đi đó, tôi (GVCN) cũng hiểu thêm rất nhiều về học sinh của lớp mình: sở thích, tình cảm, gia đình, mốt thời trang của các em...
Ngoài ra, trong các hoạt động tập thể của trường do Đoàn tổ chức cũng là cơ hội tạo sự gắn kết giữa GVCN và học sinh cũng như giữa học sinh với học sinh. Điển hình như hoạt động chào mừng ngày 20/11; hoạt động 8/3; tháng Thanh niên; mừng Đảng mừng xuân của trường tổ chức. Trong các hoạt động đó, hoạt động mừng Đảng mừng xuân là học sinh phấn khởi nhất. Hoạt động diễn ra từ sáng đến tối. Buổi sáng các lớp sẽ tổ chức bán hàng rong hoặc dựng lại không khí tết xưa. Có thể nói bán hàng rong là một hoạt động tạo sự đoàn kết, yêu thương giữa GVCN và học sinh. GVCN cùng nhau làm rất nhiều món ăn để bày bán. Thông qua các hoạt động tập thể như thế góp phần giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, sẻ chia, yêu thương, tự tin, lịch sự, biết kiềm chế.
Với cách làm như thế, tôi đã thu được một kết quả khả quan từ lớp chủ nhiệm 2016-2017. Các em có chuyển biến tốt trong nhận thức là giảm tỉ lệ bỏ học, cúp tiết, trốn học...các em nói với nhau “Thôi đừng nghỉ học tội nghiệp cô chủ nhiệm mình bây ơi hoặc học đi cho cô vui...”. Đôi lúc các em ngủ quên, đi học trễ các em gọi điện thoại cho tôi nhờ xin Đoàn trường cho vào học. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong nhận thức của các em.
2.2.3.Giúp học sinh xác định được mục tiêu
-Bất kì một người nào muốn đạt được thành công cũng cần phải đặt ra mục tiêu để quản trị cuộc đời mình. Nếu không có mục tiêu, bạn sẽ thiếu tập trung và định hướng. Thiết lập mục tiêu không chỉ giúp chúng ta điều khiển định hướng của cuộc sống mà  còn là chuẩn mực để xác định xem bạn có đang thực sự thành công hay không. Đối với học sinh có học lực trung bình- yếu thì đây là một khâu quan trọng nhất. Tại sao thế ? Các em học yếu là do các em chưa định hướng được mình học để làm gì ? Học như thế nào ? Sau này mình phải làm gì ? Khi được hỏi “Em thích học ngành gì ? Các em trả lời rất hồn nhiên: “Không biết cô ơi ?” hoặc “Chưa biết nữa cô ơi?”. Chính vì không biết mình thích cái gì ? Học để làm gì ? Nên các em không có động lực, kế hoạch để học. 
-Cách thức thực hiện:
GVCN kể câu chuyện về “Ba người thợ cùng xây một bức tường”
Có một người đến hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?”
– Người thứ nhất lạnh lùng đáp: “Không thấy sao còn hỏi, chúng tôi đang xây tường.”
– Người thứ hai ngước lên mỉm cười trả lời: “Tôi đang xây một tòa nhà.”
– Người thứ ba vừa làm vừa ngâm nga bài hát gì đó, nụ cười của anh rất tươi: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới .“
Mười năm sau.
Người thứ nhất vẫn là người thợ xây tường.
Người thứ hai trở thành một nhà thiết kế, thiết kế ra những ngôi nhà.
Còn người thứ ba? Anh ta làm chủ của hai người kia.
Vậy với câu trả lời của người thợ xây thứ ba rõ ràng là hồ hởi, háo hức hơn nhờ khả năng “nhìn xa” của anh ta. Anh nhìn xa hơn công việc hiện tại mình đang làm, anh trông thấy trước thành quả và dự báo được chuyện sẽ đến trong tương lai với một bản vẽ tòa nhà nguy nga đã có từ trước trong đầu. Chắc chắn, công việc và cuộc sống của người thứ ba sẽ nhiều niềm vui và thú vị hơn nhiều hai người thợ xây còn lại. Qua đây GVCN cũng giáo dục học sinh về thái độ làm việc và đặc biệt là khi làm gì cũng cần có kế hoạch có mục tiêu, lí tưởng.	
Bạn thích làm gì ?
-GVCN giúp học sinh xác định mục tiêu của đời mình qua mô hình của Jim Collins
Bạn giỏi
Cái gì ?
 Xã hội đang cần gì
GVCN cho học sinh suy nghĩ và trả lời ba câu hỏi: Bạn thích làm gì nhất ? Bạn giỏi cái gì nhất ? Xã hội đang cần gì nhất ? Khi trả lời ba câu hỏi này, các em sẽ biết mình là ai ? mình cần gì? Mình say mê cái gì ? Nghĩa là giáo viên chủ nhiệm đã giúp các em xác định được mục tiêu của đời mình. Như câu nói rất hay của Warren Buffett “ Nếu không có cái gì đó say mê theo theo đuổi bạn sẽ không có năng lượng sống. Và nếu khống có năng lượng sống, bạn sẽ chẳng có gì cả”
2.2.4.Kết hợp với giáo viên bộ môn và Đoàn thanh niên
-Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất của GVCN và giáo viên bộ môn (GVBM) của lớp. Vì vậy GVCN phải là hạt nhân của sự kết hợp với các giáo viên khác cùng thực hiện các tác động sư phạm tới tập thể học sinh. Đối với học sinh có học lực trung bình- yếu, GVCN phải phối hợp chặt chẽ hơn đối với GVBM và Đoàn thanh niên.
-Cách thức thực hiện:
Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh nói riêng, cả lớp nói chung đối với từng môn học.
Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò, phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập.
Trao đổi với GVBM, Đoàn thanh niên về những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém...). Đồng thời lắng nghe ý kiến của GVBM, Đoàn thanh niên phản ánh để cùng hỗ trợ, tác động đến từng em học sinh nói riêng, lớp nói chung. 
Có thể nói, với cách làm này,tôi- GVCN lớp có học sinh ở mức trung bình- yếu thực hiện có hiệu quả. Kết quả là năm học 2016-2017 lớp đậu kì thi THPT Quốc gia 100%
2.2.5.Kết hợp với cha mẹ học sinh
-Kết quả giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm không chỉ phụ thuộc vào sự kết hợp giữa GVCN và GVBN cũng như các lực lượng khác mà còn phụ thuộc rất lớn vào gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên. Vì vậy, giáo dục gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ em. Song giáo dục gia đình cũng có muôn màu muôn vẻ. Không phải gia đình nào cũng có cách giáo dục con em tốt nhất. Chính vì thế GVCN cần phải phối hợp với gia đình học sinh để giáo dục học sinh một cách tốt nhất.
-Cách làm như sau:
Trước tiên, GVCN giúp cho cha mẹ học sinh hiểu được những qui định, nội qui, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đồng thời, GVCN cũng thống nhất với cha mẹ học sinh về biện pháp, nội dung, cách thức giáo dục phù hợp với lớp của mình. GVCN đề nghị với cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện cần thiết để học sinh học tập, rèn luyện.
Thứ hai là GVCN có kế hoạch định kỳ thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Ngược lại, gia đình cũng thông tin kịp thời cho GVCN biết những biểu hiện thay đổi về tư tưởng, hành vi, sinh hoạt, ứng xử của con em mình. Việc làm này giúp GVCN cũng như gia đình kịp thời hiểu các em và có biện pháp tác động phù hợp.
Thứ ba là GVCN cũng thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh qua điện thoại. Đây là phương tiện nhanh nhất, trực tiếp nhất. Ví dụ như 15 phút đầu giờ GVCN vào lớp thấy vắng một học sinh nào đó mà không thấy phụ huynh xin phép thì GVCN chủ động gọi điện thoại cho phụ huynh để biết nguyên nhân. Nếu trường hợp học sinh bệnh hoặc có công việc đột xuất thì không có gì để bàn. Còn trường hợp em đi học mà không vào trường thì ta có biện pháp xử lí. GVCN cũng cần chú ý thái độ khi tiếp xúc được với phụ huynh có học sinh học trung bình - yếu. Khi có con em học lực trung bình – yếu thì phụ huynh rất nhạy cảm với việc nhận được thư mời hoặc điện thoại từ GVCN. Bởi trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ ấy bao giờ cũng nghĩ đến việc GVCN mời để “mắng vốn” . Vì thế GVCN tiếp xúc với phụ huynh không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Do đó,cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. Biên pháp này giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với GVCN để giáo dục con em mình suốt năm học. 
Ngoài ra, trong các buổi họp phụ huynh định kì hoặc trong lễ “Tri ân trưởng thành” cho các em. GVCN soạn một số chủ đề thiết thực để trao đổi cùng phụ huynh. Ví dụ như “Nuôi dạy con thời hiện đại” hay “ Làm thế nào để cha mẹ hiểu con, con hiểu cha mẹ” hoặc “Yêu sớm của học sinh THPT nên hay không nên”...Có thể nói, đây là việc làm thiết thực nhất vì thông qua những buổi trao đổi như thế GVCN góp phần cung cấp cho các bậc phụ huynh về kiến thức về tâm lí, giới tính, cách suy nghĩ của con em mình... để các bậc cha mẹ điều chỉnh thái độ cũng như cách giáo dục con phù hợp. Đồng thời, đây là dịp để giáo dục học sinh về sự biết ơn, sự yêu thương, sẻ chia...
2.2.6.Giáo dục ý thức học tập qua các video trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm
-Ý thức học tập là quá trình mà trong đó chủ thể người học tự biến đổi mình, tự biến đổi các giá trị của mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác tư duy và ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân. Tuy nhiên ý thức học tập của học sinh có học lực trung bình- yếu thì không có gì phải bàn cãi. Bởi các em thiếu ý thức trong học tập nên kết quả như thế. Đối với đối tượng này, GVCN không thể nào dùng lời nói “ các em ráng học, học để có tương lai sau này,...”. Như thế các em cho là bài ca con cá ngày nào cô cũng hát. GVCN cần phải có những biện pháp thiết thực khác như cho các em xem những tấm gương vượt khó hiếu học. 
-Cách thức thực hiện:
GVCN chọn lọc những tấm gương vượt khó học tập phù hợp với đối tượng của lớp. Cho học sinh xem vào 20 phút cuối của tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Trong quá trình học sinh xem video, GV cần chú ý theo dõi thái độ của học sinh. Sau khi xem xong, GVCN gọi một vài học sinh phát biểu cảm nhận về nội dung của video. Thiết nghĩ, những câu chuyện về tấm gương vượt khó học giỏi có một sức mạnh vươn tới phần sâu thẳm bên trong của các em, điều khiển cảm xúc, thôi thúc tâm trí và đưa các em tới cõi vô tận. Những câu chuyện còn là phương tiện để chúng ta biết, ghi nhớ ,hiểu và soi rọi chính bản thân mình. 
GVCN cũng cần xây dựng kế hoạch phù hợp. Mỗi tháng một chủ đề phù hợp để tránh nhàm chán cho học sinh.
2.2.7.Tổ chức các hình thức ôn tập cho học sinh
-Giúp học sinh ôn tập có hiệu quả, GVCN phải có những cách thức ôn tập cho lớp thiết thực và hiệu quả nhất. Đối với những lớp có học sinh trung bình- yếu, thì rất cần tổ chức những hình thức ôn tập cụ thể
-Cách thức thực hiện
Tổ chức học nhóm cho học sinh. Đây là biện pháp khá hiểu quả vì nó bổ khuyết cho nhau. Thông qua nhóm học tập, học sinh dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Qua đó, học sinh cũng yêu thương, gắn kết với nhau hơn.
Hình thức thứ hai là truy bài cặp với nhau. GVCN phân cặp cho học sinh. Khi phân cặp, GVCN cũng chú ý về học lực giữa hai em. Nghĩa là trong đó có một em có ý thức học tập tốt hơn em kia. Để hai em cùng truy bài lẫn nhau vào 15 phút đầu giờ hoặc trái buổi. Biện pháp này sẽ giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh lẫn nhau.
Hình thức thứ ba là thi hái hoa học tập trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm. GVCN phối hợp cùng ban cán sự lớp lên kế hoạch biên soạn câu hỏi ôn tập. Hình thức này sẽ củng cố kiến thức đã học bằng những câu hỏi trả lời nhanh. Đây cũng là cách giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã học.
Cuối cùng là GVCN phải có những hình thức thưởng, phạt phù hợp khi học sinh thực hiện tốt hoặc chưa tốt các biện pháp đã đề ra. Có như thế học sinh mới có sự cố gắng và kế hoạch của GVCN mới thành công.
Trên đây là một số biện phát mà tôi đã thực hiện thành công. Kết quả trong 2 năm học 2015-2016 và 2016-2018 như sau
Năm
2015-2016
2016-2017
Số học sinh tốt nghiệp THPT
29/30
30/30
Tỉ lệ
96.7%
100%
PHẦN KẾT LUẬN
Qua việc áp dụng một số biện pháp giáo dục học sinh yếu trên, với tâm 
huyết của người làm nhiệm vụ “trồng người”. Tôi nhận thấy đây
là nhiệm vụ rất khó khăn và không dễ thành công. Tuy vậy, tôi cũng có một vài 
thành công nho nhỏ đủ để giúp tôi không nản chí. Đó là kết quả gặt hái được hai trong năm học 2016 và 2017 của lớp 12C8 và 12C9 đậu tốt nghiệp THPT quốc gia từ 96.7% đến 100%. Đây chính là phần thưởng quí giá nhất đối với tôi. Từ đây tôi cũng rút ra bài học kinh nghiệm đối với giáo viên chủ nhiệm với học sinh có học lực trung bình – yếu như sau: phải nhiệt tình, năng nổ, phải tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề; phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và đoàn thể. Phải tạo được sự đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ học sinh của lớp thông qua các hoạt động của trường, trong việc uốn nắn học sinh cần phải có thái độ bình tĩnh, không nóng vội. Phải tạo được niềm tin cho học sinh và phụ huynh.

File đính kèm:

  • docnam_2017-2018_Nguyen_Thi_Tuyet_Nhung_-_Giai_C_f8f5a0b6b9.doc
Sáng Kiến Liên Quan