Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt

- Để học sinh đạt được yêu cầu về phân biệt từ, tìm và mở rộng vốn từ, dùng từ, viết câu đúng và hay, làm bài văn tốt. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh vốn ngôn ngữ qua từng bài học. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự việc, một vấn đề nào đó và thể hiện điều đó bằng vốn ngôn ngữ của mình. Giúp các em hiểu được nghĩa của từ để tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ. Điều chỉnh kịp thời những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn của học sinh. Giáo viên cần tổ chức đa dạng các hình thức học tập, xây dựng cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi cái mới trong học Tiếng Việt. Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình làm văn; học cái hay, cái sáng tạo, điều chỉnh, sửa chữa những lỗi mắc phải. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần thống kê chính xác những lỗi phổ biến nhất mà học sinh thường sai, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có hiệu quả .

 Tóm lại:

 - Để nâng cao hiệu quả cho các tiết học Luyện từ và câu, cũng như để giúp học sinh làm văn tốt giáo viên cần thực hiện các giải pháp sau:

 * Có cách giảng từ thích hợp dễ hiểu. Qua đó giúp học sinh phân biệt các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giúp các em có vốn từ phong phú, nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ thông qua các bài tập cụ thể.

 * Hướng dẫn học sinh các cách viết câu đúng và hay.

 * Giúp học sinh nắm chắc đặc trưng của từng thể loại văn (kể chuyện, miêu tả) cũng như bố cục của một bài văn. Hướng dẫn học sinh cách viết tốt ba phần của một bài văn miêu tả. Biết cách dùng từ, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn nhằm tạo cho bài văn của mình có nét riêng.

 * Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và nâng cao khả năng viết văn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh luyện từ, viết câu và làm văn tốt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi đặt câu: 
 + Đặt câu phải đúng về cách sắp xếp trật tự các từ như : chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, nêu đối tượng thông báo còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng ấy. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “Ai”, “Cái gì”, còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Làm gì”, “Như thế nào”Biết tuân thủ, vận dụng quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa thích hợp, sáng tạo các em sẽ viết câu đúng và hay.
 Ví dụ: Nói “ Em múa rất đẹp” chứ không nói “ Em rất múa đẹp” 
 + Câu phải đúng về ý, hợp với lô gíc diễn đạt. Tôi lưu ý các em phải nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với quy luật suy nghĩ thông thường, làm sao các ý trong câu phải ăn khớp với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
 Ví dụ : “Em định gửi tặng bạn món quà, nhưng bạn không nhận”. Câu sai về lô gíc, vì nói “định gửi tặng” chứ đã tặng đâu mà nhận hay không nhận.
 + Viết câu phải đúng, hay về từ: vì câu do từ cấu tạo thành.Vì thế khi nói hoặc viết câu, ta phải dùng từ cho chính xác, có sự chọn lọc từ ngữ. 
 Ví dụ : “Cha tôi là người có tiếng tăm được mọi người mến phục.” không thể viết: 
“ Cha tôi là người có tai tiếng được mọi người mến phục.”
 + Đặt câu phải đúng về cấu tạo ngữ pháp. Tôi thường nói với các em: 
 - Đặt câu phải có đủ hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ. Khi nói, viết văn nếu không cẩn thận ta sẽ viết các câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ.
 Ví dụ : “ Qua hai tháng ôn tập, đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh”. Câu này thiếu thành phần chủ ngữ, vì “Qua” kết hợp với “hai tháng ôn tập” đã tạo thành trạng ngữ chỉ thời gian. Ta có thể sửa lại câu này bằng cách thêm chủ ngữ “giáo viên” như sau “Qua hai tháng ôn tập, giáo viên đã nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.” 
 - Khi học sinh viết dấu câu chưa đúng ở chỗ nào, tôi sửa ngay chỗ đó và hướng dẫn làm lại cho đúng để rút kinh nghiệm. Đồng thời tôi nêu một vài câu hỏi liên quan đến lỗi mắc phải trong viết dấu câu để nhắc các em nhớ và khắc phục như : Câu văn này em viết là câu gì ? Cuối câu phải có dấu gì ? Tôi còn ghi vài lời nhắc dưới bài tập sai để các em lưu ý ....Với những em chưa phân biệt được các dấu câu phải viết khi nào ? Tôi dành một số thời gian trong tiết Luyện từ và câu ( Kể cả ở những tiết học khác như: Tập đọc, Tập làm văn ) để hướng dẫn các em cách xác định dấu câu và viết dấu câu.
 - Đối với câu ghép, tôi thường gợi mở cho các em tìm tòi, suy nghĩ để phát hiện ra cái sai.
 + Khi học sinh viết câu ghép chưa đúng, tôi cho các em nhận xét lẫn nhau phát hiện và sửa lại.
 Ví dụ : Tuy nhà bạn Lan rất xa nhưng vẫn đi học đều. 
 Vậy câu này sai chỗ nào ? Cho nhận xét sửa ngay. Câu này chưa đủ hai vế câu, sửa lại là: Tuy nhà bạn Lan rất xa nhưng bạn ấy vẫn đi học đều. Giúp các em nhận rõ mỗi vế câu ghép phải có cấu tạo như một câu đơn (có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ) 
 + Đối với những câu ngắn nhưng là câu ghép thì học sinh phải phân tích được cụm C-V của câu đó. 
 Ví dụ : Mưa to, gió lớn.
 Mẹ tròn, con vuông.
 Nhà cao, cửa rộng.
b/ Hướng dẫn học sinh các cách viết câu hay.
 Tôi còn hướng dẫn cụ thể cho các em một số cách viết câu hay: 
 b1. Viết câu chính xác, rõ ràng. (Là câu chỉ có một cách hiểu)
 - Phải dùng dấu câu, đặt biệt là dấu phẩy cho đúng chỗ.
 Ví dụ : Bố em đi xây nhà chiều mới về.
 Đặt dấu phẩy : Bố em đi xây nhà, chiều mới về.
 Không thể đặt dấu phẩy: Bố, em, đi xây nhà chiều mới về.
 - Dùng từ thường là hư từ để bổ sung ý nghĩa cho câu. Có thể dùng các hư từ: là, hay, bởi, tại, cùng, và, ồ , à , nhỉ, ạ, ơiđể bổ sung ý nghĩa cho câu thêm sinh động.
Ví dụ : “Chẳng những chích bông là bạn của trẻ em mà chích bông còn là bạn của bà con nông dân.” ( Tô Hoài ) 
 - Sắp xếp trật tự từ, cụm từ sao cho thích hợp với ý muốn nói.
 Ví dụ: Nó tặng tôi một quyển sách. 
 Không thể viết: Tôi một quyển sách nó tặng.
 b2. Viết câu phải chặt chẽ, mạch lạc: (Là cách viết câu chặt chẽ về cấu trúc ngữ pháp, từ đó mạch lạc về ý nghĩa).
 - Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính.
 Ví dụ : Lúa không được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.
 Nên viết: Không được chăm sóc kịp thời, lúa sẽ giảm năng suất.
 - Không dùng từ nối “và” để nối cụm chủ vị diễn đạt ý phụ với cụm chủ vị diễn đạt ý chính.
 Ví dụ : Cơn bão rất dữ dội và căn nhà đổ nát.
 Nên viết là: Cơn bão rất dữ dội nên căn nhà đổ nát.
 b3. Viết câu mạnh mẽ, hùng hồn: (Là câu có tác động mạnh vào thính giác của người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí người đọc những ấn tượng, hình ảnh sống động, có ý nghĩa, hình ảnh sâu sắc).
 - Đặt chủ ngữ ở phần diễn đạt ý chính của câu.
 Ví dụ : Hà Nội mùa thu, ngọt ngào mùi hoa sữa.
 Viết lại : Mùa thu, Hà Nội ngọt ngào mùi hoa sữa.
 - Nêu ý nhấn mạnh ở đầu câu hoặc cuối câu.
 Ví dụ: “Bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc, sau khi giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu.”
 Hoặc: “Giả vờ say, thất thểu bước vào quán rượu, bất thình lình bác Năm rút thanh sắt ra, đập mạnh xuống đầu thằng giặc.” 
 Kết quả:
 Các em đã hiểu, nhớ được những nguyên tắc cần thiết khi đặt câu. Xác định và đặt được câu ghép. Đa số các em biết sử dụng những từ ngữ trau chuốt có chọn lọc để viết thành những câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, cảm xúc.
 3.3/ Rèn luyện cho học sinh cách làm văn miêu tả.
 - Trong quá trình làm văn, ở thể loại văn miêu tả, các em thường lẫn lộn sang thể loại văn kể chuyện. Một số học sinh khi làm văn, về mặt hình thức chưa thể hiện được ba phần của một bài văn còn nhầm lẫn giữa mở bài và thân bài. Bài viết lủng củng, chưa thể hiện được cái mới, cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình... 
 - Qua kiểm tra, tôi phát hiện ra học sinh còn những hạn chế trên là do:
 a/ Học sinh chưa phân biệt được các thể loại: văn miêu tả và văn kể chuyện. Chưa nắm được bố cục của một bài văn. 
 b/ Các em còn lúng túng khi viết mở bài, thân bài, kết bài.
 c/ Các em còn sử dụng “văn nói” trong quá trình viết văn làm cho câu văn khô khan, ý tứ thô thiển, cục mịch. Chưa biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn nhằm tạo cho mình một nét riêng.
Biện pháp :
 a/ Giúp học sinh phân biệt một số thể loại văn, nắm được bố cục bài văn. 
 Tôi gợi ý để giúp các em phân biệt giữa văn miêu tả và văn kể chuyện.
 + Miêu tả: là dùng ngôn ngữ để người khác có thể thấy được các sự vật, sự việc, con người một cách cụ thể như ở trước mắt. Khi miêu tả cần lưu ý :
 - Phải quan sát kĩ : dùng tai, mắt, mũi (có khi cả lưỡi nữa) để quan sát đồ vật, con vật, nhân vật, thực vật hay cảnh vật muốn miêu tả.
 - Phải nhận xét cẩn thận: bằng trí óc để tìm các chi tiết đặc biệt.
 - Miêu tả không phải là kể: do đó ta không kể lể hết mọi chi tiết mà chỉ chọn những chi tiết cần thiết để trình bày cặn kẽ và sống động.
 + Kể chuyện cần lưu ý :
 - Phải xây dựng được cốt truyện hợp lý, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
 - Nhân vật phải hiện ra rõ nét với những chi tiết cụ thể, sinh động.
 - Truyện phải có ý nghĩa sâu sắc.
 - Để học sinh nắm được cấu tạo của một bài văn gồm có những phần nào ? Mỗi phần làm những việc gì ? Trong các tiết Tập làm văn (tùy theo từng thể loại), tôi thường yêu cầu các em nhắc lại Cấu tạo của một bài văn.
 - Tôi còn lưu ý cho các em: Khi làm một bài Tập làm văn các em cần thực hiện các việc sau:
 * Phân tích đề : 
 - Đọc đi, đọc lại nhiều lần đầu đề, chú ý từng câu, từng chữ, gạch dưới những từ quan trọng để xem: 
 - Đầu đề thuộc thể văn nào ? (Miêu tả hay kể chuyện)
 - Đối tượng cần nói đến là gì ? (Miêu tả thì tả đồ vật, cây cối, con vật, tả cảnh hay tả người ? Kể chuyện thì kể chuyện gì ?)
 - Trọng tâm yêu cầu của đầu đề là ở điểm nào ? (Tả đồ vật thì trọng tâm là tả hình dáng. Tả cây cối thì trọng tâm là dáng vẻ ở độ lớn nào, thời điểm chủ yếu nào).
 * Lập dàn bài và tìm ý :
 - Sau khi đã phân tích kĩ đầu đề , chúng ta lập một dàn ý tổng quát trước; sau đó dựa vào việc quan sát đối tượng ( hoặc hồi tưởng để tìm ý, tìm từ, tìm hình ảnh, màu sắcbổ sung cho dàn bài tổng quát thành một dàn bài chi tiết ).
 * Làm nháp và sửa chữa:
 - Có dàn bài chi tiết rồi chúng ta dựa vào đó để viết câu, thành bài văn hẳn hoi. Trong giai đoạn này, các em cần suy nghĩ để thêm vào những ý tưởng chợt đến, bỏ bớt chi tiết rườm rà, những ý trùng lặp không cần thiết.
 * Làm chính thức:
 - Khi làm chính thức cần phải viết chữ ngay ngắn, cẩn thận. Không được viết tắt trong bài văn, không được viết chữ số, ngoại trừ ngày, tháng, năm hay niên hiệu của một vị Vua.
 * Đọc lại bài : 
 - Cuối cùng nên đọc lại bài ba lần để kiểm soát xem có sai về lỗi chính tả hay dấu câu không.
b/ Hướng dẫn các em cách viết phần mở bài, thân bài, kết bài. 
 * Phần mở bài:
 - Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả cảnh vật, người, đồ vật, con vật, cây cối) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. 
 - Trong bài tập làm văn, phần mở bài là phần thứ nhất nhằm mục đích giới thiệu đối tượng sẽ nói ở phần thân bài. Đây là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà tôi góp ý, không gò bó, không áp đặt.
 - Tôi còn hướng dẫn cho các em một số cách mở bài :
 . Mở bài bằng cách giới thiệu : Theo cách này, ta đề cập trực tiếp đến đối tượng.
 Ví dụ : Tả cây mận đang có trái.
 “Cây mận trước nhà em thuộc loại mận “da người”. Ba em trồng đã hơn bốn năm rồi, nó mới có trái chiến.”
 . Mở bài bằng cách nêu lí do: Với cách này ta nói rõ nguyên nhân, trường hợp nào ta bắt gặp đối tượng.
 Ví dụ: Tả hình dáng và hoạt động của con mèo nhà em.
 “Vì nhà có nhiều chuột, nên ba xin một con mèo về nuôi. Đến nay, nó đã lớn và bắt chuột rất giỏi”.
 . Mở bài bằng cách bất chợt: Tức là bất ngờ dùng một âm thanh, một tiếng động nào đó khiến người đọc phải chú ý đến đối tượng.
 Ví dụ: Em hãy tả con gà trống đang gáy sáng.
 “Ò ó oĐó chính là tiếng gáy của chú gà trống đầu đàn trong đàn gà nhà em”
 Qua đó, tôi giúp các em hiểu rằng mở bài trực tiếp hay gián tiếp cũng vẫn phải bám sát yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao.
 * Phần thân bài:
 - Với thân bài, tôi lưu ý cho các em: Đây là phần thứ hai, ở giữa, sau mở bài và trước kết bài. Thân bài sẽ nói rõ về đối tượng đã được giới thiệu ở phần mở bài. Yêu cầu của thân bài là phải thể hiện được trọng tâm và yêu cầu của đầu đề.
 - Tôi hướng dẫn các em khi viết thân bài cần:
 + Bám sát dàn bài chi tiết.
 + Dùng từ gợi tả, gợi cảm, các biện pháp tu từ để viết được những câu văn sinh động. Biết cảm nhận sự vật bằng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, miệng nếm,..)
 + Dùng từ đặt câu có sự liên kết giữa các câu trong đoạn, liên kết các đoạn (có thể xen kẽ nhận định, cảm nhận riêng của mình). Câu đầu của mỗi đoạn thể hiện được ý của đoạn đó.
 * Phần kết bài: 
  - Kết bài là phần sau cùng của bài tập làm văn. Yêu cầu thông thường của phần này là: thể hiện, bộc lộ được tình cảm chân thật của mình, nêu được nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
 - Tôi gợi mở cho học sinh nói theo ý của các em. Sau đó sẽ chắt lọc, sửa sai( nếu cần). Đồng thời tôi cũng khuyến khích học sinh có thể: nêu một câu hỏi, một ý tưởng mới lạ, một lời bình, một lời nói,câu ca dao thành ngữ, tục ngữ để nói cảm nghĩ của mình về bài văn đã miêu tả
 c/ Hướng dẫn học sinh dùng từ, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn nhằm tạo cho mình một nét riêng.
 - Để giúp các em dùng từ trau chuốt, câu văn thêm bóng bẩy, giàu hình ảnh. Trong các tiết lập dàn ý, tôi rất chú trọng đến việc hướng dẫn các em lập dàn ý. Đặc biệt là sử dụng từ . 
 Ví dụ 1: Với đề bài: Gia đình em có nuôi một con chó rất khôn. Em hãy tả lại con chó đó .
 . Tôi hướng dẫn để học sinh lập dàn ý cho phần thân bài .Cụ thể:
 Tổng quát Chi tiết 
 + Hình dáng tổng quát: Tầm vóc trung bình vạm vỡ, lông 
 xù, màu đen.
 + Từng bộ phận: Chân lùn, dưới mõm có râu, mắt sáng, 
 tinh nhanh, có hai đốm vàng, tai cụp và thính
 + Hoạt động, tính nết: Mừng rỡ khi chủ đi đâu về, đêm đêm 
 giữ nhà, hiểu được tiếng người, ngoan ngoãn. 
. Dựa vào dàn ý tôi yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu văn đúng ngữ pháp: 
 “Con chó của em tuy tầm vóc trung bình nhưng rất vạm vỡ. Nó có bộ lông xù màu đen.
 Bốn chân chó hơi lùn. Dưới mõm nó có râu. Đôi mắt nó sáng và tinh nhanh, phía trên hai mí lại có thêm hai đốm vàng nho nhỏ. Đôi tai nó cụp xuống và rất thính.
 Mỗi khi em đi học về nó rất mừng. Đêm đêm nó nằm trước cổng để giữ nhà. Con chó của em dường như hiểu được tiếng người và ngoan ngoãn.”
 . Sau đó tôi gợi ý để học sinh sửa lại cho câu văn hay hơn.
 - “Nó có bộ lông xù màu đen.” Sửa lại “ Bộ lông nó y hệt như lớp mền bông màu đen phủ kín khắp thân thể nó vậy.”
 - “Dưới mõm nó có râu.” Sửa lại “ Mới nhìn mặt nó tua tủa những lông, người ta dễ tưởng như mặt dê, vì dưới mõm cũng có chòm râu ngắn thật dễ ghét.”
 - “Mỗi khi em đi học về nó mừng.” Sửa lại “Mỗi khi em đi học về, Mi –Mi thường chạy ra mừng ríu rít. Hai chân trước nó chồm lên ôm ngang người em. Cái đuôi nó ngúc ngoắc lất phất những sợi lông dài như cây phất trần.” 
 Ví dụ 2: Trong tiết Tập làm văn Tả người, khi học sinh đặt câu: “Bạn Quyên có mái tóc cụt gọn gàng và đen, gương mặt tròn”. Tôi cho các em khác nhận xét và có thể sửa lại “ Mái tóc bạn Quyên đen nhánh được cắt gọn gàng, ôm lấy gương mặt tròn trịa. Trông thật đáng yêu.”
 - Bên cạnh đó, tôi còn gợi ý để các em biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc đưa vào bài văn nhằm tạo nét riêng cho mình. Chẳng hạn : 
 .Tả quyển vở cũ thì chú ý đến các chi tiết : Giấy đã ngả màu vàng, bìa tập bị thủng nhiều vì gián gặm 
 .Tả cây mai thì chú ý chi tiết về hoa: vàng tươi, các cánh đều nhau 
 . Tả con gà trống không thể bỏ qua bộ lông sặc sỡ, tư thế hiên ngang; trái lại tả con gà mái thì chú ý đến tính quyết liệt chống trả của nó với diều hâu để bảo vệ đàn con.
 . Tả cánh đồng lúa thì chú ý những nét đẹp như: cánh đồng vàng óng, lúa nặng trĩu bông, tiếng cắt lúa xoèn xoẹt, tiếng hát người lao động  
 . Tả cụ già chú ý đến mái tóc, gương mặt, chòm râu, thói quen
 . Tả em bé cần chú ý đến gương mặt bầu bĩnh, làn da mịn màng
 Và tôi thường xuyên nhắc nhở các em: trong quá trình làm văn cần sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, các từ tượng hình, để câu văn sinh động hấp dẫn hơn.
 Kết quả:
 Các em không còn lầm lẫn giữa các thể loại Tập làm văn và trong quá trình làm văn đã biết chọn lựa những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn của mình. Đồng thời nhiều em còn biết sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa giúp câu văn sinh động, bài văn hay hơn. Tôi thấy các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.
 3.4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và nâng cao khả năng viết văn.
 Một số gia đình chưa tạo điều kiện tốt cho học sinh trong quá trình học. Đặc biệt là học môn Tiếng Việt. Không có sự nhắc nhở, la rầy khi trẻ ở nhà thích các loại phim hoạt hình, phim võ thuật trên ti vi đến quên cả việc học.
 - Đối với những học sinh yếu, mê chơi, lười học, tôi thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ các em. Giảng lại những chỗ mà các em chưa hiểu, khuyến khích các em học nhóm đôi ở đầu mỗi buổi học để các em có dịp trao đổi, học hỏi cái hay của bạn. Qua đó giúp các em tự rèn luyện, mở rộng vốn từ cho chính mình. Ngoài việc phụ đạo tại lớp, tôi chủ động gặp gỡ cha mẹ của các em, đề nghị và động viên họ quan tâm hơn đến việc học của con em mình, tạo cho các em một góc học tập yên tĩnh, quản lý chặt thời gian tự học ở nhà, thường xuyên kiểm tra tập vở, nhắc nhở các em học bài và làm các bài tập về nhà.
 - Bên cạnh đó để giúp các em có điều kiện học tốt hơn môn Tiếng Việt. Tôi khuyến khích các em tìm đọc các loại sách, báo dành cho lứa tuổi Thiếu nhi. Ở trường, tôi liên hệ với giáo viên phụ trách thư viện cùng tạo điều kiện để trong tuần các em có thể lên phòng thư viện của trường đọc sách nhiều lần và cho phép các em mượn	về nhà	 đọc. 
 - Ngoài ra, tôi động viên các em cùng nhau trao đổi sách để đọc, kể cho nhau nghe về câu chuyện mình đã đọc và thi kể chuyện trước lớp. Bên cạnh đó, tôi còn đề nghị gia đình của các em (những gia đình có điều kiện) mua thêm các loại sách phù hợp với lứa tuổi để các em đọc, tự trau dồi cho mình những kiến thức về cuộc sống. Điều này sẽ góp phần trong việc mở rộng và nâng cao khả năng diễn đạt, sử dụng từ cho các em. Đồng thời có quy định cụ thể với trẻ về thời gian cũng như các chương trình trên truyền hình mà các em được phép xem. Qua đó, một mặt vừa giúp các em mở mang kiến thức, phát triển ngôn từ, 
cảm nhận được cái hay, cái đẹp từ cuộc sống. Từ đó có thể vận dụng đưa vào bài văn của mình, mặt khác vẫn không làm ảnh hưởng đến việc học của các em. 
4/Keát quaûñạt ñöôïc:
 - Qua vận dụng các biện pháp trên, tôi thấy khả năng dùng từ, đặt câu , viết văn của các em có tiến bộ rõ rệt. Các em hiểu rõ nghĩa của từ, biết sử dụng từ trau chuốt hơn, giảm rất nhiều việc sử dụng các từ ngữ thuộc “văn nói” khi làm văn. Biết đặt câu đúng ngữ pháp và tương đối hay. Câu văn, đoạn văn đã có cảm xúc và hình ảnh. Đa số các em làm được bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
 Các em đạt được kết quả cụ thể như sau :
Kết quả
Số học sinh
Tỉ lệ %
- Biết dùng từ, hiểu nghĩa từ, phân biệt tốt các từ đồng âm, đồng nghĩa
 37
 90,2 %
- Biết cách đặt câu đúng ngữ pháp, hay
 36
 87,8 %
- Biết làm bài văn tương đối hay
 32
 78,05 %
 - Mặc dù kết quả đạt được chưa phải là tuyệt đối, nhưng nhìn chung đã thể hiện sự cố gắng và tiến bộ rất nhiều ở các em. Và kết quả này cũng là nguồn động viên để tôi tiếp tục duy trì, thực hiện các biện pháp nói trên. Đồng thời cũng khuyến khích tôi nghiên cứu, tìm thêm các biện pháp mới tích cực và hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao chất giảng dạy ở lớp mình. 
III. KẾT LUẬN:
 1/ Tóm lược giải pháp:
 - Để học sinh đạt được yêu cầu về phân biệt từ, tìm và mở rộng vốn từ, dùng từ, viết câu đúng và hay, làm bài văn tốt. Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh vốn ngôn ngữ qua từng bài học. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự việc, một vấn đề nào đó và thể hiện điều đó bằng vốn ngôn ngữ của mình. Giúp các em hiểu được nghĩa của từ để tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ. Điều chỉnh kịp thời những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn của học sinh. Giáo viên cần tổ chức đa dạng các hình thức học tập, xây dựng cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi cái mới trong học Tiếng Việt. Nâng cao việc hợp tác trong học tập để các em tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình làm văn; học cái hay, cái sáng tạo, điều chỉnh, sửa chữa những lỗi mắc phải. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, giáo viên cần thống kê chính xác những lỗi phổ biến nhất mà học sinh thường sai, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có hiệu quả .
 Tóm lại:
 - Để nâng cao hiệu quả cho các tiết học Luyện từ và câu, cũng như để giúp học sinh làm văn tốt giáo viên cần thực hiện các giải pháp sau:
 * Có cách giảng từ thích hợp dễ hiểu. Qua đó giúp học sinh phân biệt các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giúp các em có vốn từ phong phú, nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ thông qua các bài tập cụ thể.
 * Hướng dẫn học sinh các cách viết câu đúng và hay.
 * Giúp học sinh nắm chắc đặc trưng của từng thể loại văn (kể chuyện, miêu tả) cũng như bố cục của một bài văn. Hướng dẫn học sinh cách viết tốt ba phần của một bài văn miêu tả. Biết cách dùng từ, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để đưa vào bài văn nhằm tạo cho bài văn của mình có nét riêng.
 * Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giúp học sinh học tốt phân môn luyện từ và nâng cao khả năng viết văn.
 2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng: 
 Đề tài này được tôi áp dụng trong năm học 2015-2016 cho học sinh lớp 5Đ3 đạt kết quả khả quan và tôi thiết nghĩ có thể áp dụng cho học sinh toàn khối 5 của trường, của các trường trong thị xã, trong tỉnh.
 3/ Kiến nghị :
 - Phòng Giáo dục- Đào tạo mở chuyên đề về phương pháp giảng dạy các bài khó ở phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt cung cấp kiến thức về từ Hán Việt cho giáo viên. 
 Kiến Tường, ngày 29 tháng 3 năm 2016
 Người viết
 Nguyễn Thị Kim Thoa

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_luyen_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan