Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản

I. DẪN NHẬP

 Trong các môn học ở tiểu học, môn toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng, việc hình thành kỹ năng tính toán cho người học thông qua dạy toán giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức toán đồng thời cũng rèn luyện những phẩm chất về nhân cách như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lý luận chặt chẽ, lô gic

Môn toán cung cấp cho học sinh chuỗi kiến thức cơ bản, trọn vẹn về số tự nhiên, phân số số thập phân, các dạng toán cơ bản, các bài toán tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3054 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 THỰC HIỆN
BỐN PHÉP TÍNH CƠ BẢN
I. DẪN NHẬP
 Trong các môn học ở tiểu học, môn toán chiếm một vị trí hết sức quan trọng, việc hình thành kỹ năng tính toán cho người học thông qua dạy toán giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức toán đồng thời cũng rèn luyện những phẩm chất về nhân cách như: tính cẩn thận, chính xác, dứt khoát, lý luận chặt chẽ, lô gic
Môn toán cung cấp cho học sinh chuỗi kiến thức cơ bản, trọn vẹn về số tự nhiên, phân số số thập phân, các dạng toán cơ bản, các bài toán tính chu vi, diện tích, thể tích một số hình.
 Môn toán quan trọng và cần thiết như thế, nhưng quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh yếu toán rất nhiều. Học sinh lớp 5 mà kỹ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia chưa thạo.Từ đó,tôi nhận thấy rèn toán cho học sinh yếu là một viêc làm cấp bách thiết thực. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra biện pháp và áp dụng vào lớp mình giảng dạy đã đạt kết quả tương đối khả quan. Vậy tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản” với mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp để tìm ra biện pháp giúp đõ học sinh yếu, học môn toán tốt hơn.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
 a) Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học.
- Các ban ngành, đoàn thể luôn tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình về mọi mặt.
- Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho việc dạy và học.
- Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức được cuộc họp với phụ huynh để chấn chỉnh nế nếp học tập của các em.
- Bản thân nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Học sinh có đủ đồ dùng học tập. 
b) Khó khăn:
- Địa bàn dân cư khá rộng đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
- Nhiều em ngoài giờ học còn phải phụ giúp cha mẹ buôn bán, bán vé số Mặt khác trường lại gấn chợ, có nhiều địa điểm chơi điện tử, chơi game nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập.
- Trình độ tiếp thu kiến thức toán học của các em rất kém. Riêng về kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo thống kê khảo sát chất lượng đầu năm lớp tôi như sau:
TSHS
Điểm 0 – 2
2.5- 4
5 – 6
7 – 8
9 - 10
31
11
6
10
2
2
- Trình độ phụ huynh còn hạn chế (có gia đình không biết chữ)
- Phụ huynh có trình độ song không biết cách hướng dẫn các em làm toán đúng phương pháp.
- Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về cách dạy cho con em lúc ở nhà.
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên với trình độ tiếp thu môn toán còn quá yếu của lớp mình, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Công tác tổ chức:
- Sau khi nhận lớp công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp học tập cho các em. Tôi cho kiểm tra chất lượng để phân loại trình độ học tập. tôi phân chia lớp thành năm nhóm học tập, bầu ra năm nhóm trưởng có trình độ có học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực hành rèn “ bốn phép tính cơ bản” do mình ra đề. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên với số thập phân, số thập phân với số thập phân. Các em được nhận bài vào cuối buổi học ngày hôm trước và được sửa chữa vào sáng ngày hôm sau.
2) Biện pháp cụ thể:
- Chú ý bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới, đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản,thường xuyên kiểm tra bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp năm. Vì tôi nghĩ rằng nếu học sinh mất căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong công việc học toán.
* Để rèn luyện cho học sinh làm tốt bốn phép tính cơ bản đầu tiên tôi rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm.
- Tôi thường dành ra năm đến mười phút đầu buổi học hoặc thời gian chuyển giữa các tiết để tổ chức trò chơi đố bạn. Tôi hướng dẫn học sinh đưa ra câu hỏi đơn giản để đố bạn như:
 15 + 5 = ? 	59 – 10 =? 	5 x 9 =?	30: 10= ? 
Việc làm này đã giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn. Những học sinh trả lời sai nhiều lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia cho thuộc để hôm sau sẽ trả lời đúng cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và giúp đỡ học sinh yếu.
* Rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản :
- Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. Nên tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên với số tự nhiên, số thập phân với số thập phân) từ thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc phải các sai lầm sau:
a) Với phép tính cộng, trừ.
- Đặt phép cộng, trừ chưa thẳng cột. Ví dụ: các em đặt như sau: 
 59,08
 9,213
+
+
+
 1975
 219
+
+
+
 97,24
 35
+
+
 8,32
 3	
+
+
- Với cách đặt tính như trên thì kết quả phép tính sẽ sai lệch. Để khắc phục những sai lầm này đòi hỏi giáo viên trong khi dạy phải hết sức tỉ mỉ, hướng dẫn cho học sinh cách đặt tính, đặt dấu bằng. Ở số thập phân phần nguyên thẳng phần nguyên, phần thập phân thẳng phần thập phân, dấu phẩy thẳng dấu phẩy, đến quy trình tính phải cẩn thận thì mới tập được cho các em kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. Những chi tiết dù rất nhỏ nhưng nếu giáo viên chú ý sửa sai thường xuyên, uốn nắn kịp thời thì dần dần trở thành thói quen, tạo ý thức tốt cho các em tính toán.
- Với các trường hợp trên khi dạy giáo viên cần khắc sâu cho học sinh đặt tính. Vì với phép tính cộng trừ học sinh lớp 5 chỉ cần đặt tính đúng thì kết quả bài làm của các em sẽ đúng. Để luyện đặt tính đúng tôi ra một số bài tập trắc nghiệm dạng đúng sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống.
Ví dụ: 
 15
3,25
17
3,75
+
-
-
9,25
2,15
3,25
 2,4
-
+
9,35
 10
+
9 ,45
 15
 Khi tính toán phải thực hiện phép tính từ phải sang trái, dấu phẩy hạ thẳng cột, nhắc nhở nhiều lần sẽ giúp học sinh hình thành khả năng tính toán. Giáo viên có thể luyện cho học sinh bằng nhiều cách: lúc đầu giáo viên đặt tính cho học sinh tính, sau đó giáo viên cho phép tính rồi học sinh tự đặt tính và tính, cuối cùng cho các em nhiều phép tính đã đặt có kết quả nhưng trong đó có bài đúng, bài sai, yêu cầu học sinh điền đúng sai vào ô trống sau mỗi phép tính. Sau đó học sinh chỉ ra nguyên nhân sai và tìm cách sửa lại cho đúng (đối với mỗi phép sai).
- Khi các em đã biết thực hiện điều này nghĩa là các em đã nắm được kĩ năng tính. 
a) Với các phép tính nhân, chia.
- Học sinh lớp năm thường mắc sai lầm sau:
Ví dụ 1: Sai do quên số không ở giữa.
 245
 102
 490
245
2940
x
	Sai lầm ở đây là do học sinh không thực hiện (bỏ sót) chữ số không ở giữa. Vì các em chưa hiểu bản chất của cách ghi số theo hệ thập phân, các em đặt tính một cách máy móc mà không hiểu vì sao phải làm như vậy.
Trong trường hợp trên giáo viên cần cho học sinh hiểu bản chất của cách ghi số, giúp học sinh nắm vững quy tắc thực hiện phép tính, phép nhân thực hiện từ phải sang trái. Khi nhân 2 với 245 được tích riêng thứ nhất; còn khi nhân 1 với 245 được tích riêng thứ ba; 1 là số thuộc hàng trăm nên kết quả của phép nhân (1 x 5) phải đặt thẳng hàng trăm.
Ta có thể trình bày như sau:
Viết đầy đủ: 	Viết gọn:
 245
 102
 490
 2450
 24990
x
 245
 102
 490
000
 245
24990
x
Ví dụ 2: Sai lầm khi có chữ số 0 ở cuối thừa số:
x
 1034
 240
41360
 2068
 248160
x
 1034
 240
41360
 2068
 62040
kết quả đúng phải là:
Sai lầm là khi thực hiện phép nhân ở hàng trăm (chữ số 2 ở thừa số thứ hai thuộc hàng trăm) học sinh lại ghi ở vị trí hàng chục cứ thế dẫn đến kết quả sai.
Ví dụ 3: Sai lầm do quên nhớ:
 404
 3
1212
x
 404
 3
 1202
x
	kết quả đúng phải là:
Sai lầm trên là do 3 x 4 = 12 ghi 2 nhớ 1; 3 x 0 = 0 các em ghi ngay 0 mà quên nhớ 1 cho nên kết quả của phép nhân là 1202 mà lẽ ra kết quả phải là 1212.
Ví dụ 4: Sai lầm khi nhân viết chữ số không đúng hàng: 3124
 12
 6248
 3124
 37488
x
 3124
 12
 6248
 3124
 9372
x
	Kết quả đúng phải là:
Sai lầm là do khi thực hiện phép nhân các chữ số hàng chục các em lại ghi vào vị trí hàng đơn vị dẫn đến kết quả sai.
 	Ở phép chia các em thường phạm sai lầm trong việc bỏ bớt số 0.
2004
4
 004
 0
51
2004
4
 004
 0
501
Kết quả đúng phải là:
Sai lầm ở đây là do học sinh hạ 0 xuống thấy 0 nhỏ hơn số chia thì học sinh lại hạ 4 xuống tiếp, thấy 4 chia hết nên các em thực hiện phép chia dẫn đến kết quả sai.
Để khắc phục những sai lầm trên tôi cho các em làm rất nhiều phép tính dạng trên. Mỗi lần thực hiện tôi đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân: thực hiện từ phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng trăm.Các tích riêng phải đạt đúng hàng.Với phép chia thực hiện từ trái qua phải. Đối với phép chia 2004: 4 giáo viên hướng dẫn như sau:
Chia lần thứ nhất ta lấy 20 chia 4 được 5 viết 5.
Chia lần thứ hai ta hạ 0 xuống, không chia 4 được 0 lần ta viết 0 vào thương.
Chia lần thứ ba ta hạ 4 xuống và thực hiện 4 chia 4 bằng 1 viết 1 vào thương.
Hướng dẫn như thế các em sẽ nhớ và khắc sâu cách làm.
Với những học sinh quá yếu, khả năng nhân nhẩm trừ nhẩm chưa thạo khi thực hiện phép chia tôi hướng dẫn như sau 
954
18
90
 54
 54
 00
53
Sau một thời gian học sinh làm khá hơn, nhân nhẩm trừ nhẩm tốt hơn thì tôi động viên các em làm theo cách thông thường.
Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa.
Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt.
Tất cả học sinh trong lớp đã có kĩ năng tính toán tương đối tốt, có khả năng vận dụng bốn phép tính cơ bản vào việc làm các bài toán như: Tìm thành phần chưa biết, tính giá trị của biểu thức, giải toán tạm ổn. Các em đã có kĩ năng đánh giá một bài làm của bạn. Có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm mà bạn gặp phải, cũng như mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng tính toán cẩn thận, ít phạm lỗi.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong tiết học toán.
So với khảo sát đầu năm, sau mỗi kì thi học sinh tiến bộ rất nhiều cụ thể như sau:
Điểm
TSHS
0 – 1
2 – 3 – 4
5 – 6
7 – 8
9 - 10
Giữa kì I
31
0
9
11
7
4
Cuối kì I
31
0
7
8
9
7
Giữa kì II
31
0
5
8
8
10
V. KẾT LUẬN
Để rèn luyện, bồi dưỡng giúp đỡ cho học sinh yếu toán có tiến bộ, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có năng lực, nhiệt tình, hết lòng yêu nghề mến trẻ. Phải coi việc bồi dưỡng giúp đỡ các em tiến bộ là trách nhiệm hàng đầu không thể thờ ơ. Do vậy bản thân mỗi giáo viên cần phải chuẩn bị bài thật kĩ, lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách đặt câu hỏi, cách lí giải vấn đề sao cho thật dễ hiểu và phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. Để hạn chế số lượng học sinh yếu trong từng tiết dạy giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến những học sinh này. Phải có phương án giảng dạy riêng thì các em mới có khả năng tiếp thu những kiến thức cơ bản của bài học.
Việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức toán cho học sinh yếu là một việc làm tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì sáng tạo, không ngại khó và phải được thực hiện thường xuyên liên tục suốt các năm học mới có hiệu quả. 
Với suy nghĩ đó tôi mạnh dạn viết sáng kiến này mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp để tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh yếu toán. 
Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản.doc
Sáng Kiến Liên Quan