Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính

Trong tình hình hiện nay, giáo dục là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Đảng và nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bậc học tiểu học được coi là nền tảng của các bậc học. Quá trình học ở tiểu học là nền móng cho học sinh có vốn kiến thức để học tiếp lên các lớp trên. Trong các môn học mà học sinh học ở bậc tiểu học, môn Toán là bộ môn rất quan trọng. Đây là môn học chiếm tương đối nhiều thời gian học của học sinh trong suốt quá trình học phổ thông. Đây cũng là môn học có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Cùng với các môn học khác, môn Toán góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

Ở bậc tiểu học, môn Toán cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu một cách tương đối có hệ thống về số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống; bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng cách phát hiện và cách giải quyết vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập toán, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Quá trình cung cấp kiến thức toán học cho học sinh trong dạy học ở tiểu học được chia thành hai giai đoạn thì nội dung toán học lớp 3 được coi là cầu nối để học sinh học tiếp ở giai đoạn hai. Ở lớp 3, các em tiếp tục hoàn thiện những kiến thức kĩ năng của giai đoạn một và chuẩn bị cho sự phát triển cao hơn về kiến thức kĩ năng của giai đoạn hai ở lớp 4 và lớp 5. Trong chương trình toán học ở lớp 3, mạch kiến thức về giải toán chiếm khoảng 9% tổng thời lượng của môn học nhưng lại vô cùng quan trọng đối với học sinh bởi: bước đầu giúp học sinh làm quen giải toán hợp, nội dung này còn được học kết hợp với nội dung dạy số học, hình học và bước đầu yêu cầu học sinh biết tư duy, tìm tòi, sáng tạo khi biết vận dụng các bài toán đơn đã học để giải toán. .

docx33 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 6788 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài toán bằng hai phép tính xong, tôi yêu cầu các em lập bài toán tương tự nhằm mục đích kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh.
5.1.2. Tìm câu hỏi cho bài toán
Để đặt ra được yêu cầu này đối với học sinh, tôi đã đưa ra một số dữ kiện đã cho của bài toán, yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi cho bài toán rồi giải bài toán.
Chẳng hạn: Hãy đặt thêm câu hỏi để được bài toán giải bằng hai phép tính:
Nam có 5 viên bi, Hùng có nhiều hơn Nam 15 viên bi. Hỏi 
Học sinh có thể đặt được các câu hỏi sau:
Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi?
Hoặc: Hỏi số bi của Hùng gấp mấy lần số bi của Nam?
Hoặc: Số bi của Nam bằng một phần mấy số bi của Hùng?
Và với mỗi câu hỏi trên thì lại được một bài toán khác và cách giải cũng khác nhau.
5.1.3. Lập bài toán từ một số dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm
Với yêu cầu này, tôi chuẩn bị trước một số dữ kiện đã cho, một số câu hỏi, trong đó có thể có những câu hỏi hoặc những dữ kiện không phù hợp, yêu cầu học sinh chọn các dữ kiện đó và sắp xếp để được bài toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó.
Ví dụ: Hãy lập bài toán giải bằng hai phép tính và giải bài toán đó từ các dữ kiện sau:
Một đoàn xe có 5 ô tô.
Xe thứ hai chở gấp xe thứ nhất 3 lần.
Mỗi xe còn lại chở được 1200 kg hàng.
Xe đầu chở được 1500 kg hàng.
Hỏi đoàn xe đó chở được bao nhiêu ki-lô-gam hàng?
5.1.4. Lập bài toán giải từ các phép tính cho trước
Với yêu cầu này, tôi đưa ra hai phép tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (có thể cho trước hoặc không cho trước danh số), yêu cầu học sinh đặt đề toán để có bài toán được giải bằng hai phép tính này.
Chẳng hạn: Hãy lập bài toán được giải bằng hai phép tính sau:
1050 x 2 = 2090
1050 + 2090 = 3140
5.1.5. Lập bài toán từ các số và dấu phép tính đã cho
Thực ra, yêu cầu này cũng tương tự như yêu cầu "Lập bài toán giải bằng các phép tính cho trước" nhưng với mức độ cao hơn.
Ví dụ: Cho các số 4; 1200; 300; 900 và các dấu “ - ”, “ : ”; hãy lập bài toán được giải từ các số và các dấu phép tính trên.
5.1.6. Tìm phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài toán (hoặc mỗi bài toán)
Giáo viên đưa sẵn một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải và phép tính viết liền nhau hoặc một số câu lời giải và một số phép tính viết tách rời nhau, có thể có cả câu lời giải, phép tính sai dưới hình thức các thẻ, yêu cầu học sinh lựa chọn phép tính và lời giải của phép tính thích hợp với bài toán (hoặc mỗi bài toán)
5.1.7. Tìm hướng phát triển cho bài toán
Yêu cầu này cũng tương tự yêu cầu đặt câu hỏi cho bài toán.
5.2. Sưu tầm, thiết kế và tổ chức một số trò chơi toán học có thể vận dụng để giúp học sinh luyện tập giải toán bằng hai phép tính.
Trong dạy học giải toán có lời văn, nhất là giải những bài toán giải bằng hai phép tính, nếu đề cập đến việc tổ chức bằng trò chơi thì có lẽ nhiều người sẽ cho rằng không hợp lí hoặc không được khả thi. Song trên thực tế, trong các tiết dạy Toán có nội dung dạy về giải bài toán bằng hai phép tính, tôi thường kết hợp tổ chức các trò chơi học tập để tạo hứng thú cho học sinh đồng thời với cách tổ chức như vậy tôi có thể kiểm tra được việc nắm bài cũng như giúp các em hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức hơn. Mục đích của các trò chơi đều là rèn kĩ năng giải các bài toán bằng hai phép tính cho học sinh.
Dưới đây là một số trò chơi Toán học tôi đã sưu tầm, xây dựng để tổ chức trong các giờ dạy Toán có nội dung về giải bài toán bằng hai phép tính:
5.2.1. Trò chơi “Giải toán tiếp sức”
- Chuẩn bị:
+ Một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải và phép tính viết liền nhau hoặc một số câu lời giải và một số phép tính viết tách rời nhau, có thể có cả câu lời giải, phép tính sai dưới hình thức các thẻ.
+ Chọn hai (hoặc ba, bốn,. nhóm) học sinh chơi, mỗi nhóm 4 - 5 em
- Cách chơi:
Từ một bài toán hoặc một số bài toán, một số câu lời giải, một số phép tính viết tách rời nhau mà GV đưa ra, yêu cầu HS tiếp nối chọn câu lời giải và phép tính thích hợp với cách giải của mỗi bài toán đó theo một khoảng thời gian do GV quy định. Nhóm nào nhanh nhất và đúng nhất thì thắng cuộc.
Ví dụ: Tiết 52 Luyện tập (trang 52 - SGK Toán 3)
Khi dạy học sinh giải bài tập 1 và bài tập 2, tôi đưa luôn cả hai bài toán, hướng dẫn HS tìm hiểu từng bài toán rồi đưa ra một số câu lời giải, phép tính, đáp số như sau:
Tất cả số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô)
Sau khi rời bến lần thứ nhất, bến xe còn lại số ô tô là:
45 - 18 = 27 (ô tô)
Số con thỏ bác An đã bán đi là:
48 : 6 = 8 (con thỏ)
Bến xe đó còn lại số Ô tô là:
45 - 35 = 10 (ô tô)
Bác An còn lại số con thỏ là:
48 - 8 = 40 (con thỏ)
Số ô tô còn lại trong bến xe là:
27 - 17 = 10 (ô tô)
Sau khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, tôi hướng dẫn HS nhận xét, chốt lại dạng toán, cách giải từng bài toán. Như vậy, bằng cách tổ chức này, tôi vừa củng cố được cách giải bài toán bằng hai phép tính, vừa tạo được cho HS cách học một tiết luyện tập toán thoải mái, không gò bó là phải theo các bước tìm hiểu đề bài, đặt câu hỏi phụ tìm cách giải rồi giải bài toán mà vẫn đòi hỏi học sinh phải tập trung suy nghĩ để chọn lựa chính xác.
5.2.2. Trò chơi “Chuyển thư” hoặc “Tìm đúng địa chỉ”
- Tiến hành tương tự như trò chơi “Giải toán tiếp sức”, mỗi thẻ trên được coi là một bức thư và bài toán hoặc mỗi bài toán thì được coi là một địa chỉ cần gửi thư, những người tham gia chơi là những cá nhân. Trong cùng thời gian quy định em nào chọn được đúng và nhanh nhất câu lời giải và phép tính để giải bài toán là người chiến thắng .
5.2.3. Trò chơi “Chim sẻ giúp cô Tấm”
- Chuẩn bị và tiến hành như các trò chơi trên, các bài toán được coi là những chiếc thúng đựng gạo, đựng thóc, đựng đỗ còn những thẻ trên lại được coi là gạo, là thóc hoặc là đỗ mà mụ dì ghẻ đã trộn vào nhau bắt Tấm phải nhặt riêng ra.
5.2.4. Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Trò chơi tiến hành tương tự như các trò chơi trên. Trong cùng thời gian quy định, em nào chọn được đúng và nhanh nhất câu lời giải và phép tính để giải bài toán là người chiến thắng.
5.2.5. Trò chơi “Sơn Tinh dời núi”
Trò chơi được mô tả như sau: Từ các yêu cầu "Lập bài toán từ các dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm" hoặc “Tìm câu lời giải và phép tính đúng để giải bài toán” (các dữ kiện đã cho hoặc cần tìm, các phép tính và câu lời giải được coi là các thẻ), tôi tổ chức cho 2 hoặc 3 nhóm học sinh tham gia chơi, mỗi nhóm chọn 2 học sinh, 1 em đóng vai trò là Sơn Tinh có nhiệm vụ làm theo yêu cầu đặt ra, còn 1 em đóng vai trò là Núi có nhiệm vụ theo dõi, nhận xét Sơn Tinh, nếu Sơn Tinh chọn đúng được một câu lời giải, một phép tính hay sắp xếp đúng dữ kiện của bài thì Núi được nâng cao thêm một bước. Còn nếu sai thì phải lùi một bước. Cuối cùng, nhóm nào dời được nhiều núi hơn thì chiến thắng.
Thực ra, các trò chơi trên không lạ đối với học sinh, hình thức tổ chức và cách chơi cũng tương tự nhau những tôi đã lấy các tên khác đi để tránh sự nhàm chán đồng thời HS biết so sánh, vận dụng các trò chơi đã được tham gia để nắm luật chơi nhanh hơn.
Từ việc tìm hiểu, đưa ra các yêu cầu khác nhau khi hướng dẫn học sinh giải toán và thiết kế một số trò chơi Toán học ở trên, trong các tiết dạy Toán ở buổi 2, tôi đã tổ chức cho học sinh luyện tập giải toán bằng hai phép tính dưới các hình thức khác nhau như làm các bài toán thông thường hoặc giải toán theo yêu cầu khác nhau, tổ chức các trò chơi Toán học mà tôi đã vận dụng hoặc thiết kế ở trên sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp và tạo hứng thú học tập cho các em nhằm mục đích giúp học sinh củng cố và phát triển khả năng giải toán cho học sinh.
Để củng cố kiến thức về giải toán bằng hai phép tính cho học sinh, tôi cho học sinh luyện tập một số bài tập, dưới đây là một số bài tập tiêu biểu:
Bài 1: Bể thứ nhất chứa 281 l nước, bể thứ hai chứa nhiều hơn bể thứ nhất 196 l nước. Hỏi cả hai bể chứa bao nhiêu lít nước?
Bài 2: Một quyển sách dày 250 trang. Ngày đầu Lan đọc được 107 trang, ngày hôm sau Lan đọc được 75 trang. Hỏi Lan còn phải đọc tiếp bao nhiêu trang nữa thì mới xong quyển sách?
Bài 3: Nhà trường nhận về 1250 quyển vở. Nhà trường đã phát cho 4 lớp khối 3, mỗi lớp 350 quyển vở. Hỏi nhà trường còn lại bao nhiêu quyển vở?
Bài 4: Bao thứ nhất đựng 24 kg gạo, nhu vậy đựng gấp 2 lần số gạo trong bao thứ hai. Hỏi cả hai bao đựng được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài 5: Cô Nga mua 1 kg đường, cô dùng nấu chè hết 200 g, số đường còn lại cô chia đều vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có bao nhiêu gam đường?
Bài 6: Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó:
8 đĩa: 23 quả cam và 17 quả cam
1 đĩa:  quả cam?
Bài 7: Khối lớp 3 của một trường tiểu học có 4 lớp, trong đó mỗi lớp 3A, 3B, 3C đều có 28 học sinh, còn lớp 3D có 30 học sinh. Hỏi khối lớp 3 của trường đó có bao nhiêu học sinh?
Bài 8 : Lập rồi giải bài toán bằng hai phép tính sau:
Số hộp bánh xếp được là:
1200 : 6 = 200 (hộp)
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 8 = 25 (tháng)
Đáp số: 25 thùng bánh
Bài 9: Lập bài toán được giải bằng hai phép tính sau:
75 : 9 = 8 (dư 3)
9 + 1 = 10 (túi)
Bài 10: Một đại lí ngày thứ nhất bán được 2264 kg gạo, ngày thứ hai bán được số gạo gấp 3 lần ngày thứ nhất.
a) Hãy nêu thêm câu hỏi để được bài toán giải bằng hai phép tính.
b) Giải bài toán theo câu hỏi em vừa đặt.
Bài 11: Chọn phép tính và câu lời giải thích hợp với mỗi phép tính để giải bài toán sau:
Lan mua 2 quyển vở, mỗi quyển giá 3500 đồng và 1 bút chì giá 3000 đồng. Hỏi Lan mua vở và bút hết tất cả bao nhiêu tiền?
Số tiền Lan mua 2 quyển vở là	: 
Số tiền Lan mua vở và bút chì là	: 
Số tiền Lan mua là	: 
3500 x 2 = 7000 (đồng)
3500 + 3000 = 6500 (đồng)
7000 + 3000 = 10000 (đồng)
Bài 12: Cho 2 bài toán sau:
a) Hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng bằng 13 chiều dài. Tính chu vi của hình chữ nhật đó?
b) Hình chữ nhật có chiều rộng 45cm, chiều rộng bằng 13 chiều dài. Tính chu vi của hình chữ nhật đó ?
Chọn phép tính và câu lời giải thích hợp cho mỗi bài toán trên:
Chiều rộng hình chữ nhật là: 
Chiều dài hình chữ nhật là: 
Chu vi hình chữ nhật là:
45 x 3 = 135 (cm)
45 : 3 = 15 (cm)
(45 + 15) x 2 = 120 (cm)
(135 + 45 ) x 2 = 360 (cm)
(15 + 135 ) x 2 = 300 (cm)
Bài 13: Lập rồi giải bài toán từ các dữ liệu sau:
2 thùng, mỗi thùng 20 lít, 8 can.
Bài 14: Lập rồi giải bài toán từ các dữ liệu sau:
5 can; 30 lít; 90 lít.
Bài 15: Lập đề toán từ các số và dấu phép tính sau rồi giải bài toán đó:
6; 3666; 5499; 9; 611 ; “ : ”; “ x ” ; “ - ”
Bài 16: Một hình chữ nhật chiều dài gấp đôi chiều rộng, chiều rộng bằng độ dài cạnh của một hình vuông có nửa chu vi 40 cm.
a) Tính diện tích của hình chữ nhật?
b) Nêu thêm những câu hỏi khác và giải bài toán theo những câu hỏi đó?
Với những bài tập tiêu biểu thuộc các dạng bài học sinh đã học và bằng những hình thức tổ chức khác nhau cũng như những yêu cầu khác nhau nhưng đều xoay quanh việc giải toán bằng hai phép tính, tôi đã rèn cho học sinh kỹ năng giải toán, tính toán, vận dụng kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia các số trong những vòng số được học, vận dụng cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, giải các bài toán liên quan đến những đơn vị đo đại lượng,  Ngoài ra, tôi còn đưa thêm một số bài toán thuộc những dạng toán giải bằng hai phép tính mà học sinh không được giới thiệu để luyện tập trong sách giáo khoa như bài toán giải bằng hai phép tính nhân, bài toán giải bằng phép tính cộng và phép tính trừ, bài toán giải bằng phép tính trừ và phép tính cộng, bài toán giải bằng phép tính trừ và phép tính nhân,...
6. Củng cố giải toán bằng hai phép tính trong các hoạt động ngoài giờ
Với biện pháp này không phải là tôi lại cho học sinh giải toán trong các buổi hoạt động ngoài giờ. Trong các buổi hoạt động ngoài giờ, tôi gieo vấn đề trước cho học sinh để các em chuẩn bị về việc tổ chức như: Câu lạc bộ giải những bài toán bằng hai phép tính; Sưu tầm, sáng tác thơ có nội dung giải toán bằng hai phép tính; Trò chơi Toán học, 
6.1. Sưu tầm, sáng tác thơ có nội dung giải toán bằng hai phép tính
Chẳng hạn như:
a. Bạn Nam có 2 chục bi
Em Cún có ít hơn Nam 7 hòn
Bạn ơi tính giúp tôi mau
Anh em Nam, Cún có là bao bi?
b. Bánh xốp giá 6 nghìn 2
Kẹo ổi mỗi gói 2 nghìn 3 trăm
Mẹ mua 2 gói kẹo trên
và 1 gối bánh hết bao nhiêu tiền?
c. Tuổi bà gấp đôi tuổi ba,
Tuổi mẹ lại kém tuổi ba 5 tròn
Năm nay bà đã bảy mươi
Hỏi tuổi ba, mẹ mỗi người bao nhiêu?
d. Bà có 6 chục trứng gà
Bà đem xếp chúng vào đều 5 khay
Cu Tý được bà rất yêu
Bà đem cho Tý 3 khay trứng này
Đố em, đố bạn xa gần
Bà cho cu Tý bao nhiêu trứng gà?
6.2. Câu lạc bộ giải những bài toán bằng hai phép tính
Tổ chức cho học sinh hái hoa dân chủ mà mỗi bông hoa là một bài toán giải bằng hai phép tính, yêu cầu học sinh phải giải bài toán đó.
6.3. Tổ chức các trò chơi Toán học
Đó là tổ chức một số trò chơi toán học đi liền với những yêu cầu mà tôi đã giới thiệu ở trên.
VI. KẾT QUẢ SAU KHI ĐÃ VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN VÀO GIẢNG DẠY
Sau khi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính", tôi đã tiến hành khảo sát khả năng giải bài toán bằng hai phép tính tại lớp 3 do tôi chủ nhiệm.
- Thời gian làm bài: 40 phút
1. Đề bài (Thiết kế theo ma trạn đề dựa theo 4 cấp độ tư duy)
Câu 1: (Mức 1-nhận biết) Thùng dầu chứa được 234 l , người ta đã bán được 13 số dầu đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu?
Câu 2: (Mức 2-thông hiểu)Cô Hà có 10000 đồng, cô mua muối hết 2500 đồng, mua bóng điện hết 5000 đồng. Hỏi cô Hà còn lại bao nhiêu tiền?
Câu 3: (Mức 3-vận dụng) Một hình chữ nhật có chu vi 1120cm, chiều rộng hình chữ nhật là 176 cm. Tính chiều dài của hình chữ nhật?
Câu 4: (Mức 4-vận dụng ở mức độ cao hơn) Đặt thêm câu hỏi để bài toán sau giải bằng hai phép tính rồi giải bài toán đó:
Thư viện có 2450 quyển truyện, xếp đều vào 5 ngăn tủ. Hỏi 
2. Kết quả
- Mức 1 : HS đều đúng
- Mức 2: HS đều đúng
- Mức 3: Có 36 HS làm đúng (3 HS tính kết quả phép chia sai, 3 HS tính kết quả phép trừ sai)
- Mức 4: Có 30 HS làm đúng (có 5 HS đặt câu hỏi không hợp lí như: Hỏi 6 ngăn đó có bao nhiêu quyển truyện?. Có 5HS đi tìm số ngắn của các tủ trước)
Kết quả cụ thể:
Mức đạt
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Số lượng
46/46
46/46
36/46
30
%
100%
100%
78.3%
65.2%
PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Việc tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính đã giúp cho bản thân tôi có cách nhìn khoa học hơn về một số nội dung giải toán có lời văn ở lớp 3 . Việc tìm hiểu và thực hiện đề tài này còn giúp cho bản thân tôi có tôi có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn hình thức dạy học để tổ chức giờ dạy môn Toán được sinh động và có hiệu quả hơn, phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3. Thực sự đối với tôi, đề tài này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và phát hiện học sinh có năng khiếu toán.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua việc tìm hiểu và thực hiện đề tài "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán bằng hai phép tính", tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Để vận dụng được các biện pháp đưa ra, người giáo viên cần:
- Nắm chắc các dạng toán đơn học sinh được học ở tiểu học.
- Nắm được cấu trúc chương trình Toán tiểu học trong đó có nội dung giải toán, bao gồm giải các bài toán đơn, các bài toán hợp, các bài toán không điển hình và các bài toán điển hình ở từng lớp, mối liên quan giũa các mạch kiến thức trong môn Toán.
- Khi dạy học sinh làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính, giáo viên cần hướng dẫn học sinh hình thành các bước giải dựa trên việc vận dụng những kiến thức đã học như các dạng toán đơn, cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, các kĩ năng tính toán.
- Trong quá trình luyện tập để khắc sâu được các dạng toán, giáo viên cần củng cố cho học sinh các đặc điểm của đề bài để học sinh dễ nhận ra các bước giải của bài toán.
- Khi dạy các bài toán giải bằng hai phép tính có liên quan đến nội dung hình học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế để các em nắm chắc kiến thức, nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Trong quá trình dạy Toán lớp 3, giáo viên cần luôn chú ý tích hợp nội dung giải bài toán bằng hai phép tính vào giảng dạy.
- Tìm đọc các tài liệu về toán lớp 3 để sưu tầm và phân dạng các bài toán về giải toán bằng hai phép tính. Từ đó sẽ có tư liệu giảng dạy và có thể xây dựng được những bài toán khác về giải bài toán bằng hai phép tính, có định hướng tốt hơn cho học sinh trong việc tìm hướng phát triển cho bài toán.
- Ngoài các kiến thức về toán học, giáo viên cần có kĩ năng truyền đạt, hình thức tổ chức giờ dạy hợp lí, quan tâm tới các đối tượng học sinh trong lớp mình để các em cùng biết, cùng hiểu và vận dụng kiến thức.
- Khi phối hợp nội dung kiến thức Toán học trong các giờ dạy khác như hoạt động ngoài giờ, giáo viên cần khéo léo, coi việc học đó như một cuộc chơi để học sinh thấy hào hứng, thích thú tham gia mà không thấy căng thẳng. Bên cạnh đó, còn bồi dưỡng các kiến thức của môn Tiếng Việt và phát hiện học sinh có năng khiếu về thơ ca. Khi tổ chức các hoạt động này, đòi hỏi giáo viên cũng phải có khả năng nhất định về sáng tác thơ. Giáo viên có thể sửa ngay được cho học sinh những vần thơ còn dở, chưa vần, chưa chứa đầy đủ thông tin về nội dung toán học,... Tuy nhiên ở đây không đặt yêu cầu cao về nghệ thuật trong thơ hay cấu trúc chặt chẽ của thể thơ.
Nói tóm lại: Dạy giải bài toán bằng hai phép tính chỉ là một phần nằm trong mạch giải toán ở lớp 3. Thời lượng dành cho việc hình thành bài mới của nội dung này không nhiều nhưng nó có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và việc nắm chắc nội dung kiến thức này còn giúp học sinh học tốt việc giải toán có lời văn ở các lớp 4, 5. Song để học sinh hiểu và vận dụng tốt cách giải bài toán bằng hai phép tính thì đó là điều không phải dễ đối với tất cả giáo viên. Để đạt được kết quả như mong muốn, ngoài kiến thức của bản thân, lòng yêu nghề, đòi hỏi người giáo viên luôn tìm tòi, luôn sáng tạo, luôn tự làm mới vốn kiến thức của mình trong cách truyền đạt, lựa chọn phương pháp dạy học, cách tổ chức giờ dạy và vận dụng linh hoạt trong mỗi giờ dạy.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp mà tôi đưa ra ở trên nhằm giúp học sinh lớp 3 giải các bài tôi đã giảng dạy ở năm học trước, tôi nhận thấy với bản thân mình thì những biện pháp này đã có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Những biện pháp giúp học sinh lớp 3 nắm chắc và vận dụng tốt hơn việc giải các bài toán bằng hai phép tính mà tôi đưa ra trên đây có thể áp dụng được với các giáo viên đang giảng dạy lớp 3 . Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả thì giáo viên phải có những khả năng về cách thức tổ chức giờ dạy, về vận dụng các phương pháp dạy học, còn học sinh phải nắm được các kiến thức có liên quan mà các em đã học, có kĩ năng tính toán với các vòng số đã học.
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
1. Đối với sách giáo khoa
Nội dung dạy về giải bài toán bằng hai phép tính cần sắp xếp các bài tập trong mỗi bài học hệ thống hơn để dễ dàng hơn cho giáo viên và học sinh trong việc xác định dạng toán, có như vậy các em mới nắm bài chắc hơn, sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn các bước giải sẽ ít hơn.
2. Đối với sách tham khảo
Cần có thêm các tài liệu về giải toán bài toán bằng hai phép tính phù hợp với đối tượng học sinh lớp 3.
3. Đối với các cấp quản lý
Cần mở các chuyên đề, hội thảo về dạy học Toán có nội dung giải toán hợp để cùng trao đổi kinh nghiệm về dạy toán về nội dung này để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
********************************** 
Việc tìm hiểu và đưa ra "Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải các bài toán bằng hai phép tính" chỉ là một nội dung kiến thức nhỏ trong chương trình Toán lớp 3, song do sự hiểu biết còn hạn chế, mặc dù tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn vấn đề tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót nhất định cả về nội dung cũng như cách trình bày, diễn đạt. Bằng tâm huyết nghề nghiệp cũng như mong muốn được được góp tiếng nói của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 3, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi có hiệu quả và thiết thực hơn.

File đính kèm:

  • docxToan_3_vang_thphuongliet.doc.docx
  • pdfToan_3_vang_thphuongliet.doc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan