Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát
Cơ sở lý luận của vấn đề:
- Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt của bộ môn.
- Căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Căn cứ vào chương trình đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc và dạy học theo hướng hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Có thể nói, nền giáo dục nước ta đã trải qua hai giai đoạn cơ bản và hiện nay đang trong giai đoạn tiến tới giai đoạn thứ ba. Nếu ở hai giai đoạn trước, với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình và quá trình giáo dục với hình thức “thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở giai đoạn mới này chúng ta đã tiến thêm một bước và có sự thay đổi cơ bản mà trung tâm của quá trình giáo dục là đối tượng học sinh.
Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Như vậy để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần đào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HƯNG SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 BIỂU DIỄN TỐT CÁC BÀI HÁT Người thực hiện: Cao Thị Thu Hương Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục âm nhạc Nghĩa Hưng, tháng 5 năm 2023 1 1. Lí do chọn đề tài. Âm nhạc là một môn học nghệ thuật, được ví như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là phương tiện giáo dục tích cực góp phần hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, thị hiếu âm nhạc lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm luôn tự tin và có cái nhìn đẹp hơn, hoàn thiện hơn nhằm giúp các em giảm bớt căng thẳng cho những tiết học ở những môn học khác. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt những đổi mới về sách giáo khoa cũng như định hướng phát triển năng lực, phẩm chất nhằm đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực học tập, sáng tạo của học sinh, mang lại sự hứng thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từng tiết học âm nhạc đặc biệt là tiết học hát. Nhận thức được tầm quan trọng mà một giáo viên âm nhạc trong thời kì đổi mới cần phải làm để nâng cao chất lượng dạy học, từ những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân. Tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những phương pháp mới, trong đó đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm cũng như áp dụng những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất vào trong các tiết dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn đồng thời tạo sự cuốn hút, hứng thú và môi trường học tập, rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng, lưu lại kiến thức nền tảng sau mỗi bài học để từ đó học sinh có thể áp dụng trong các cấp học sau. Với mong muốn có được những phương pháp tối ưu nhất, hiệu quả nhất trong giảng dạy bộ môn âm nhạc trong trường tiểu học, tôi đã thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát.” Mục tiêu là tìm ra phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất để giúp học sinh hứng thú tham gia học môn âm nhạc đặc biệt là tham gia học hát và biểu diễn tốt các bài hát ở bậc tiểu học. Âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm 3 nhạc trở nên thú vị, sinh động và sôi nổi. Môn âm nhạc đã thực sự mang đến cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề: - Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu cần đạt của bộ môn. - Căn cứ vào chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Căn cứ vào chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Căn cứ vào chương trình đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc và dạy học theo hướng hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Có thể nói, nền giáo dục nước ta đã trải qua hai giai đoạn cơ bản và hiện nay đang trong giai đoạn tiến tới giai đoạn thứ ba. Nếu ở hai giai đoạn trước, với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình và quá trình giáo dục với hình thức “thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở giai đoạn mới này chúng ta đã tiến thêm một bước và có sự thay đổi cơ bản mà trung tâm của quá trình giáo dục là đối tượng học sinh. Luật giáo dục điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy để đáp ứng điều này trong dạy – học, buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu và quá trình học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần đào tạo con người theo hướng có đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ. Qua 21 năm giảng dạy tại trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy cơ sở vật chất của nhà trường tuy không đầy đủ và tốt nhất nhưng phần nào cũng đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và việc học của học sinh. Tuy nhiên một thực trạng cho thấy rằng, cùng một điều kiện học tập như nhau nhưng không phải học sinh nào cũng tiếp thu và nắm được kiến thức giống nhau. Vì vậy, ngoài những thiết bị dạy học và một chương trình phù hợp thì vai 5 vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. Như chúng ta biết, âm nhạc trong nhà trường phổ thông là một môn học, là sư phạm nghệ thuật chứ không nhằm mục đích đào tạo năng khiếu ca hát, mà điều quan trọng hơn cả là qua bộ môn, giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu những kiến thức căn bản về âm nhạc, phần nào có được khả năng cảm thụ âm nhạc. Hoàn thành tốt các bài học hát trong chương trình cũng như các hoạt động kết hợp gõ đệm hay vận động phụ họa cho bài hát. Muốn thực hiện điều đó các em phải được đào tạo có bài bản và đảm bảo về nội dung kiến thức, kĩ năng; đặc biệt là năng lực, phẩm chất học hát. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, môn âm nhạc ở trường tiểu học chưa thực sự làm được điều đó vì hầu hết giáo viên chưa thực sự dạy âm nhạc một cách bài bản, hầu hết vẫn chỉ dạy theo hướng truyền khẩu (theo phương pháp cũ) với quan điểm: Việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường tiểu học chưa thực sự cần thiết, nhất là các trường ở khu vực nông thôn - chỉ cần dạy cho các em các bài hát, hát thuộc lời ca, hát to, hát rõ lời là được. Bên cạnh đó còn nhiều học sinh chưa hứng thú với học và tìm hiểu về môn âm nhạc nói chung hay phân môn học hát nói riêng. Trong khi đó hầu hết các giáo viên lại cho rằng do các em không tập trung, không chú ý khi học hát mà không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy, không phải các em không thể chú ý mà hầu hết là do giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc thu hút sự chú ý của học sinh khi dạy và học hát hay nói cách khác là giáo viên chưa làm được điều đó. Qua khảo sát thực trạng nhằm áp dụng các phương pháp mới vào dạy – học âm nhạc ở trường Tiểu học Nghĩa Hưng tôi nhận thấy một số ưu, nhược điểm sau: Nhìn chung, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 sách giáo khoa từng lớp học đã được xắp xếp đan xen theo các chủ đề và mạch nội dung một cách hài hòa, hợp lý. Hệ thống kiến thức thức âm nhạc nhẹ nhàng, phong phú. 7 Việc phát âm nhả chữ của học sinh còn mang nặng tiếng địa phương. Trong các tiết dạy âm nhạc ở tiểu học thực tế giảng dạy cho thấy rằng ở lớp 1,2, chương trình nhẹ nhàng, đa số các bài hát đều có giai điệu và tiết tấu phù hợp. Lời ca ngắn, giản dị, mộc mạc, gần gũi do đó học sinh dễ nhớ dễ thuộc và có thể hát chính xác về cao độ lẫn trường độ. Tuy nhiên lên lớp 3,4,5 độ khó trong các bài hát dần được nâng lên, những bài hát với nhiều tiếng luyến, tiếng láy, nốt hoa mĩ và đặc biệt là sắc thái của từng vùng miền làm cho nhiều học sinh vốn không có năng khiếu về âm nhạc không thể, thể hiện đúng được giai điệu, tiết tấu, cao độ và cả trường độ. Thậm chí nhiều em gõ đệm không đúng nhịp, phách. Điều đó làm cho các em vốn không yêu thích âm nhạc càng mất hứng thú và không tập trung trong tiết học. Bên cạnh đó kiến thức về lý thuyết âm nhạc của các em khá hạn hẹp, chưa phân biệt được các cách gõ đệm, dễ nhầm lẫn dẫn đến các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát và ngại tham gia biểu diễn bài hát. Có lẽ chính vì vậy mà trong các tiết học nhiều em học sinh còn khá rụt rè, không dám hát to, thiếu tự tin khi tham gia biểu diễn cùng các bạn. Để tăng hứng thú và giúp học sinh lớp 2 biểu diễn tốt các bài hát trong các giờ học âm nhạc, đặc biệt là việc tiếp thu và thực hiện tốt các yêu cầu cần đạt, kĩ năng học hát, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi luôn quan tâm tìm tòi sự đổi mới trong thiết kế bài dạy và phương pháp lên lớp từ đó đã phát hiện ra một trong những vấn đề cần quan tâm là phải đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh trong kế hoạch dạy học và kế hoạch bài dạy để phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại, đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông 2018. Định hướng chung của phương pháp giảng dạy mới này là chuyển từ mô hình “thuyết trình”; “đọc – chép” với vai trò độc diễn của giáo viên sang mô hình “cộng tác” “tư duy, sáng tạo” thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Để có cơ sở tiến hành và xác định được yêu cầu cần đạt, hiệu quả ứng dụng của phương pháp dạy học mới. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều 9 sự chuẩn bị thật chu đáo, các thao tác phải thành thạo trên tất cả các trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Các giáo cụ trực quan phải chính xác, nhất là bản nhạc bài hát mới tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên phải biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. giáo viên có thể sử dụng sự trợ giúp của phần mềm vi tính như: Power Point, Violet để tạo hiệu quả cao hơn trong hoạt động dạy - học của thầy và trò. - Sử dụng tranh ảnh: Các phòng học được trang bị 100% màn hình Tivi, vì thế mà tôi thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu tranh ảnh động để minh họa khi giới thiệu một bài hát (Tác giả, tác phẩm, nội dung bài nhạc) giúp các em tập trung và hứng thú hơn trong tiết dạy góp phần làm cho tiết dạy hiệu quả hơn vì thông qua bức tranh để các em liên tưởng, cảm nhận đến nội dung bài hát đã học. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin giới thiệu nội dung bài hát 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_b.doc