Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn khi học môn Tiếng Việt
Cách thức tiến hành
1. Điều tra nguyên nhân học sinh phát âm chưa chuẩn các âm, vần và dấu thanh như thống kê trên.
Một số em còn phát triển chậm nên học yếu vì vậy khi vào lớp 1 còn chưa thuộc hết bảng chữ cái.
Một số em còn nói ngọng, nói chớt từ nhỏ, phát âm không rõ một số âm, vần
Do cách phát âm của phương ngữ địa phương tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhỏ.
2. Các biện pháp giúp học sinh sửa lỗi
Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu
Phát âm theo mẫu là một phương pháp truyền thống có hiệu quả lớn bởi đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là dễ bắt chước. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, tôi rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của người phát âm).
Đọc mẫu không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Nếu học sinh chỉ nghe mà không quan sát cách phát âm để thấy được sự thay đổi khẩu hình miệng của giáo viên thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao.
Giáo viên cần làm mẫu đúng, chuẩn để tránh sự sai lệch trong cách phát âm của các em.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc tiếng nhụ, tôi đọc mẫu chậm, phát âm rõ (nhờ - u- nhu – nặng – nhụ), để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn âm nh và âm d hoặc ngược lại. Tôi cũng khuyến khích học sinh tự sửa cho nhau bằng cách học sinh quan sát cách bạn đọc và phát âm rồi đưa ra nhận xét và sửa sai cho bạn (nếu có). Làm mẫu không chỉ là giáo viên mà học sinh cũng có thể là mẫu để bạn học tập.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 RÈN KĨ NĂNG PHÁT ÂM CHUẨN KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Lý do chọn biện pháp Trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn nổ lực không ngừng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì giáo dục được đặt lên vị trí đầu với vai trò là “ chìa khóa cho sự phát triển của đất nước” . Trong những năm gần đây đã tiến hành cải cách giáo dục nhằm tìm ra những biện pháp mới, những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng dạy học lên một bước theo quá trình phát triển của xã hội. Môn Tiếng Việt lớp 1theo chương trình GDPT 2018 chiếm thời lượng khá nhiều 420 tiết/năm (12tiết/tuần), tăng 2 tiết/tuần so với chương trình cũ. Trong năm học 2020 – 2021, trường chúng tôi chọn bộ sách Tiếng Việt 1 “Cùng học để phát triển năng lực”. Mỗi bài học trong sách giáo khoa, học sinh thực hiện 4 hoạt động: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng. Thông qua dạy âm, vần cung cấp vốn từ cho học sinh, rèn cho học sinh đọc, phát âm đúng, nói đúng, viết đúng các câu ngắn, tạo cho các em lòng yêu thích thơ văn. Việc phát âm đúng là nền tảng giúp học sinh đọc đúng, đọc hay từ đó dạy cho học sinh biết suy nghĩ logic và tư duy có hình ảnh. Kĩ năng phát âm chuẩn còn giúp học sinh tự tin chiếm lĩnh sự phong phú của Tiếng Việt, chiếm lĩnh nội dung của những bài học được cung cấp cũng như điều kiện để học tốt các môn học khác. Thông qua việc phát âm chuẩn, học sinh sẽ viết đúng, nói đúng nội dung cần trao đổi từ đó các em giao tiếp tốt hơn trong học tập và trong cuộc sống. Phát âm chuẩn tạo sự thống nhất về mặt âm thanh trong Tiếng Việt, đó như là một công cụ hỗ trợ, một quy ước được định sẵn để giáo viên giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ. Trong thực tế quá trình dạy học, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi còn mắc nhiều lỗi phát âm. Các em phát âm sai dẫn đến đọc sai, viết sai và gặp khó khăn hơn khi trao đổi cùng bạn và giao tiếp với thầy cô và mọi người. Qua khảo sát kĩ năng phát âm của học sinh lớp mình đầu năm học 2020 - 2021, các em còn mắc khá nhiều lỗi về phát âm, cụ thể như sau: Tổng số HS HS phát âm chuẩn HS phát âm chưa chuẩn SL % s/x v/d nh/d âc/ưc anh/ân hỏi/ngã 28 6 21,4 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 3 10,7 2 7,1 3 10,7 5 17,9 4 14,3 5 17,9 Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng học sinh phát âm chưa chuẩn và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó là những câu hỏi mà bản thân tôi ngày đêm trăn trở khi được phân công giảng dạy lớp học đầu cấp. Nhận thức được tầm quan trọng của dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và thực tế những lỗi sai về phát âm do học sinh mắc phải nên tôi đã chọn "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn khi học môn Tiếng Việt" để nghiên cứu và tìm ra giải pháp khắc phục giúp học sinh lớp mình thuận lợi hơn trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức cũng như phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. 2. Mục đích của biện pháp Nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm hạn chế đến chấm dứt lỗi phát âm chưa chuẩn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ. Khắc phục việc sử dụng phương ngữ trong giao tiếp. Giúp học sinh phát triển ba năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Giúp giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và đánh giá học sinh lớp 1 theo TT27 nhằm góp phần vào quá trình cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học. Góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, đồng thời khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. 3. Cách thức tiến hành 1. Điều tra nguyên nhân học sinh phát âm chưa chuẩn các âm, vần và dấu thanh như thống kê trên. Một số em còn phát triển chậm nên học yếu vì vậy khi vào lớp 1 còn chưa thuộc hết bảng chữ cái. Một số em còn nói ngọng, nói chớt từ nhỏ, phát âm không rõ một số âm, vần Do cách phát âm của phương ngữ địa phương tạo cho các em thói quen nghe và nói từ khi nhỏ. 2. Các biện pháp giúp học sinh sửa lỗi Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu Phát âm theo mẫu là một phương pháp truyền thống có hiệu quả lớn bởi đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học là dễ bắt chước. Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, tôi rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của người phát âm). Đọc mẫu không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Nếu học sinh chỉ nghe mà không quan sát cách phát âm để thấy được sự thay đổi khẩu hình miệng của giáo viên thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao. Giáo viên cần làm mẫu đúng, chuẩn để tránh sự sai lệch trong cách phát âm của các em. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc tiếng nhụ, tôi đọc mẫu chậm, phát âm rõ (nhờ - u- nhu – nặng – nhụ), để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn âm nh và âm d hoặc ngược lại. Tôi cũng khuyến khích học sinh tự sửa cho nhau bằng cách học sinh quan sát cách bạn đọc và phát âm rồi đưa ra nhận xét và sửa sai cho bạn (nếu có). Làm mẫu không chỉ là giáo viên mà học sinh cũng có thể là mẫu để bạn học tập. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phát âm a. Hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn các âm Âm /s/ và âm /x/ + Âm /s/: lưỡi uốn hơi cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát nhẹ, dứt khoát. + Âm /x/: lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra giữa hai hàm răng, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra. Ví dụ: Khi khi tôi đọc mẫu tiếng su thì phải thực hiện phát âm với âm s lưỡi uốn hơi cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát nhẹ, dứt khoát để chuẩn âm giúp học sinh lắng nghe và làm theo chuẩn ( sờ - u- su). Phát âm âm /v/ thành âm /d/ + Âm /v/: khi phát âm ta đặt răng cửa trên chạm với môi dưới và đẩy luồng hơi ra, rung nhẹ dây thanh quản. + Âm /d/: hai răng khép lại, đầu lưỡi chạm vào chân răng cửa của hàm trên, hạ đầu lưỡi xuống đồng thời nhẹ nhàng phát âm /d/. Ví dụ: Khi tôi phát âm mẫu tiếng vẽ thì phải thực hiện phát âm với âm v răng cửa trên chạm với môi dưới và đẩy luồng hơi ra (vờ - e – ve – ngã - vẽ) rung nhẹ dây thanh quản để chuẩn âm giúp học sinh lắng nghe và làm theo chuẩn. Phát âm âm /nh/ thành âm /d/: Lí do các em phát âm chưa chuẩn hai âm này là do các em bị ảnh hưởng bởi tiếng địa phương. Tôi nhắc nhở các em phát âm theo âm phổ thông. Ví dụ: Khi tôi phát âm mẫu tiếng nho thì phải thực hiện phát âm với âm nh theo âm phổ thông (nhờ - o – nho). b. Hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn các vần Vần /âc/ các em phát âm thành vần /ưc/ + Vần âc: miệng há, hơi bật ra mạnh. + Vần ưc: khi phát âm miệng mở hẹp. Ví dụ: Khi tôi đọc mẫu tiếng gấc thì phải thực hiện phát âm với vần âc miệng há, hơi bật ra mạnh ( gờ - âc – gâc - sắc – gấc ). Vần /anh/ các em phát âm thành /ân/ + Vần anh: miệng mở rộng. + Vần ân: miệng hẹp, đầu lưỡi chạm lợi trên. Ví dụ: Khi tôi đọc mẫu tiếng tranh thì phải thực hiện phát âm vần anh miệng mở rộng ( trờ - anh – tranh ). c. Hướng dẫn học sinh phát âm chuẩn các tiếng chứa dấu thanh hỏi/ ngã. Để chữa lỗi này, trước hết, tôi cho các em phân tích các tiếng. Sau đó, học sinh sử dụng bộ đồ dùng học Tiếng Việt để ghép tiếng phân biệt các dấu thanh gắn trên các tiếng đó. Học sinh sẽ tự mình chiếm lĩnh cách đọc, cách phát âm các dấu thanh, phát hiện được sự khác nhau khi đọc tiếng chứa thanh hỏi và thanh ngã để các em nhớ sâu hơn. Đối với những học sinh phát âm chưa phân biệt được dấu thanh, tôi trực tiếp đọc mẫu và giải thích cách đọc đúng cho các em : + Thanh ngã các em cần nhấn giọng, kéo dài tiếng chứa dấu thanh. + Thanh hỏi thì không nhấn giọng và đọc dứt khoát hơn. Ví dụ: ở phần tạo tiếng mới 2b khi đánh vần và đọc trơn tiếng chữ các em thường đọc sai là chử. Tôi yêu cầu học sinh phát âm tiếng chữ có thanh ngã cần nhấn giọng, kéo dài tiếng. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thực hành đọc Học sinh đọc chữ trên bảng lớp: Với cách làm này thì giáo viên có thể kiểm tra được từng học sinh, uốn nắn để học sinh tự sửa lỗi sai của mình. Khi đọc có thể gọi những học sinh có năng lực đọc trước và yêu cầu các em học sinh yếu lắng nghe và nhẩm thầm theo sau đó giáo viên gọi các em yếu đọc, nếu các em vẫn chưa đọc được thì yêu cầu các em đánh vần và đọc trơn lại. Học sinh luyện đọc trong sách giáo khoa: Khi học sinh đọc thì giáo viên phải theo dõi, uốn nắn những em đọc yếu, tốc độ đọc còn chậm. Đối với những em đọc yếu chỉ yêu cầu đọc từng tiếng và từng câu, những em đọc tốt khuyến khích các em đọc tốc độ nhanh hơn, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Trong tất cả quá trình đọc giáo viên chú ý nhắc nhở học sinh: +Tư thế ngồi đọc + Cách cầm sách Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi trong dạy học để giúp học sinh phát âm chuẩn các âm, vần, tiếng. - Trò chơi: “Gọi tên bạn mình” * Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh đọc đúng tiếng có âm dễ lẫn. * Cách tổ chức: Tôi cho một số học sinh có tên phụ âm đầu là những âm các em mắc lỗi cho các em đi trốn. Em bị mắc lỗi phát âm sẽ đứng lên và gọi “bắn tên, bắn tên”, các em trốn sẽ đáp lại “tên gì, tên gì”, em mắc lại đó sẽ gọi tên 1 bạn, nếu em phát âm đúng thì bạn đó sẽ chạy ra, còn nếu phát âm chưa đúng thì cả lớp nhắc “sai rồi, sai rồi” để em tự sửa lỗi phát âm và gọi lại. - Trò chơi: “Tìm tiếng có chứa vần vừa học” * Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh ghi nhớ vần vừa học, tìm tiếng có chứa vần mới vừa học. Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh. * Cách tổ chức: Dựa vào vần đã học, trong khoảng thời gian quy định, tuỳ theo trình độ học sinh (từ 5- 10 phút), mỗi người (hoặc nhóm) phải tìm được thật nhiều tiếng có vần vừa học và ghi vào giấy (hoặc ghi bảng nhóm). Hết thời gian quy định mọi người cùng nhau đánh giá kết quả tìm được. Cá nhân (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều tiếng nhất thì nhóm đó thắng cuộc thắng cuộc. Sau đó, cho học sinh đọc lại các tiếng vừa tìm được. Giải pháp 5: Khuyến khích các em tự phát hiện và nhận xét lẫn nhau Chọn ra một số học sinh phát triển tốt về ngôn ngữ luôn phát âm chuẩn và thêm nữa là có đôi tai nghe tinh để cùng cô phát hiện ra bạn mình phát âm chưa đúng để hướng hướng dẫn lại. Giáo viên theo dõi và kịp thời động viên khen ngợi học sinh đã phát hiện ra bạn và sửa lỗi ngay cho bạn, tiếp đó cũng khen ngợi luôn học sinh đã biết sửa lỗi. Ví dụ: Trong giờ ra chơi học sinh chơi với nhau trò chơi “nhảy dây” bất chợt em Đăng Dương nói “dảy dây” thế là em Bảo đã chỉnh ngay cho bạn là cậu nói lại theo tớ “nhảy dây” vậy là em Dương đã sửa được theo bạn, các em vào khoe ngay với cô giáo, và tôi đã kịp thời tuyên dương luôn cả 2 em, các em rất thích thú. Biện pháp 6: Xếp học sinh phát âm chuẩn ngồi cạnh học sinh phát âm chưa chuẩn để các em kèm cặp, giúp đỡ, sửa sai cho bạn khi trao đổi, thảo luận. Trong lớp có 2 em nói giọng miền Nam và 1 em ở lại nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm chuẩn. Do vậy tôi đã sắp xếp em tiếp thu bài nhanh, phát âm chuẩn ngồi bên cạnh để kèm cặp, giúp đỡ bạn. Ví dụ: Trong lớp có các cặp đôi như: Bạn Tiến Đạt- Đức Nghĩa; Kiều Trinh- Đăng Dương. Biện pháp 7: Thường xuyên trò chuyện, động viên, khuyến khích, khen thưởng. Tôi tranh thủ điều chỉnh lỗi phát âm cho các em vào giờ nghỉ giải lao cô trò nói chuyện với nhau, khuyến khích học sinh đọc thơ, hátđể phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em. Gợi ý, hướng dẫn các em tới thư viện mượn những quyển truyện tranh, báo thiếu nhi, để các em rèn đọc thêm. Thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen. Ví dụ: “Em đã đọc được rồi đấy, em cố gắng lên nhé”, “Em đã đọc tốt hơn rồi, em cần cố gắng thêm tí nữa”, Được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm đượcTừ đó học sinh sẽ quyết tâm hơn. Biện pháp 8: Giáo viên kết hợp với phụ huynh rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Tôi đã sưu tầm một số tài liệu hướng dẫn cách đánh vần, cách đọc một số âm và phôtô gửi tới từng phụ huynh để phụ huynh hướng dẫn con mình đọc bài. Trong các buổi họp phụ huynh, tôi giải thích để các bậc phụ huynh nắm được tầm quan trọng khi phát âm đúng. Từ đó phụ huynh có ý thức để luyện phát âm chuẩn khi giao tiếp với con cái, phối hợp với nhà trường để cùng sửa lỗi khi các em phát âm chưa đúng, rèn cho các em kĩ năng, thói quen phát âm chuẩn. Tôi thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh qua sổ liên lạc và các phương tiện thông tin. Nếu học sinh phát âm sai, tôi sẽ gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của em đó. Đề nghị phụ huynh kết hợp rèn phát âm chuẩn cho các em 4. Kết quả đạt được: Qua một thời gian áp dụng thực hiện một số giải pháp rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ cho học sinh lớp 1 qua môn Tiếng Việt 1 theo chương trình GDPT 2018 bước đầu đã thu được những kết quả đáng phấn khởi đó là: * Đối với giáo viên: Giáo viên làm việc có tinh thần trách nhiệm hơn. Thực hiện nhiệm vụ chủ động, tự giác hơn. Hiệu quả công việc được nâng cao hơn. Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt 1 theo chương trình mới, đặc biệt là việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn có những chuyển biến khả quan. Công tác soạn, giảng của giáo viên có nhiều thay đổi phù hợp với thực tế của học sinh nơi địa phương công tác. Chất lượng bài soạn được nâng cao. Việc nhận xét, chữa lỗi của giáo viên đối với học sinh trong quá trình rèn đọc đi vào nền nếp, đồng bộ, hiệu quả hơn. Giáo viên tích cực tìm tòi, học hỏi, chủ động trong dạy học Tiếng Việt 1 theo chương trình GDPT 2018. * Đối với học sinh: Chất lượng học môn Tiếng Việt 1 phát triển theo chiều hướng tốt. Tinh thần học tập của học sinh tốt hơn. Học sinh lớp phụ trách có những chuyển biến rõ rệt về kĩ năng phát âm. Các em có giọng đọc to, phát âm chuẩn, đạt được tốc độ đọc thông. Kết quả khảo sát sau khi thực hiện biện pháp: Tổng số HS HS phát âm chuẩn HS phát âm chưa chuẩn SL % s/x v/d nh/d âc/ưc anh/ân hỏi/ngã 28 24 85,7 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 3,6 0 0 0 0 2 7,1 1 3,6 0 0 Thấy các em phát âm chuẩn tiếng việt có nhiều tiến bộ rõ rệt. Trong đó lỗi s/x giảm 7,1%. Lỗi âc/ưc giảm 10,8 %. Lỗi anh/ân giảm 10,7 % và không còn học sinh bị lỗi v/d; lỗi nh/d và lỗi dấu thanh hỏi, thanh ngã. Tôi thấy học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, lưu loát, nhiều em đọc diễn cảm. Như vậy là một tín hiệu mừng, chứng tỏ những biện pháp tôi áp dụng là có hiệu quả cao. Dựa vào kết quả thống kê sau hơn 4 tháng học, tôi thấy rất vui khi đã làm được những việc vừa trình bày. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đó về sau và thêm vào các tiết kể chuyện, ôn luyện buổi chiều, mong sao cuối năm học sẽ có 100% học sinh phát âm chuẩn, đọc tốt, đọc diễn cảm. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng dạy để rèn kỹ năng phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1 khi học môn Tiếng Việt. Do đây là năm đầu tiên thực hiện đổi mới sách giáo khoa lớp 1, đối tượng học sinh của lớp chưa đồng đều và khả năng của bản thân cũng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để nội dung được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_r.doc