Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Thủ công
Nghệ thuật tạo ra cái đẹp, sự sáng tạo đòi hỏi phải có đôi bàn tay khéo léo và sự cảm nhận thẩm mỹ của mỗi con người. Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì sự phát triển công nghệ ngày càng mạnh mẽ. Chính điều này dẫn đến những tác phẩm nghệ thuật công nghệ ngày càng nhiều, những tác phẩm nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người ngày càng ít đi. Mà những tác phẩm nghệ thuật nhờ đôi bàn tay khéo léo của con người xác thực hơn, mang tính nghệ thuật hơn. Phân môn thủ công cũng góp phần vào sự thành công của những tác phẩm nghệ thuật đó.
Ngay từ khi còn học mẫu giáo các em đã được làm quen với môn thủ công. Lên lớp 1 các em sẽ được tập về kĩ năng của môn thủ công. Các kĩ năng mà các em được rèn luyện đó là kĩ năng xé, dán giấy, gấp và cắt dán giấy. Đây là một kĩ năng quan trọng bước đầu rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của con người để tiếp tục rèn luyện các kĩ năng khác của phân môn thủ công góp phần tạo ra con người lao động mới: cần cù, cẩn thận, ham hiểu biết, sáng tạo và đam mê nghệ thuật.
ấy cho thật phẳng + Ta đã gấp xong hình nào ở tranh quy trình ? Được nếp gấp thứ mấy? (Hình 1b, gấp xong nếp gấp thứ nhất ). + Hãy nêu lại cách gấp nếp gấp thứ nhất? (HS quan sát tranh quy trình và nêu). + Để gấp được nếp gấp thứ 2 ta làm thế nào? (Lật tờ giấy cho mặt màu ra ngoài rồi gấp vào 1 ô theo đường dấu). + Gấp vào 1 ô sau đó ta làm gì? (Dùng tay miết mép giấy cho thật phẳng). ? Ta vừa thực hiện xong hình nào ở tranh quy trình? Hãy nêu lại cách gấp? (Thực hiện xong hình 3 và 4, lật tờ giấy..) + Nếp gấp thứ nhất và nếp gấp thứ 2 giống nhau điểm nào? (Đều gấp vào 1 ô rồi miết mép giấy cho phẳng). + Quan sát hình 5 và 6 ở tranh quy trình, lên bảng thực hiện nếp gấp thứ 3? (HS lên bảng vừa thao tác vừa trình bày cách gấp ). GV lưu ý : Các mép giấy khi gấp vào phải trùng lên dòng kẻ ngang thì các nếp gấp mới thẳng và khi xếp lại mới chồng khít lên nhau , không bị lệch . + Để có các nếp gấp tiếp theo ta làm thế nào? (Lật mặt giấy, gấp vào 1 ô rồi lại lật) HS lên bảng thực hành tiếp – Lớp theo dõi, nhận xét : Ta đã gấp xong hình nào? (H7) + Muốn gấp được các đoạn thẳng cách đều ta làm thế nào? (HS trình bày). Sau khi hướng dẫn mẫu lần 1 xong, GV cần làm mẫu tóm tắt toàn bộ các bước với tốc độ bình thường nhằm ghi lại ấn tượng về tiến trình công việc. Để đánh giá kết quả làm mẫu, xác định mức độ nắm vững qui trình của HS, GV có thể yêu cầu 1 HS làm mẫu, cả lớp quan sát, nhận xét, tuỳ thuộc kết quả làm thử mà chuyển sang thực hành. (Nếu có điều kiện, GV có thể sử dụng video quay lại các bước gấp để HS quan sát dễ dàng) Đối với các bài kĩ thuật xé, cắt dán giấy khi hướng dẫn thao tác xé, cắt các đường thẳng, đường cong GV nên làm chậm, dứt khoát, chỗ nào khó có thể làm nhiều lần để HS hiểu và làm được. Cần tập cho HS thao tác xé: tay trái giữ chặt tờ giấy sát cạnh hình đã vẽ bằng ngón trỏ và ngón cái, còn các ngón khác đỡ phía dưới tờ giấy, tay phải dung ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo đường vẽ. Hướng dẫn HS chọn giấy có độ dày hay mỏng phù hợp nội dung từng bài, từng phần. Nếu chọn giấy mỏng quá khi xé dễ bị lệch lạc, hình dạng sẽ bị rộ, đường xé bị răng cưa. Ngược lại nếu giấy dày quá khi xé sẽ khó và dai. Ở phần cắt, dán giấy HS bắt đầu tập cắt bằng kéo, tập cầm kéo đúng bằng tay phải, biết vận động linh hoạt tay trái, luôn xoay tờ giấy để tay phải sử dụng kéo cho tiện. Các đường cắt phải thẳng, sắc nét đúng với đường đã kẻ, vẽ sẵn. Khi xé, cắt xong các hình GV hướng dẫn HS sắp xếp các phần đã được xé hay cắt cho đẹp, cân đối rồi nhẹ nhàng, lần lượt dán các hình theo bố cục đã sắp xếp. Bôi hồ mặt trái cẩn thận bằng đầu ngón tay hoặc bằng công cụ như tăm bông , que giấy, chổi phết hồ Đồng thời giúp trẻ nhận biết và sử dụng các loại keo, hồ dán. Như vậy kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa là lao động thủ công nhẹ nhàng nhưng mang tính nghệ thuật, kĩ thuật cao. Vì từ những mảnh giấy đơn giản, có hình dạng, kích thước khác nhau qua quá trình xé, gấp, cắt đã tạo ra vô số sản phẩm có hình dạng phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Qua quá trình sử dụng các dụng cụ, sự vận động, phát triển làm cho đôi bàn tay trẻ trở nên khéo léo, nhanh nhẹn, linh hoạt, chính xác. d . Thực hành – Luyện tập và đánh giá Thực hành là hoạt động trọng tâm của mỗi bài học nên GV cần giúp HS nhanh chóng bắt tay vào việc, yêu cầu HS tập trung sự chú ý và nỗ lực trí tuệ vào việc suy nghĩ, làm chính xác hoá biểu tượng, vận dụng các kỹ năng tạo hình để làm ra sản phẩm. Giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt động thực tiễn, thói quen làm việc tự giác, tích cực có hiệu quả. Đây là môi trường lý tưởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động, yêu lao động và thái độ tôn trọng đối với sản phẩm, với người lao động. Đồng thời khi tham gia vào hoạt động thực hành với mục đích tạo ra thứ gì đó thật đẹp cho mình, cho người khác như làm đồ chơi, đồ dùng, quà tặng... trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt như lòng yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Từ đó, giáo dục trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc ngời khác cũng như các kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi HS thực hành, GV theo dõi, nhắc nhở các em làm đúng quy trình. Động viên những em khá để các em phấn khởi làm việc, giúp đỡ HS yếu bằng cách chỉ ra những chỗ chưa đúng, gợi ý cách điều chỉnh để HS tự sửa chữa. Trong trường hợp HS quá yếu, GV không nên tỏ ra khó chịu làm các em chán nản mà phải chỉ bảo cặn kẽ để động viên khích lệ các em. Những HS xé hoặc cắt xong trước nên nhắc trẻ sắp xếp hình cho cân đối, đẹp rồi bôi hồ nhẹ nhàng lên mặt trái của hình, dùng giấy lót để ấn cho hình dính vào vở thủ công, thu dọn giấy vụn và dụng cụ. Động viên các em bổ sung thêm chi tiết cho sản phẩm thêm phong phú. *Ví dụ: Bài “Xé dán hình con gà con ”: Khi HS xé được các bộ phận của con gà con, GV hướng dẫn HS dán tuỳ theo vị trí của các bộ phận để tạo ra các chú gà con có các hoạt động khác nhau như: dán đầu xuống thấp rồi dùng bút chấm vào phía dưới chân gà để có chú gà đang mổ thóc hoặc dán ở trên vai tạo thành chú gà đang ngoảnh ra sau. Với cách dán chân khác nhau tạo thành chú gà đang chạy, đang đứng hay đang nằm, vẽ thêm cỏ cây, mặt trời, mây, để có bức tranh đẹp. Khi đã có sản phẩm tạo hình hoàn thiện, GV sử dụng các biện pháp trò chơi hoá sản phẩm. Chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ. Động cơ lúc này gắn liền với ham muốn của trẻ là được chơi, được vận động với sản phẩm của mình tạo nên. Từ đó trẻ ý thức rõ hơn về ý tưởng tạo hình và có thể nảy sinh ý tưởng mới. Hơn nữa việc sử dụng các sản phẩm tạo hình vào các tình huống, vận động thực sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận xét đánh giá và thưởng thức các giá trị mỹ thuật cũng như chất lượng, kỹ thuật của các sản phẩm tạo hình đã hoàn thiện. *Ví dụ: Dạy bài “Xé dán hình quả cam”: Khi HS đã xé được các bộ phận của hình quả cam, GV chia lớp theo nhóm, mỗi nhóm được phát một tấm bìa nhỏ có vẽ hình chiếc giỏ. HS làm việc theo nhóm dán quả vào để tạo thành giỏ cam đẹp. *Ví dụ: Dạy bài “Xé dán hình cây đơn giản”: Khi HS xé xong hình các bộ phận của cây, GV phát cho mỗi nhóm một tấm bìa, HS dán sản phẩm của các bạn theo hình thức xen kẽ để tạo thành rừng cây. Đối với những sản phẩm gấp giấy, GV cho HS trình bày thành hàng để cả lớp dễ quan sát, so sánh. Khi đánh giá sản phẩm cần cho HS nói lên cảm nghĩ về vẻ đẹp, sự nổi bật của một số sản phẩm. Tức là HS được đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Ở hoạt động này, GV nên động viên khuyến khích HS là chính chứ không nên chê trách. Nếu có sản phẩm làm không đúng kỹ thuật, chưa hoàn thành GV yêu cầu HS về nhà thực hành tiếp để tiết sau kiểm tra. *Ví dụ: Dạy bài “Cắt dán hình vuông”, HS có thể ghép các hình vuông học được để tạo thành bức tranh sinh động 3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy Đây là một hình thức tổ chức hết sức mới mẻ đối với các em. Với các phần mềm công nghệ như Power Point, Violet, Adobe Presenter, Ipring Quiz Maker giáo viên có thể thỏa sức sáng tạo, tạo nên một bài giảng sinh động, hấp dẫn giúp các em hiểu sâu hơn và nắm chắc bài học. Với các hình thức hoạt động đơn giản như bấm phím, di chuyển và kích chuột... để lựa chọn và ra các lệnh theo chủ định, HS sẽ rất hứng thú khi thấy yêu cầu của mình đề ra được thực hiện liền ngay tức thời, điều này có tác dụng kích thích hứng thú rất mạnh mẽ trong hoạt động tự học. Những hình ảnh đẹp, rõ ràng, nhiều màu sắc sinh động, kèm theo các đoạn văn bản, giọng nói nhạc đệm... tác động đồng thời hoặc kế tiếp nhau lên các giác quan giúp cho HS tự thao tác tay làm, mắt thấy, tai nghe, trí óc suy nghĩ... trong khi học và luyện tập, nhờ đó dễ dàng hiểu rõ, nắm vững kiến thức . Giáo viên có thể sử dụng Công nghệ thông tin trong bất cứ hoạt động nào của tiết dạy, từ kiểm tra bài cũ đến quan sát, nhận xét mẫu, hướng dẫn mẫu và thực hành. Ví dụ: Bài “Gấp cái ví”, khi dạy HS gấp hình, giáo viên có thể dạy gấp ngay trên máy, học sinh quan sát trực tiếpcác bước gấp Ví dụ: Bài “Xé, dán hình cây đơn giản tán tròn”, khi dạy HS kẻ hình, giáo viên có thể dạy kẻ ngay trên máy, học sinh quan sát trực tiếp. Bài “Xé, dán hình cây đơn giản tán dài” Học sinh quan sát hình vẽ và nêu được sự khác nhau về cách vẽ khi hướng dẫn trên máy. Ngoài ra, đối với các bài xé, dán, GV có thể sử dụng các đoạn video quay lại các bước xé để giúp HS quan sát dễ dàng hơn *Ví dụ: Bài “Cắt, dán hình tam giác”: GV sử dụng các hiệu ứng để thao tác kẻ hình, cắt hình giúp HS quan sát dễ dàng. Việc sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp cho bài giảng sinh động, phong phú hơn, giúp học sinh tự chủ động nắm bắt kiến thức mới, củng cố và nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, để sử dụng được phần mềm vào dạy học đòi hỏi những trang thiết bị về cơ sở vật chất như máy projecter, máy tính, màn chiếu, loa... Về phía giáo viên: Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Về phía học sinh: Học sinh cần chuẩn bị bài kỹ ở nhà, phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm trong giờ học. GIÁO ÁN MINH HỌA Phân môn: Thủ công Bài: Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách kẻ, cắt dán hình chữ nhật 2. Kĩ năng: HS kẻ, cắt, dán được hình chữ nhật. Có thể kẻ, cắt được hình chữ nhật theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. Với HS khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. 3. Thái độ: Ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học Cách sử dụng kéo an toàn Ý thức tiết kiệm giấy II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án điện tử, máy chiếu, máy chiếu hắt Hồ dán, giấy màu có kích thước lớn, kéo. 2. Chuẩn bị của HS: Giấy màu có kẻ ô Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP , HÌNH THỨC DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ I. Ổn định tổ chức Hát tập thể II. KTBC: - GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS - HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của GV 3’ III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại tên bài 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 5 ô 7 ô MT: HS nhận dạng và nắm được kích thước hình chữ nhật - Tìm những vật xung quanh có dạng hình chữ nhật? - GV giới thiệu 1 số đồ vật có dạng hình chữ nhật - GV hướng dẫn HS quan sát hình mẫu theo gợi ý: + Hình chữ nhật có mấy cạnh? + Lên đếm kích thước của cạnh dài? Hình chữ nhật có mấy cạnh dài? - GV chốt: hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau là 7 ô - GV hỏi tương tự với cạnh ngắn - GV chốt: hình chữ nhật có 2 cạnh ngắn là 5 ô - GV yêu cầu HS nhắc lại kích thước hình - HS quan sát và trả lời câu hỏi - HS trả lời - HS lên đếm và chỉ cạnh dài - HS chỉ và đếm kích thước cạnh ngắn 11’ 3. Hướng dẫn mẫu MT: HS biết kẻ, cắt hình chữ nhật theo 2 cách A. Kẻ, cắt hình chữ nhật - Cách 1: D C B A - GV hướng dẫn HS cách kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 7 ô, cạnh ngắn 5 ô: + Lấy bất kỳ điểm A + Làm thế nào để lấy tiếp điểm B? + Từ điểm B đếm xuống mấy ô lấy điểm C? + GV hướng dẫn đánh dấu diểm D - GV yêu cầu HS nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật - Con sẽ phải cắt mấy lần? - GV hướng dẫn cách chọn điểm bắt đầu cắt - Nêu cách sử dụng kéo? - Khi sử dụng kéo cần lưu ý điều gì? - GV thực hành cắt trên giấy màu kẻ ô HS quan sát cách vẽ hình trên máy HS trả lời - HS nhắc lại cách kẻ - HS trả lời - HS trả lời - HS quan sát cách cắt của GV - Cách 2: Kẻ, cắt hình chữ nhật đơn giản - GV giới thiệu cách 2. Với cách làm này, yêu cầu giấy màu phải có nguyên ô. (GV cho HS xem mẫu giấy) - GV hướng dẫn HS nêu cách xác định hình chữ nhật có cạnh dài 7 ô, cạnh ngắn 5 ô - Cách 2 có mấy lần cắt? 2 cạnh AB, AD có phải cắt không ? - Cách 2 có gì khác so với cách 1 ? - GV cho HS quan sát 2 cách cắt mẫu (trên máy) - GV thực hành trên giấy màu kẻ ô - HS nêu cách xác định hình HS trả lời HS quan sát HS quan sát B. Dán hình - GV cho HS nhắc lại cách bôi hồ và cách trình bày sản phẩm - GV hướng dẫn cách ướm hình, cách bôi hồ - Khi sử dụng giấy đề can, cần lưu ý điều gì? - GV hướng dẫn cách dán giấy đề can - HS nhắc lại - HS quan sát mẫu của GV HS trả lời 1’ *Chơi giữa giờ 13’ 4. Thực hành MT: HS kẻ, cắt được hình chữ nhật đúng kích thước - Nêu kích thước cạnh dài? Cạnh ngắn? - Có thể kẻ hình chữ nhật theo mấy cách? - GV lưu ý HS chọn cách kẻ hình phù hợp với giấy màu của mình, cách tiết kiệm giấy, cách sử dụng kéo. - GV cho HS thực hành kẻ, cắt 1 hình chữ nhật - GV nhận xét bài làm của HS - HS trả lời - HS thực hành 5’ IV. Củng cố - dặn dò: Trò chơi “Ghép hình” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cắt, dán hình chữ nhật thành đoàn tàu. Nhóm nào hoàn thành bài nhanh, cắt dán đẹp thì nhóm đó thắng - GV tổng kết trò chơi - GV nhận xét giờ học - Dặn dò: chuẩn bị giấy, hồ, bút để học tiếp bài “Cắt dán hình chữ nhật” (tiết 2) - HS thực hành theo nhóm bốn - HS lắng nghe Bài: Cắt, dán hình tam giác (tiết 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Giúp HS biết cách kẻ, cắt dán hình tam giác 2. Kĩ năng: HS kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Có thể kẻ, cắt được hình tam giác theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng. Với HS khéo tay: kẻ và cắt, dán được hình tam giác theo hai cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. 3. Thái độ: Ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học Cách sử dụng kéo an toàn Ý thức tiết kiệm giấy II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án điện tử, máy chiếu, máy chiếu hắt Hồ dán, giấy màu có kích thước lớn, kéo. 2. Chuẩn bị của HS: Giấy màu có kẻ ô Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP , HÌNH THỨC DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2’ I. Ổn định tổ chức Hát tập thể II. KTBC: - GV nhận xét bài làm tiết trước - GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS - HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của GV 3’ III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu trực tiếp - GV ghi tên bài lên bảng - HS nhắc lại tên bài 2. Bài mới: MT: HS biết kẻ, cắt hình tam giác theo 2 cách - Hình tam giác có mấy cạnh? - Tìm xung quanh chúng ta các vật có dạng hình tam giác? - Hình tam giác nằm trong khung hình gì? - Xác định độ dài các cạnh hình chữ nhật. - Nhận xét cạnh đáy hình tam giác? - HS trả lời HS trả lời HS trả lời 1HS lên đếm HS trả lời - Cách 1: Kẻ, cắt hình tam giác - Nêu cách kẻ hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 6 ô. - Gv hướng dẫn cách kẻ hình tam giác ABC. - GV yêu cầu HS nêu cách kẻ - GV chốt lại cách kẻ hình tam giác - Khi cắt, cần lưu ý điều gì? - GV yêu cầu HS nêu cách cắt - GV thực hành cắt hình tam giác 1 HS nêu HS lắng nghe HS nêu - HS trả lời - HS - Cách 2: Kẻ, cắt hình tam giác đơn giản - Khi kẻ theo cách 2, cần lưu ý gì về giấy màu? - GV yêu cầu HS nêu cách kẻ hcn đơn giản có cạnh dài 8 ô và 6 ô ? - NX câu trả lời của bạn ? - GV hướng dẫn cách kẻ hình tam giác - Cách 2 có điểm gì khác với cách 1 ? - GV gọi HS lên thực hành cắt. - NX cách cắt. - HS trả lời - 1 HS nêu HS quan sát - HS trả lời - 1 HS lên cắt - Dán hình - GV cho HS nhắc lại cách bôi hồ và cách trình bày sản phẩm - GV hướng dẫn cách ướm hình, cách bôi hồ - HS nhắc lại - HS quan sát mẫu của GV 1’ *Chơi giữa giờ 13’ 3. Thực hành MT: HS kẻ, cắt được hình tam giác đúng kích thước - Có thể kẻ hình chữ nhật theo mấy cách? -GV lưu ý HS chọn cách kẻ hình phù hợp với giấy màu của mình, cách tiết kiệm giấy, cách sử dụng kéo. - GV cho HS thực hành kẻ, cắt 1 hình tam giác - GV nhận xét bài làm của HS - HS trả lời - HS thực hành 5’ IV. Củng cố - dặn dò: Trò chơi “Ghép hình” - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mỗi nhóm sẽ cắt và ghép các hình tam giác thành 1 cây thông. Nhóm nào hoàn thành bài nhanh, cắt dán đẹp thì nhóm đó thắng - GV tổng kết trò chơi - GV nhận xét giờ học - Dặn dò: chuẩn bị giấy, hồ, bút để học bài “Cắt dán hàng rào đơn giản” (tiết 1) - HS thực hành theo nhóm bàn - HS lắng nghe PHẦN III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Việc áp dụng nhiều phương pháp mới vào giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp tôi đạt được nhiều kết quả rất khả quan, nhất là đối với môn học Thủ công. Các em đã nắm vững được các bước thực hiện theo quy trình kĩ thuật. Mỗi khi có tiết Thủ công, tôi nhận thấy các em học sinh có sự chuẩn bị dụng cụ rất đầy đủ, phong phú. Các em đã hiểu được sự quan trọng và cần thiết trong lao động, thông qua những giờ học Thủ công, các em biết giữ gìn dụng cụ học tập, tiết kiệm vật liệu mỗi khi thực hành. Trong giờ học, tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hẳn lên vì em nào cũng có dụng cụ để thực hành, làm bài. Các em còn biết giúp đỡ lẫn nhau trong giờ học . Các em đã thấy thích thú với môn học hơn, vì vậy giờ học Thủ công không còn nặng nề, mệt mỏi đối với các em nữa. Tôi cảm thấy rất vui khi vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Bây giờ, khi dạy môn Thủ công tôi không còn băn khoăn, lo lắng nữa. Vì các em học sinh lớp tôi đã có thói quen làm việc theo sự hướng dẫn, gợi ý của tôi. PHẦN IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Để có được những bài giảng hay, nội dung bài học trọng tâm cơ bản nhưng không kém phần phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào với bài học thì người giáo viên cần phải luôn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, trao đổi phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. - Cần có sự phối hợp giữa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo, linh hoạt theo hướng:Giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện, tìm tòi kiến thức. Khêu gợi được sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích trong các hoạt động ở lớp. Tôi nhận thấy khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy, giúp học sinh chủ động rất nhiều trong giờ học, nhất là đối với những giờ thực hành. Qua thực hành, học sinh còn thể hiện được tính tích cực, chủ động sáng tạo, tìm tòi kiến thức để áp dụng vào thực hành sản phẩm, trang trí sản phẩm sao cho đẹp mắt. - Thủ công là một môn học mang đậm chất nghệ thuật.Vì vậy, khi hình thành kiến thức cho học sinh đã khó, hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức để trang trí sản phẩm, trưng bày sản phẩm sao cho có thẩm mĩ lại càng khó hơn. Nên khi giảng dạy đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư vào bài giảng, chuẩn bị bài mẫu sinh động, lời giảng rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu. - Kỹ năng kỹ thuật chỉ có thể được hình thành trên cơ sở vận dụng kiến thức vào quá trình thực hành kỹ thuật. Bởi vậy khi dạy học thủ công, GV cần kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Song GV cần chú ý đến 2 phương pháp đặc trưng trong việc hình thành kỹ năng kỹ thuật là : làm mẫu và huấn luyện – luyện tập. - GV phải luôn đặt mình trong vai trò là người hướng dẫn, là nhân tố kích thích, là trọng tài hướng dẫn HS huy động kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, của tập thể nhóm nhỏ hay của cả lớp để tự tìm ra kiến thức mới. Khả năng tự phát hiện của trẻ đến mức độ nào thì động viên khuyến khích các em phát hiện nội dung mới đến mức đó. Muốn vậy GV phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phát vấn dựa vào kiến thức mà HS đã tiếp nhận ở bài trước; vào tranh quy trình, bài mẫu, vật thực vào kiến thức thực tế của HS và tránh những câu hỏi không có khả năng giúp HS phát huy trí lực. Lấy thực hành làm trọng tâm, xây dựng phong cách lao động công nghiệp, thực hiện đúng công nghệ cho HS. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy phân môn thủ công lớp 1, có thể vẫn còn nhiều hạn chế. Kính mong các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp góp ý, giúp đỡ để quá trình giảng dạy của tôi ngày một tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
File đính kèm:
- thucong1hathphuonglietdoc_5420188.doc
- thucong1hathphuonglietdoc_5420188.pdf