Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài tập về dấu câu trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 3A1 trường Tiểu học Mỹ Tú A

Những năm gần đây do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng, thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, các cấp quản lý giáo dục đã liên tục phát động phong trào nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy – học. Qua đó, các phương pháp dạy – học truyền thống được cải tiến và vận dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy, việc sắp xếp tổ chức theo đối tượng học sinh hơn, phát huy được khả năng của học sinh khá giỏi mà không ảnh hưởng đến sự tiến bộ của học sinh trung bình, yếu, kém.

Nhưng thực tế cho đến nay việc thực hiện đổi mới phương pháp cũng còn mặt hạn chế nhất định. Trong tất cả các môn học ở cấp tiểu học môn Tiếng Việt là một môn công cụ, một môn mang tính nhân văn, góp phần hình thành nhân cách của con người lao động mới, đồng thời làm tăng tính thiết dụn của môn học với người học, giúp học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống.

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học là :

- Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và cung cấp những kiến thức sơ giản nhằm tạo cho học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12725 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài tập về dấu câu trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Lớp 3A1 trường Tiểu học Mỹ Tú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng đồng thời, dấu hỏi để biểu thị thái độ hoài nghi, còn dấu chấm than thì bày tỏ thái độ châm biếm , mĩa mai.
2.4. Dấu phẩy
Dấu phẩy được dùng rất phổ biến trong câu. Nó có tác dụng để ngăn cách các từ, các cụm từ 
- Về mặt ngữ âm, nó thường được dùng để đánh dấu chỗ ngắt nhỏ trong câu
- Về mặt ngữ pháp, nó ngăn cách các thành phần sau đây của câu:
+ Ngăn cách các thành phần đẳng cấp, đồng chức, nhất là khi giữa các thành phần này không dùng quan hệ từ
+ Ngăn cách các thành phần phụ, thành phần biệt lập với nòng cốt của câu 
Khi thành phần phụ hoặc thành phần biệt lập chen vào giữa các thành phần nòng cốt của câu thì cần dùng dấu phẩy cở trước và ở sau thành phần đó để ngăn cách nó với thành phần nòng cốt. Trong một dãy nhiều từ hay cụm từ có quan hệ đẳng cấp với nhau thì trước thành phần đẳng lập cuối cùng thường dùng quan hệ từ và thay cho dấu phẩy
2.5. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm dùng ở trong câu để biểu hiện rằng bộ phận câu đi sau có tác dụng giải thích, cụ thể hóa, nêu dẫn chứng hay liệt kê các phương diện khác nhau của nội dung mà bộ phận đi trước biểu hiện .
* Những trường hợp sử dụng dấu hai chấm
- Trước một loạt các thành phần liệt kê 
- Trước một lời dẫn nguyên văn . Trong trường hợp này dấu hai chấm được dùng để phối hợp với dấu ngoặc kép
- Trước lời nói hoặc nội dung suy nghĩ của một người, một nhân vật nào đó (dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, hoặc dấu gạch đầu dòng). 
- Trước bộ phận giải thích cho nội dung của bộ phận đi trước. 
- Trước cả một đoạn văn hay một phần văn bản có tác dụng cụ thể hóa nội dung các phần văn bản đi trước. Cách sử dụng này ta thường gặp nhiều văn bản thuộc các loại khác nhau.
Nhìn chung dấu hai chấm được dùng để báo hiệu cho một bộ phận văn bản đi sau có quan hệ giải thích hay cụ thể hóa cho nội dung của bộ phận câu hay bộ phận đi trước. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 
Mức độ dạy – học các bài tập về dấu câu cho học sinh chỉ hình thành cho học sinh hiểu thông qua các bài tập thực hành chứ không dạy qua lý thuyết, thông qua các bài tập nhằm giúp học sinh nhận diện cách sử dụng dấu câu để vận dụng vào việc ngắt, tách câu, đoạn văn và tập đặt câu, viết đoạn văn. Thực tế cho thấy với trình độ nhất định của giáo viên tiểu học hiện nay cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học vì trong sách hướng dẫn cách dạy cụ thể. Do những đặc điểm này mà phương pháp dạy học Luyện từ và câu nói chung và các bài tập về dấu câu nói riêng chỉ tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập mang tính thực hành là chính. Trong mỗi tiết Luyện từ và câu ở lớp 3 luôn có từ 3 bài tập trở lên trong đó có 1 bài tập về dấu câu cho nên thời gian để hoàn thành các bài tập cũng chưa được đảm bảo. Giáo viên còn lúng túng trong việc xây dựng quy trình tiết dạy bài tập về dấu câu vì trình độ nhận thức của học sinh không được đồng đều, học sinh chưa có thói quen sử dụng dấu câu trong khi viết và thể hiện ngữ điệu lời nói trong giao tiếp.
Hiệu quả học tập của học sinh về các bài tập dấu câu cũng còn nhiều hạn chế. Mỗi bài tập đều yêu cầu học sinh xác định dấu câu đúng theo cấu trúc ngữ pháp mà bản thân học sinh chưa rõ được tác dụng của các loại dấu câu, phải dùng dấu câu đặt vào chỗ thích hợp để làm gì, làm sao để chọn dấu câu đặt vào chỗ thích hợp. Thật khó cho giáo viên khi giảng dạy, đối với chuẩn kiến thức kỹ năng của lớp 3 giáo viên không thể hướng dẫn học sinh đi sâu hơn về khái niệm, tác dụng của các dấu câu để cho học sinh có kiến thức về dấu câu. Thực tế đối với học sinh là khi thực hiện các bài tập có yêu cầu đặt câu, các em có đặt đúng câu. Tuy nhiên khi viết lên thì việc đặt dấu câu chưa đúng cấu trúc ngữ pháp, không xác định được ngữ điệu khi đọc. Ngoài ra còn hạn chế hơn nữa là đối với môn tập làm văn khi gặp những yêu cầu là viết một đọan văn ngắn theo chủ đề thường các em không xác được phải đặt dấu câu như thế nào là cho đúng. Như vậy sẽ làm hạn chế nội dung bài viết khi đọc lên (đọc đúng theo dấu câu học sinh đã đặt). 
Tóm lại việc dạy – học các bài tập về dấu câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 cũng còn rất hạn chế rất cần những biện pháp dạy học chủ yếu để khắc phục được thực trạng nêu trên. 
III. GIẢI PHÁP ĐỀ RA 
1. Xây dựng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Để thực hiện dạy – học tốt các bài tập về dấu câu trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ chương trình, tính tích hợp của môn học để xác định mục tiêu của bài học. Việc xác định mục tiêu phải đúng kiến thức trọng tâm, phù hợp với mọi đối tượng học sinh đảm bảo tính giáo dục cao. Lựa chọn vận dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy hợp lý có hiệu quả, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phương tiện dạy học. Giáo viên phải chuẩn bị thiết kế bài học sao cho tất cả học sinh đều được làm việc. Thiết kế phải chú ý đến sự phát triển của cá nhân, của nhóm trên cơ sở sự phát triển chung của cả lớp. Khi điều khiển hoạt động của lớp học giáo viên cũng cần chuẩn bị tốt cho việc xử lý các tình huống sư phạm có thể sẽ diễn ra trong giờ học. Tổ chức các hình thức dậy học phải phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài học, tổ chức nhịp nhàng các hoạt động giữa thầy và trò, giữa trò với trò làm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải chủ động lựa chọn phương pháp xây dựng các biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với đối tượng không nên lệ thuộc hoàn toàn vào sách hướng giảng dạy và các bài soạn mẫu có tính chất áp dụng chung. Trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, ý kiến của thầy là quan trọng, song thầy không nên xem mình là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh mà phải tạo điều kiện để các em được tự đánh giá mình, đánh giá lẫn nhau. Thầy phải tôn trọng năng lực, cá tính của học sinh không áp đặt học sinh. 
® Như vậy, trong khi nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức, cảm thụ của học sinh, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là đề cao vai trò của giáo viên với tư cách là người tổ chức, gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trong hoạt động học tập của học sinh. 
2. Các biện pháp dạy học cụ thể 
2.1. Dạy – học bài tập dùng dấu chấm (.)
Ví dụ minh họa 1: Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của gia đình tôi. 
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 25)
Quan sát đoạn trích, chúng ta thấy câu mở đầu đoạn và kết đoạn có cùng kiểu câu học sinh đã được học. Đó là kiểu “Ai là gì?”. Về mặt ý nghĩa, câu mở đoạn có ý nghĩa giới thiệu, câu kết đoạn có ý nghĩa nhận xét, đánh giá. Tôi sẽ đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh xác định kiểu câu: từ đó, các em sẽ xác định được hai câu “Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi” và “Ông là niềm tự hào của gia đình tôi”. Hai câu giữa đoạn, nếu xác định theo kiểu câu thì sẽ rất khó đối với học sinh. Do đó, tôi căn cứ vào nội dung ý nghĩa (sự liên kết nội dung, liên kết chủ đề) của đoạn để giải thích về hoạt động tán đinh đồng, động tác của chiếc búa trong tay ông. Như thế, học sinh sẽ xác định được hai câu : “Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng” và câu còn lại “Chiếc búa trong tay ông hoa lên nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng”.
Ví dụ minh họa 2: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả.
Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm. 
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 80)
Ở ví dụ này tôi sẽ xây dựng hai cách dạy: 
* Cách 1 : Ở đoạn này, câu mở đoạn có vị ngữ khá đặc biệt. Tôi sẽ làm mẫu và xác định câu mở đoạn trước. Tôi sẽ giúp cho học sinh hiểu “Trên nương mỗi người một việc” là: Trên nương mỗi người (làm) một việc. Giải thích như vậy để đưa về kiểu câu “Ai làm gì?”. Sau đó , học sinh tiếp tục dùng dấu chấm để ngắt các câu trong đoạn còn lại.
* Cách 2 : Cho học sinh tìm hiểu câu bằng cách đặt câu hỏi “Ai làm gì?”. Học sinh sẽ tìm được 4 câu: Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. “Mấy chú bé đi bắt bếp thổi cơm” . Cuối cùng suy ra câu mở đoạn, tôi giải thích câu mở đầu vốn là kiểu câu “Ai làm gì?”. Về mặt ý nghĩa câu mở đoạn giới thiệu các hoạt động của mỗi người ở các câu sau.
2.3. Dạy – học bài tập dùng phối hợp các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
Khi dạy các bài tập nầy, tôi luôn xác định: đôi với học sinh lớp 3, các câu dùng dấu chấm nên thống nhất gọi là câu bình thường. Các câu bày tỏ thái độ hay có dấu hiệu lời gọi, lời chào, lời đáp thì dùng dấu chấm than. Các câu có từ để hỏi và có ý hỏi yêu cầu trả lời thì dùng dấu chấm hỏi. 
Ví dụ minh họa 1: Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây? 
Một người kêu lên “Cá heo c anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : A c Cá heo nhảy múa đẹp quá c “
.. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng: 
- Có đau không, chú mình c Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé c
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 108)
Ví dụ minh họa 2: Em chọn dấu chấ m, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau? 
Nhìn bài của bạn
Phong đi học về c Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à c
- Vâng c con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long c 
Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. 
Mẹ ngạc nhiên: 
- Sao con nhìn bài của bạn c
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu c Chúng con thi thể dục ấy mà c
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 86)
Bài tập yêu cầu học sinh xác định các dấu được dùng phối hợp trong đoạn trích. Học sinh phải nắm được một số dấu hiệu cách dùng dấu câu; đồng thời cần hiểu nội dung ngữ cảnh thì mới thực hiện bài tập chính xác, có ý thức chứ không chỉ là cảm nhận ngôn ngữ 
! ?
? ?
.
Về tổ chức hoạt động trên lớp đối với loại bài tập này tôi sẽ chuẩn bị và thực hiện các hình thức như viết đoạn trích trên bảng (hoặc giấy rời, bảng phụ,) và các ô trống để điền dấu được đóng khung rõ ràng. Tôi ghi trên các ô vuông dấu chấm dấu chấm than, dấu chấm hỏi ( ); mỗi loại dấu chấm được chuẩn bị số lượng nhiều hơn yêu cầu bài tập. Học sinh thi đua chọn các dấu rời này đặt vào chỗ thích hợp. Nếu có trường hợp sửa chữa, tôi hướng dẫn học sinh dùng dấu thích hợp thay thế vào chỗ đặt dấu sai. Như thế, trước mặt học sinh là văn bản trực quan, dễ nhận biết hơn. Được tham gia vào hoạt động như vậy, các em sẽ hứng thú học tập hơn. 
2.4. Dạy học bài tập dùng dấu phẩy
Có lẽ trong các bài tập về dấu câu ở lớp 3, đây là loại dấu khó nhất. Các đoạn trích cũng có cấu trúc câu khá phức tạp 
Ví dụ minh họa 1: Chép đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 
Đồng bào Kinh hay Tày Mường hay Dao Gia –rai hay Ê –đê , Xơ-đăng hay Ba na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam đều là anh em rụôt thịt. Chúng ta sống chết có nhau sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau .
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 2)
Đầu tiên cần lưu ý cấu trúc câu vốn cũng là kiểu “Ai làm gì?” . Khó khăn của học sinh là các em thường không phân biệt được tên các dân tộc nên các trường hợp đặt dấu phẩy có thể xảy ra như: đồng bào Kinh, hay Tày Mường hay Dao Gia –rai hay Ê –đê , Xơ-đăng.. Do vậy với đoạn trích này tôi tổ chức cho hoạt động cả lớp các bước sau: 
Yêu cầu học sinh tìm dấu câu đã có trong đoạn, học sinh xác định có một dấu hai chấm và hai dấu chấm; từ đó sẽ kết luận dấu hiệu hai dấu chấm cho cho biết đoạn trích có hai câu. 
Hướng dẫn học sinh câu 1 bằng cách giải thích về câu trước dấu hai chấm đã đủ ý và không cần đặt dấu chấm phẩy; vế câu sau dấu hai chấm đã đủ ý và không cần đặt dấu phẩy. Để đặt đúng chỗ, các em dùng bút chì gạch chân tên các dân tộc được nêu trong đoạn trích. Yêu cầu cần đạt là học sinh phải gạch đúng các tên Kinh hay Tày / Mường hay Dao / Gia –rai hay Ê –đê / Xơ-đăng.
Sau đó tôi giải thích tiếp giữa tên các dân tộc đặt liền nhau không kèm từ “hay” thì cần ngắt câu để dễ đọc, học sinh đọc thử để nghe ngữ điệu và đặt dấu phẩy; các dân tộc này là gì, các em quan sát câu ở bộ phận “là gì?” để tìm chỗ cần ngắt câu thì đặt dấu phẩy. Cuối cùng cho học sinh đọc lại câu 1. 
Với câu này, đối với đối tượng học sinh còn gặp khó tôi sẽ dạy theo một cách khác đó là đưa ra một câu mẫu đơn giản.
Ví dụ : Học sinh lớp 3A luôn ghi nhớ lời dạy của thầy: 
Nam hay nữ, Kinh hay Khơ-me đều là trò giỏi, đều là con ngoan. 
Từ đó, học sinh quan sát, so sánh tự rút ra cách vận dụng để đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp. 
Hướng dẫn học sinh tìm câu 2 bằng cách đặt câu trả lời cho bộ phận “làm gì, thế nàp” giữa các bộ phận được trả lời cần đặt dấu ngắt câu. Cụ thể “Chúng ta làm gì? (sống chết có nhau). Chúng ta thế nào? (sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau). 
Đây là đoạn trích khó đối với học sinh lớp 3 vì phải dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các bộ phận đồng chức trong câu. Cũng là khó đối với giáo viên khi dạy, vì không thể giải thích câu theo cấu trúc và chức năng ngữ pháp của các bộ phận này đối với học sinh. Ở đây, khi dạy tôi chỉ quan tâm đến tính sư phạm và tính vừa sức.
Ví dụ minh họa 2 : Em đặt dấu phẩu vào chỗ nào trong đoạn văn sau
Mỗi bản nhạc mỗi bức tranh mỗi câu chuyện mỗi vở kịch mỗi cuốn phim.. đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ họa sĩ nhà văn nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời giúp chúng ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. 
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 54)
Đối với bài tập này tôi xác định cách dạy như sau: 
Đoạn văn có 3 câu, giúp học sinh xác định kiểu câu : câu 1 và câu 2 có kiểu câu “Ai / cái gì là gì?” , câu 3 có kiểu câu “Ai làm gì?”
Câu 1 : Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi những cái gì đều là một tác phẩm nghệ thuật? Học sinh trả lời được là bản nhạc/ bức tranh /câu chuyện/ vở kịch / cuốn phim. Mỗi loại được giới thiệu, khi viết câu, thường dùng dấu phẩy để ngăn cách cho rõ ràng. 
Câu 2 : tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? Cụ thể : Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là ai? Học sinh sẽ kể được tên gọi chỉ người hoạt động nghệ thuật gồm : nhạc sĩ / họa sĩ / nhà văn / nghệ sĩ sân khấu / đạo diễn. Mỗi đối tượng được giới thiệu khi viết cũng phải dùng dấu phẩy. 
Câu 3 : hướng dẫn học sinh quan sát kỹ, ta sẽ thấy kiểu câu cụ thể là : ai làm (thế nào), để làm gì? Ta vận dụng kiểu câu để hỏi “Họ đang lao động thế nào?” (họ đang lao động miệt mài, say mê ) để làm gì? (để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn). 
Ví dụ minh họa 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu? 
a. Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt 
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 35)
b. Vì thương dân Chữ Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. 
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 70)
c. Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEAGAMES 22 đã thành công rực rỡ 
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 94)
d. Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện 
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 94)
Dạng bài tập này nhằm giúp cho học sinh nhận biết một số từ ngữ là trạng ngữ (trạng ngữ không nói cho học sinh) cho cả câu, chúng luôn xuất hiện ở đầu câu. Khi dạy bài tập này tôi vận dụng kiểu câu có từ để hỏi: Nơi nào , ở đâu; vì sao; nhờ đâu; để làm gì 
a. Hỏi : nơi nào (ở đâu) những bãi ngô bắt đầu xanh tốt? 
Trả lời: Hai bên bờ sông 
b. Hỏi: Vì sao Chữ Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải? 
Trả lời: Vì thương dân 
c. Hỏi : Nhờ đâu SEAGAMES 22 đã thành công rực rỡ ?
Trả lời : Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt.. 
d. Hỏi : Em cần học tập và rèn luyện để làm gì? 
Trả lời : để trở thành con ngoan / trò giỏi 
Học sinh trả lời được câu hỏi và sẽ biết dùng dấu phẩy để ngắt giữa phần phụ và bộ phận chính của câu. 
2.5. Dạy – học bài tập dùng dấu hai chấm
Ví dụ minh họa: Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống? 
a. Một người kêu lên c “cá heo!”
b. Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết c chăn màng, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà 
c. Đông Nam Á gồm 11 nước là c Brunây, Cam-pu-chia , Đông – Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Ma –lay-xi –a, Mi-an-ma , Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
(Tiếng Việt 3, tập 2, trang 102)
Đối với loại bài tập này không dạy khái niệm ngữ pháp nhưng tôi sẽ cho học sinh nhận xét sau khi điền dấu vào các ô trống. 
Câu a : Được giải thích dấu hai chấm đứng trứơc lời nói 
Câu b và câu c: Sau dấu hai chấm là các từ ngữ nhằm giải thích cho bộ phận đứng trước nó, là các nội dung cụ thể được đề ra. 
Tóm lại các bài tập về dấu câu ở lớp 3 thường là câu đơn kiểu, Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Do đó từ các ví dụ trên có thể khái quát một số phương pháp dạy học như sau: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiểu câu đã học, khi xác định được đúng kiểu câu học sinh có thể dùng đúng dấu câu 
- Đưa ra mẫu câu đơn giản, ngắn gọn để học sinh có thể so sánh và tự rút ra kết luận bằng cách chọn lựa phương án gần giống hoặc giống để dùng đúng dấu câu 
- Hướng dẫn học sinh tập đặt đúng loại câu hỏi có từ để hỏi, rồi trả lời bộ phận câu cần thiết, sau đó đặt dấu câu thích hợp.
- Ngoài dấu hiệu hình thức (kiểu câu), cũng cần lưu ý nội dung chủ đề của đoạn văn để giải thích khi cấu trúc câu khó đối với học sinh 
- Có thể dùng cách quan sát ngữ điệu khi dạy vì một trong một số trường hợp ngôn ngữ nói và viết có sự tương trợ giữa dấu câu và ngữ điệu. 
VI. THỰC NGHIỆM – KẾT QUẢ 
Năm học 2006 – 2007 lớp 3A2 với tổng số học sinh là 24/14 nữ trong đó: 
- Khảo sát chất lượng đầu năm 
+ Giỏi : 2 em chiếm tỉ lệ 8%
+ Tiên tiến : 6 em chiếm tỉ lệ 24% 
+ Trung bình : 15 em chiếm tỉ lệ 60% 
+ Yếu : 2 em chiếm tỉ lệ 8% 
- Kiểm tra chất lượng cuối năm 
+ Giỏi : 4 em chiếm tỉ lệ 16%
+ Tiên tiến : 9 em chiếm tỉ lệ 36% 
+ Trung bình : 12 em chiếm tỉ lệ 48% 
+ Yếu : /
Sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu qua một năm kết quả đạt được như sau: 
- Số học sinh làm tốt các bài tập về dấu câu : 40%
- Số học sinh làm tương đối tốt các bài tập về dấu câu : 60%
- Số học sinh làm chưa tốt các bài tập về dấu câu : không còn 
C. PHẦN KẾT THÚC 
I. KẾT LUẬN 
Kinh nghiệm và kết quả thực tế cho thấy, tổ chức các biện pháp nghiên cứu trên trong tiết học không mất quá nhiều thời gian mà vẫn đem lại kết quả cao. Tuy nhiên mỗi bài học có nội dung khác nhau nên giáo viên cần nghiên cứu kỹ và thật linh hoạt xây dựng biện pháp dạy học phù hợp thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đó cũng là nghệ thuật vận dụng phương pháp dạy học đòi hỏi phải bộc lộ trình độ và năng lực của giáo viên. Khi vận dụng các phương pháp dạy học nhất là đối với các biện pháp của đề tài này cần phải kết hợp một số phương tiện trực quan để giúp học sinh thực hành bài tập hứng thú hơn như : bảng phụ, băng giấy, phiếu (vở) bài tập, ô dấu, phấn (bút) màu, bảng con, bảng thơm ,..và một số hình thức hoạt động cả lớp, cá nhân, hoặc nhóm (nhóm đôi, nhóm 4, 5 em tổ học tập) với vai trò tiếp sức, giải đố, chọn lựa. Như vậy việc dạy học sẽ ngày càng hiệu quả. 
II. ĐỀ XUẤT 
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả trong dạy – học, đề nghị nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục”, truyền bá sâu rộng trong cha mẹ học sinh về mục tiêu giáo dục và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Rất mong các cấp lãnh đạo tổ chức các chuyên đề tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy – học theo hướng đổi mới, cần cung cấp đồ dùng dạy học đảm bảo chất lượng hơn để sử dụng được lâu dài. Anh chị em đồng nghiệp cần nổ lực và thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 
Hy vọng rằng qua việc nghiên cứu áp dụng những biện pháp nghiên cứu, tôi mong muốn kết quả ngày càng cao hơn. Mong rằng bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học góp ý thêm cho đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
	 	Mỹ Tú , ngày tháng năm 2008
	 	 Người thực hiện 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan