Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung Lớp 6
Tóm lược giải pháp:
- Giáo dục thể chất là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khỏe, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên Thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích thể dục thể thao, có sức khoẻ tốt.
- Người giáo viên xác định rõ vai trò của mình và công việc cần phải làm. Giáo viên phải nắm vững từng đối tượng các em học sinh, gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của học sinh, khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường tốt cho học sinh.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân, bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp học sinh phát huy tốt hơn.
- Xóa được tư tưởng “Xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề.
- Giáo viên không mất công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi mới mà cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo sẽ giúp cho học sinh “Vừa học, vừa chơi” bổ ích, có tính tổ chức, tính giáo dục cao.
- Giáo viên luôn tìm tòi những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc.
- Để đạt những hiệu quả cao trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững chương trình, nắm vững chuẩn kiến thức- kĩ năng mà học sinh cần đạt ở mỗi tiết dạy. Nắm và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy, có như vậy sẽ giúp học sinh học tốt môn thể dục ở nhà trường .
n gặp nhiều khó khăn nhất là mặt sân hẹp có nhiều chướng vật. + Dụng cụ thể dục tập luyện, tranh ảnh còn thiếu. + Trong nhiều năm qua, nhiều em chưa được học với giáo viên chuyên bộ môn Thể dục, các tiết học Thể dục của học sinh ở một số trường tiểu học đều do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận, nội dung bài thể dục và trò chơi vận động giáo viên chuẩn bị chưa được tốt, trong giờ học học sinh chỉ được luyện tập và chơi các trò chơi đơn giản. + Khi các em vào lớp 6 bước đầu làm quen với thời lượng 45 phút/tiết nhiều hơn so với 35 phút/tiết mà các em đã học ở bậc tiểu học, tính hồn nhiên, hiếu động nhưng thiếu tự tin, cho nên các em còn lúng túng thực hiện các tư thế, động tác và cách hô các khẩu lệnh chưa chuẩn + Các em tham gia vào trò chơi không được chủ động, không nhiệt tình, không khí cuộc chơi không được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động. 2/ Nội dung cần giải quyết: Muốn khắc phục những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở lớp 6, giáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học mà khi tham gia tập bài thể dục phát triển chung. Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để đáp ứng vào thực tế. Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn. Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học: giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập không chỉ để cho cơ thể phát triển một cách hài hoà cân đối khoẻ mạnh mà còn có những đức tính tốt, một tinh thần minh mẫn, một thể lực cường tráng. 3/ Biện pháp giải quyết: *Đối với giáo viên: a. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí học sinh: Để giảng dạy tốt và giúp học sinh nắm vững kiến thức – kĩ năng môn thể dục theo chương trình qui định. Ngoài việc nắm vững nội dung, chương trình, cải tiến phương pháp giảng dạy thì việc nắm cơ sở vật chất, nắm đặc điểm về tình trạng sức khỏe của các đối tượng học sinh các khối lớp là một vấn đề cần thiết và hết sức quan trọng. Học sinh lớp 6 thuộc lứa tuổi 11 – 12 tuổi, lứa tuổi này có những biến đổi quan trọng trong cuộc sống, học tập vì vậy đặc điểm tâm sinh lí thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tiếp thu, có những thay đổi cơ bản. Các em có khả năng tiếp thu được hình thành và phát triển, ý thức tự giác tập luyện động tác được nâng lên. Vì vậy nắm được đặc điểm này, giáo viên sẽ vận dụng tốt những phương pháp giảng dạy và theo hướng dạy học phân hóa đối tượng học sinh. Bản thân tôi ngay từ đầu năm cũng dựa trên cơ sở của phiếu khám sức khỏe của các lớp kết hợp với điều tra để tiến hành phân loại số lượng học sinh có sức khỏe tốt, sức khỏe chưa tốt và số học sinh bệnh tật để nắm và áp dụng trong chương trình giảng dạy cho phù hợp. b. Công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp: Trong quá trình giảng dạy môn Thể dục ở trường công tác chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp cũng góp phần giúp tiết học được sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú hơn trong tập luyện. Muốn vậy giáo viên cần chú ý và thực hiện tốt một số điểm sau: b1/ Nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác: - Sau khi đã soạn giáo án xong, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ để nắm chắc nội dung, phương pháp và các bước lên lớp. Có như thế việc giảng dạy mới thành thạo, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả. - Ngoài nghiên cứu kỹ nội dung giảng dạy, giáo viên cần làm thử những động tác để nắm được cơ bản kĩ thuật động tác trước khi lên tiết dạy. Có như vậy khi giảng dạy giáo viên mới làm mẫu và truyền thụ động tác cho học sinh một cách dễ dàng hơn, tốt hơn. Qua đó giáo viên mới phát hiện những thiếu sót để bổ sung bài soạn hoàn chỉnh hơn để tiết học được tốt hơn, sinh động hơn. Ví dụ: Khi giảng dạy một động tác nào đó trong bài thể dục phát triển chung các khối lớp 6 thì giáo viên cần phải xem kỹ lại nội dung, tập trước lại những động tác để khi lên lớp truyền thụ, hướng dẫn học sinh được tốt hơn. Bởi vì giáo viên là người làm mẫu, tập mẫu thì động tác phải chuẩn xác, không để bất kỳ một sơ suất nào. b2/ Sân tập, dụng cụ: Để giảng dạy một tiết Thể dục được tốt hơn thì ngoài việc nghiên cứu kế hoạch bài soạn và tập lại động tác thì sân bãi, dụng cụ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng cho một giờ học Thể dục. Vì vậy trước khi lên lớp giáo viên cần: - Kiểm tra lại sân bãi, dụng cụ, sửa chữa và bổ sung kịp thời. - Chọn vị trí tập cho học sinh một cách phù hợp như: Tránh ánh nắng chiếu vào mặt học sinh, sân tập phải đảm bảo sạch và an toàn b3/ Cán sự lớp: Trong một giờ lên lớp số lượng học sinh đông, trình độ học sinh không đồng đều nên việc quản lý hướng dẫn, giúp đỡ học sinh gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn trên giáo viên cần phải tổ chức một mạng lưới cán sự lớp để giúp đỡ cho giáo viên thực hiện tốt chuẩn kiến thức - kĩ năng qua từng tiết dạy. Ví dụ: Trong giảng dạy giáo viên dùng phương pháp phân nhóm, chia tổ tập luyện thì giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh tuy nhiên không thể bao quát hết, do vậy cán sự lớp sẽ là trợ lý đắc lực của giáo viên, giúp giáo viên sửa sai hoặc giúp đỡ học sinh yếu được tốt hơn. c. Dùng phương pháp trực quan: Trong giáo dục thể chất, trực quan giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi vì hoạt động của học sinh chủ yếu mang tính chất thực tiễn, đồng thời một trong những nhiệm vụ của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác. Trong môn Thể dục, để có một tiết học có hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, mà phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần có những biện pháp cần thiết sau: c1/ Biện pháp thứ nhất: Giải thích kĩ thuật Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao, việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, nắm vững được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh. Thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu. Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kỹ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung. Ví dụ: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh học "động tác bụng", giáo viên cần nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần học tập động tác này có tác động đến cơ bụng, sự phối hợp nhịp nhàng. Hướng dẫn thật kỹ: Từ tư thế cơ bản, Nhịp 1: chân trái bước sang ngang, hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay. Nhịp 2: gập người, hai chân thẳng, đầu các ngón tay chạm mũi bàn chân. Nhịp 3: Đứng thẳng người hai tay giang ngang, lòng bàn tay ngữa, mắt nhìn về phía trước. Nhịp 4: về tư thế cơ bản. Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. Trong khi tập luyện học sinh thường tập không hết biên độ động tác như ở nhịp 2 mũi bàn tay phải các em chưa chạm được mũi bàn chân, chân không thẳng. Từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng của động tác (giáo viên phải thường xuyên giúp đỡ các em sửa sai, giải thích thêm) để giúp các em tập động tác không còn mất phải khuyết điểm. c2/ Biện pháp thứ hai: Thực hiện khẩu lệnh - Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh thực hiện theo. Ví dụ: Khi hô động tác “Vươn thở” giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành “Động tác vươn thở...chuẩn bị” sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện. - Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm, rõ, nhanh, chính xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. c3/ Biện pháp thứ ba: Làm mẫu - Làm mẫu phải kết hợp với giảng giải, nhắc nhở các em tập trung quan sát những khâu chủ yếu mà giáo viên yêu cầu, lời nói khi giảng giải phải rõ ràng để cho toàn thể học sinh đều nghe thấy. - Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. - Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai, ba lần. Làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác. - Làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh. Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “ Tay phải dang ngang, chân phải kiểng trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “ Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác. d. Biện pháp sửa chữa động tác sai cho học sinh: Trong quá trình giảng dạy, học sinh không tránh khỏi việc sai sót khi thực hiện động tác nên việc đưa ra biện pháp, phương pháp sửa chữa là rất cần thiết, góp phần giúp học sinh thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật động tác tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu nhanh chóng và chính xác. Bản thân xin đưa ra một số nguyên nhân sai sót của học sinh khi tập luyện: - Do lứa tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu kĩ thuật động tác còn hạn chế. - Chưa nắm được yêu cầu của bài và cách tiến hành tập luyện mà giáo viên đã hướng dẫn. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp, địa điểm tập luyện, tình trạng sức khỏe của học sinh hoặc học sinh không tập trung trong tập luyện. Từ những nguyên nhân trên bản thân cũng đưa ra một số giải pháp sau: - Giáo viên cần phải nghiên cứu những nguyên nhân thiếu sót của từng học sinh để vận dụng những phương pháp sửa chữa sai sót kịp thời cho từng đối tượng học sinh. - Trong quá trình tập luyện thực tế cho thấy giáo viên không thể sửa chữa sai sót cho học sinh trong một giờ học hết được, cho nên cần phải sửa chữa những sai sót chủ yếu là được. - Những sai sót nhỏ về kĩ thuật giáo viên có thể nhắc bằng lời. Nếu thấy cả lớp sai sót nhiều quá thì giáo viên nên tạm dừng lại và thực hiện làm mẫu, giảng giải lại kĩ thuật động tác đồng thời giáo viên cũng vạch ra những sai sót mà các em thường mắc phải, từ đó hướng dẫn học sinh cách tập luyện rồi tiếp tục tập luyện. e.Trò chơi giúp học sinh hưng phấn, tự giác, tích cực hơn trong tập luyện: - Trò chơi không phải là hình thức giải trí đơn thuần, mà có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao, góp phần tích cực vào việc giáo dục học sinh về phẩm chất đạo đức, trí dục và sức khỏe. - Mặt khác đặc điểm tâm lý của học sinh là hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy bản thân thấy rõ tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi trong các tiết học nên tôi đã tìm tòi và tổ chức các trò chơi lồng ghép trong các tiết dạy của mình trong mấy năm gần đây thì thấy các tiết dạy có hiệu quả hơn. - Giáo viên cho tổ chức trò chơi sau khi thực hiện bài tập khởi động, các em sẽ thấy thoải mái, hưng phấn hẳn lên thì vào bài tập luyện có sự vận động các em thấy dễ dàng và còn tránh được những tai nạn như trật khớp, đau cơ bắp khi tập luyện. Do đó ta chọn trò chơi động là chủ yếu. Tùy theo tính chất vận động của tiết dạy mà ta chọn trò chơi cho phù hợp. Có thể thay đổi trò chơi cũ thành trò chơi mới nhưng phù hợp với nội dung bài. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “lò cò tiếp sức”. Trò chơi này giúp cho học sinh vui chơi, khởi động một cách tích cực hơn đồng thời tạo sự hưng phấn khi tập luyện và là bài tập bổ trợ cho nội dung học tiếp theo. f. Biện pháp thi đua khen thưởng: Ở lứa tuổi 11 - 12 các em rất thích được thầy cô khen ngợi, tuyên dương. Nếu được khen ngợi, tuyên dương các em sẽ hứng thú và cố gắng phát huy nhiều hơn. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách khác, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú và phấn đấu cao trong học tập. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật Để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau, có như vậy sẽ giúp cho các em đạt chuẩn kiến thức - kĩ năng mà chương trình đã qui định. Thực hiện tốt việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoả mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Ví dụ: Khi học bài thể dục phát triển chung, khi thi đua các tổ hoặc thi đua cá nhân, giáo viên cần phải nhận xét, đánh giá đúng khả năng đồng thời khen ngợi để khích lệ tinh thần cho các em tập luyện tốt hơn. Tuy nhiên cần chú ý đến học sinh cá biệt hoặc học sinh khuyết tật chúng ta cần phải khen ngợi các em tuy chưa hoàn thành bài thể dục nhưng thấy các em có cố gắng và có khả năng phát triển trong tập luyện so với những lần trước. Trong các nội dung khác như trò chơi, nhảy dây, môn tự chọn tương tự cũng vậy. *Đối với học sinh: Để các em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung các em cần: - Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khoẻ và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho. - Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống. - Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác. - Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi do nhà trường tổ chức. - Cần phải có trang phục thể dục để tập luyện thoại mái và tự tin hơn. * Đối với phụ huynh học sinh: - Cần phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ của các em để các em có đủ sức khoẻ tập luyện hàng ngày. - Chuẩn bị trang phục, dụng cụ thể dục cho các em. - Tạo cho các em vui chơi sau thời gian học tập và tập luyện mệt mỏi. - Thường xuyên liên lạc với giáo viên theo dõi nề nếp học tập cũng như thời gian học ở lớp. * Đối với y tế địa phương: Công tác y tế cũng rất quan trọng trong giảng dạy môn thể dục nói chung bài thể dục phát triển chung nói riêng. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các em để giúp giáo viên giảng dạy tốt đặc biệt là một số em bị bệnh: tay chân miệng, tim, phổi Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp tốt với nhà trường, gia đình, y tế địa phương để các em có sức khoẻ tốt, có sự đảm bảo an toàn khi luyện tập. 4/ Kết quả: Với những biện pháp nêu trên, kết quả học tập của học sinh đã có sự chuyển biến rõ rệt như sau: - Học sinh đã có sự ham thích, say mê hứng thú trong giờ học. - Các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để đáp ứng vào thực tế. - Số lượng học sinh tự luyện tập ở nhà ngày càng nhiều. Các em đã học tốt bài thể dục phát triển chung thể hiện qua kết quả thống kê kiểm tra RLTT cuối năm như sau như sau: Lớp Sĩ số Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 6a3 45 45 100 0 0 6a4 43 43 100 0 0 6a5 45 45 100 0 0 6a6 44 44 100 0 0 Với kết quả cụ thể trên chúng ta thấy rằng các em học sinh lớp 6 học tốt bài thể dục phát triển chung. Điều đó cho thấy đề tài mà tôi nghiên cứu phần nào đã mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy thực tế. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi còn phải học tập nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp để rút ra nhiều phương pháp hay hơn giúp các em học tốt bộ môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung lớp 6 nói riêng. III. Kết luận: 1/ Tóm lược giải pháp: - Giáo dục thể chất là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khỏe, đặc điểm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên Thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích thể dục thể thao, có sức khoẻ tốt. - Người giáo viên xác định rõ vai trò của mình và công việc cần phải làm. Giáo viên phải nắm vững từng đối tượng các em học sinh, gần gũi để phát hiện sự sáng tạo của học sinh, khen ngợi động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường tốt cho học sinh. - Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân, bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp học sinh phát huy tốt hơn. - Xóa được tư tưởng “Xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề. - Giáo viên không mất công sức, thời gian tìm tòi các trò chơi mới mà cần chú ý suy nghĩ và sáng tạo sẽ giúp cho học sinh “Vừa học, vừa chơi” bổ ích, có tính tổ chức, tính giáo dục cao. - Giáo viên luôn tìm tòi những phương dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không áp đặt, không máy móc. - Để đạt những hiệu quả cao trong giảng dạy giáo viên cần nắm vững chương trình, nắm vững chuẩn kiến thức- kĩ năng mà học sinh cần đạt ở mỗi tiết dạy. Nắm và vận dụng tốt các hình thức, phương pháp giảng dạy, có như vậy sẽ giúp học sinh học tốt môn thể dục ở nhà trường . 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 6” mà tôi nghiên cứu có thể áp dụng cho tất cả học sinh lớp 6 bậc trung học cơ sở của các trường trong tỉnh. 3/ Kiến nghị, đề xuất. - Trong công tác giáo dục thể chất ở trường, giáo viên cần phải thường xuyên trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn, dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp. - Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm hoặc tự làm đồ dùng dạy học, để giúp cho tiết học ngày càng sinh động hơn. - Tham mưu và thường xuyên cải tạo, nâng cấp sân chơi bãi tập. - Nhà trường và phụ huynh cần chú trọng hơn nữa trong công tác giáo dục thể chất cho học sinh. Tóm lại giáo dục thể chất là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thẩm mỹ. Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo qui luật lứa tuổi và giới tính. Góp phần giáo dục đạo đức, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui chơi có tổ chức kỉ luật, tạo tiền đề nhân cách con người xã hội chủ nghĩa. Do đó, là giáo viên chúng ta phải thường xuyên trao dồi kiến thức hơn nữa, tìm ra phương pháp hợp lí để khắc phục những khó khăn để đưa giáo dục thể chất ngày càng phát triển. Long Hòa, ngày 15 tháng 4 năm 2016 Người viết Nguyễn Quốc Hoàng Khánh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc