Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh

Nậm Manh là một xã khó khăn của huyện Nậm Nhùn ở tất cả các lĩnh

vực. Chính vì vậy, giáo dục là một yếu tố mang ý nghĩa then chốt, quyết định sự

phát triển lâu dài và bền vững của xã. Ngoài việc phải không ngừng đổi mới

phương pháp quản lý, phương pháp dạy học cũng như các biện pháp khắc phục

những hạn chế của một xã khó khăn để giáo dục một thế hệ tương lai năng động,

sáng tạo góp phần đưa xã nhà theo kịp với mặt bằng chung của các xã trong toàn

huyện. Xã Nậm Manh còn gặp không ít khó khăn về công tác vận động và duy

trì sĩ số học sinh do nhiều yếu tố tác động như: Địa hình, phong tục tập quán của

nhân dân, tôn giáo, khả năng làm công tác tuyên truyền vận động của cán bộ

quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường,

pdf19 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 7088 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. THÔNG TIN CHUNG 
1. Tên sáng kiến: Giải pháp vận động học sinh ra lớp trường PTDTBT 
THCS Nậm Manh. 
2. Đồng tác giả: Đỗ Thị Hồng; Hoàng Thị Hà Phương; Tao Xuân Khoa 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý. 
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 09/2016 đến tháng 05/2017. 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
Tên đơn vị: Trường PTDTBT THCS Nậm Manh. 
Địa chỉ: Xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. 
Số diện thoại: 02133544888. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 
1.1. Sự cần thiết 
Nậm Manh là một xã khó khăn của huyện Nậm Nhùn ở tất cả các lĩnh 
vực. Chính vì vậy, giáo dục là một yếu tố mang ý nghĩa then chốt, quyết định sự 
phát triển lâu dài và bền vững của xã. Ngoài việc phải không ngừng đổi mới 
phương pháp quản lý, phương pháp dạy học cũng như các biện pháp khắc phục 
những hạn chế của một xã khó khăn để giáo dục một thế hệ tương lai năng động, 
sáng tạo góp phần đưa xã nhà theo kịp với mặt bằng chung của các xã trong toàn 
huyện. Xã Nậm Manh còn gặp không ít khó khăn về công tác vận động và duy 
trì sĩ số học sinh do nhiều yếu tố tác động như: Địa hình, phong tục tập quán của 
nhân dân, tôn giáo, khả năng làm công tác tuyên truyền vận động của cán bộ 
quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, 
Ngay từ những ngày đầu năm học nhà trường đã xác định rõ mục tiêu đầu 
tiên cần làm đó là vận động tối đa học sinh ra lớp và công tác duy trì sĩ số học 
sinh mà các biện pháp trước đây còn chưa mang lại hiệu quả, tỷ lệ chuyên cần 
thấp, học sinh còn bỏ học, trốn học nhiều, phụ huynh học sinh còn chưa quan 
tâm đến thời gian học trên lớp của học sinh, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm 
trong công tác vận động và duy trì sĩ số tại trường. 
Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng học sinh, 
 2 
làm thay đổi những thói quen vốn có của người học, đặc biệt là các bậc phụ 
huynh. Vì vậy, nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp vận động học sinh 
ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh.” không những giúp nâng cao chất 
lượng của học sinh mà còn giúp cán bộ, giáo viên trong nhà trường có được giải 
pháp hữu hiệu để vận động và duy trì sỹ số học sinh. 
 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến 
Mục đích của việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp vận 
động học sinh ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh.” là nhằm duy trì sĩ số 
học sinh để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao nhận thức của 
nhân dân về tầm quan trọng của giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên về 
nghiệp vụ sư phạm và khả năng tuyên truyền, vận động và duy trì sĩ số học sinh 
một cách tối đa tại địa phương. 
 2. Phạm vi triển khai thực hiện 
 Đối tượng nghiên cứu là cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh 
Trường PTDTBT-THCS Nậm Manh. 
 Địa điểm triển khai: Trường PTDTBT THCS Nậm Manh. 
 3. Mô tả sáng kiến 
 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
 3.1.1 Hiện trạng 
 Nậm Manh là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Nhùn, có 5 bản với 
2448 dân cư sinh sống, có hai dân tộc chủ yếu là Mông và Khơ Mú, điều kiện 
kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, hơn 70% số dân sinh hoạt tôn giáo. giáo 
dục chưa phát triển mạnh, phụ huynh và học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc 
học, vẫn còn tình trạng tảo hôn, phương pháp dạy học chưa thu hút được học sinh 
nên ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ chuyên cần và duy trì sỹ số học sinh. Tỷ lệ ra 
ra lớp rất thấp và thường xuyên nghỉ học đặc biệt vào các ngày cuối tuần, trước và 
sau kỳ nghỉ tết nguyên đán. Với thực trạng như vậy, Ban giám hiệu chúng tôi rất 
trăn trở về tình trạng học sinh ở địa phương. Công tác vận động học sinh ra lớp 
chưa có hiệu quả vì các giải pháp chưa thực sự phù hợp với tình hình địa phương, 
đơn thuần chỉ là giáo viên chủ nhiệm tự đến nhà học sinh để vận động khi có học 
 3 
sinh nghỉ học, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, nhân 
dân ở cơ sở. Từ những giải pháp chưa hiệu quả của thực tiễn, ban giám hiệu 
chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài này. 
 3.1.2. Biện pháp cũ đã thực hiện. 
 Để nâng cao tỷ lệ chuyên cần của học sinh chúng tôi đã thực hiện những 
giải pháp như sau: 
- Giải pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến nhà vận động học sinh 
ra lớp. 
- Giải pháp 2: Kết hợp tuyên truyền vận động qua các cuộc họp bản, họp 
phụ huynh định kỳ. 
Sau khi thực hiện các giải pháp trên, kết quả đạt được như sau: Tỷ lệ 
chuyên cần đầu tuần và cuối tuần khoảng 70%, tỷ lệ chuyên cần giữa tuần 
khoảng 80% đến 95%. Thời gian trước và sau tết nguyên đán một đến hai tuần 
tỷ lệ chỉ đạt từ 60% trở lên. 
 3.1.3. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ. 
 - Ưu điểm: 
Với giải pháp vận động cũ, giáo viên chủ nhiệm là yếu tố quyết định ảnh 
hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyên cần của học sinh, giáo viên được gần gũi với 
học sinh thường xuyên hơn, không mất nhiều thời gian của các ban ngành đoàn 
thể của nhà trường và chính quyền địa phương. 
- Hạn chế: 
Giáo viên chủ nhiệm không thể vận động được những học sinh cố tình 
nghỉ học hoặc gia đình không cho đi học. Mất nhiều thời gian của giáo viên chủ 
nhiệm vì học sinh ở các điểm bản khác nhau. Không có chế tài, quy ước, hương 
ước cụ thể nên không phát huy được ý thức tự giác của người dân. 
 3.1.4. Nguyên nhân và sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới. 
- Nguyên nhân từ phía nhà trường 
Chưa thường xuyên phối hợp với các ban nghành đoàn thể trong nhà 
trường cũng như chính quyền địa phương sở tại, chưa tổ chức được sân chơi đa 
 4 
dạng để thu hút học sinh đến trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp đơn điệu, công 
tác bán trú chưa thực tốt 
- Nguyên nhân từ giáo viên 
 Khả năng tìm hiểu các phong tục tập quán của địa phương còn thấp, tinh 
thần trách nhiệm của giáo viên chưa cao, kỹ năng vận động học sinh và duy trì sĩ 
số học sinh,.., còn nhiều hạn chế. 
- Nguyên nhân từ phía học sinh 
 Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, còn ham chơi và bị 
ảnh hưởng bởi hủ tục lạc hậu (như xây dựng gia đình sớm); là lao động chính 
trong gia đình; sinh hoạt tôn giáo; đi làm ăn xa, 
- Nguyên nhân từ phụ huynh học sinh 
 Chưa thực sự quan tâm đến việc học của học sinh, còn để học sinh tự do 
tìm hiểu và xây dựng gia đình sớm, vẫn mang tư tưởng học ra trường phải được 
làm trong các cơ quan nhà nước 
 Thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp mới nhằm thay đổi 
phương pháp vận động để duy trì sĩ số học sinh để từng bước nâng cao được 
chất lượng đại trà trong nhà trường. 
 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 
 3.2.1 Tính mới của sáng kiến 
 Giải pháp vận động học sinh ra lớp mới khác với các giải pháp cũ ở các 
điểm sau: 
- Huy động toàn bộ lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà 
trường, có sự kết hợp của phụ huynh và học sinh trong công tác vận động. 
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. 
- Cam kết của của từng giáo viên với ban giám hiệu, cam kết của phụ 
huynh với UBND xã và có hương ước, chế tài cụ thể đối với từng bản. 
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tạo ra sân chơi lành 
mạnh ở các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, làm tốt công tác nuôi 
dưỡng học sinh bán trú nhằm thu hút học sinh yêu trường, yêu lớp hơn. 
3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng 
 5 
* Đối với việc vận động học sinh ra lớp: 
- Đối với học sinh nghỉ học không lý do thường xuyên: 
+ Giáo viên chủ nhiệm: 
Phải có trách nhiệm với lớp chủ nhiệm, nhiệt tình, quan tâm, tìm hiểu rõ 
nguyên nhân và trực tiếp tác động đến phụ huynh và học sinh nghỉ học. 
Trong qúa trình tiếp cận với gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm 
cần phải tìm hiểu hoàn cảnh và tính cách của phụ huynh học sinh để từ đó 
khéo léo dẫn dắt vấn đề một cách nhẹ nhàng (Ví dụ: Thăm hỏi về các công 
việc liên quan đến gia đình, mùa màng, tâm tư của học sinh; Cùng giúp 
gia đình làm những công việc hàng ngày; quan tâm đến những vấn đề mà 
học sinh đó đang quan tâm để tìm sự đồng cảm). Những việc làm đó có 
thể mất nhiều thời gian nhưng sẽ gây ấn tượng sâu sắc với phụ huynh và bản 
thân học sinh, tạo được sự tin tưởng, phụ huynh học sinh sẽ trở thành người 
tích cực trong việc động viên học sinh đi học. 
Thường xuyên quan tâm sát sao đến lớp chủ nhiệm và báo cáo kịp thời 
với ban giám hiệu về tình hình học sinh để kịp thời phối hợp giải quyết. 
Cô giáo Dì Thị Ca trong một buổi vận động học sinh Nậm Nàn 
 6 
+ Về phía nhà trường(khi giáo viên không vận động được): 
Tham mưu với cấp ủy chính quyền, Bí thư chi bộ bản, trưởng bản để có biện 
pháp hữu hiệu (có thể là bằng các ràng buộc về kinh tế, hương ước, dòng họ). 
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giải trình trước Ban giám hiệu về 
quá trình vận động không thành công của mình để tìm biện pháp khắc phục. 
Cấp ủy chính quyền cùng vào cuộc trong công tác vận động học sinh 
- Đối với học sinh nghỉ học để về sinh hoạt tôn giáo: 
+ Giáo viên chủ nhiệm tiến hành theo cách trên. Đồng thời phải tìm 
hiểu các điều lệ của tôn giáo (vì trong tôn giáo của nhân dân có rất nhiều 
điểm tích cực. Ví dụ: không được nói dối, giữ bản làng và yêu nước mà yêu 
nước là phải học tập,). Lấy đó làm căn cứ để học sinh không nói dối cha 
 7 
mẹ khi về nhà (lấy lý do là nhà trường cho nghỉ) và nói dối thầy cô khi đến 
trường (lấy lý do là gia đình có việc quan trọng). Đồng thời, khơi dậy tinh 
thần yêu nước vốn có của dân tộc Việt Nam. Từ đó phụ huynh học sinh sẽ có 
ý thức hơn trong việc theo dõi và nhắc nhở mỗi khi con em trốn học về nhà 
không đúng thời gian quy định. 
 Vận động học sinh tại nhà trưởng nhóm Tôn giáo Huổi Chát 2 
+ Đối với nhà trường: Tham mưu với cấp ủy chính quyền, thường xuyên 
tổ chức các cuộc gặp mặt với các trưởng nhóm để thảo luận, phân tích và tìm 
biện pháp. Ban giám hiệu có thể đến và nói chuyện trực tiếp với nhân dân trong 
các ngày họp đạo vào Chủ nhật để thông báo những học sinh hay nghỉ học Thứ 
6, Thứ 7 và Thứ 2, khen ngợi những học sinh thực hiện tốt thời gian học để mỗi 
người dân có thể so sánh nhìn nhận và nâng cao lòng tự trọng của mình. 
 Họp dân tại bản Nậm Pồ 
 8 
- Tham mưu với chính quyền địa phương tiến hành cam kết giữa Bí thư 
đảng ủy với Bí thư chi bộ các bản, giữa Bí thư chi bộ các bản với các trưởng 
nhóm Tôn giáo. 
- Đối với học sinh tảo hôn: 
Đây là một vấn đề đang rất khó khăn trên địa bàn, nguyên nhân là do 
phong tục và truyền thống của nhân dân để lại. Vì vậy vấn đề này cần phải có sự 
vào cuộc của các cơ quan ban nghành đoàn thể tại địa bàn và cấp trên nhằm hạn 
 9 
chế tối đa việc học sinh tảo hôn. Giải pháp tốt nhất là tăng cường công tác tuyên 
truyền bằng nhiều hình thức khác nhau về tác hại của việc kết hôn sớm thông 
qua tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hình ảnh, video. Có thể tổng hợp các 
clip có sẵn trên internet tích hợp thành đĩa VCD lồng ghép các nội dung mang 
tích chất giải trí, dịch ra tiếng dân tộc, xin ý kiến và phát hành 
Thường xuyên tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình, những tác hại của 
việc lập gia đình sớm và hôn nhân cận huyết đến nhân dân và học sinh thông 
qua các cuộc họp bản, sinh hoạt tôn giáo, họp phụ huynh và các hoạt động ngoại 
khóa của học sinh. 
 Tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình 
 10 
Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, kịch về chủ đề tảo hôn. 
Vở kịch: “Sai lầm” của chi đội 9B 
Tuy nhiên, vấn đề then chốt nhất vẫn là sự tìm hiểu và giáo dục của giáo 
viên chủ nhiệm, phát hiện kịp thời các biểu hiện khác lạ của học sinh về tình 
cảm để nhanh chóng can thiệp không để tảo hôn xảy ra vì khi học sinh đã kết 
hôn tại bản thì hầu như không còn cách nào để khắc phục. 
 Thầy giáo Nguyễn Hữu Nghiêm đang trao đổi với phụ huynh học sinh 
* Đối với việc duy trì sĩ số học sinh 
 11 
Việc duy trì sĩ số học sinh luôn là yếu tố quyết định nhất trong công tác 
vận động và duy trì sĩ số vì nếu vận động học sinh ra lớp mà không duy trì được 
sĩ số thì mọi nỗ lực đều trở nên vô tác dụng. Vì vậy, để duy trì tốt sĩ số học sinh 
cần có các biện pháp sau: 
- Nâng cao công tác quản lí của Ban giám hiệu: 
Ban giám hiệu đồng nhất quan điểm chỉ đạo, tăng cường học hỏi kinh 
nghiệm để tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm duy trì tối đa sĩ số học sinh. Tham 
mưu với cấp ủy chính quyền và các tổ chức xã hội, kết nối các chương trình từ 
thiện nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, chỉ đạo sát sao công tác nuôi 
dưỡng học sinh bán trú, động viên kịp thời đến cho giáo viên và học sinh. 
Lễ trao học bổng Mai Vàng 
- Nâng cao chất lượng giáo viên: 
- Một nhà trường có chất lượng thì mới thu hút được đông đảo học sinh, 
mới tạo được sự tin tưởng của nhân dân - đó là quy luật. Vì vậy, phải tăng cường 
các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên một cách thường 
xuyên bằng cách thực hiện cương quyết các hoạt động chuyên môn thường nhật, 
nghiêm túc tham gia các đợt bồi dưỡng do nghành tổ chức. 
 12 
 Thầy giáo Nguyễn Hữu Nghiêm trong giờ ôn tập Lịch sử 
- Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém, dạy những gì học sinh 
cần, yếu và thiếu, không dạy tràn lan, nặng về kến thức khiến học sinh không 
theo kịp sinh ra chán nản. 
Cô giáo Hỏ Thị Trang trong giờ phụ đạo học sinh yếu 
- Lựa chọn đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cứng để bồi dưỡng 
học sinh giỏi để tạo hứng thu cho học sinh và phát triển chất lượng mũi nhọn 
của nhà trường. 
 13 
- Tăng cường các hoạt động ngoại khóa 
- Tổ chức các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo sân chơi 
cho học sinh đặc biện là học sinh bán trú bằng cách tổ chức các hội thi vào các 
ngày lễ lớn, các đợt thi đua,(Ví dụ: Thi bóng đá, bóng chuyền giữa các Chi 
đội, giữa các phòng bán trú, cắm trại, tổ chức nấu ăn) 
 Niềm vui của học sinh trong một ngày cắm trại 
 14 
 Đêm giao lưu văn nghệ 
Các thầy cô đang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách thi làm bánh 
- Nghiên cứu, phát triển các trò chơi dân gian vốn có của địa phương lên 
mức độ cao hơn, sinh động hơn. 
 15 
Tìm tòi, nghiên cứu, phát triển trò chơi dân gian 
- Tổ chức các hoạt động tăng gia sản xuất, chăm sóc cây, chăm sóc vườn 
hoa cây cảnh, lao động, nhằm cải thiện đời sống và rèn luyện kĩ năng và kinh 
nghiệm sống cho học sinh. 
- Chiếu phim vào các ngày Thứ 6, Thứ 7, Chủ nhật, Thứ 2 trong đó có lồng 
ghép các nội dung giáo dục trước khi xem phim tạo cho học sinh có sự chờ đợi để 
xem phim giảm bớt tình trạng nghỉ học vào các ngày cuối tuần và đầu tuần. 
- Quan tâm sâu sắc đến công tác nuôi dưỡng học sinh bán trú: Nấu ắn 
đúng khẩu vị tại địa phương, thường xuyên thay đổi và cải thiện các bữa ăn cho 
học sinh. 
- Giữ gìn khuôn viên nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn giúp học 
sinh có cảm giác ấm cúng, vui vẻ như ở nhà. 
Khuôn viên trường luôn thân thiện với các em học sinh 
 16 
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 
- Đối với giáo viên 
Giáo viên được bổ sung rất nhiều về các kĩ năng vận động và duy trì sĩ số 
học sinh trong thời gian qua, kết quả vận động và duy trì học sinh có nhiều 
chuyển biến tích cực. Số lượng học sinh nghỉ học giảm, tỉ lệ chuyên cần tăng và 
ổn định. 
- Đối với phụ huynh học sinh 
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, ngày càng có nhiều phụ huynh 
quan tâm hơn đến việc học của con em mình, kết hợp cùng nhà trường thường 
xuyên trao đổi thông tin để quan lý học sinh ở trường cũng như ở nhà 
- Đối với học sinh 
Huy động được học sinh ra lớp với tỉ lệ chuyên cần cao hơn năm trước từ 
90% đến 95% và thấp nhất là từ 80% trở lên. Học sinh bám trường bám lớp hơn, 
chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên và đi vào ổn định. 
 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
- Giúp cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh hình thành các biện pháp cơ 
bản trong việc vận động và duy trì sĩ số học sinh. 
- Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập thường 
xuyên, tránh tình trạng bị hổng kiến thức do nghỉ học nhiều 
- Thực hiện hiệu quả đối với trường PTDTBT – THCS Nậm Manh và các 
trường PTDTBT có điều kiện kinh tế xã hội tương tự như xã Nậm Manh trên 
toàn huyện 
 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 
 7. Kiến nghị, đề xuất: 
 7.1. Danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả: Có 
 7.2. Kiến nghị khác: Không 
 8. Tài liệu kèm: Không có 
 III. KẾT LUẬN 
Huy động và duy trì sĩ số học sinh là một trong những mục tiêu hàng đầu 
của xã Nậm Manh nói riêng và huyện Nậm Nhùn nói chung, đây là một vấn đề 
 17 
khó và rất nan giải. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với sự quan tâm sâu sắc của 
cấp ủy chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào tạo cộng với tinh 
thần trách nhiệm, sự sáng tạo của các thầy cô giáo, sự nghiệp Giáo dục của 
huyện Nậm Manh sẽ sớm đạt được những thành tích như mong muốn. 
Trên đây là nội dung, hiệu quả của sử dụng “Giải pháp vận động học sinh 
ra lớp trường PTDTBT THCS Nậm Manh.” do chính chúng tôi thực hiện, không 
sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. 
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN 
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 
Đỗ Thị Hồng 
Hoàng Thị Hà Phương 
Tao Xuân Khoa 
 18 
MỤC LỤC 
I. THÔNG TIN CHUNG..1 
1. Tên sáng kiến:.1 
2. Đồng tác giả....1 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ......1 
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: .....1 
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: .....1 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN....1 
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: ....1 
1.1. Sự cần thiết......1 
1.2. Mục đích .....2 
2. Phạm vi triển khai thực hiện: ....2 
3. Mô tả sáng kiến: ....2 
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến..2 
3.1.1. Hiện trạng ...2 
3.1.2. Biện pháp cũ đã thực hiện....3 
3.1.3.Ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ...3 
3.1.4. Nguyên nhân và sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới...3 
3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến .....4 
3.2.1. Tính mới của sáng kiến.4 
3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng................4 
 19 
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:16 
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến ...16 
6. Các thông tin cần được bảo mật ..16 
7. Kiến nghị, đề xuất: ......16 
7.1. Danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả 16 
7.2. Kiến nghị khác...16 
8. Tài liệu kèm..16 
III. KẾT LUẬN..16 
9. Mục lục.18 

File đính kèm:

  • pdfSKKN_Mot_so_giai_phap_van_dong_HS_truong_PTDTBT_THCS_Nam_Manh.pdf