Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Trong những năm đầu mới bước vào ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm .Tôi thấy mình còn rất nhiều thiếu sót trong công tác chủ nhiệm: nhất là quan tâm, theo dõi chặt chẽ học sinh trong sinh hoạt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa quan tâm đúng mức, chưa chú ý nhiều đến học sinh có năng lực chưa hoàn thành và học sinh cá biệt, ít nhận được thông tin hai chiều từ phụ huynh và học sinh. Từ đó xảy ra những thiếu sót trong công tác chủ nhiệm lớp, nên tôi đã quyết tâm học tập thêm từ đồng nghiệp đã đi trước về cách sửa đổi công tác chủ nhiệm của mình .
II/ THỰC TRẠNG :
1/ Đặc điểm tình hình của lớp :
Vào đầu năm học, tôi đã phần nào đánh giá khảo sát được về năng lực cũng như phẩm chất của các em qua chương trình ôn hè, do đó tôi cũng đã xác định được những đối tượng học sinh cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan:
- Lớp 1 là cấp học đầu tiên của bậc Tiểu học nên các em vẫn quen với cách học ở bậc Mầm non vừa học vừa chơi, hoạt động vui chơi là chủ yếu nên chưa thể làm quen ngay với hoạt động chủ đạo là học tập ở bậc Tiểu học.
- Một số học sinh mất kiến thức cơ bản từ lớp dưới do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ li hôn (đi làm xa) ở nhà với ông bà nên chưa được quan tâm sát sao, nhiều gia dình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm tại các công ty lớn, tăng ca kíp, về muộn nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con em. Do đó , công việc học tâïp của con em không được thường xuyên nhắc nhở học bài, làm bài, hầu hết gia đình chỉ phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, cho nên các em chỉ tiếp xúc với thầy cô trong giờ học, thời gian còn lại thì vui chơi thỏa thích .
- Các em có năng lực chưa hoàn thành ở các môn học, hay học sinh cá biệt : học tập rất thụ động, ít hứng thú trong học tập, vào lớp hay đùa giỡn thậm chí còn ngủ gật, học tập thì mệt mỏi, chán nản.
Trước những khó khăn như vậy, tôi đã rất trăn trở .Nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp và vốn kinh nghiệm của mình, tôi đã tìm ra những biện pháp phù hợp với học sinh lớp tôi giúp học sinh tiến bộ, làm cho công tác chủ nhiệm của tôi tốt hơn
Trường Tiểu học xã An Lão --------------ô"ô-------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Tuyết Trường : Tiểu học xã An Lão Năm học : 2018 - 2019 A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Công tác chủ nhiệm có vị trí hết sức quan trọng kết quả giáo dục toàn diện đối với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của nhà trường trong lớp mình phụ trách. Trong trường Tiểu học, muốn đạt danh hiệu tiên tiến thì trước hết phải có hệ thống các khối lớp điển hình tiên tiến. Muốn có khối lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm phải là người có trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm (bao gồm: khả năng lãnh đạo, tổ chức chỉ huy quản lý, biết vận dụng phương châm, nguyên lý giáo dục). Ngoài những năng lực trên một yêu cầu quan trọng cần có của người giáo viên chủ nhiệm là phải thực sự yêu nghề mến trẻ. Đối với lớp, người giáo viên chủ nhiệm vừa là người phụ trách đội, phụ trách sao nhi đồng vừa là người tổ chức chỉ đạo học sinh thực hiện toàn diện cả 4 mặt hoạt động. Đồng thời là hạt nhân liên kết các lực lượng giáo dục để thực hiện mục tiêu cấp học. Công tác chủ nhiệm là giáo dục đào tạo con người vì thế nó hết sức sinh động, rất tế nhị và phức tạp. Nó đòi hỏi người thầy không những có phẩm chất tốt, có trách nhiệm lương tâm mà phải có năng lực sư phạm toàn diện và phải biết sáng tạo, linh hoạt trong các tình huống hoàn cảnh Những biện pháp mà người thầy đưa ra phải xuất phát từ cơ sở khoa học và phải tạo thành một hệ thống hoạt động logic (bao gồm thầy, trò, nhà trường, gia đình và xã hội, cả quá trình giáo dục và tự giáo dục). Trong môi trường đào tạo phức tạp đó, người thầy bao giờ cũng là hạt nhân đóng vai trò chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động của lớp. Xác định được tầm quan trọng của người giáo viên như thế nên tôi chọn viết đề tài này để chia sẻ một số kinh ngiệm nhỏ của mình. Nhiệm vụ của đề tài này: - Vạch ra nội dung và chủ nhiệm của lớp mình. - Điều tra cụ thể từng học sinh để xác định một cách chính xác. - Nắm bắt tình hình đặc điểm chung của cả lớp: + Trình độ năng lực các mặt. + Tình hình chất lượng nói chung - Khả năng tự quản lý lớp: + Năng lực tự quản của cán bộ lớp + Thói quen sinh hoạt (hoạt động) của học sinh. + Thông tin hai chiều giữa giáo viên chủ nhiệm và lớp nhất là cán bộ lớp. Từ đó tôi lập ra một số biện pháp sao cho phù hợp với học sinh lớp tôi đang dạy. Qua nhiều năm công tác, tôi đã tự đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân và đó là lý do tôi chọn đề tài này. B. NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN : Trong những năm đầu mới bước vào ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm .Tôi thấy mình còn rất nhiều thiếu sót trong công tác chủ nhiệm: nhất là quan tâm, theo dõi chặt chẽ học sinh trong sinh hoạt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa quan tâm đúng mức, chưa chú ý nhiều đến học sinh có năng lực chưa hoàn thành và học sinh cá biệt, ít nhận được thông tin hai chiều từ phụ huynh và học sinh. Từ đó xảy ra những thiếu sót trong công tác chủ nhiệm lớp, nên tôi đã quyết tâm học tập thêm từ đồng nghiệp đã đi trước về cách sửa đổi công tác chủ nhiệm của mình . II/ THỰC TRẠNG : 1/ Đặc điểm tình hình của lớp : Năm học 2017- 2018, tôi chủ nhiệm lớp 1A2 ở khu Đống Tiến - Trường Tiểu học xã An Lão có sĩ số học sinh như sau : TS HS NỮ NAM 29 14 15 Vào đầu năm học, tôi đã phần nào đánh giá khảo sát được về năng lực cũng như phẩm chất của các em qua chương trình ôn hè, do đó tôi cũng đã xác định được những đối tượng học sinh cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan: - Lớp 1 là cấp học đầu tiên của bậc Tiểu học nên các em vẫn quen với cách học ở bậc Mầm non vừa học vừa chơi, hoạt động vui chơi là chủ yếu nên chưa thể làm quen ngay với hoạt động chủ đạo là học tập ở bậc Tiểu học. - Một số học sinh mất kiến thức cơ bản từ lớp dưới do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ li hôn (đi làm xa) ở nhà với ông bà nên chưa được quan tâm sát sao, nhiều gia dình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm tại các công ty lớn, tăng ca kíp, về muộn nên không có nhiều thời gian quan tâm đến con em. Do đó , công việc học tâïp của con em không được thường xuyên nhắc nhở học bài, làm bài, hầu hết gia đình chỉ phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, cho nên các em chỉ tiếp xúc với thầy cô trong giờ học, thời gian còn lại thì vui chơi thỏa thích . - Các em có năng lực chưa hoàn thành ở các môn học, hay học sinh cá biệt : học tập rất thụ động, ít hứng thú trong học tập, vào lớp hay đùa giỡn thậm chí còn ngủ gật, học tập thì mệt mỏi, chán nản. Trước những khó khăn như vậy, tôi đã rất trăn trở .Nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp và vốn kinh nghiệm của mình, tôi đã tìm ra những biện pháp phù hợp với học sinh lớp tôi giúp học sinh tiến bộ, làm cho công tác chủ nhiệm của tôi tốt hơn : 2/ Những biện pháp thực hiện về công tác chủ nhiệm năm học 2017– 2018: *Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm : a/ Phân loại đối tượng học sinh, điều tra cụ thể từng em (ghi vào sổ tay chủ nhiệm) xếp loại về các mặt giáo dục trong năm học, những điểm cần chú ý về cá tính, năng lực, hoàn cảnh, gia đình, sở thích, môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, quan hệ xã hội của gia đình và cá nhân học sinh . b/ Lập chương trình kế hoạch cho công tác từng tháng, từng tuần được thể hiện cụ thể . - Các vấn đề cần giải quyết về các mặt văn hóa, đạo đức và rèn luyện thân thể . - Kế hoạch giúp đỡ học sinh chậm tiến về học tập và rèn luyện, giao chỉ tiêu phấn đấu trong từng thời gian . - Có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và công tác Đội, Sao trong nhà trường . - Kế hoạch xây dựng học tập cả lớp, các buổi sinh hoạt và hoạt động do lớp tự quản, xây dựng một chùm sao vững mạnh . - Từng giai đoạn thi đua, đánh giá các mặt hoạt động của lớp, ghi nhận thành tích, khen thưởng khích lệ, động viên kịp thời và phát huy ưu điểm đồng thời thấy được những thiếu sót để khắc phục . ** Thực hiện kế hoạch chủ nhiệm : a/ Giáo dục đạo đức cho học sinh : -Trước hết bản thân tôi phải gương mẫu để cho các em học sinh noi theo. -Tôi luôn quan tâm đến những em yếu, luôn động viên nhắc nhở các em và khen ngợi các em khi đã làm được những công việc tốt, luôn luôn khuyến khích các em học tập có nhiều tiến bộ . - Dạy tốt các tiết giáo dục lối sống. - Qua nội dung từng tiết dạy, từng môn dạy, bao giờ tôi cũng liên hệ để giáo dục đạo đức cho các em . - Nêu các gương tốt, các việc làm tốt ở nhà trường, ở lớp, để các em học tập và noi theo . - Theo dõi và đánh giá chính xác phẩm chất của học sinh . Cố gắng uốn nắn để các em thực hiện tốt nội quy nhà trường. Tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng tình cảm của các em học sinh . Một trong những mục đích đánh giá phẩm chất là để cho học sinh thấy rõ hơn về mình. Từ đó các em sẽ phấn đấu học tập tốt hơn. Do đo,ù phải làm cho học sinh đồng tình với những nhận xét xếp loại của giáo viên chủ nhiệm . b/ Giáo dục văn hóa : - Xây dựng nề nếp học tập, học sinh phải có đầy đủ đồ dùng học tập. - Cho học sinh thi đua học tập ở các tổ, nhóm, hàng tuần có báo cáo và khen thưởng các tổ, nhóm có nhiều thành tích tốt . - Mỗi học sinh phải có góc học tập ở nhà . - Phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên chủ động để học sinh mạnh dạn phát biểu xây dựng bài . - Đặc biệt chú ý đến những học sinh có năng lực cần cố gắng, theo sát để động viên giúp đỡ các em say mê học tập, tránh để các em có sự nhàm chán. - Có kế hoạch để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, giao cho các bài tập khó để các em tự suy nghĩ và phát huy được óc sáng tạo . - Chữa bài cẩn thận . - Thường xuyên kiểm tra động viên nhắc nhở và tuyên dương các em có nhiều tiến bộ, khuyến khích động viên các em học còn chư đạt mức hoàn thành c/ Giáo dục về thể dục, vệ sinh : - Lồng vào các môn học như : Giáo dục lối sống , Tự nhiên và xã hội, Thể dục luôn giáo dục các em thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn vở sạch chữ đẹp . Từ đó, tạo được một môi trường vệ sinh toàn diện ở mỗi cá nhân, tập thể, ở nhà cũng như ở trường, ở lớp. d/ Công tác Đội , Sao: - Phải đặc biệt chú trọng đến công tác Đội, Sao:luôn luôn tham mưu tốt với lực lượng Sao, Đội và tự xem mình là một tổng phụ trách để sinh hoạt với các em , quan tâm đến các em, để tạo cho các em có một phẩm chất tốt đẹp . Có ý thức tự quản biết tham gia các hoạt động của nhà trường, tham gia sinh hoạt Đội, Sao tích cực . Biết giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ và đồng thời cũng ngăn chặn những thói xấu trong học tập . e/ Sinh hoạt lớp : Đây là một hoạt động không thể thiếu được trong công tác chủ nhiệm vì nó mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục . - Cho các em trong tổ tự kiểm tra nhau, tự đánh giá phê bình nhau, hàng tuần có báo cáo kết quả của mình . - Để các em tự nhận xét, nhận khuyết điểm, tự thấy cái sai của mình mà sửa chữa và hứa quyết tâm thực hiện tốt trước tập thể . - Nêu những gương học tập tốt, có tuyên dương khen thưởng để các em noi theo . g/ Quan hệ với phụ huynh học sinh : - Thường xuyên liên hệ, phối hợp cùng với phụ huynh học sinh, nhất là phụ huynh của những em có năng lực chưa hoàn thành, những em thường xuyên nghỉ học, những em có phẩm chất chưa đạt. - Tổ chức họp phụ huynh học sinh của lớp đầu năm theo kế hoạc của nhà trường. - Mỗi định kì phải gửi sổ liên lạc để thông báo kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững thông tin từ phụ huynh về học sinh của lớp Với tất cả kinh nghiệm, sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi đã đạt được kết quả như mong đợi: Nhiều em học tập tiến bộ, phẩm chất tốt, không còn học sinh cá biệt ,do đó kì thi cuối năm học chất lượng học tập, cũng như phẩm chất học sinh lớp 1A2 đã đạt được kết quả tốt: Môn học HTT HT CHT Toán 19 10 0 Tiếng Việt 19 10 0 Năng lực Phẩm chất T Đ CĐ T Đ CĐ 11 18 0 29 0 0 III/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG : - Qua chương trình ôn hè, do đó tôi cũng đã xác định được những đối tượng học sinh cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn, do các nguyên nhân chính : - Kinh tế gia đình gặp khó khăn, cha mẹ mải làm ăn kinh tế, nên không có thời gian giúp các em học , kiểm tra hướng dẫn các em làm bài tập. - Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình . - những học sinh có năng lực chưa hoàn thành , phẩm chất chưa đạt . - Phần lớn những học sinh có năng lực chưa hoàn thành , phẩm chất chưa đạt, học sinh cá biệt là những học sinh lười biếng, ham chơi bị hổng kiến thức ở năm trước . - Giáo viên chưa nắm vững tâm lý của học sinh, thường có thiện cảm với học sinh có phẩm chất đạt, năng lực hoàn thành và hoàn thành tốt và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh có năng lực chưa hoàn thành , phẩm chất chưa đạt . - Giáo viên chưa tìm hiểu hết tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, làm cho học sinh cần được quan tâm cảm thấy sợ sệt , tự ti, mặc cảm và dẫn đến hổng kiến thức. - Giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh . - Học sinh chưa có động cơ tự học tập , thiếu hứng thú, chưa thấy lợi ích của việc học, chưa có thói quen và kỹ năng lao động trí óc . C. KẾT LUẬN I/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2017 – 2018: Công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng cần thiết và quan trọng trong yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay tại các nhà trường. Đặc biệt là trường Tiểu học, một cấp học nền móng của Giáo dục phổ thông. Nếu mỗi giáo viên chủ nhiệm đều quan tâm làm tốt công tác này - trước mắt ta sẽ có được một tập thể học sinh ngoan, có ý thức... tự chủ... sáng tạo trong mọi yêu cầu hoạt động của nhà trường. Và đó cũng là mục tiêu cần thiết cho lớp người lao động mới mai sau với những nét nhân cách tốt đẹp; có ý thức trách nhiệm và kỷ luật cao ở mọi lúc, mọi nơi. Tuổi Tiểu học là tuổi hoa, tuổi này sẽ rất đẹp nếu gia đình, nhà trường và xã hội cùng quan tâm. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên Tiểu học rất quan trọng và nặng nề. Muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình. Từng giáo viên tiểu học phải xác đinh đúng vai trò của mình trong việc cùng gia đình hình thành, xây dựng nhân cách cho các em ở cấp học nền móng này. Trong đó việc rèn ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng ở lứa tuổi này các em vẫn “ Chơi để học, học để chơi”. Mọi việc làm và suy nghĩ theo cảm tính cụ thể. Để đưa trẻ vào nề nếp là cả quá trình vất vả khó khăn. Với những nhận thức trên, bằng thực tế nghề nghiệp của mình trong những năm công tác, tôi đã rút ra một số biện pháp để làm tốt “công tác chủ nhiệm” như sau: - Có tinh thần trách nhiệm cao với mọi yêu cầu và quy định của nhà trường, hết lòng vì lớp mình phụ trách. - Thực sự gây được lòng tin yêu của trẻ đối với mình bằng trách nhiệm, tình thương yêu của chính mình với trẻ. - Thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi trong từng việc làm, cách xử lý. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, biết tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh trong mọi nhu cầu của học sinh. - Thường xuyên trao đổi với giáo viên chuyên , giáo viên môn ít giờ để nắm bắt những thông tin của mỗi học sinh trong lớp. - Từ đầu năm học khi đã phân loại được học sinh ,tôi phải cóù kế hoạch chăm sóc, giáo dục và kiểm tra kết quả, mỗi tuần lễ thông qua tiết sinh hoạt lớp . -Học sinh có đủ vở sách và đồ dùng học tập cần thiết theo quy định và được kiểm tra, hàng tuần tạo cho lớp có phong trào vở sạch chữ đẹp có sơ kết, tổng kết hàng tháng qua các buổi sinh hoạt lớp. - Lớp có phong trào thi đua học tốt, xây dựng đôi bạn cùng tiến, bạn học tốt giúp bạn chưa hoàn thành nội dung môn học ; bạn phẩm chất tốt gương mẫu, nhắc nhở, khuyên răn, giúp đỡ bạn chưa đạt trong phẩm chất - Kết hợp với lực lượng Sao, Đội trong nhà trường . II/ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NHỮNG NĂM TỚI VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM : - Thực hiện công tác chủ nhiệm . - Sử dụng tốt phương pháp tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong từng môn học . - Phải có kế hoạch cụ thể, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành về trong năng lực, chưa đạt về phẩm chất và bồi dưỡng học sinh đạt và tốt . - Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục . “Nhà trường – gia đình – xã hội” - Bản thân giáo viên phải gương mẫu và là tấm gương sáng để học sinh noi theo . Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm là việc rất cần thiết đối với mỗi giáo viên . Vì công tác chủ nhiệm tốt thì chất lượng mới được nâng cao và đảm bảo được chỉ tiêu do nhà trường đề ra. Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp và có hiệu quả tốt. Vì trình độ và thời gian có hạn nên đề tài viết ra không khỏi có nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thiện đề tài và áp dụng trong các năm học tới được tốt hơn. An Lão, ngày 2 tháng 10 năm 2018 Người viết: Nguyễn Thị Kim Tuyết MỤC LỤC Kí hiệu Tên mục Trang A Phần mở đầu 2 I Tên đề tài 2 II Lí do chọn đề tài 2 B Nội dung 3 I Cơ sở lí luận 3 II Thực trạng 4 1 Đặc điểm tình hình của lớp 4 2 Những biện pháp thực hiện về công tác chủ nhiệm năm học 2008-2009 4 - 5 III Phân tích thực trạng 7 - 8 C Kết luận 8 - 9 I Những bài học kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm 8 - 9 II Những định hướng cho những năm tới về công tác chủ nhiệm 9 - 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_thuc_h.doc