Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Cơ sở thực tiễn

 Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" , trong đó nội dung: Rèn luyện kĩ

năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Căn cứ nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của ngành, của trường về việc chú trọng: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn.

 Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với các nước trên thế giới từng bước phát triển vươn lên, những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em. Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ; Không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè,.ảnh hưởng vô cùng lớn tới tâm hồn trẻ, tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có trẻ được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác. Bên cạnh việc học các môn văn hoá nếu trẻ được chú ý giáo dục đạo đức, được rèn kĩ năng sống biết phân biệt cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, biết ứng xử, biết tự quyết định đúng trong một số tình huống thì chính trẻ sẽ là người tác động tốt đến gia đình, xã hội.

 

doc45 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cần giúp các em hiểu rằng nên có thông số để theo đó mà lựa chọn, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này.
Thầy cô giáo, cha mẹ giúp các em phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để các em thực hiện ý thích đó.
Ví dụ: Một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà, trong lớp. Hay học sinh thích học đàn thì tạo điều kiện để các em được tham gia các lớp bồi dưỡng thêm để các em có đủ tự tin biểu diễn trên sân khấu trong những ngày lễ lớn của trường tổ chức: Khai giảng, Tổng kết năm học; 20/11; Tết trung thu; 26/3...
Ví dụ như một số học sinh thích vẽ, ngoài việc cho các em học năng khiếu vẽ thì cô giáo, cha mẹ có thể cho các em thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho các em cách lưu giữ các bức tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính các em hoặc triển lãm tranh của các em ở góc nhỏ trong nhà.
 Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. 
 Cô giáo, cha mẹ cần dạy các em những nghi thức văn hóa trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; Cụ thể: Các em được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp các em có thói quen tốt để hình thành kĩ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. 
	Tóm lại
 Bằng nhiều hình thức khác nhau, GV cần cố gắng rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường hợp. 
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập – sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.
 Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. 
 Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người.
 Giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh nói riêng là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.
	5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua khảo sát lần 2 ở trường tôi ( cuối năm học 2013-2014) với chủ đề “ Kĩ năng của em”; kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:
Bảng 4:
Lớp
Tổng số học sinh
Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
1A
25
10
40,0
11
44,0
4
16,0
2A
30
10
33,3
16
53,4
4
13,3
3A
20
9
45,0
9
45,0
2
10,0
4A
20
9
45,0
10
50,0
1
5,0
5A
20
10
50,0
9
45,0
1
5,0
Tổng
115
48
41,7
55
47,8
12
10,5
Bảng 5:
Lớp
Tổng số học sinh
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, 
hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
1A
25
21
84,0
4
16,0
2A
30
25
83,3
5
16,7
3A
20
17
85,0
3
15,0
4A
20
17
85,0
3
15,0
5A
20
18
90,0
2
10,0
Tổng
115
97
84,3
18
15,7
	Bảng 6:
Lớp
Tổng số học sinh
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa, phù hợp khi chơi
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
SL
%
SL
%
1A
25
22
88,0
3
12,0
2A
30
27
90,0
3
10,0
3A
20
17
95,0
1
5,0
4A
20
17
95,0
1
5,0
5A
20
18
90,0
2
10,0
Tổng
115
97
84,3
18
15,7
 Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, bản thân nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong giao tiếp hang ngày, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học và cuối năm học 2013-2014, liên đội đã nhận được bằng khen của Tỉnh Đoàn khen tặng Liên đội xuất sắc. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi khi thấy con em của họ về nhà biết giúp gia đình những việc phù hợp với sức của mình, HS lớp 1 đã biết tự soạn sách vở, mặc quần áo đi học, nói năng lễ phép, biết tự nhận lỗi và sửa lỗi,...
	 Đến năm học 2014-2015, sáng kiến đã được áp dụng rộng rãi tất cả HS trên toàn trường được các đồng nghiệp đồng tình ủng hộ. Học sinh trong trường ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lí trong ứng xử khá phù hợp. Toàn trường trong hai năm qua không có em nào bị kỉ luật và tỉ lệ lên lớp đạt cao. Cụ thể:
Bảng 7:
Năm học
Tổng
số
HS
Xếp loại Hạnh kiểm
Lên lớp thẳng
Thực hiện 
đầy đủ
Thực hiện chưa đầy đủ
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
2013 - 2014
225
225
100
0
0
225
100
	Bảng 8: 
HKI-Năm học
TS HS
Học tập
Năng lực
Phẩm chất
HT
CHT
Đ
CĐ
HT
CĐ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
232
232
100
0
0
232
100
0
0
232
100
0
0
 Nhìn lại kết quả trên cho thấy, trong năm học 2013-2014, học sinh trong trường về xếp loại hạnh kiểm: 100% học sinh đạt loại thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh, học sinh lên lớp thẳng 100% không có em nào phải thi lại và ở lại lớp. Học sinh khá, giỏi vượt chỉ tiêu đã đề ra. Riêng năm học 2014-2015, đánh giá HS theo TT 30/2014 của Bộ GD&Đ, HS được đánh giá toàn diện hơn, nhẹ nhàng hơn và đánh giá nhiều về KNS của HS ta thấy tỷ lệ HS đạt hoàn thành trong học tập là 100%, 100% đạt về năng lực và phẩm chất . 
 Như vậy, với kết quả đạt được chứng tỏ phần nào sáng kiến của bản thân đưa ra và áp dụng có hiệu quả trong lớp cũng như trong khối. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên trong trường đều áp dụng sáng kiến này trong công rèn KNS cho HS thì học sinh sẽ có kĩ năng sống tốt hơn: thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề về sức khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” và đáp ứng được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
	 Bài học:
 Rèn luyện KNS cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những KNS qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục KNS ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế để làm tốt việc rèn KNS cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
 Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
 Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
 Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép KNS vào các môn học.
 Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
 Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
 Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà bản thân luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng ta phải cùng có trách nhiệm.
	Một số điều người lớn cần tránh khi dạy trẻ kỹ năng sống:
 - Không hạ thấp các em : Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp khả năng các em là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh . Không nên tạo cho các em thói quen kiêu ngạo nhưng cũng 
không nên nói những lời không hay đối với trẻ.
- Không doạ nạt : Người lớn cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta doạ nạt là chúng ta đã làm cho trẻ sợ hãi và căm giận người lớn. Sự đe doạ hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của các em tốt hơn.
- Không bắt các em hứa hẹn: Vì sự hứa hẹn hoặc doạ nạt không có ý nghĩa đối với em vì nếu các em cảm nhận được và cắn rứt vì không làm tròn lời hứa thì ở các em sẽ phát triển cảm giác hối lỗi. 
- Không bao bọc các em một cách thái qúa sẽ làm các em yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của các em cho rằng các em còn nhỏ sẽ không làm được một điều gì cả. Sự bảo bọc thái qúa sẽ dẫn các em đến ý nghĩ rằng bản thân các em không thể làm điều gì nên thân.Hãy nhớ: đừng bao giờ làm những gì mà trẻ có thể làm được. 
- Không nên yêu cầu các em phục tùng theo ý người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập ở các em.
- Không yêu cầu những điều không phù hợp với các em vì những yêu cầu ở các em phải thực hiện một hành vi chín chắn mà các em chưa có khả năng hoặc các em phải làm các yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hửơng không tốt đến sự phát triển tính nhận thức của học sinh .
- Không nên giáo huấn quá nhiều vì ảnh hưởng của những luồng ngôn ngữ đó làm cho học sinh ngưng hoạt động nhưng trong thực tế các em không thể ngưng hoạt động sẽ dần làm cho các em nghĩ rằng các em là ngừơi có tội, làm nảy sinh tính tự ti, đánh giá tiêu cực về bản thân sau này.
Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá mức so với khả năng tiếp nhận của não bộ. 
	Với các biện pháp nêu trong sáng kiến này, tôi tin tưởng rằng giáo viên dạy ở tiểu học nào cũng có thể áp dụng thành công cho việc giáo dục và rèn KNS cho HS.
6. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG
Để sáng kiến của tôi áp dụng được ở tất cả các trường Tiểu học thì rất cần:
	- Phải có trường, lớp học theo điều lệ trường Tiểu học. Có phương tiện, trang thiết bị dạy học.
- Sự nhiệt tình của các giáo viên và nhà quản lý trường học. Các giáo viên và nhà quản lý phải thấy rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn KNS cho HS góp phần vào đổi mới giáo dục toàn diện.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Kết luận
 Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không những dạy “chữ” mà còn dạy “người.”
 Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta, khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo dã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thi việc dạy chữ nói chung và việc rèn kĩ năng sống nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn lụi của linh hồn”mà hành vi đạo đức đó chính là kĩ năng sống của học sinh vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho học sinh là cần thiết biết bao.
 Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ năng sống được tốt hơn.
 Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “ Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. 
2. Khuyến nghị
 2.1. Về phía ngành GD: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: “Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” nên: Ngành luôn phát động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức, có thể tổ chức cho các em sân chơi để các em thể hiện KNS của mình. 
2.2. Về phía giáo viên:
Giáo viên phải tâm huyết, hết lòng vì học sinh thân yêu; phải gương mẫu trong mọi hành vi; phải xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn KNS cho HS
GV phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp; tích cực đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học. 
2.3. Về phía phụ huynh: 
Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.
Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh luôn được xem là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên việc rèn luyện cho các em học sinh vẫn còn thiếu những biện pháp cụ thể. Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, qua các buổi tập huấn về việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của Phòng giáo dục, của trường bản thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. 
 Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “ Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
	Hải Dương, ngày 03 tháng 03 năm 2015
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Tuyên. Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Hoàng Hà Bình – Lê Minh Châu – Phan Thanh Hà – Bùi Phương Nga – Trần Thị Tố Oanh – Phan Thị Thu Phương – Đào Vân Vi. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học, 2010.
3. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Thị Bảy – Bùi Ngọc Diệp – Bùi Đức Thiệp – Ngô Thị Tuyên. Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009.
4. Ngô Thị Tuyên. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sản phẩm đề tài cấp bộ, 2008.
5. Nguyễn Minh Thuyết – Nguyễn Thị Hạnh – Đỗ Việt Hùng – Bùi Minh Toán – Nguyễn Trại. Tiếng việt 4 ( tập 1, 2). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Bùi Phương Nga – Lương Việt Thái. Khoa học 4. Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Lưu Thu Thủy – Nguyễn Việt Bắc – Nguyễn Hữu Hợp – Trần Thị Tố Oanh. Đạo đức 4. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
8. Trang Webs Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
Phần 1: Tóm tắt sáng kiến
Phần 2: Mô tả sáng kiến	 
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
 1.1. Lí do chọn đề tài
 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu	
 1.3. Đối tượng - Thời gian - Phạm vi nghiên cứu
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 1.5. Những đóng góp mới của đề tài
2. Cơ sở lí luận của vấn đề
 2.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
 2.2.Một số khái niệm về kĩ năng sống.
 2.2. Cơ sở thực tiễn
 3. Thực trạng và nguyên nhân đẫ đến kĩ năng sống của HS chưa tốt
 3. 1. Thực trạng
 3.2. Nguyên nhân	
 3.3. Những thuận lợi, khó khăn khi rèn kĩ năng sống cho HS
 3.3.1.Những thuận lợi
 3.3.2.Những khó khăn 
 4. Một số biện pháp giúp GV giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho HS
4.1. Giúp giáo viên nhận thức về việc dạy học sinh kỹ năng sống 
4.2. Giúp giáo viên gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
4.3. Giúp GV rèn KNS hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
4.4. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi
4.5. Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho HSTH thông qua chương trình dạy GDKSS
4.6. Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho HS
4.7. Động viên, khen thưởng 
4.8. Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản
 5. Kết quả đạt được
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
 Phần 3. Kết luận và khuyến nghị
 1. Kết luận	
 2. Khuyến nghị 	
 Tài liệu tham khảo
 Phụ lục
 01
03
03
03
05
06
06
07
08
08
08
09
11
11
13
14
14
15
17
17
17
18
24
28
30
32
38
39
39
40
42

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_giao_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan