Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THCS

Tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên hoạt động thực hiện giáo dục pháp luật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào đời sống xã hội, vì pháp luật muốn phát huy được tác dụng và hiệu quả thông qua con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai.

 Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Để thực hiện đúng pháp luật của nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật, xây dựng các văn bản luật, tổ chức thực hiện tốt pháp luật và góp phần xây dựng con người mới XHCN, phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới .

Từ đó tôi nhận thấy việc giáo dục pháp luật cho toàn dân hiện nay có tính cấp thiết của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế từ trung ương đến cơ sở nhằm làm cho mọi người, mọi thành viên trong xã hội nhận thức và hành động đúng theo pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật . Với ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THCS".

 

doc30 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 3804 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều 21 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em có bổn phận sau đây: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ; khính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.
Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường; Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế. 
MC1: Trong trường mình, những bạn nào đã làm tốt bổn phận của một trẻ em giơ tay nào?
Vâng, có rất nhiều cánh tay giơ lên, chính tỏ các bạn đã làm rất tốt bổn phận của mình. Còn những bạn khác, chắc các bạn tự nhận thấy đôi lúc mình còn chưa làm tốt bổn phận của một trẻ em. Tôi hy vọng sau buổi tuyên truyền pháp luật ngày hôm nay, các bạn HS Trường THCS chúng ta hãy thực hiện tốt hơn nữa bổn phận của mình với gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước các bạn nhé. Các bạn có đồng ý không, nếu đồng ý, các bạn hãy nổ một tràng pháo tay thật ròn rã nào.
Cảm ơn các bạn!
MC2: Chỉ còn 1 câu hỏi cuối cùng của phần thi tìm hiểu pháp luật. Không biết đội nào sẽ dành được 10 điểm từ câu hỏi này? Hai đội hãy sáng suốt và nhanh tay lên nào. Câu hỏi cuối cùng như sau:
Những việc xấu nào trẻ em không được làm?
Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang.
Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
Tham gia hoạt động xã hội cùng các bạn.
Đáp án B và C.
(Đáp án: D) 
MC1: Đội đã dành được quyền trả lời câu hỏi cuối cùng này.
MC2: Và 10 điểm cuối cùng trong phần thi tìm hiểu pháp luật đã thuộc về đội. Xin chúc mừng các bạn. Câu trả lời đúng của chương trình là cả 3 đáp án trên. Vì điều 22 luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em không được làm những việc sau: Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng; đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá chất kích thích có hại cho sức khỏe; trao đổi sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh. Mong rằng các bạn hãy nhớ để không bao giờ làm những điều xấu trên.
MC1: Hai đội Pháp luật và Công lý đã hoàn thành xuất sắc phần thi tìm hiểu pháp luật qua trò chơi Rung chuông vàng. Một lần nữa, xin chúc mừng cả hai đội. Và bây giờ là số điểm hai đội đạt được trong phần thi thứ hai: Thi tìm hiểu pháp luật. Em xin kính mời BGK công bố số điểm của hai đội chơi.
Vâng, xin chúc mừng đội pháp luật, các bạn đã đạt được: . điểm
Và chúc mừng đội công lý với số điểm là:.
MC2: Còn bây giờ là phần thi cuối cùng cho hai đội chơi. Phần thi được mang tên: Tài năng. 
MC1: Trước tiên, các bạn cùng thưởng thức tài năng của đội Pháp luật. 
BÀI HÁT (CHẾ): Hà Nội mùa vắng những cơn mưa
Hàng ngày đến trường em vẫn bon bon
Bốn đứa đèo nhau trên con xe ba em mới tặng
Mũ mão không quen nên em treo để tạo thêm dáng, vì đội mũ lên là hỏng tóc Sơn Tùng.
Hàng ngày dịu dàng mình đi hàng bốn, hai đứa đu vai cười ha ha, hai đứa nheo mi để seo phi. Thì thôi trời ơi cái: rầm, cả đoàn loạng choạng từ từ tiếp đất, áo rách chân tay thì te tua, răng gãy máu rơi và xe tôi trời ơi, trời ơi cũng gãy rồi.
Vì vậy hàng ngày mình phải nhớ. Đi đứng phải theo đúng luật giao thông, đi đúng phần đường được phân công để bảo vệ răng mới trồng.
Và rồi hàng ngày em đi trên phố, em quyết không uống rượu, uống bia, nếu có đèn đỏ thì không đi và mũ thì luôn trên đầu.
Hình thức: hát và tỉa đàn ghi-ta
Qua phần thi tài năng trên, đội pháp luật chúng tôi xin được gửi tới các bạn một thông điệp: NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
MC2: Cảm ơn đội Pháp luật. Các bạn hãy nhớ và thực hiện theo đúng thông điệp của đội pháp luật: nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ.
Và bây giờ là phần cho điểm của BGK. 
MC1: Với màn tài năng trên, đội Pháp luật có số điểm như sau: Cô Thúy chuyên viên phòng giáo dục cho điểm; thầy Tuấn TBGK cho điểm; cô Hằng cho điểm; cô Bình cho điểm. Xin chúc mừng đội pháp luật. Xin cảm ơn BGK.
MC2: Trong phần thi tài năng của đội pháp luật, qua lời bài hát chúng ta thấy: các bạn học sinh đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm. Các bạn khán giả có thể cho tôi biết
Nếu đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?
(5, 6 HS trả lời)
MC1: Vậy nếu đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào. Tôi thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau của các bạn HS. Để giải đáp thắc mắc này, em xin mời cô giáo lên giúp chúng em. 
Giáo viên: Các con ạ! Theo luật giao thông đường bộ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008. Những trường hợp điều khiển xe đạp máy, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông thì bị xử phạt từ 100 đến 200k đồng. (Ngoài ra, là HS các con không đội mũ khi điều khiển hoặc ngồi sau xe đạp máy sẽ bị các thầy cô phê bình, nhắc nhở và có thể bị hạ hạnh kiểm nếu vi phạm nhiều lần. Nên các con nhớ: hãy đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện hoặc ngồi sau xe gắn máy để bảo vệ chính mình)
MC2: Và bây giờ là phần thi tài năng của đội Công lý
KỊCH
Chú: (Vừa đi vừa ngáp vào nhà) 
Cháu: ( Khoác ba lô lên đi)
Chú quát: Thằng khốn nạn kia! Mày đi đâu?
Cháu hất tay chú ra: Đi học
Chú: Á à thằng này mất dạy, càng ngày càng láo. Cái mặt câng câng chẳng biết giống ai. Thế mày đã chuẩn bị “đồ đạc” cho tao chưa mà “tếch” hả?
Cháu: Rồi, cơm trong nồi, thức ăn trong chảo.
Chú tát cho cháu nổ đom đóm mắt: Cơm này tao dạy mày như thế nào? Khi tao về nhà là phải chuẩn bị kim chọc cho tao, mày mua chưa?
Cháu: chưa có tiền, chưa mua
Chú túm ngực cháu: Tiền ăn sang của mày đâu? Tiền đi chợ đâu? Mày không đi nhanh tao giết!
Cháu vứt ba lo xuống đất, vừa đi vừa khóc, chạy ra đầu ngõ gặp bà
Bà: Thằng kia! Giờ này vẫn chưa đi học à mà còn chạy đi đâu? Làm sao mà khóc lóc gì?
Cháu: Chú đánh cháu
Bà: Mà ông cũng không phải dạng vừa đâu, cái mặt câng câng giống hệt con mẹ mày, chắc lại láo hỗn gì nó mới đánh cho, nhà dột từ nóc dột xuống. Con thì nghiện, cháu thì láo, có ai khổ như tôi không hả trời
Cháu gạt nước mắt chạy đi mua kim tiêm
Cháu vứt kim tiêm ra bàn, khoác cặp đi học
Chú đứng lên khoác vai than mật: ông cháu nhanh lắm, rất kịp thời, ông cháu có “năng khiếu” đấy, có muốn kiếm tiền không? 
Cháu: kiếm tiền bằng cách nào? Còn phải đi học, làm gì có thời gian
Chú: ông cháu biến trường học thành chỗ kiếm tiền luôn đi, “thị trường béo bở” đấy.
Cháu: nhưng bán cái gì ?
Chú: Nhiều thứ lắm , tem cười cỏ Mỹ, bóng cười, chơi ba thứ đấy thì đời lên tiên, vui vẻ quên hết ưu phiền, học hành hứng thú mà lại có tiền đi chơi
Cháu: nhưng bây giờ bán như thế nào?
Chú: ông cháu mời mọc bạn bè rồi đăng lên Face book quảng cáo rùm beng lên về những “thú vui” này. Bán được hang, tôi chia phần trăm cho ông cháu đàng hoàng!
Mấy bạn cháu vào gọi: TRUNG ƠI ĐI HỌC !!
Chú nháy mắt với cháu: Khách hang tiềm năng đấy
Cháu: chờ tớ với! Vác ba lô chạy ra
Chú: Này mấy ông cháu, đứng lại đây tôi bàn chuyện đã. Chú có cái này hay lắm, các cháu dùng thử đi !
Nam: Ồ cáigìđấy? có ănđượckhông hả chú
Chú: Không ăn được nhưng hút được, chỉ cần hút một hơi này xong thì tinh thần sảng khoái, trí tuệ hanh thông, học hành tiến tới.
Tuấn: Chú cho bọn cháu hút thử một hơi xem hôm nay đến lớp học hành như thế nào? Nếu mà hanh thông thật thì chắc ngày nào cháu cũng làm một điếu để học cho đỡ vất vả.
Nam: Không được, đây là ma túy, chúng mình không được hút đâu, hút là vào tù đấy. Đi đi, chúng mình đi học đi không muộn giờ rồi. (Chạy đi trước)
Tuấn: Không, mình phải thử xem nó thế nào đã. Mà kể cả là ma túy thì hút một lần làm sao mà nghiện được (Trung và Tuấn cầm vào ma túy xem)
Chú: Sợ đi tù á?
Vào tù như công tử vào cung
Tay đeo xiềng xích như đeo lắc vàng
Sáng thể dục như Quan công múa võ
Chiều nhổ cỏ như công chúa hái hoa
Đêm đập muỗi như Hằng Nga bắt bướm
Công an đến: Anh đã bị bắt.
Trung và Nam: Cả hai vứt điếu thuốc xuống đất
Công an: khám người, lôi ra ma túy
Anh bị bắt về tội tàng trữ, sử dụng, xúi giục trẻ em sử dụng chất ma túy
Bà Trung, cô giáo, lớp trưởng và Nam chạy đến.
Bà Trung: Ôi các anh công an ơi, các anh hãy giúp gia đình tôi cải tạo, giáo dục và chữa bệnh cho cháu. Ma túy đã cướp đi 2 người con của tôi, gia đình tôi tan nát, cháu tôi mồ côi cha mẹ. Có ai vì ma túy mà khổ sở như chúng tôi không?
Trung ơi, con là tia hi vọng cuối cùng của bà, cô giáo ơi, giúp tôi giữ lấy cháu
Cô giáo: Bà yên tâm, cháu Trung sẽ được các thầy cô giáo và các bạn “quan tâm đặc biệt”, chắc chắn ở đây cháu sẽ được giáo dục và nhận thức được mối hiểm họa từ ma túy và cách phòng tránh cũng như tuyên truyền với mọi người về tệ nạn xã hội này
Cô giáo quay sang bạn lớp trưởng: Các con vào lớp đi, chúng ta sẽ chuẩn bị một chương trình tuyên truyền pháp luật với toàn trường. Trung tham gia cùng các bạn nhé!
Trung: Vâng ạ!
Các bạn ạ! Thông qua tiểu phẩm này chúng tôi muốn gửi tới các bạn một thông điệp:
Ma túy, hiểm họa khôn lường
Ai mà sử dụng lên đường thành ma
Buôn bán tàng trữ tránh xa
Nhà tù rộng mở nhạt nhòa tương lai
Cổng trường học luôn luôn rộng mở
Cùng đồng lòng sát cánh bên nhau
Tuyên truyền giáo dục hàng dầu
	Đẩy lùi ma túy nhà nhà yên vui 
CÁC BẠN HÃY NHỚ: HÃY TỰ BẢO VỆ MÌNH TRƯỚC MA TÚY
MC2: Các bạn hãy dành một tràng pháo tay thật lớn cho phần thi xuất sắc của đội Công lý nào.
MC1: Và đây là số điểm của BGK dành cho đội Công lý trong phần thi tài năng
MC2: Vâng, màn tài năng của đội công lý có số điểm như sau: Thầy Tuấn TBGK cho điểm; cô Hằng cho điểm; cô Bình cho điểm. Tổng số điểm của đội công lý trong phần thi tài năng là: điểm. Xin chúc mừng đội công lý. 
MC1: Các bạn ạ! Ma túy- hiểm họa khôn lường, nên chúng ta hãy nhớ: nói không với ma túy.
Và để tránh xa ma túy, chúng ta cần biết tự bảo vệ chính mình, có lập trường vững vàng, không để bạn bè rủ rê lôi kéo, không đua đòi ăn chơi, sống có lý tưởng và mục đích đúng đắnVà để giúp HS phòng tránh ma túy, bạn còn nhớ Trường THCS chúng ta đã tổ chức một buổi tuyên truyền trước toàn trường vào ngày bao nhiêu không
(27/10 vừa qua)
Bạn có suy nghĩ gì sau buổi tuyên truyền ma túy ấy?
(Đó là một buổi tuyên truyền rất bổ ích, tôi thấy rất thích và ấn tượng với bài hát “Mẹ yêu” của chú công an. Qua buổi tuyên truyền, tôi đã nhận biết được một số loại ma túy mới như tem giấy, bóng cười, cần sa và có ý thức hơn trong việc phòng chống ma túy)
Vâng, xin cảm ơn bạn.
MC2: Như vậy, cả hai đội của chúng ta đã trải qua ba phần thi tìm hiểu về pháp luật thật lý thú. Theo các bạn, đội nào đã dành chiến thắng? 
Vâng, ngay bây giờ chúng ta sẽ nghe kết quả thông báo của ban giám khảo.
Em xin kính mời thầy Nguyễn Thế Tuấn- trưởng ban giám khảo thông báo kết quả điểm thi của hai đội trong ba phần thi.
MC2: Trong cuộc thi trên, đội. đã dành được số điểm. Còn đội .dành được  điểm. Như vậy, chiến thắng đã thuộc về đội. Tuy nhiên, chúng tôi xin chúc mừng cả hai đội vì các bạn đã hoàn thành phần thi một cách xuất sắc. Và tôi nghĩ, cả hai đội của chúng ta hôm nay đều dành được chiến thắng, vì qua cuộc thi này, chúng ta đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật. Phải không các bạn? (Các bạn hãy dành cho cả hai đội một tràng pháo tay nào)
MC1: Em xin kính mời cô giáo lên trao quà cho cả hai đội chơi.
CÔ GIÁO TRAO QUÀ CHO HAI ĐỘI CHƠI
Giáo viên: Các bạn HS trong hai đội chơi của chúng ta hôm nay không chỉ có nhiều hiểu biết về pháp luật mà còn rất tài năng. Một lần nữa các con hãy dành một tràng pháo tay để khen ngợi các bạn nào.
	Các con ạ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm của mỗi người. Vì vậy, việc tìm hiểu pháp luật để thực hiện đúng pháp luật là việc làm rất cần thiết. Trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay, mỗi chúng ta đã có thêm những kiến thức về pháp luật, từ đó có ý thức chấp hành tốt pháp luật và tuyên truyền, giúp đỡ mọi người cùng thực hiện, góp phần xây dựng nước nhà ngày một văn minh, giàu đẹp. Các em-những mầm non tương lại của đất nước hãy cố gắng phấn đấu, rèn luyện, làm tròn bổn phận của một học sinh bởi trẻ em hôm nay là thế giới của tương lai mai sau, như lời bài hát của nhạc sĩ Châu Gia Lương và Cao Đặng Gia Cát.
HÁT MÚA: TRẺ EM HÔM NAY, THẾ GIỚI NGÀY MAI
Buổi tuyên truyền ngày pháp luật của trường THCS đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh. Chúc các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo sức khỏe, hạnh phúc. Chúc các em học sinh chăm ngoan, học giỏi. 
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Trước đây, sau khi tổ chức các tiết dạy tuyên truyền pháp luật, tôi thấy kết quả chưa đạt được như mong muốn. Tôi có phỏng vấn nhanh học sinh sau mỗi buổi hoạt động thì thấy học sinh chưa thật sự yêu thích. Thậm chí có những em còn không thích tham gia, không hiểu và nắm được các quyền và nghĩa vụ của bản thân. Và có em khi tham gia vào hoạt động nhưng khi GV hỏi thì không nhớ được các hoạt động vừa tổ chức là gì cũng có nghĩa rằng các em không tập trung trong giờ học. Những câu trả lời đó của học sinh khiến cho tôi rất trăn trở, băn khoăn và luôn nghĩ mình cần phải làm gì để thu hút các em.
Bảng kết quả trước khi áp dụng những phương pháp trên:
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Không thích
Tỉ lệ HS
50%
30%
20%
Lí do
Bổ ích, được trau dồi kiến thức, học hỏi được nhiều điều hay
Nếu tổ chức thì được ở lại chơi, nếu không tổ chức thì được về sớm
Mất thời gian
Nhưng khi áp dụng những phương pháp trên, sau các tiết dạy tuyên truyền pháp luật, tôi có phát phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu. Kết quả thu được như sau:
Mức độ hứng thú
Thích
Bình thường
Không thích
Tỉ lệ HS
95%
5%
0%
Như vậy, với việc tổ chức đa dạng các hoạt động, không chỉ chất lượng của tiết tuyền truyền pháp luật được nâng cao mà còn khơi dạy niềm yêu thích của các em, giúp các em hiểu biết pháp luật để thực hiện tốt luật pháp, góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện.
Bài học kinh nghiệm: 
Trong quá trình áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm: Giảng dạy tuyên truyền pháp luật ở trường THCS, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm. Muốn thực hiện các tiết dạy pháp luật cú hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm quản lí cần chú ý những điểm sau:
Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng hoạt động, phân công cụ thể đến từng học sinh.
Tổ chức tiết dạy có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của học sinh trong việc thực hiện hoạt động đó. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho học sinh là hết sức cần thiết.
Để tiết học đạt hiệu quả, GVCN cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp về các kĩ năng xây dựng, tổ chức, điều hành hoạt động sau đó cần nhân rộng các hoạt động.
Đặc biệt nhất là: Phải đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong giờ giáo dục, tuyên truyền pháp luật để cuốn hút, gây hứng thú, phát huy tối đa năng lực của học sinh.
Sau mỗi tiết tuyên truyền pháp luật, GVCN đánh giá, rút kinh nghiệm và cần phải có những phần quà nho nhỏ để động viên các em. Như vậy, mới có tác dụng động viên, khích lệ học sinh nhiệt tình, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các tiết sau.
Ngoài ra, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng là hết sức quan trọng, các trường học, các tổ chức cơ sở Đảng tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên thì vai trò lãnh đạo điều hành sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. 
Các ban, ngành, đoàn thể trong từng nhà trường cần chủ động đề ra phương hướng cụ thể trong việc phối hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh ngay từ đầu mỗi năm học. 
Phải biết tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương để cùng tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh . 
Phải luôn suy nghĩ, tìm tòi những phương thức mới, hình thức tuyên truyền mới để tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh có hiệu quả nhất, trong đó chú trọng việc nêu gương và điển hình . 
Chú ý việc đầu tư các phương tiện, tài liệu, trang thiết bị và kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay có một ý nghĩa rất quan trọng một việc làm không thể thiếu trong việc thực thi pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội vì vậy không thể xem nhẹ mà đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của các cấp ủy Đảng, các nhà trường bởi vì tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ chính là nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm cho mỗi học sinh là những người làm chủ tương lai của đất nước, đào tạo một thế hệ công dân tương lai biết " Sống và làm việc theo pháp luật". 
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm và tôi đã đúc rút ra được trong quá trình giảng dạy các tiết giảng dạy, tuyên truyền pháp luật ở trường THCS trong năm vừa qua và đã thu được những thành công nhất định khi áp dụng sáng kiến này. 
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN
 Kết luận:
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và đảm bảo các quyền của công dân, chống tệ quan liêu cửa quyền, ức hiếp quần chúng trong bộ máy lãnh đạo và các cấp quản lý, thực hiện mục tiêu "dân giàu ,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ ,văn minh", thực hiện có nề nếp phương châm " Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tất cả vì dân, do dân. Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời bảo đảm cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và các công dân. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và thói quen pháp luật cho nhân dân lao động là trách nhiệm của các tổ chức đảng, của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế... trong đó, trước hết thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo dục, đào tạo con người. Mỗi công dân phải luôn tìm hiểu để nắm vững pháp luật, trong đó mỗi công dân học sinh phải ra sức học tập rèn luyện nâng cao hiểu biết về pháp luật để chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc khi lớn lên bước vào xã hội tương lai. Mỗi học sinh phải có trách nhiệm giúp đỡ, vận động mọi người tìm hiểu pháp luật và làm theo pháp luật, đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm pháp luật, mọi xử sự trong cuộc sống phải văn minh, lịch sự, đạo đức. Mọi công dân, các tổ chức đều phải thực hiện "Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” 
Thực hiện nội dung trên đây là kết quả của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung, góp phần xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc XHCN. Vì mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hôi công bằng, dân chủ, văn minh”.
Những kiến nghị:
Để việc thực hiện pháp luật trong nhà trường được hiệu quả. Tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Nhà nước cần dành ngân sách chính đáng cho việc trang bị phương tiện, thiết bị, tài liệu cho việc tuyên truyền pháp luật.
- Đưa chỉ tiêu thi đua hàng năm, có nội dung, kết quả, hiệu quả công tác tuyên truyền.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viện, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân
- Phải có sự kết hợp thường xuyên và đồng bộ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể.
Khi nghiên cứu đề tài này trong một thời gian chưa dài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để việc xây dựng các tiết giáo dục, tuyên truyền pháp luật sau sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết không sao chép của ai.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Ngày 24 tháng 03 năm 2017

File đính kèm:

  • docngll-thuy-thcskhuongdinh_16120189.doc
Sáng Kiến Liên Quan