Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu

- Lựa chọn, sử dụng tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự sưu tầm tạo sự hứng thú, tăng tính tích cực cho học sinh trong học tập.

- Phân ra các kiểu bài tập trong phân môn Luyện từ và câu để có biện pháp giảng dạy phù hợp.

- Coi trọng việc hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ đưa ra các biện pháp giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp với đối tượng học sinh.

- Đưa ra những từ ngữ theo một hệ thống và đồng thời xây dựng một bài tập hệ thống hóa vốn từ trong dạy từ.

- Kết hợp các phương pháp như: trực quan, hỏi đáp, để phân tích, so sánh và giảng giải để rút ra kiến thức của bài học.

- Đa dạng hóa các hình thức hạy học tổ chức dạy học phù hợp với nội dung để học sinh không nhàm chán thụ động.

Ngoài ra còn phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.

 

doc21 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của học sinh.
Khâu tổ chức làm bài tập giáo viên phải nắm được trình tự làm bài tập và dự tính được những câu trả lời của học sinh và những sai phạm mà các em có thể mắc phải để chuẩn bị sẵn phương án sửa chữa khi học sinh không giải được bài tập thì giáo viên phải cắt nhỏ từng bước để sửa sai cho học sinh.
Phải dùng thời gian đúng mức cho khâu kiểm tra, đánh giá. Có thể cho học sinh kiểm tra, đánh giá lẫn nhau nhưng cần có mẫu lời giải đúng để học sinh tự đối chiếu, đánh giá bài làm của mình.
4.3 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học
- Việc dạy học đối với mỗi bài học là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy chính giáo viên là người quyết định cho việc lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp cho từng bài học, sao cho tương tác giữa giáo viên và học trò trong quá trình lĩnh hội tri thức của trò đạt hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm cho thấy, trong một bài giảng thành công không bao giờ chỉ dùng một phương pháp mà phải phối hợp nhiều phương pháp, cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền thống một cách hợp lý. Mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp đặc trưng dạy phân môn Luyện từ và câu. Lựa chọn phương pháp thích hợp để bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Ví dụ : Luyện từ và câu
	Bài : MRVT : Từ ngữ về sông biển
	Đặt và trả lời câu hỏi : Vì sao ?
Dạy học bài mới :
	Bài 1 : Tìm các từ ngữ có tiếng biển :
	M : tàu biển, biển cả
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ( chia lớp làm 2 đội, mỗi đội gồm 4 em, chơi trong 4 phút ).
	Đội A : Tìm từ có tiếng biển đứng sau.
	Đội B : Tìm từ có tiếng biển đứng trước
	Đội A Đội B
	.biển biển..
- Giáo viên tổng kết trò chơi .
- Học sinh dưới lớp bổ sung thêm 1 số từ khác ( nếu có )
Kết quả :
- Tàu biển, sóng biển, nước biển, cá biển, tôm biển, cua biển, rong biển,
- Biển cả, biển khơi, biển xanh, biển lớn,
	Bài 2: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau: ( suối, sông, hồ )
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b)Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi.
c) Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền.
1 HS đọc yêu cầu.
HS điền kết quả trên phiếu bài tập. ( 3 phút )
GV thu chấm và nhận xét.
GV giới thiệu thêm một số tranh về sông, suối, hồ.
Kết quả :
a) Sông
b) Suối
c) Hồ
Bài 3: Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau :
Không được bơi ở đoạn sông này vì có nước xoáy.
1 HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn cách đặt câu hỏi.
HS làm bài theo nhóm ( 4 – 6 em ) trong vòng 4 phút.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, chốt câu đúng và ghi bảng.
HS đọc lại câu đúng.
Kết quả :
	Vì sao không được bơi ở đoạn sông này ?
Bài 4 : Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh trả lời các câu hỏi sau :
Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương ?
Vì sao Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ?
Vì sao ở nước ta có nạn lụt ?
1 HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận theo nhóm cặp đôi ( trong vòng 4 phút ).
Một số nhóm trình bày theo hình thức đố bạn.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm.
Kết quả : 
a) Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đem lễ vật đến trước.
b) Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì muốn cướp lại Mị Nương .
c) Ở nước ta có nạn lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên để 
đánh Sơn Tinh .
Nói chung trong quy trình một tiết dạy chúng ta cần thay đổi các hình thức tổ chức dạy học, cả phương tiện học tập và cả cách trình bày kết quả để tránh sự rập khuôn, cứng nhắc. Cả tiết học lúc nào cũng vùi đầu vào làm bài tập hoặc hoạt động nào cũng chỉ tổ chức dưới một vài hình thức đơn điệu sẽ không thu hút được sự chú ý và sự hứng thú của học sinh.
Giáo viên nên thay đổi hình thức tổ chức hình thức dạy học phù hợp với nội dung để học sinh không nhàm chán thụ động. Một số hình thức tôi thường sử dụng trong tiết Luyện từ và câu là :
a. Dạy học cá nhân :
- Đối với những bài tập đề yêu cầu rất cụ thể, dễ hiểu thì chúng ta nên tổ 
chức cho học sinh làm việc độc lập.
	Ví dụ 1 : LTVC ( tuần 16 ) 
	Bài : Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào ?
	MRVT : Từ ngữ về vật nuôi
Bài 1 : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau : tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
Đối với bài này giáo viên nên cho học sinh làm việc độc lập ( trả lời miệng )
	- Đối với những dạng bài tập điền vào chỗ trống, điền dấu câu thích hợp, luyện viết hoa tên riêng; viết một câu về nội dung nào đó, tôi thường cho hs làm việc cá nhân vào vở bài tập hoặc phiếu bài tập trước sau đó, tôi thường cho học sinh làm việc cá nhân vào vở bài tập hoặc phiếu bài tập trước sau đó trình bày miệng trước lớp.
Ví dụ 2 : LTVC : ( tuần 7 )
	Bài : MRVT : Từ ngữ về các môn học. Từ chỉ hoạt động.
Bài 4 : Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống sau :
Cô Tuyết Mai.môn Tiếng Việt.
Cô..bài rất dễ hiểu.
Cô..chúng em chăm học.
- HS làm vào vở bài tập.
Ví dụ 3 : LTVC ( tuần 12 )
	Bài : MRVT : Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
Bài 2 : Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ?
Cháu.ông bà.
Concha mẹ.
Em.anh chị.
- HS làm vào vở bài tập
Ví dụ 1 : LTVC : ( tuần 2 )
	Bài : Tên riêng và cách viết tên riêng. Kiểu câu Ai là gì ?
Bài 3 : Đặt câu theo mẫu :
Giới thiệu về trường em.
Giới thiệu một môn học em yêu thích.
Giới thiệu làng ( xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố ) của em.
Đối với những bài tập ở dạng trên tôi tổ chức cho học sinh làm miệng để đỡ mất thời gian mà lớp học sôi nổi, đồng thời rèn luyện kĩ năng nghe, đánh giá nhận xét bài làm của bạn .
Dạy học theo nhóm :
Dạy học nhóm là hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một 
lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
	Số lượng học sinh trong nhóm thường khoảng 4-6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong chủ đề chung. Trao đổi thảo luận, thực hiện một bài tập, một nhiệm vụ học tập.
Ví dụ 1 : LTVC ( tuần 10 )
	Bài : MRVT : Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi
Bài 2 : Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình họ hàng mà em biết.
HS thảo luận theo nhóm bàn.
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Ví dụ 2 : LTVC ( tuần 11 )
	Bài : MRVT : từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà.
Bài 1 : Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì .
Đối với 2 bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Tìm kẻ trú ẩn”
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm 5 em ), chơi trong 5
phút
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm tranh phóng to trong bài tập và giấy A3 để 
ghi kết quả.
- Sau khi thảo luận xong các nhóm dán kết quả lên bảng.
 Giáo viên cùng cả lớp nhận xét kết quả cho từng nhóm.
c. Dạy học theo lớp:
	Học sinh thông hiểu, ghi nhớ và tái hiện lại bài học.
	Áp dụng làm bài tập trong mọi tiết học.
	Để tổ chức thực hiện các bài tập Luyện từ và câu, giáo viên phải nắm được mục đích, biết trình tự cần tiến hành giải bài tập để hướng dẫn cho học sinh. Trong giáo án phải ghi rõ mục đích bài tập, lời giải mẫu, những sai phạm dự tính học sinh có thể mắc phải và cách đều chỉnh đưa về cách giải đúng. Tuần tự công việc giáo viên cần làm trên lớp lúc này là ra nhiệm vụ ( nêu đề ra ), hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đánh giá.
	- Giáo viên cần nêu đề bài một cách rõ ràng, nên yêu cầu học sinh nhắc lại đề ra, khi cần, phải giải thích để em nào cũng nắm được yêu cầu của bài tập. Có nhiều hình thức nêu bài tập: dùng lời, viết lên bảng, yêu cầu học sinh xem đề ra trong SGK hoặc VBT. Nhưng dù đề bài được nêu ra dưới hình thức nào cũng cần kiểm tra xem tất cả học sinh đã nắm được yêu cầu của bài chưa. Tùy thời gian và trình độ học sinh mà quy định số lượng bài tập cần tiến hành trong giờ học. Có thể lựa chọn, lược bỏ, bổ sung thêm bài tập của SGK. Khi giao bài tập cho học sinh, cần lưu ý để có sự phân hóa cho phù hợp đối tượng: Có bài tập chỉ dành riêng cho học sinh chuẩn, còn với học sinh dưới chuẩn thì phải giảm mức độ yêu cầu của bài tập.
	- Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên phải nắm chắc trình tự giải bài tập. Cần phải dự tính trước những khó khăn và những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để sửa chữa kịp thời. Việc thực hiện bài tập cũng có nhiều hình thức : nói, đọc, viết hoặc nối, tô, vẽ, đánh dấu. Có bài trả lời miệng, có bài viết, có bài gạch, đánh dấu trong Vở bài tập. Bài tập cũng có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Với những kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu, giáo viên cần hướng dẫn thật chi tiết, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn thực hiện, cần chia ra thành các mức độ cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, cần giúp những học sinh dưới chuẩn bằng những câu hỏi gợi mở. Trong quá trình tiến hành giải bài tập cần phải tăng dần mức độ độc lập làm việc của học sinh. Giai đoạn đầu, bài tập được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giai đoạn sau, học sinh tự độc lập làm việc là chính.
	- Cuối cùng là bước kiểm tra, đánh giá. Đây là một việc làm quan trọng mà nhiều giáo viên thường bỏ qua hoặc không chú ý đúng mức. Việc kiểm tra, đánh giá vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh, vừa cho học sinh một mẫu sản phẩm tốt nhất, giáo viên cần dành thời gian thích hợp cho khâu này. Phải có mẫu lời giải đúng và dùng nó đối chiếu với bài làm của học sinh. Với những bài làm sai, giáo viên không nhận xét chung chung là sai mà phải dựa vào quy trình làm bài, chia ra từng bước nhỏ hơn để thực hiện, từ đó chỉ rõ ra chỗ sai của học sinh một cách chi tiết, cụ thể để học sinh có thể sửa chữa được. Phải biết cách chuyển từ một lời giải sai sang một lời giải đúng chứ không chỉ nói “ Em làm sai rồi ” và chuyển sang gọi em khác. Như vậy khi chữa bài tập, giáo viên không chỉ biết đánh giá đúng, sai mà phải cắt nghĩa được tại sao như thế là sai, tại sao như thế là đúng, nghĩa là một lần nữa lập lại quy trình giải bài tập khi có những học sinh làm chưa đúng.
Ví dụ : Luyện từ và câu ( tuần 2 )
	Bài : LTVC : từ ngữ về học tập – Dấu chấm hỏi
Bài 3 : sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới :
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.
- Thu là bạn thân nhất của em.
Có học sinh làm như sau :
Nhi thiếu yêu rất Hồ Bác.
( Em : Lý Hồng Ngọc )
GV nhận xét cách sắp xếp từ thành câu mới chưa được vì đọc lên chưa hiểu được nghĩa của câu.
	Em thân nhất của Thu.
	( Em : Tạ Hoàng Vũ )
GV nhận xét câu mới em sắp xếp chưa đủ số lượng từ đã cho.
GV hướng dẫn các em sắp xếp lại các từ sao cho tạo thành câu mới đầy đủ các từ cho sẵn và phải có nghĩa.
Câu mới sắp xếp đúng là :
- Thiếu nhi rất yêu Bác Hồ.
- Em là bạn thân nhất của Thu.
d. Áp dụng trò chơi học tập:
	Để dạy học Luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người GV phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ.
	Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả
	Một trong những hoạt động tạo được hứng thú học tập cho học sinh rất hiệu quả, học sinh học mà chơi, chơi mà học, nâng cao chất lượng giờ dạy đó là hoạt động trò chơi của học sinh trong học tập.
	Ví dụ : 
1. Trò chơi : Tìm nhanh từ cùng chủ đề.
A. Mục đích :
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ hoặc giấy nháp
C. Cách tiến hành :
- Trò chơi có từ 2 – 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3 – 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
( VD : Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là những con vật nuôi trong nhà ), Giáo viên ( người dẫn trò ) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ gọi tên đồ dùng học tập ( hoặc những từ nói về tình cảm gia đình ).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ ( được chia theo số lượng nhóm ), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc tên. Thời gian viết khoản 2 – 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được 1 cây cờ ; mỗi từ viết sai bị trừ 1 cây cờ ; nhóm nào có số cờ cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số cờ để xếp vào các vị trí 2, 3, 4
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:
+ Kể tên các môn em học ở lớp 2 ( tuần 7, T59 )
+ Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ ( tuần 13, T108 ).
+ Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật ( tuần 15, T122 ).
+ Viết tên các con vật trong tranh ( tuần 16, T134 ).
- Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:
+ Nói tên các loài chim trong tranh ( tuần 22, T35 ).
+ Tìm các từ ngữ có tiếng “ biển” ( tuần 25, T74 ).
+ Kể tên các con vật sống ở dưới nước ( tuần 26, T74 ).
+ Kể tên các loài cây ( tuần 28, T87 ).
+ Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp ( tuần 33, T129 ).
	2. Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ.
	A. Mục đích:
	- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng.
	- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
	B. Chuẩn bị:
	- Dựa theo bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 12 ( sách giáo khoa TV 2 tập 
1 – T99 ) Giáo viên làm các bộ quân bài ghép tiếng ( đủ cho số nhóm học sinh tham gia thi ); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm. Mỗi bộ gồm 24 quân ghi các tiếng sau: yêu ( 8 quân ); thương ( 4 quân ); quý ( 3 quân ); mến ( 6 quân ); kính ( 3 quân ).
	- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ ( 2 tiếng ).
	C. Cách tiếng hành:
	1. Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng thành từ ( mỗi nhóm khoảng 4, 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và vào ban giám khảo.
	VD: Có 4 bộ quân bài – lập 4 nhóm thi – cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban giám khảo cùng với giáo viên.
	2. Giáo viên nêu yêu cầu:
	- Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ ( xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ ).
	- Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo ( Giáo viên cùng các nhóm trưởng ) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả ( cứ xếp được 1 từ đúng, được 1 cây cờ )
	3. Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh “ bắt đầu” cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ bài đã chuẩn bị ( mục B ) như sau :
	- Ghép đúng , đủ 12 từ ( mỗi từ có 2 tiếng ) VD: yêu thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương, quý mến, kính mến.
	- Ghép đúng mỗi từ được 1 cờ; đúng cả 12 từ được 12 cờ.
	- Dựa vào số cờ, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, ( hoặc đồng giải nhất, nhì, ba ).
	3. Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu: ( Ai là gì ? )
A. Mục đích:
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì ? có sự tương hợp về nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.
	- Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ ( danh từ, ngữ danh từ ) phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ? trong sách giáo khoa TV2
C. Cách tiếng hành :
- Những người chơi chia thành từng cặp ( 2 người ) hoặc thành 2 nhóm ( A, B ) người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu.
( VD: Học sinh ); người thứ 2 ( hoặc học sinh ở nhóm thứ 2 ) nêu vế thứ 
( VD: Là người đi học ). Sau đó 2 người ( hoặc 2 nhóm ) đổi lượt cho nhau. Người nào ( hoặc nhóm nào ) không nêu được sẽ bị mất cờ. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào được nhiều cờ hơn sẽ thắng cuộc.
	* Chú ý : Các kiểu mẫu câu khác ( Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) có thể tiến hành tương tự.
5. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm:
	Trong quá trình giảng dạy tôi thay đổi phù hợp các hình thức dạy học trong mỗi bài tập, mỗi tiết dạy. Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt , phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Nhiều câu văn hay, từ ngữ gây sự bất ngờ thú vị, có sức gợi cảm lớn. Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em được nâng lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động hơn. Sau mỗi giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập.
	Để có kết quả, tôi tiến hành thực nghiệm tại lớp mà tôi được phân công giảng dạy. Kết quả khảo sát phân môn Luyện từ và câu ở cuối năm học 2016-2017 và Giữa học kì I năm học 2017-2018 kết quả đạt được như sau:	
Năm học
Lớp
TSHS
Hoàn thành tốt
(T)
Hoàn thành
(H)
Chưa hoàn thành
(C)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2017-2017
2A2
35
14
40,0
21
60,0
/
/
GHKI
2017-2018
2A2
28
7
25,0
18
64,3
3
10,7
Với kết quả như trên tôi tin tưởng rằng cuối năm học 2017-2018 lớp tôi sẽ hoàn thành 100% môn Luyện từ và câu, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, hoàn thành chỉ tiêu của lớp năm học 2017-2018.
PHẦN 3: KẾT LUẬN:
1. Kết luận
	Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2 thực chất là thông qua các bài tập thực hành tổng hợp về tiếng việt giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức ( ngôn ngữ, đời sống ), rèn kĩ năng ( nói, viết ), qua đó nâng cao năng lực tư duy, giáo dục tư tưởng, tình cảm và mĩ cảm cho các em. Với nhiệm vụ trọng tâm đó mỗi người giáo viên phải xác định lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng bài, từng nội dung cụ thể và tình hình thực tế của lớp, của trường để các em tiếp thu một cách tốt nhất. Đối với việc dạy học phân môn Luyện từ và câu, nếu giáo viên thực hiện tốt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh sẽ giúp các em phát huy cao độ trí tuệ, cảm xúc, sự năng động, sáng tạo trong học tập và trong giao tiếp.
2. Bài học kinh nghiệm:
	Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Luyện từ và câu là hết sức cần thiết.
	Mỗi bài phân môn Luyện từ và câu là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống văn hóa thường ngày. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết phân môn Luyện từ và câu trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên; căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức. Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Luyện từ và câu trong trương trình tiểu học bản thân người giáo viên yêu thích môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Ngoài ra, người giáo viên cần trau dồi thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
3. Kiến nghị - đề xuất
	- Đề thực hiện công tác đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu đạt chất lượng tốt hơn. Nhà trường cần trang bị những tranh ảnh minh họa, phục vụ cho việc học của học sinh được tốt hơn, tạo cho các em lòng say mê, tính tự tin thích quan sát, tìm hiểu những điều mới lạ trong quá trình học tập.
	- Bản thân người giáo viên phải tích cực tìm tòi, bổ sung kiến thức cá nhân về vốn từ ngữ, tạo cho mình sự tự tin khi bước lên lớp, tránh những bỡ ngỡ, lúng túng khi giảng nghĩa từ, làm mất lòng tin trong học sinh.
	Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2A2. Rất mong sự đóng góp của Ban giám hiệu, cùng quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn./.
	Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Lịch Hội Thượng, ngày 24 tháng 11 năm 2017
Duyệt của HĐ khoa học trường Người viết
........................................................ 

File đính kèm:

  • docSKKN mon LTVC lop 2_12733566.doc
Sáng Kiến Liên Quan