Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ

A- ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại . Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức , thái độ , cảm nhận thành những khả năng thực thụ , giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .

 Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có kỹ năng cuộc sống ( Bao gồm rất nhiều kỹ năng ) và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016-2017.

 

doc19 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 25020 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016-2017. 
Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng : Kỹ năng giao tiếp ứng xử , kỹ năng vệ sinh , kỹ năng thích nghi với môi trường sống , kỹ năng hợp tác chia sẻ, kĩ năng xử lý các tình huống trong trường hợp khẩn cấp... 
Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn. Nhằm giúp trẻ có những kỹ năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống cho phù hợp.
 Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ. Luôn bao bọc , nuông chiều, làm hộ trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. 
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỡ”.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I- THUẬN LỢI KHÓ KHĂN:
1- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn.
- Trẻ đã học qua lớp nhà bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ.
- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với nghề.
2- Khó khăn:
-Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn
- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến con em mình, luôn muốn con mình được học chữ, học số, coi nhẹ việc giáo dục kĩ năng sống
II- THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:
- Kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là ta nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm.
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em phải hết sức đơn giản và gần gũi với trẻ.
- Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
- Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn.
- Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ , cần có các kỹ năng ứng dụng vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm , hiểu kết quả của hành vi ứng xử và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn .
 III- NHỮNG BIỆN PHÁP:
* Giáo dục lồng ghép:
 Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh hoạt theo nhóm , rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn , rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá .
Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng phòng chống tai nạn, biết tự bảo vệ mình vô cùng cần thiết . Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến khi gặp các tình huống khó khăn . Đó chính là những kỹ năng mà trẻ cần được trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra. 
Với trẻ mẫu giáo bé, trẻ còn nhỏ tuổi , kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ năng phòng chống tai nạn ở trẻ còn hạn chế . Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ và cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp.
Chính vì vậy, với nội dung này, ngay từ đầu năm học cùng với giáo viên trong lớp, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu đưa ra những nguy cơ cụ thể có thể xảy ra mất an toàn với trẻ và đưa vào dạy trẻ ở mọi thời điểm trong ngày. 
Khi đã đưa ra được những nội dung phù hợp với trẻ thì việc lựa chọn phương pháp, biện pháp để chuyển tải đến trẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng rất quan trọng.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối với trẻ. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn những phương pháp sau để dạy trẻ:
* Thông qua việc tạo tình huống cụ thể : 
 Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ ,câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, bài thơ, câu chuyện có nội dung đó . Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách suy nghĩ và giải quyết .
Ví dụ, Trước đây, thông qua câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” hoặc nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào.
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì phải làm thế nào. Do đó tôi đã đưa ra những tình huống “Bé làm gì khi bị lạc”
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi :
 - Cho trẻ xem video bạn nhỏ đi siêu thị, bạn chạy lung tung
Phương án 1: Khóc nhè
+ Đố các con chuyện gì sẽ xảy ra? 
+ Khi khóc nhè điều gì sẽ xảy ra?
Khi bị lạc khóc nhè không giúp chúng ta tìm được mẹ mà sẽ tạo cơ hội cho người lạ, người xấu bắt cóc. Vậy nên các con phải thật bình tĩnh, không khóc nhè
Phương án 2: Chạy đi tìm mẹ, nghe theo người lạ
-Theo con chạy đi tìm mẹ trong siêu thị rộng lớn có giúp chúng mình tìm được mẹ không? ( Cho trẻ xem video chạy đi tìm mẹ )
- Bạn có tìm được mẹ không?
- Ai đã đến giúp bạn?
- Người lạ đã làm gì?
Khi bị lạc mẹ các con phải thật bình tĩnh, không khóc nhè, không chạy lung tung. Không đi theo người lạ, người xấu sẽ dụ dỗ, bắt cóc rất nguy hiểm
Phương án 3: Gọi to tên mẹ
Nếu là cô cô sẽ đứng im một chỗ gọi to tên mẹ
-Vì sao cô goi to tên mẹ?
Vây khi bị lạc các con phải thật bình tĩnh, đứng im một chỗ, gọi to tên mẹ để mẹ nghe thấy đến đón chúng mình
Phương án 4: Tìm người đáng tin như cô nhân viên, chú bảo vệ
-Siêu thị là nơi rất đông người làm sao con biết đâu là cô nhân viên, chú bảo vệ?
-Gặp cô nhân viên, chú bảo vệ con sẽ nói gì?
- Con có nhớ số điện thoại của bố mẹ con không?
- Đọc cho cô và các bạn cùng nghe?
- Các con cùng xem với cách này bạn nhỏ có tìm được mẹ không nhé? ( Cho trẻ xem video gặp mẹ )
- Bạn có tìm được mẹ không?
Khi bị lạc trong siêu thị cần tìm gặp cô nhân viên, chú bảo vệ. Nhớ địa chỉ nhà, tên bố mẹ, số điện thoại của bố mẹ để gọi cho bố mẹ.
*Xử lý khi bị lạc trong bệnh viên
-Khi bị lạc trong bệnh viện con sẽ làm gì?
Khi bị lạc trong bệnh viện các con cần tìm gặp cô y tá, bác sĩ nhờ bác gọi điện thoại cho bố mẹ đến đón. 
*Xử lý khi bị lạc ở chợ
- Nếu lạc ở chợ con phải làm gì? ( Mời trẻ đóng vai )
* Lạc trên đường phố
Cho trẻ xem video
-Khi bị lạc ở đường phố bạn nhỏ đã tìm gặp ai?
Cho trẻ vận động bài “Lạc đường hỏi chú công an”
Cho trẻ chơi trò chơi Cô đưa ra câu hỏi và các phương án trả lời. Trẻ chọn phương án đúng giơ lên.
Ví dụ: Các con thường hay bị lạc nhất ở đâu?
1.Ở nhà
2.Ở siêu thị
3.Ở khu vui chơi
Trò chơi bé làm gì khi bị lạc? Cho trẻ đi xe lắc lên chọn phương án đúng gắn lên bảng.
 Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như:
 “ Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ?
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận với trẻ tôi gợi mở :cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ.
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . Tôi đã đưa tình huống :
“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?”
Qua tình huống này tôi dạy trẻ :
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm.
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động đó cũng giúp trẻ có sự tư duy lô gích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
*.Giáo dục kĩ năng sống thông qua các tiết học
*Giờ học phát triển thể chất
- Cô dạy trẻ biết các kĩ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lẫn, xô đẩy nhau.
*Giờ học tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé”
Cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết quét dọn nhà của sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng
*Giờ làm quen văn học: Qua câu chuyện “Củ cải trắng”
Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Khi nhìn thấy hai củ cải trắng thỏ đã nhớ đến ai?
+ Bạn Dê đã làm gì với củ cải trắng?
+ Khi nhìn thấy củ cải trắng mặc dù rất đói bụng nhưng Hươu đã làm gì?
+ Điều gì khiến bạn thỏ ngạc nhiên khi ngủ dậy?
+ Bạn thỏ nghĩ gì và đã làm gì?
+ Các con thấy bạn thỏ, dê, hươu là người như thế nào?
+ Thế các con thì sao? Khi chơi với các bạn các con sẽ như thế nào?
Cô giáo dục trẻ phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn
*Giờ giáo dục âm nhạc qua bài “Đèn đỏ đèn xanh”
 Qua bài hát này giáo dục trẻ biết về các luật lệ giao thông như: đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh thì được đi, đèn vàng thì đi chậm lại
Kĩ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để trẻ dễ dàng tiếp thu trong quả trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình, từ đó phát triển những ững xử tích cực, tự tin xử lý các tình huống.
Dạy trẻ kĩ năng sống không phải gò ép trong các tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ
* Thông qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có.
Ví dụ : Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa , phải đợi bố mẹ về đã”.
Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống : “Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi bố mẹ đón.
Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé : Đi cùng cô để cô dắt về với mẹ.
 Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có những gợi mở kịp thời như : Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé.
Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ mà trẻ thể hiện vai của mình : 
Ví dụ : bắc nồi lên bếp gas đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng. 
Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung các bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ ghi nhớ một cách thoải mái, nhớ lâu và không gò bó áp đặt trẻ. Đặc biệt với hình thức đặt ra các tình huống cho trẻ được toạ đàm, nói lên cách sử lý của mình sau đó cô sẽ giúp trẻ tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Chính hình thức này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Với cách thảo luận , mỗi cá nhân đưa ra cách giải quyết cho phù hợp giúp trẻ biết vận dụng vốn hiểu biết , kiến thức của mình đã có để giải quyết vấn đề. Đó cũng chính là một kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như sau này.
* Phối hợp với phụ huynh :
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân.
 Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình . Nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc , bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình huống xấu. 
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết.. Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể . Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thân. 
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt , cấm đoán trẻ .
 Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia “ thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ?
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.
 Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.
Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
 - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
 - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình .
 - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi để trẻ tự tìm tòi.
 - Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình.
 C- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua một thời gian thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động vui chơi. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt. Qua khảo sát đánh giá cuối năm. các chỉ số ở các lĩnh vực trẻ đạt cao hơn so với năm học trước 
LĨNH VỰC 
Năm học 2015-2016
Năm học 2016-2017
Phát triển về thể chất 
Số trẻ đạt : 87%
Số trẻ đạt :93%
Phát triển về ngôn ngữ
Số trẻ đạt : 85%
Số trẻ đạt : 91%
Phát triển tình cảm XH
Số trẻ đạt : 80%
Số trẻ đạt :85%
Phát triển nhận thức 
Số trẻ đạt: 83%
Số trẻ đạt : 86 %
Phát triển thẩm mỹ 
Số trẻ đạt : 78%
Số trẻ đạt : 85%
Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng trẻ có rất nhiều điều con mình có thể làm được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ con mình còn bé và luôn làm hộ trẻ cũng như nghĩ có những điều chưa thể đưa. 
 Với hình thức này có thể áp dụng trên các lứa tuổi từ Mẫu giáo bé đến lớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt với những tình huống đưa ra không chỉ giúp trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống tương tự mà còn giúp trẻ có kỹ năng biết cách suy luận, suy đoán tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và hình thành cho trẻ kỹ năng sau này
 D- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần :
- Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ dẫn, chuyền cho trẻ những kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.
- Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở trẻ. Khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.
- Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau .
- Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ trải nghiệm chứ không nên lý thuyết dập khuôn hoặc chỉ “cấm đoán” như : “Con không được làm như thế này” sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán và tự đưa ra quyết định giải quyết .
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ .
.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé.
 -Tên tác giả : Nguyễn Minh Trang 
 - Lứa tuổi: Mẫu giáo Bé
NĂM HỌC 2011-2012 

File đính kèm:

  • docskkn_GD_ky_nang_song.doc
Sáng Kiến Liên Quan