Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 5 Bru - Vân Kiều

1. Phần nội dung

2.1. Thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường

 2.1.1. Thực trạng hoàn cảnh kinh tế -xã hội

 Nhà trường được xây dựng trên địa bàn khu vực miền núi biên giới, nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nơi đây có con đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với truyền thống cách mạng và lịch sử oanh liệt trong đấu tranh giành độc lập, tự do; có tiềm năng phát triển và có nền văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào người Bru-Vân Kiều. Tuy nhiên, vùng này "đến nay vẫn là vùng nghèo, khó khăn trong tỉnh, văn hóa xã hội còn nặng về tập tục, chậm phát triển và tụt hậu trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; văn hóa, giáo dục, y tế. không đồng đều, thấp kém. Nhiều nét văn hóa đặc sắc mang đậm tính dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy nhưng vẫn còn không ít những phong tục lạc hậu tồn tại trong xã hội cần loại bỏ. Xuất phát từ những điều kiện trên mà lối sống và quan hệ giao tiếp cũng có những nét riêng biệt. Đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ít va chạm và ngại va chạm, ngại ngùng trong quan hệ giao tiếp xã hội. Khả năng dùng vốn từ tiếng Việt trong giao tiếp, cách diễn đạt cũng như thuyết trình còn hạn chế, cách xưng hô trong quan hệ giao tiếp mộc mạc, chân thật, ít chứa đựng những tình tiết tinh tế như ở miền xuôi. Đây chính là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng ở nhà trường hiện nay.

 2.1.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 tại trường

 Qua quá trình tiếp xúc với học sinh, tôi nhận thấy học sinh tiểu học Bru-Vân Kiều tại địa bàn có một số đặc điểm đặc trưng sau:

 Đặc điểm nổi bật trong tư duy của học sinh là ngại suy nghĩ, ngại đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa của sự vật hiện tượng. Các em có thói quen suy nghĩ một chiều, khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của các em còn phát triển chậm.và phụ thuộc vào cảm xúc.

 Bên cạnh đó, môi trường học tập đòi hỏi học sinh phải có tính chủ động, tự giác, tích cực trong quan hệ hợp tác với thầy, hợp tác với bạn trong môi trường nhóm, lớp để thực hiện nhiệm vụ học tập đề ra nhưng bản tính tự nhiên của các em lại e dè, nhút nhát, chính điều này đã ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập của các em.

 Do môi trường giao tiếp không rộng; đối tượng giao tiếp của các em bó hẹp trong phạm vi gia đình, làng bản; phương tiện giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ, vốn từ tiếng Việt ít dẫn đến lối nói, cách nghĩ, cách làm, cách thể hiện của HS có những nét đặc trưng riêng. Các em hay nói trống không, thiếu mềm mỏng, ít thưa gửi, gặp người lạ ít chào hỏi, ngại giao tiếp mà chủ yếu là tò mò quan sát. Khi giao tiếp không tự tin, rụt rè, nhút nhát và thiếu kỹ năng.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 5 Bru - Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 những người xung quanh; giữa học sinh với học tập; rèn luyện; hoạt động thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ... 
	- Giúp học sinh xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy lớp học; xây dựng văn hóa nề nếp của lớp thông qua sử dụng hoạt động tự quản, hoạt động Đội để rèn kỹ năng, hành vi cho học sinh. 
	 - Thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh như: hoạt động từ thiện giúp đỡ người già không nơi nương tựa, trẻ mồ côi...; chăm sóc di tích lịch sử km 33 đường Hồ Chí Minh Tây; tham gia các hoạt động tuyên truyền nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 22/12, 20/11. 8/3, 3/3...
	 - Xây dựng tại lớp hộp thư, chia sẻ thông tin nhằm tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng chia sẻ, bày tỏ thái độ và tình cảm cá nhân trong quá trình giao tiếp của mình. 
	 - Khơi gợi cho các em tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc mình, phát huy truyền thống tốt đẹp trong quan hệ ứng xử, giao tiếp: đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, nhường nhịn, hiếu khách và mến khách, nói lời hay làm việc tốt..... 
	2.2.4. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng học sinh cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc 
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tạo môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong mối quan hệ giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh; học sinh với tập thể lớp; học sinh với nhóm....Thông qua đó phát triển ở học sinh kỹ năng hợp tác, hòa nhập, chia sẻ, xử lý tình huống, kỹ năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng hiểu đối tượng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân.... 
	 - Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác, tạo môi trường học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv.. nhằm huy động người học tham gia vào quá trình học tập một cách chủ động, rèn kỹ năng tự chủ, kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, tự tin trước người khác.
	 - Vận dụng tốt mô hình VNEN vào dạy học, phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ của hội đồng tự quản, nhóm trưởng; lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp: phương pháp thảo luận nhóm, dạy học bằng tình huống, dạy học nêu vấn đề...
	- Tăng cường các hình thức hỏi đáp trong quá trình dạy học, giáo dục để rèn kỹ năng nói cho học sinh. 
	- Tăng cường sử dụng các tình huống trong dạy học, giáo dục nhằm rèn kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống cho học sinh, giúp các em có cơ hội trải nghiệm kiến thức, kỹ năng trước những tình huống khác nhau.
	- Tạo môi trường học tập thân thiện trong lớp học để học sinh tự tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình lên lớp với thầy, với bạn và đánh giá đúng về bản thân. 
	- GV cần chú ý khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh trong quá trình giao tiếp đặc biệt là vốn kinh nghiệm đặc trưng ở làng bản nhằm tạo môi trường để học sinh giao tiếp thành công và hiệu quả. 
	- Trong kiểm tra, đánh giá các hoạt động cần quan tâm đánh giá kỹ năng nói; kỹ năng nghe; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời từ chối vv.....	
	- Vận dụng tối đa hiệu quả nhận xét miệng của thông tư 30/2014 – Bộ GD&ĐT giúp học sinh tự đánh giá, nhận xét bản thân mình cũng như nhận xét hoạt động học tập của bạn. Tạo điều kiện cho các em được nói, mạnh dạn, tự tin hơn.
	2.2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho các em trong quá trình giao tiếp
	Phát huy vai trò tự giác, tự quản, tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học, quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng nghe chủ định, tự tin trong trình bày, chia sẻ các nội dung cần giao tiếp, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể:
	- Tăng cường các hoạt động tự quản của HS trong nhà trường như: 
	+ Hoạt động chào cờ đầu tuần: toàn bộ hoạt động phải do học sinh chủ động tiến hành, giáo viên là người cố vấn, hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho học sinh, không làm thay học sinh. 
	+ Hoạt động tự quản 15 phút đầu giờ: Học sinh tự kiểm tra lẫn nhau trong tổ nhóm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập trước khi vào tiết học chính, tổ chức đọc báo, văn nghệ, chia sẻ thông tin vv
	 + Hoạt động ca múa hát tập thể, thể dục giữa giờ......giúp các em rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp với người khác. 
	+ Trong tiết học sinh hoạt lớp, giáo viên hướng dẫn, rèn luyện học sinh từng bước tự chủ và chủ động trong giờ sinh hoạt để hướng tới trong tiết sinh hoạt lớp. 
	Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không được làm thay học sinh, học sinh là người tự tổng kết phong trào hoạt động của lớp trong tuần, nhận xét kết quả đã đạt được và chưa đạt được, tuyên dương tổ nhóm, cá nhân làm tốt, nhắc nhở tổ nhóm, cá nhân chưa tốt, triển khai kế hoạch tuần tiếp theo. Giáo viên là người quan sát, giúp đỡ các em và chỉ can thiệp khi cần thiết và cuối cùng là người nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh. 
	- Tổ chức các hoạt động giáo phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học ở trường bán trú: gấp chăn màn, ăn ngủ theo giờ giấc, tham gia câu lạc bộ dân ca, nhảy sạp, tập thể dục buổi sáng, tham gia thể dục thể thao buổi chiều...
	2.2.6. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
	- Giáo viên cần phải tranh thủ được sự hỗ trợ của các lực lượng trong nhà trường và cộng đồng như Liên đội, Chi đoàn, Xã đoàn ...trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp rộng, thống nhất. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh và nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục. 
	- Phối hợp nhà trường, Liên đội tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề giao tiếp học đường (cho học sinh sắm vai, trải nghiệm tình huống- tìm giải pháp ứng xử-giao tiếp) giúp học sinh tiếp cận và tiếp thu kiến thức, hình thức kỹ năng giao tiếp từ chính các hoạt động thực tế đó. 
	- Bên cạnh đó gia đình là môi trường giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách và giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh. Sinh hoạt, nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình có ảnh hưởng nhất định tới định hướng phát triển của các em. Chính vì vậy, thông qua các cuộc họp phụ huynh giáo viên lồng ghép nâng cao nhận thức hiểu biết cho phụ huynh học sinh, tạo điều kiện cho phụ huynh có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con em mình, dành thời gian để đôn đốc - kiểm tra - theo dõi sự biến đổi trong giao tiếp, cách cư xử, hành vi, thái độ,...của con em mình.
	 - Giáo viên cần tranh thủ sự giúp đỡ của hội cha mẹ phụ huynh học sinh, hội khuyến học... trong việc quan tâm sát sao tới giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng; quan tâm tới các hành vi của các em, kịp thời thông báo cho gia đình, với nhà trường những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Phối hợp để tạo ra nhiều sân chơi, văn hóa lành mạnh và các điều kiện khác cho các em học tập, vui chơi, thông qua đó các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em. 
	2.2.7. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua một số hoạt động đặc thù của mô hình trường bán trú
	Để khắc phục cá tính nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp,... giáo viên cần tích cực giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt nội trú để giúp các em rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa.
Để giúp các em hiểu thêm về xã hội, cần chú trọng vấn đề rèn kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói (tiếng Việt) và giao tiếp không lời bằng ánh mắt cử chỉ thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, di tích lịch sử Km 33 đường Hồ Chí Minh Tây,  
Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát.
Thường xuyên tổ chức hoạt động học hát dân ca, tập văn nghệ vào tối thứ 5 hàng tuần, cho các phòng ở khu bán trú thi thể thao và thi văn nghệ với nhau, hay các cuộc thi vẽ sáng tác tranh theo các chủ đề... đã giúp học sinh nhận thức đầy đủ về văn hóa bản sắc dân tộc, có lòng nêu cao tinh thần truyền thống, có ý thức giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Gắn việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các việc đơn giản, cụ thể: trang trí phòng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú, thời gian ăn, nghỉ, giờ tự học của các em...
2.3. Kết quả
Qua việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, xác định được những hạn chế cơ bản trong giao tiếp mà học sinh mắc phải. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục, được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và chuyên môn, kết hợp áp dụng các phương pháp trên, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi hứng thú học tập, có sự chuyển biến tích cực trong giao tiếp. Các em ham học, tự tin trong giao tiếp và diễn đạt, chất lượng học tập được nâng lên một cách rõ rệt. Sự tiến bộ của các em biểu hiện cụ thể qua kết quả như sau:
BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 5 
TẠI TRƯỜNG ĐANG CÔNG TÁC VÀO CUỐI HỌC KÌ II
(Khảo sát trên 32 học sinh khối 5 của trường)
Các kĩ năng giao tiếp
Mức độ khá – tốt- tự tin
Mức độ chậm, ít linh hoạt
Số lượng
%
Số lượng
%
Kĩ năng chào hỏi
29
90.6
3
9.7
Kĩ năng tiếp nhận và truyền thông tin
27
84.3
5
15.7
Kĩ năng chia sẻ
25
78.2
7
21.8
Kĩ năng thương lượng
23
71.9
9
28.1
Kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi
25
78.2
7
21.8
Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị
22
68.8
10
31.2
Kĩ năng xử lý tình huống
17
53.2
15
46.8
Kĩ năng thuyết trình trước đám đông
14
46.9
18
53.1
Kĩ năng hợp tác làm việc
25
78.2
7
21.8
Kĩ năng thuyết phục
18
56.3
14
43.7
Kĩ năng từ chối lời yêu cầu, đề nghị của người khác
25
78.2
7
21.8
Kĩ năng giải quyết vấn đề
17
53.2
15
46.8
Kĩ năng biểu lộ thái độ, tình cảm
26
81.3
6
18.7
Kĩ năng lắng nghe
27
84.4
5
13.6
 3. Phần kết luận
 3.1. Ý nghĩa của đề tài
	Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho đối tượng học sinh dân tộc lớp 5 là việc làm cần thiết trong công tác giáo dục, nhằm tìm ra phương thức giáo dục hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp, nhà trường. 
	Kết quả đã cho thấy học sinh ở khối lớp tôi đang giảng dạy đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ và hành vi so với trước đó. Qua đó càng khẳng định tính hiệu quả và tính giá trị của các biện pháp giáo dục mà đề tài đã xây dựng:
	Giáo viên luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên học sinh..., tạo môi trường giao tiếp thân thiết, tự nhiên và hiệu quả.
- Mỗi một giáo viên phải thực sự thường xuyên quan tâm, gần gũi với các em như là người cha, người mẹ thứ hai để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến của các em từ đó các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, giao tiếp
	Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học các môn học có ưu thế như môn tiếng Việt, Đạo đức 
	- Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp phải đảm bảo 2 mục tiêu chính và cụ thể đó là mục tiêu của bài học và mục tiêu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh. 
	- Lựa chọn những phương pháp, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp.
	- Giáo viên cần có thái độ thân thiện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh trong rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Việc lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng giao tiếp không chỉ có thực hiện trên lớp, qua bài học mà cần tăng cường, tổ chức lồng ghép ngay cả trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. 
	Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh dân tộc theo các chuẩn hành vi ứng xử:
	- Giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động trong giờ học và ngoài giờ học cho học sinh, tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa con người với môi trường, giữa con người với con người thông qua các loại hình hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể, tham quan dã ngoại, làm quen với cộng đồng, hoạt động từ thiện	- Xây dựng các quy tắc ứng xử, văn hóa nề nếp, nội quy trong trường học và trong từng giờ học theo chuẩn mực đạo đức.
	- Tăng cường mở rộng phạm vi giao tiếp, đối tượng, nội dung giao tiếp qua các hoạt động từ thiện giúp đỡ người già không nơi nương tựa; áo lụa tặng bà...; chăm sóc di tích lịch sử...
	 - Xây dựng hộp thư, chia sẻ thông tin nhằm tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng chia sẻ, bày tỏ thái độ và tình cảm cá nhân trong quá trình giao tiếp của mình. 
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc 
	 - Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác, tạo môi trường học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv.. 
	- Vận dụng tốt mô hình VNEN vào dạy học, phát huy tối đa tính độc lập, tự chủ của hội đồng tự quản, nhóm trưởng; lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp.
	- Tăng cường các hình thức hỏi đáp trong quá trình dạy học, giáo dục để rèn kỹ năng nói cho HS. 
	- Vận dụng tốt nhận xét miệng theo thông tư 30/2014 - Bộ GD&ĐT để động viên, khuyến khích học sinh tự tin nhận xét lẫn nhau.
	Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho các em trong quá trình giao tiếp
	- Tăng cường các hoạt động tự quản của học sinh trong nhà trường 
	- Tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học ở trường bán trú như gấp chăn màn, ăn ngủ theo giờ giấc, tham gia câu lạc bộ dân ca, nhảy sạp, tập thể dục buổi sáng, tham gia thể dục thể thao buổi chiều...
	- Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực, khơi dậy tiềm năng của từng học sinh, giúp các em phát triển năng lực cá nhân thông qua các hoạt động thường ngày.
	Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
	- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh và nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục. 
	- Tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề giao tiếp học đường
	- Định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của các em. Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của các em.
	- Giáo viên, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình luôn làm gương cho con em trong các hoạt động, trong cuộc sống.
	- Thường xuyên có sự phản ánh, liên hệ với nhà trường để tham gia vào quá trình giáo dục các em. 
	Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua một số hoạt động đặc thù của mô hình trường bán trú:
	- Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt nội trú để giúp các em rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp sao cho có văn hóa thông qua các hoạt động xã hội như: tham gia các phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, di tích lịch sử  	
- Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh trong các giờ sinh hoạt tập thể làm cho các em phải suy nghĩ vận động và phải ra quyết định, phải đồng ý hay không đồng ý, từ chối hay hợp tác một cách nhanh nhẹn và dứt khoát.
- Gắn việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua các việc đơn giản, cụ thể: trang trí phòng ở, trồng rau và chăm sóc cây xanh, vệ sinh khu bán trú, thời gian ăn, nghỉ, giờ tự học của các em...
	3.2. Kiến nghị, đề xuất
	* Đối với nhà trường:
	- Cần chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học kết hợp đạo tạo, bồi dưỡng và phát triển kĩ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong quá trình học tập tại trường để khi ra trường, học sinh có thể mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động trong cuộc sống. 
	- Xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tăng hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống nói chung, giáo dục rèn luyện giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho học sinh nói riêng. 
	* Đối với giáo viên: 
	- Cần nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục kỹ năng giao tiếp đối với học sinh, từ đó có những biện pháp giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc một cách có hiệu quả. 
	- Cần tạo ra một môi trường giao tiếp rộng lớn, có sân chơi phát triển giao tiếp, kỹ năng giao tiếp phù hợp với đặc điểm, điều kiện môi trường giáo dục học sinh dân tộc để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho các em. 
	- Thường xuyên chú trọng đưa thêm kiến thức địa phương vào trong bài học. Có kế hoạch phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ, ngoại khoá, lồng ghép trong các môn học. 
	* Đối với học sinh: 
	- Cần nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp đối với bản thân, coi kĩ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong vốn kĩ năng sống của mình.
	- Tự xây dựng được cho bản thân kế hoạch học tập đa dạng, phong phú để phát triển năng lực nhận thức, tăng cường tự giao tiếp dưới các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ... phù hợp với đặc thù vùng miền của mình.
Trên đây là một số giải pháp nhằm giáo dục nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 (Bru – Vân Kiều) tại xã biên giới đã được bản thân tôi áp dụng trong quá trình công tác tại trường và đã ít nhiều thu được kết quả khả quan. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các cấp lãnh đạo, các đồng chí, đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. 
	Xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Trang 1
Lý do chọn đề tài
Trang 1 - 2
Điểm mới của đề tài
Trang 2
Phạm vi áp dụng của đề tài
Trang 3
Phần nội dung
Trang 3
Thực trạng về giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh tại trường
Trang 3 
Thực trạng hoàn cảnh kinh tế - xã hội
Trang 3
Thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh tại địa bàn công tác
Trang 3 - 4
Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc lớp 5 tại trường
Trang 5
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Trang 5
Thực trạng sử dụng phương pháp, biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Trang 5 - 6
Thực trạng các hình thức giáo dục kĩ năng giao tiếp đã được tiến hành
Trang 6
Các giải pháp
Trang 6 
Giáo viên luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên học sinh..., tạo môi trường giao tiếp thân thiết, tự nhiên và hiệu quả
Trang 7
Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học các môn học có ưu thế
Trang 7 - 11
Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh dân tộc theo các chuẩn hành vi ứng xử
Trang 11 - 12
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng học sinh cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc 
Trang 12 - 13
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho các em trong quá trình giao tiếp
Trang 13 - 14
Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh
Trang 14
Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh thông qua một số hoạt động đặc thù của mô hình trường bán trú
Trang 14 - 15
Kết quả
Trang 15 - 16
Phần kết luận
Trang 16
Ý nghĩa của đề tài
Trang 16 - 18
Kiến nghị, đề xuất
Trang 18 - 19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_giao.doc
Sáng Kiến Liên Quan