Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở bổ túc trung học phổ thông

Từ năm 1986 đến nay bước vào thời kỳ đổi mới giáo dục, công tác giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Tuy vậy trong thực tế giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, nhất là trong giáo dục nhân cách, đạo đức cho học viên.

 Ở nhiều vùng đô thị do ảnh hưởng của việc phân tầng, phân lớp và tác động của cơ chế thị trường, số học viên cá biệt, học viên hư ngày càng có xu hướng tăng lên so với giai đoạn trước và nguyên nhân sâu xa là do giáo dục đào tạo chưa kiết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội, gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị đạo đức. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồ trụy, cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trường học.

 Vì vậy để tìm ra biện pháp, hình thức tổ chức kết hợp giáo dục cho học viên, nhất là học viên yếu kém về đạo đức trong tình hình hiện nay là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách có ý nghĩa thực tiễn.

 Trong lý luận giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức cho học viên luôn được coi trọng. Việc giáo dục đạo đức cho các em phải tuân theo quy luật chung về con đường hình thành, phát triển nhân cách, đòi hỏi vận dung tổng hợp lý luận, kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học, xã hội học. để tổ chức hoạt động phù hợp từng lứa tuổi. Với học viên cá biệt cần phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trong việc vận dụng tổng hợp lý luận vào việc tổ chức quá trình giáo dục, nhằm huy động đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng xã hội, các phương tiện giáo dục. Vận dụng kinh nghiệm giáo dục học viên hư hay học viên cá biệt ở trên thế giới và trong nước vào thực tiễn cho phù hợp mềm dẻo mới đạt kết quả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở bổ túc trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
	 I - Lý do chọn đề tài:
 	từ năm 1986 đến nay bước vào thời kỳ đổi mới giáo dục, công tác giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Tuy vậy trong thực tế giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, nhất là trong giáo dục nhân cách, đạo đức cho học viên.
	ở nhiều vùng đô thị do ảnh hưởng của việc phân tầng, phân lớp và tác động của cơ chế thị trường, số học viên cá biệt, học viên hư ngày càng có xu hướng tăng lên so với giai đoạn trước và nguyên nhân sâu xa là do giáo dục đào tạo chưa kiết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội, gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị đạo đức. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồ trụy, cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trường học.
	Vì vậy để tìm ra biện pháp, hình thức tổ chức kết hợp giáo dục cho học viên, nhất là học viên yếu kém về đạo đức trong tình hình hiện nay là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách có ý nghĩa thực tiễn.
	Trong lý luận giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức cho học viên luôn được coi trọng. Việc giáo dục đạo đức cho các em phải tuân theo quy luật chung về con đường hình thành, phát triển nhân cách, đòi hỏi vận dung tổng hợp lý luận, kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học, xã hội học... để tổ chức hoạt động phù hợp từng lứa tuổi. Với học viên cá biệt cần phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trong việc vận dụng tổng hợp lý luận vào việc tổ chức quá trình giáo dục, nhằm huy động đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng xã hội, các phương tiện giáo dục. Vận dụng kinh nghiệm giáo dục học viên hư hay học viên cá biệt ở trên thế giới và trong nước vào thực tiễn cho phù hợp mềm dẻo mới đạt kết quả.
	Vấn đề giáo dục học viên học viên cá biệt mang ý nghĩa xã hội, chính trị. Vì giáo dục học viên gắn liền với hạnh phúc của mọi người. Con người với số phận riêng của nó có liên quan đến sự bất hạnh hoặc hạnh phúc của toàn xã hội. Cho nên vấn đề giáo dục học viên cá biệt là mối quan tâm của toàn xã hội.
	Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học viên là nhiệm vụ trọng đại có tính chất chiến lược trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là nghĩa vụ của toàn xã hội. Thực hiện theo công ước của liên hợp quốc, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em... Trách nhiệm của chúng ta phải giúp cho tất cả các em đang ở lứa tuổi học viên ( kể cả học viên cá biệt) đều được bình đẳng hưởng thụ giáo dục, điều đó chính là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội văn minh chúng ta.
	Trong nhà trường hiện nay số đông học viên là tốt, nhưng vẫn còn có bộ phận 
học viên cá biệt làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy, học tập, thực hiện nề nếp trường học, làm mất nhiều thời gian, công sức của thầy, cô giáo. Để làm tốt công tác quản lý trường học, bên cạnh các công tác chung chắc chắn người quản lý không thể bỏ qua công tác giáo dục học viên cá biệt.
	Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hội nhập, mở cửa quan hệ quốc tế, bên cạnh ảnh hưởng tốt có những ảnh hưởng xấu đến học viên. Vì vậy giáo dục học viên cá biệt đang là vấn đề có tính thời sự , tính cấp thiết vì hầu hết các địa phương, đặc biệt vùng đô thị, tỷ lệ học viên cá biệt có xu hướng tăng, với những biểu hiện hết sức phức tạp. Để đạt được mục tiêu giáo dục, góp phần ngăn chặn những hiện tượng xấu của học sinh, nhà trường chủ động coi trọng đúng mức vấn đề học viên cá biệt.
 	Bộ phận thanh thiếu niên đã hư, đang và sẽ là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình, là nối lo lắng không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà của toàn xã hội. Vì hành vi của các em vượt khỏi quy tắc, chuẩn mực đạo đức ( bị cô giáo phê bình ) các bạn không có cách nhìn thiện cảm.
	Học viên Trung Tâm GDTX - Yên Minh cũng nằm trong hoàn cảnh đó. Kinh nghiệm tới nay cho thấy không thể bằng lòng với những giải pháp chung nhất mà tìm ra các nguyên nhân, các giải pháp sâu sắc thích hợp với từng đối tượng học viên trên cơ sở kết hợp nhà trường, phụ huynh, các ban ngành quan tâm, để tìm biện pháp giáo dục mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. Từ thực tế đó, trong phạm vi nhỏ này tôi mong tìm ra được một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện thực tế của cơ sở đảm bảo hiệu quả giáo dục học viên.
	 II - Phạm vi đối tượng:
 Từ trước tới nay đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm nói về vấn đề giáo dục đạo đức cho học viên. Với mỗi đối tượng giáo dục lại có hoàn cảnh tính cách riêng. Do vậy trong phạm vi nhỏ sáng kiến kinh nghiệm, tôi muốn tìm ra phương pháp giáo dục học viên cá biệt trong Trung Tâm GDTX - Yên Minh - Hà Giang. 
	 III - Mục đích:
 Như chúng ta đã biết học viên Trung Tâm GDTX - Yên Minh có độ tưổi khác nhau. Đây là độ tuổi phát triển về nhiều mặt, về thể lực, về tâm lý, nhân cách cũng như về trí tuệ. Nói cách khác đây là lứa tuổi phát trển không đồng đều về chất và lượng. ở Trung Tâm GDTX - Yên Minh cụ thể là học viên lớp 10B , bên cạnh đại đa số các em là học viên ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, biết vâng lời thầy cô giáo.
 Song còn có một số học viên cá biệt như em: Bình, Chức, Doanh, những em này có hành vi đạo đức không tốt, động cơ học tập kém, lười biếng trong rèn luyện cũng như trong học tập.
 Xuất phát từ những điều kiện thực tế của lớp với yêu cầu chung của mục đích nhiệm vụ dạy học. Để các em đại trà học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt, tôi đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng học viên cá biệt như sau:
(1) Điều tra nắm rõ đạo đức tâm lý của từng em.
(2) Nguyên nhân dẫn đến tư cách đạo đức chưa tốt, kết quả học tập chưa cao.
(3) Đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ các em học viên cá biệt.
 IV- Khách thể:
 Khách thể: học viên lớp 10B.
 Sáng kiến: Biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở Trường Trung Tâm GDTX - Yên Minh - Hà giang.
 V- Các giả thuyết:
 Muốn tìm ra giải pháp, biện pháp giáo dục học viên lớp 10B nói riêng, Trung Tâm GDTX - Yên Minh nói chung. Phải vận dụng đúng đắn lý luận giáo dục chung để phân tích thực tiễn và kinh nghiệm giáo dục của lớp để tìm ra giải pháp thích hợp cho việc giáo dục học viên cá biệt trong giai đoạn hiện nay.
 Do điêù kiện thời gian ngắn, sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ đi sâu về vấn đề sau: - Phạm vi: Học viên cá biệt ở lớp 10B Trường TTGDTX - Yên Minh.
	 - Giới hạn: Học vên cá biệt về đạo đức trong phạm vi giáo dục nhà trường 
Là một giáo viên trẻ, tôi luôn học hỏi và tìm hiểu vấn đề này.
Phần Ii : nội dung
	 I - Cơ sở lý luận:
	 Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, khái niệm ( học viên cá biệt) chưa được xác định một cách nhất quán, nhiều người đã có cách lập luận khác nhau về sự sa sút đạo đức của một bộ phận nhỏ học viên ở các trường. Thời gian gân đây trên một số mặt báo chí đã có một số bài viết, nói đến sự sa sút về đạo đức nhân cách của một bộ phận nhỏ học sinh nói chung và học viên Trung Tâm GDTX nói riêng và kiến nghị với ngành cần có những biện pháp tích cực, nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục đích giáo dục phát triển nhân cách học viên. Đáp ứng đòi hỏi bức bách mà xã hội đang đặt ra. 
 Chúng tôi cho rằng đạo đức là một hiện tượng xã hội, giáo dục đạo đức học viên phải gắn liền với gia đình, xã hội, nhà trường và giáo viên. Phải xác định rõ thực trạng nguyên nhân tình trạng sa sút đạo đức ở một bộ phận học viên và mô tả, phân tích, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp. Không chỉ qua thống kê số liệu điểm, hạnh kiểm hàng năm mà còn tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề giáo dục đạo đức.
	 Học sinh yếu kém trong mối quan hệ nhà trường gia, đình và xã hội, nếu không có sự phối hợp đồng bộ đó, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sẽ có nhiều hạn chế.
	Tóm lại: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học viên cá biệt lớp 10B tôi thấy: đây là những lứa tuổi có những khủng hoảng đặc biệt về tâm lý. Động cơ và mục đích của các em thường đơn giản, khả năng tự kìm chế chưa đầy đủ bộc lộ rõ tính liều lĩnh, nghèo nàn về tình cảm, hay dối trá. Trong ý nghĩ, nguyện vọng của các em thường hướng vào các hành vi sai trái, hư hỏng, những đòi hỏi cá nhân mang tính bắt buộc người khác phải phục tùng. Khi những đòi hỏi không chính đáng của các em không được đáp ứng thì tỏ ra bất cần, bộc lộ tính ích kỉ và có hành động phản ứng lại tất cả, đồng thời bộc lộ thái độ bất cần, coi thường hoặc phủ nhận các động tác giáo dục, lao vào các ảnh hưởng không lành mạnh ngoài xã hội. Bên cạnh những mặt xấu ở những học viên cá biệt này còn có những mặt tốt, những nét tâm lý tích cực đáng quý ở các 
em đó là: nhạy cảm nhiều em có năng khiếu về văn nghệ, thể dục, thể thao... nhanh nhẹn, hoạt bát nhiều lúc tỏ ra là đàn anh, dũng cảm cứu giúp người yếu, và thâm tàm các em vẫn ao ước được chăm sóc, che trở, động viên, an ủi... 	 
 Những người làm công tác giáo dục học viên cá biệt cần nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối tượng để có biệt pháp giáo dục phù hợp giúp các em phục thiện.
	Vấn đề giáo dục đạo đức học viên nói chung và học viên cá biệt nói riêng đều phải tuân theo quy luật phát triển chung về con đường hình thành phát triển nhân cách, hơn ai hết những người làm công tác giáo dục chủ nhiệm phải nắm được và vận dụng quy luật ngày càng hợp lý.
	Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em được thể hiện trong điều kiện sống và hoạt động bình thường hàng ngày: vui chơi, học tập, hoạt động tập 
thể... Để phát triển bản năng, kỹ sảo chúng ta phải hướng các em vào: 
 - Giáo dục thông qua tổ chức hoạt động cụ thể.
 - Giáo dục thông qua giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Quá trình giáo dục học viên cá biệt là một quá trình phối hợp gia đình - nhà trường và xã hội, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch không chỉ thông qua hoạt động dạy và học mà phải thông qua các con đường khác. Trong bất cứ kiểu giáo dục nào, chúng ta phải vận dung tổng hợp lý luận, kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học, xã hội học... đưa các em học viên cá biệt gắn với tập thể, kết hợp tối ưu các hoạt động sư phạm, tác động của cá lực lượng giáo dục trong xã hội mới góp phần giúp các em kiểm tra, giám sát, động viên tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
 Trách nhiệm của chúng ta là vạch ra đường lối, kế hoạch cụ thể cho các em, đồng thời quan tâm đúng mức, đúng lúc, động viên, khen thưởng và kỉ luật, trừng phạt có công bằng, chính xác mới có tác dụng giáo dục.
 II - kết quả điều tra khoả sát thực tế:
 A- Quá trình tìm hiểu khảo sát thực tiễn công việc của người giáo viên chủ nhiệm và các số liệu thực tại của lớp chủ nhiệm kết quả đã cho thấy như sau:
1. Đặc điểm tình lớp 10B Trường Trung Tâm GDTX - Yên Minh
Tổng số học viên là 42 em, Nam: 35, Nữ : 07, 5.46% các em là đoàn viên, 94,54% các em thanh niên, con em liệt sỹ: 0 .Gia đình khó khăn về kinh tế là 01 em. 
Phân loại học lực: Năm học cũ (Lớp 9) 
 Giởi : 0
 Khá : 12
 Trung bình: 27
 Yếu : 03
Phân loại học lực học kỳ II ( năm 2011)
 Giởi : 0
 Khá : 12
 Trung bình: 27
 Yếu : 03
Phân loại hạnh kiểm học kỳ II:
 Tốt : 34
 Khá : 08
 Trung bình: 0
 Yếu : 0
 Số học sinh tiên tiến : 12
Tình hình học sinh cá biệt là : 3 em
 1. Nguyễn Văn Thanh 
 2. Hà Văn Quyết 
 3. Nguyễn Văn Khu
1- Tóm tắt một số tình hình chủ yếu của lớp:
(1). Thuận lợi:
 Đa số các em là con em nông thôn, ở vùng sâu vùng xa nên có ý thức trong việc rèn luyện và học tập, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường cũng như của lớp đề ra. Nhìn chung các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo hoà nhã với bạn bè, có ý thức học tập tốt, nhận thức được, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
(2). Khó khăn:
 Vì các em ở vùng sâu vùng xa thuộc nhiều dân tộc khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức còn chậm. không có học viên giỏi về mặt văn hoá để gây dựng phong trào học tập của lớp. Gia đình học viên đa số còn nghèo nên việc đóng nộp học phí và các loại quỹ còn chậm. Có một gia đình khó khăn về kinh tế cần được sự quan tâm giúp đỡ của trường, tập thể lớp. Phong trào văn hoá văn nghệ còn chưa cao.
(3). Tình hình chung của học sinh:
 a) ý thức tổ chức: Phần lớn các em có ý thức tổ chức và thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra, có ý thức đoàn kết xây dựng một tập thể lớp vững mạnh.
 b) ý thức học tập: Các em có ý thức đi học đúng giờ, đủ tiết nghỉ học đều viết giấy phép và có lý do chính đáng, có ý thức tự giác trong học tập, biết lo lắng tới việc học của bản thân song còn có một số học viên học lớp có lực còn yếu, các em chưa tự giác học tập hoặc có học cũng chỉ là học đối phó.
 c) Lao động: Nhìn chung các em đều chịu khó, nhiệt tình trong lao động. Song còn có một số học viên không nhiệt tình trong các buổi lao động nên kết quả lao động vẫn chưa cao.
 d) Văn nghệ - thể dục: Đa số các em đều tích cực tham gia các hoạt động bề nổi của trường của lớp, hát đầu giờ, giữa giờ sôi nổi. Tham gia tương đối đầy đủ các giờ thể dục.
 e) Đặc điểm địa bàn dân cư: Các em ở rải rác, không tập chung nên phần nào không thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý việc tự học của các em.
4. Mục tiêu phấn đấu: 
Xếp loại đạo đức cuối năm: Tốt : 65% 
 Khá : 40%
 Trung bình : 5%
 Yếu : 0
Chỉ tiêu học lực: Giỏi : 0
 khá : 2%
 Trung bình : 78%
 Yếu: 20% 
Các chỉ tiêu khác: 80% giờ tốt, 20% giờ khá, không có giờ trung bình, giờ yếu. 
 100% tuần khá tốt.
 Không có học viên cá biệt.
 III- Giải pháp
(1) Biện pháp giáo dục cụ thể từng đối tượng:
 Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trong. Giáo dục phổ thông là nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân và có vai trò quan trọng hàng đầu. Giáo dục học viên cá biệt giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 Mỗi cá thể ( học viên ) đều có đặc điểm tâm sinh lý, tính cách riêng. Giáo dục phải phụ thuộc với mỗi đối tượng cụ thể cần có phương pháp riêng. Trong lớp 10B gồm có 3 em học sinh cá biệt: Nguyễn Văn Thanh, Hà Văn Quyết, Nguyễn Văn Khu.
1- Nguyễn Văn Thanh: Ngọc Long - Yên Minh, sinh ngày 10/02/1997, học lực yếu, đạo đức khá. Bố: Nguyễn Văn Thương 42 tuổi. Mẹ: Nguyễn Thị Hoa 40 tuổi, đều làm ruộng, nhà có 3 anh chị em, em là con út trong gia đình.
- Lý do: Vì bố mẹ là nông thôn nên mải mê công việc đồng áng, cho nên sự quan tâm chăm sóc của gia đình chưa chu đáo... chính vì lẽ đó em hay đi học muộn, nghỉ học không có lý do, bỏ giờ, bỏ tiết...
- Phương pháp: Vấn đề đây là vì gia đình học viên.
Giáo viên phải tiếp xúc với nhà em Chức để tìm rõ hoàn cảnh, bản thân, tính cách của em và động viên kịp thời các bậc phụ huynh, để gia đình quan tâm em hơn.
Giải thích cho bố mẹ học viên hiểu rõ ý nghĩa của việc học đối với con em họ, cần cho gia đình biết được những nhược điểm của con em họ ở trường, biết được lịch học tập của các em cũng như yêu cầu học tập và rèn luyện của học viên ở trường cũng như ở nhà. Để từ đó gia đình có biện pháp uốn nắn giáo dục con em của họ. Giáo viên thường xuyên liên lạc với gia đình để biết được sự tiến bộ của em chức và vận động các bạn trong lớp giúp đỡ em trong khi gặp khó khăn hoặc chưa hiểu bài.
2- Hà Văn Quyết: Đông Minh - Yên Minh, sinh ngày 28/08/1996 học lực yếu, đạo đức khá . Bố: Hà Quang Điệp, Mẹ: Hò Thị Hiệp, đều làm ruộng. Trong lớp em hay mất trật tự, có thái độ không tốt với giáo viên, bạn bè.
- Lý do: Vì bố mẹ mải bận công việc ruộng nương cho nên gia đình chưa quan tâm đến em. Chính vì lẽ đó mà em Quyết chưa có ý thức trong việc học tập và còn mắc nhiều khuyết điểm, bạn bè không thích gần làm cho ý thức em càng đi xuống.
- Phương pháp: Vì em hay mất trật tự trong lớp việc đầu tiên là giáo viên phải sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý, địa điểm giáo viên dễ quan sát, ngồi cạnh phải là những em ngoan chăm chỉ học tập.
Hai là: gặp trực tiếp em nói chuyện nhắc nhở bảo ban em.
Ba là: đến thăm gia đình và nói chuyện trực tiếp với bố mẹ của em, cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với việc học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức của em.
 Ngoài ra phải ân cần hỏi han và bảo em nên sửa chữa lỗi lầm, không nên vì mình mà ảnh hưởng đến người khác và giáo viên luôn quan sát em trong các ngày giờ lên lớp, 
thể dục, nhắc nhở em thường xuyên.
3- Nguyễn Văn Khu: Ngọc Long - Yên Minh, sinh ngày 05/12/1996, học lực yếu đạo 
đức trung bình. Bố: Nguyễn Văn Manh, Mẹ: Hà Thị Nhiêu, đều làm ruộng.
- Lý do: Do điều kiện gia đình khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm đến em, cho nên em 
hay nghỉ học không có lý do. Chính vì nghỉ học không có lý do nhiều nên học lực yếu, 
tiếp thu bài còn chậm, hạnh kiểm trung bình vì hay lơ là bài vở đến lớp chưa làm bài tập, chưa thuộc bài cũ... 
- Phương pháp: Biện pháp cơ bản nhất giáo viên là thực lòng, gần gũi, động viên bảo ban em, giúp đỡ em sắp xếp thời gian học, cách học và cải tiến phương pháp học.
Hai là: thông cảm với em, an ủi em cần vượt qua mọi khó khăn để đi học đầy đủ. 
Ba là: giáo viên phải động viên kịp thời các bậc phụ huynh, để bố mẹ em đôn đốc em học tập khi hoàn cảnh gia đình khó khăn. Đồng thời giáo viên nên động viênn các em trong lớp quan tâm giúp đỡ em Khu nhiều hơn về mọi mặt như khi ốm đau nên thăm hỏi, khi gặp bài khó các bạn nên giúp đỡ và động viên bạn không nên nản chí, hay nhắc nhở bạn trong giờ học...
* Đặc điểm lớp 10B có tổng số nam chiếm nhiều hơn nữ, ở lứa tuổi này các em thường ham chơi cho nên đòi hỏi có sự quan tâm của người giáo viên chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm là nhà giáo dục trực tiếp và gần gũi nhất đối với học viên, là người thay mặt nhà trường giáo dục toàn diện từng cá nhân trong tập thể lớp do mình phụ trách, đặc biệt là học viên cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm thường có thái độ vị tha, khoan dung giáo viên hiểu rằng ở học viên lớp 10 là những nhân cách đang hình thành và phát triển, thì sẽ có những sai lầm, thiếu sót của các em là điều tất yếu và giáo viên chủ nhiệm giúp các em khắc phục sai lầm và sửa chữa.
 Cho nên phải tìm hiểu những cá tính của học viên có từng biện pháp cho các cá tính đó. Nếu là lầm lì ít nói hay lơ đãng trong giờ học thì phải tạo hứng thú dần dần lôi kéo các em đó vào guồng học tập chung của cả lớp. Không để em đó ngồi xa bàn giáo viên.
(2) Kiết quả thu được:
 Là một giáo viên trẻ kinh nghiệm còn hạn chế, nhưng qua học hỏi những đồng nghiệp đi trước cùng với các biện pháp giáo dục học viên ở trên ( em Nguyễn Văn Thanh, Hà Văn Quyết, Nguyễn Văn Khu ) đã có sự tiến bộ rõ rệt: ngoan ngoãn lễ phép, đi học đều đúng giờ, không mất trật tự trong lớp, chú ý nghe giảng, học bài và làm bài trước khi đến lớp, nhiệt tình với các phong trào của lớp , của trường đề ra.
Kết luận
 1- Muốn giáo dục học sinh cá biệt có kết quả, cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém. Môi trường giáo dục học viên cá biệt ở đây là nhà trường gia đình và toàn xã hội. Vậy phải sát sao với học viên để tìm hiểu kỹ về bản thân, gia đình, học viên cá biệt phải tìm ra các cá tính của từng em.
 2- Phải có biện pháp giáo dục cụ thể đối với từng học viên cá biệt. Nhiệm vụ cấp bách của người giáo viên là phải tìm cách giúp các em nhận ra khuyết điểm, sai sót của mình và dần trở thành học viên ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng 
bạn bè.
 3- Trong phương pháp giáo dục học viên cá biệt cần quan tâm, tôn trong các em. Giúp các em đi vào nề nếp và trở thành một học viên phát triển toàn diện về phẩm chất, đạo đức cũng như mọi hoạt động khác.
Qua đây tôi có một số ý kiến đề xuất.
 (1) Vấn đề đạo đức luôn có nguồn gốc xã hội, giáo dục học viên yếu kém đạo đức để họ trở thành người có ích cho xã hội cần có sự hoạt động đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội.
 (2) Các em đang ở lứa tuổi trưởng thành, nên phải tôn trọng ý kiến của các
 em. Với chính mình giáo viên phải tự rèn luyện về đạo đức và nghiệp vụ để thực sự là tấm gương sáng cho học viên noi theo.
Xác nhận BGĐ
Yên Minh, ngày 10/10/2012
Người viết
Nguyễn Thị Huyến
Mục Lục
TT
Nội dung phụ lục
Trang
Phần I: Mở đầu 
1
I- Lý do chọn đề tài
1
2
II- Phạm vi đối tượng
2
3
III- Mục đích
2
4
IV- Khách thể
3
5
V- Các giả thuyết
3
PhầnII: Nội dung
6
I- Cơ sở lý luận
3
7
II- Kết quả điều tra khảo sát thực tế
4
8
III- Giải pháp
6
1) Biện pháp giáo dục cụ thể từng đối tượng
6
2) Kết quả thu được
7
9
Kết luận
7
10
ý kiến đề xuất 
8

File đính kèm:

  • docSKKN_HS_CA_BIET.doc
Sáng Kiến Liên Quan