Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non

Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ.Môi trường sống của con người được phân thành: Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: Vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ. Hiện nay, do con người ngày càng đông lên, sự phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp nên đã tạo ra nhiều khí thải, nước thải, và do sự tàn phá rừng. khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người nên ta phải lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy học tức là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

Từ ngàn xưa, cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó .

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, đất nước chúng ta đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Hàng loạt những vụ chặt phá rừng xảy ra liên tiếp tại khắp mọi vùng miền trên cả nước. Những vụ xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, môi trường sống, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của con người.

Để những vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường- cuộc sống và tương lai của chính chúng ta và thế hệ sau này. Ngay từ bây giờ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ phải được đề cao và chú trọng hơn lúc nào hết. Đây là việc làm lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai. Mỗi người trong chúng ta hãy chung tay trong việc giữ gìn bảo vệ cuộc sống của chúng ta ngay từ hôm nay bằng cách giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.Giáo dục bảo vệ môi trường là giáo dục như thế nào?

 

doc25 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đó đặt 4 hũ này cạnh cửa sổ và quan sát trong vòng 1 tuần
- Cho trẻ ghi nhận: lá nào còn giữ được màu xanh tươi trong 4 số lá trên và thảo luận cùng trẻ: vì sao lại như thế?
-> giúp trẻ nhận ra ý nghĩa của nước sạch 
Làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời
- Lấy 2 chậu nước, 1 chậu phơi ngoài nắng, 1 chậu để trong bóng râm. Sau khoảng 10-15 phút, cô cho trẻ sở tay vào 2 chậu nước và nói cảm nhận của mình về nhiệt độ của 2 chậu nước.
-> giúp trẻ nhận biết được ý nghĩa của năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
Thí nghiệm sự ngưng tụ của nước
-Chuẩn bị: nước nóng, bình thuỷ tinh trong có thể giúp trẻ quan sát dễ dàng bên trong. Nắp đậy bằng kính hoặc mica trong. Bút dạ.
-Tiến hành: rót nước sôi vào bình thuỷ tinh và đậy nắp sau đó đánh dấu mức nước ban đầu. Giáo viên cho trẻ dự đoán điều gì sẽ xảy ra.
-> Thí nghiệm về hiện tượng ngưng tụ của nước. Giúp trẻ thấy được vòng tuần hoàn của nước. Giáo dục trẻ biết biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm vì khi nước bị bẩn thì bốc hơi lên cũng mang theo những thứ bẩn ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.
*Tổ chức triển lãm tranh về giáo dục bảo vệ môi trường 
Cuối năm học tôi đã phát động cuộc thi Triển lãm tranh “Bé với môi trường” Đã được trẻ ủng hộ rất nhiệt tình. Trẻ mang bài tới tham gia triển lãm và cùng cô làm áp phích tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Phụ huynh tới lớp đón con và cùng tham dự triển lãm, cùng con tạo sản phẩm để trưng bày rất hào hứng và sôi nổi, qua đó phụ huynh và giáo viên càng hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau nhiều hơn trong công việc. 
Thời gian đó phụ huynh lớp tôi rất nhiệt tình: Phụ huynh làm thợ mộc thì đóng giúp giá trưng bày sản phẩm, Phụ huynh làm phông bạt thì ủng hộ bạt để cô và trẻ trang trí phông triển lãm những phụ huynh khác thì ủng hộ các loại chai lọ, giấy báo, đồ trang trí cho triển lãm thêm sinh động và có nhiều loại nguyên liệu để trẻ tha hồ sáng tạo. 
*Tổ chức hoạt động ngoại khóa từ đó tích hợp nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng
 Tôi đã tổ chức một vài hoạt động ngoại khóa để trẻ lớp mình được có cơ hội giao lưu, học hỏi, có không gian thỏai mái để bộc lộ cảm xúc của mình ví dụ như sau:
Sau khi đã tham quan hết các khu vực cho trẻ nghỉ ngơi ăn một chút đồ ăn nhẹ, uống nước và tôi cho trẻ quan sát các khu vực trông như thế nào? Có cần chỉnh trang gì không? Nhiều trẻ có ý kiến cho rằng có nhiều lá rụng ở khuôn viên trước sân Đền và các bồn hoa có nhiều cỏ. Vậy là tôi mang những chiếc rổ nhỏ tới, yêu cầu trẻ chia thành các nhóm nhỏ, nhóm thì nhặt lá cây, nhóm thì giúp cô nhổ cỏ, nhóm thì quét sân, tỉa cây Sau một ngày khám phá lý thú và lao động mệt mỏi trẻ đã có một bữa trưa rất ngon miệng tại trường, nhiều trẻ hứa rằng nếu chăm ngoan cô sẽ cho đi du lịch nữa nhé. Tôi cảm thấy thực sự vui mừng và hạnh phúc khi các con vui vẻ và thêm hòa đồng với các cô, yêu thiên nhiên và có ý thức hơn khi được đi tham quan du lịch.
* Tổ chức một số hoạt động giao lưu tập thể thường xuyên cho trẻ.
Bên cạnh việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi còn cần tổ chức cho trẻ tham gia những hoạt động giao lưu tập thể với các bạn, các em trong trường để tạo nên sự hòa hợp cùng nhau có ý thức xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, bảo vệ môi trường chung của trường. Đây là một hoạt động nên thường xuyên tổ chức nó không chỉ có cơ hội giúp trẻ được giao tiếp cởi mở mà còn giúp trẻ tích lũy thêm nhiều vốn sống, thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình hơn, giúp trẻ phát triển được những khả năng tiềm ẩn sau này. Giúp các trẻ đoàn kết với nhau hơn, các anh chị lớn hơn khi đã quen biết các em thì có thể nhắc nhở các em khi các em vứt rác không đứng nơi qui định để giữ gìn vệ sinh chung cho trường lớp. Cho các trẻ ở các lớp cùng nhau dọn vệ sinh vườn trường giúp tạo bầu không khi hòa đồng giữ tất cả các trẻ với nhau giúp trẻ thân thiết tôn trọng nhau hơn.
Tôi còn tích cực cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, cùng trẻ sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên tạo thành những sản phẩm ngộ nghĩnh, giúp trẻ rất vui, hứng thú hoà mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và biết quý trọng bảo vệ môi trường.
* Tổ chức hoạt động “Kể truyện sáng tạo theo tranh” để tích hợp nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng
Qua hoạt động này giúp trẻ biết cách kể một câu truyện sáng tạo và phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Biết được những hành động nên và không nên trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng. Thông qua đó trẻ còn biết cách chăm sóc bảo vệ cây xanh và môi trường sống, sử dụng tiết kiệm điện nước.
Qui trình cho trẻ kể chuyện theo tranh như sau: 
+ Trước hết tôi cho trẻ xem, quan sát các bức tranh thảo luận về nội dung tranh. 
+ Cho trẻ thỏa sức sáng tạo nội dung câu truyện theo tranh.
+ Cho trẻ đặt tên cho câu truyện mà trẻ vừa kể
+ Cô và trẻ trao đổi thảo luận về câu truyện trẻ vừa kể. Từ đó cùng thảo luận về lợi ích của cây xanh, việc sử dụng tiết kiệm năng lượng đối với cuộc sống con người. 
+ Cô và trẻ trò chuyện về những việc nên và không nên làm để bảo vệ môi trường sống và tiết kiêm năng lượng. Cô đặt ra những câu hỏi để trẻ trả lời: Tại sao phải yêu quí và bảo vệ cây xanh? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm năng lượng?...
Ví dụ: Cho trẻ xem các bức tranh về hành vi của mọi người đối với cây cối. Trẻ lớp tôi đã kể như sau:
Bạn An là một cô bé rất yêu thiên nhiên bạn rất thích trồng và chăm sóc cây xanh, bây giờ bạn đang tưới cây và nhổ cỏ cho những cây hoa của mình. Còn bạn Minh thì suốt ngày mải chơi bạn chỉ thích bắt bướm thôi trong lúc đang đuổi một chú bướm thì vô tình bạn Minh đã dẫm vào vườn hoa của bạn An làm gãy hết cả mấy bông hoa, An nhìn thấy vậy giận Minh lắm An khóc nức nở, Minh rối rít xin lỗi, đúng lúc đó thì mẹ An đi tới hỏi, An kể lại đầu đuôi câu truyện, mẹ xoa đầu An và bảo thôi không sao đâu con ngày mai mẹ sẽ mua cho con những chậu hoa khác con sẽ chăm sóc chúng thật tốt nhé còn bạn Minh chỉ vô tình thôi mà bạn không cố ý đâu con đừng giận bạn nữa nhé. Minh vội vàng chạy tới và nói: “Từ nay tớ sẽ cẩn thận hơn đừng giận tớ nữa nhé, từ ngày mai tớ sẽ giúp An chăm sóc những cây hoa này để chúng trở lại xanh tốt như cũ nhé”. Từ hôm sau ngày nào Minh cũng tới giúp An tưới cây và chăm sóc cho cây. An còn nói với Minh về lợi ích của loài bướm giúp cây thụ phấn nên câu đừng bắt bướm nữa nhé. Từ đó họ trở thành đôi bạn rất thân.
Sau khi trẻ kể xong tôi hỏi trẻ con thích đặt tên câu truyện này là gì? Trẻ nói: “Truyện Tình bạn ạ”Qua câu truyện con học được bài học gì? Con thích nhân vật nào hơn?...
Trẻ cảm thấy rất vui và hứng thú với những hình ảnh mà tôi đưa ra, trẻ tha hồ sáng tạo và tranh luận xem bức tranh vẽ gì? Nội dung câu truyện ra sao? Mỗi trẻ lại có một cách kể khác nhau ý tưởng khác nhau, thật là hay và lý thú, đôi lúc tôi cũng bị lôi cuốn vào thế giới cổ tích của trẻ lúc nào không hay.
3.7. Biện pháp 7: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh và cộng đồng về giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Để thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ đạt được hiệu quả cao không chỉ là sự cố gắng của mỗi giáo viên là đã đủ mà vai trò của phụ huynh còn rất đặc biệt và quan trọng. Bởi lẽ trẻ tuổi mầm non đang học kèm người lớn, chính vì vậy mà người lớn luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo. 
Vâng tuyên truyền và phối kết hợp với Phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Bởi chỉ có làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo viên mới nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý bậc Phụ huynh về nguồn nguyên vật liệu thải bỏ để giáo viên có thể tận dụng, hướng dẫn các bé làm đồ chơi đơn giản cho mình. Đồng thời, cũng thông qua công tác này, Phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con trẻ không phải chỉ ở phía nhà trường mà còn ở cả gia đình nữa. 
Sống trong gia đình giữa những người thân trẻ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương, cảm nhận được thúc đẩy mang tính tích cực từ các thành viên của gia đình Từ đó mang lại sự thoải mái về tâm lý, tạo cơ hội để hình thành ở trẻ sự tự tinh. Đây là tiền đề để hình thành tính tự lập, khả năng chịu trách nhiệm trên cơ sở ý thức trách nhiệm cao về bản thân gắn với những giá trị xã hội được xác định của trẻ sau này.
	Tôi phô tô cho phụ huynh những bài thơ, bài hát, câu truyện, tranh vẽ, tình huống giáo dục,... có những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh có thể dạy trẻ ở nhà và hướng dẫn thêm cách tô, vẽ bài cho đẹp, phù hợp hơn... 
Tôi nhận thấy để công tác tuyên truyền phụ huynh đạt được kết quả tốt giáo viên cần cố gắng nhiều hơn trong việc trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ. Đồng thời giáo viên phải liên tục cập nhập những thông tin mới có chọn lọc và thông tin tới phụ huynh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó cần tổ chức nhiều hội thi, hội giảng, ngày hội ngày lễ để tuyên truyền, thông qua đó chúng ta tăng cường củng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các cháu một cách hiệu quả để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập, tiếp thu nhiều điều bổ ích chứ không phải vui chơi, hoài phí hoặc đó chỉ là nơi giữ trẻ. Đồng thời phụ huynh thấy rằng tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người, thấy được ý thức của con mình trong việc bảo vệ môi trường phụ huynh sẽ thêm phàn tin tưởng và ủng hộ các cô hơn.
Từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các ban ngành, đoàn thể cùng với nhân cùng góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường học, hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường từ bậc học mầm non là điều cần thiết và vô cùng quan trọng.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một năm thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy việc đưa những biện pháp đó vào giảng dạy thật sự có hiệu quả cụ thể như sau:
* Về phía giáo viên:
Là một giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt cả về vật chất, lẫn tinh thần trang bị cho lớp tôi những đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ tốt cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời được sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên cùng lớp có nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy mà việc chăm sóc giáo dục trẻ của tôi được tốt hơn và tôi đã tạo được một môi trường sư phạm trong lớp thật tốt để trẻ được tích cực hoạt động, học tập và giao lưu. Bản thân tôi cũng có thêm khá nhiều hiểu biết mới về môi trường, về năng lượng từ đó dễ dàng giải thích và giúp đỡ khi trẻ cầ thiết. 
Tôi đã tiến hành phân tích dữ liệu và kiểm tra kết quả của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau một năm học thu được kết quả như sau:
Sau hai năm học thử nghiệm và thực hành các biện pháp giáo dục trên đối với học sinh 5-6 tuổi mà tôi phụ trách tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu. Bản thân tôi đã sử dụng những biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng trên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp mình đã đạt được những kết quả khá tốt và thành công thể hiện qua một số biểu hiện cụ thể của trẻ
Tôi cũng rút được ra một số bài học về việc xây dựng môi trường trong lớp học như sau:
+ Thường xuyên vệ sinh các giá đồ chơi sạch sẽ
+ Thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi cũ hỏng dễ gây nguy hiểm cho trẻ
+ Đồ dùng cá nhân của trẻ được đánh dấu bằng kí hiệu rõ ràng, không để trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn
+ Làm đồ dùng đồ chơi từ nhiều loại nguyên vật liệu thiên nhiên phù hợp với chủ đề nhưng có thể tận dụng sủ dụng cho các các chủ đề sau và cho nhiều hoạt động khác nhau.
+ Đồ dùng đồ chơi trong các góc được sắp xếp gọn gàng dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn.
+ Mỗi đồ dùng đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và quan hệ xã hội.
+ Các góc chơi trong lớp bố trí phù hợp có khoảng rộng, khoảng cách hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động cho trẻ.
+ Có thể thay đổi vị trí các góc chơi sau mỗi chủ đề tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú cho trẻ.
+ Các hình ảnh trang trí không dán cố định mà phải linh hoạt hấp dẫn, thay đổi nội dung theo từng chủ đề, không dán khít mảng tường phải để dành khoảng trống để trưng bày sản phẩm của trẻ
Phải bày trí và sắp xếp các đồ dùng đồ chơi đúng nội dung hoạt động, thay đổi thường xuyên mở rộng và tích hợp nội dung các góc chơi với nhau nhằm tạo ra một sân chơi tổng thể. 
* Về phía trẻ:
Tôi nhận thấy sự tích cực học tập từ phía các con như: Trẻ cảm thấy yêu thích việc đến trường, coi đó là niềm vui và hạnh phúc, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô tổ chức, trẻ tự tin, giao tiếp cởi mở với nhau hơn nhiều so với đầu năm học, luôn có hành vi thân thiện với cô và các bạn, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, có ý thức tiết kiệm điện nước 
Trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ở trong lớp, có kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể như: Lao động tập thể, vệ sinh môi trường, sắp xếp đồ dùng đồ chơi khoa học và hợp lý, bổ sung thêm nhiều kiến thức về môi trường và thế giới xung quanh khá phong phú.
Tôi rất vui vì phương pháp này đã đem lại hiệu quả thật tuyệt vời cho trẻ lớp mình đó như là một thay đổi lớn trong năm học này.
Tôi đã đánh giá và nhận xét bằng số liệu cụ thể như sau: 
STT
 Loại
Nhóm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhóm Thực nghiệm
10
5
5
1
2
Nhóm đối chứng
6
8
4
4
Sau khi tiến hành thực nghiệm hiệu quả của việc giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non thông qua các biện pháp trên thì sau một năm học cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có tiến bộ hơn trước thự nghiệm. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự tiến bộ cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Điểm TB của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng và số trẻ đạt loại TB, Yếu của nhóm thực nghiệm cũng ít hơn hẳn nhóm đối chứng
Qua kết quả như vậy ta thấy sau khi sử dụng những biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trên thì trẻ ở nhóm thực nghiệm đã có tiến bộ rõ rệt và đạt được kết quả rất tốt. Như vậy những biện pháp đưa ra là có hiệu quả và phù hợp với trẻ
	* Về phía phụ huynh học sinh:
 Sau một năm áp dụng các biện pháp giáo dục trên không chỉ trẻ lớp tôi có nhiều thay đổi mà phụ huynh học sinh cũng có những cái nhìn thiện cảm và ủng hộ các cô nhiều hơn. Phụ huynh ủng hộ rất nhiều loại nguyên liệu cho các hoạt động của trẻ, phụ huynh cùng cô tổ chức các buổi triển lãm cho trẻ được trải nghiệm và khám phá. Các bậc phụ huynh còn giúp các cô dọn vệ sinh môi trường vườn các khu trong trường, tình cảm phụ huynh và giáo viên khăng khít hơn, hiểu nhau hơn, không chỉ vậy phụ huynh cũng có ý thức hơn trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng, nhắc trẻ bỏ rác vào thùng sau khi ăn sáng xong, nhìn thấy vỏ bánh kẹo nhắc trẻ nhặt vào để vào thùng rác 
5. Bài học kinh nghiệm:
 Qua quá trình áp dụng thực hiện các biện pháp trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên có nhận thức đúng và nắm được tâm sinh lý trẻ lớp mình phụ trách để đưa ra những phong phú phù hợp với trẻ. Tích cực tìm tòi, nghien cứu áp dụng việc lồng ghép với các nội dung bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, không ngại khó, ngại vất vả.
- Linh hoạt sáng tạo đưa ra các hình thức phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ trong quá trình dạy trẻ.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp để đưa vào dạy trẻ giảm bớt vất vả cho giáo viên, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Dạy trẻ mầm non là công việc cao cả nhưng cũng đầy gian nan và thách thức. Giáo viên mầm non phải có cái tâm của người thầy, nhiệt tình, yêu mến trẻ, phải kiên trì, kiên nhẫn luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ có cơ hội giao lưu học tập, phát triển toàn diện về mọi mặt để trở thành những công dân tốt của đất nước trong tương lai. 
Với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và sử dụng năng lượng bừa bãi như hiện nay thì việc giáo dục thế hệ trẻ có ý thức, sống thân thiện với môi trường là một yêu cầu cấp bách và cần thiết.
Để giúp trẻ tuổi mầm non nhận thức được giá trị của môi trường sống đối với đời sống con người, có ý thức giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường bằng những hành động thiết thực, ý nghĩa thì đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức về việc bảo về môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm. Đồng thời phải xây dựng nội dung và kế hoạch giáo dục cụ thể thì việc giáo dục trẻ mới thành công. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần đầu tư thời gian làm đồ dùng dạy học trong đó có cả đồ dùng ứng dụng công nghệ thông tin để trẻ dễ dàng hiểu những nội dung giáo dục về môi trường sâu sắc hơn như: Bão lũ, núi lửa, nạn chặt phá rừng, ảnh hưởng của việc làm ô nhiếm nguồn nước. để việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có biện pháp giáo dục hiệu quả nhất và điều chỉnh hành vi không phù hợp của trẻ tuổi mầm non khi cần thiết. Giáo viên phải là người chỉ huy các hoạt động của trẻ, là một người bạn chơi cùng trẻ khi cần. Do đó việc đưa ra những biện pháp giúp nội dung giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả trong bậc học mầm non là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Sau một năm học áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ lớp tôi thực sự đã có những thay đổi rõ rệt. Nhiều trẻ thật sự có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung mà không cần cô nhắc nhở. Đồng thời trẻ còn tự ý thức được việc làm của mình, nhận ra những hành vi đúng sai với môi trường, có ý thức bảo vệ các nguồn năng lượng như điện, nước. Tôi tin rằng những kinh nghiệm nhỏ bé của mình có thể phổ biến và áp dụng rộng rãi cho các trường bạn cùng thực hiện để giúp việc giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non có hiệu quả nhất.
Kiến nghị
	Để làm tốt hơn nữa công tác đổi mới phương pháp giáo dục mầm non và tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng thì cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tận tình của Các ban ngành đoàn thể như:
Về phía Phòng giáo dục và đào tạo: Nên tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học tập nhiều hơn nữa về những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm năng lượng để giáo viên chúng tôi có thể áp dụng tốt vào công tác giáo dục trẻ của lớp mình.
Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Nên tạo điều kiện cho giáo viên trong trường có thời gian trao đổi về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng trong các giờ sinh hoạt chuyên môn. Đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cho các lớp để thực hiện tốt hơn công tác giáo dục này.
Về phía giáo viên: Thực sự cần học hỏi nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ, cách sử lý các tình huống sư phạm, hiểu biết về những thay đổi của xã hội để có thể theo kịp những đổi mới trong chương trình giáo dục trẻ.
Về phía phụ huynh học sinh: Cần dành nhiều thời gian cho con em mình hơn, kèm cặp trẻ thêm tại nhà những kiến thức mà cô đã dạy ở lớp. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và xử lý những tình huống giáo dục có thể xảy ra. Dành thời gian để trao đổi với giáo viên những thay đổi trong ngày của trẻ, những kiến thức mà trẻ đã được học để giúp trẻ tiến bộ hơn. Đồng thời phụ huynh cần hưởng ứng và tham gia các phong trào của trường, của lớp nhiệt tình sôi nổi hơn.
Về phía các cấp lãnh đạo địa phương, cộng đồng xã hội: Nên quan tâm hơn tới giáo dục mầm non, tạo điều kiện giúp đỡ, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị các phương tiện kĩ thuật, đồ dùng đồ chơi để giáo viên có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
	Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi được rút ra từ thực tế giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tại lớp mình. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non của minh.
Hà Nội, ngày 10 tháng 03năm 2017

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan