Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

 Khi lọt lòng đến chập chững bước đi, tập nói, ngôn ngữ trau chuốt trẻ bằng ca dao bằng các câu chuyện. Câu chuyện, bài thơ, ca dao là tấm gương mẫu mực là lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập hữu hiệu trong việc giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu quê hương đất nước, mình yêu mến bạn bè, tình thân, biết yêu quý cái đẹp và ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu.

 Cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành cho trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp nhất. Văn học là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Văn học phản ánh cuộc sống con người bằng những hình ảnh . Văn học còn phản ánh niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người.

 Đối với trẻ 3- 4 tuổi người giáo viên cần năng động sáng tạo, linh hoạt dùng mọi hình thức: lời nói, cử chỉ, điệu bộ, đồ dùng trực quan đẹp trong giờ kể chuyện để trẻ nhanh tróng hiểu nội dung câu chuyện, nắm được cốt chuyện trẻ kể lại được chuyện là một hình thức phát triển ngôn ngữ tư duy, óc tưởng tượng tái tạo cho trẻ và qua đó giáo dục được trẻ thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng , ghét cái xấu, bảo vệ theo từng nội dung câu chuyện khác nhau.

 Văn học có vai trò vô cùng quan trọng. Văn học là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, Văn học của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận những câu truyện, bài thơ từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, những câu ca dao mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dễ tiếp xúc với văn học. Thế giới văn học muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: Thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ,

 

doc23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chân bé xíu
Mười chú gà con	Lông vàng mát diụ	
Hôm nay ra đủ	Mắt đen sang ngơi
 Lòng trắng lòng đỏ 	 Ơi chú gà ơi
 Thành mỏ thành chân	 Ta yêu chú lắm.
 Với bài thơ này tôi cho trẻ nghe tiếng kêu của con gà và cho trẻ đoán là con vật gì? Sau đó đọc bài thơ, cho trẻ đặt tên bài thơ mà cô vừa đọc.Từ đó cô giới thiệu tên bài thơ:” Đàn gà con ”. Và trong qúa trình dạy cô cho trẻ quan sát mô hình đàn gà và đàm thoại. Khi kết thúc cô và trẻ nhảy kết hợp với nền nhạc bài hát chicken dance.
Hình ảnh: Mô hình đàn gà con
 Tiết học chính, trẻ có thể nhận biết và nói đúng tên các nhân vật trong truyện và trẻ cũng nắm được nội dung trình tự diễn biến câu chuyện. Và thông qua một số trò chơi tiết học và đặc biệt là kết hợp trong góc chơi đã giúp trẻ nhỏ nhớ lâu hơn và có thể bắt chước làm những động tác minh hoạ của từng nhân vật trong truyện.
 Trí tưởng tượng của trẻ được phát triển tốt thông qua các trò chơi, đặc biệt thông qua trò chơi đóng kịch. Vì khi đóng kịch trẻ phải tư duy, suy nghĩ, tưởng tượng để thể hiện được điệu bộ, dáng đi của các nhân vật trong truyện.
Hình ảnh: Trẻ đóng vai các nhân vật trong truyện
 Hình thức này, hầu hết trẻ nhớ lâu tên các câu chuyện và các nhân vật, trình tự, diễn biến nội dung câu chuyện.
3.1.3. Giờ hoạt động ngoài trời:
 Ở hoạt động ngoài trời trẻ được cùng cô kể lại những câu chuyện đã được học, nghe cô kể những câu chuyện ngoài chương trình, được cùng nhau nhận xét, đánh giá nhân vật trong chuyện....Trẻ biết yêu - ghét nhân vật trong chuyện thông qua tính cách nhân vật. Ngoài ra còn củng cố kiến thức về nhận biết phân biệt cho trẻ.
 Ví dụ: Để trẻ nhận biết màu tốt hơn tôi đã cùng đi dạo vườn hoa của trường . Sau đó cho trẻ gặp nàng tiên.( kết hợp hỏi trẻ nàng tiên .. xuất hiện trong câu chuyện nào?....) để tạo hứng thú cho trẻ. Tôi đã thu giọng nàng tiên.
 Trẻ đang đi chơi bỗng giọng nàng tiên vang lên:“ Từ nay bạn có tên là hồng nhung, bạn có cánh màu vàng thì gi là hồng vàng, còn bạn vẫn dữ nguyên màu trắng thì gọi là hồng bạch”
 Một số trẻ khác giả giọng các loại hoa, nữ thần mặt trăng, thần mặt trời....
Hình ảnh: Tham quan vườn hoa của trường
 Sau trẻ hào hứng tham gia, cô ôn lại kiến thức cho trẻ . Kết hợp giáo dục bảo vệ, chăm sóc cây.
 Các buổi hoạt động trời giúp trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, hình thành trí nhớ tưởng tượng sâu đậm về các nhân vật, hiện tượng xung quanh trẻ ngày càng phong phú hơn.
3.2. Biện pháp 2: hướng dẫn trẻ cách đọc sách
 Trẻ mẫu giáo bé rất hay tìm tòi những cái mới lạ vì vậy ở góc sách truyện tôi trang trí cho sinh động và thu hút trẻ ,khi đến lớp tôi hướng dẫn trẻ đến góc sách truyện để trẻ xem những tranh truyện mà trẻ đã hoc sau đó tôi hỏi trẻ:
 Hình ảnh : Cô đọc sách giúp trẻ nhớ tên các nhân vật
+Con đang xem truyện gì?
+Trong truyện có những ai?
+Nhận vật trong truyện như thế nào?
 Như vậy giúp trẻ nhớ tốt hơn cốt truyện hay nội dung của các bài thơ. 
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng sáng tạo
 Để hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học tôi đã làm thêm đồ dùng sáng tạo để phục vụ các tiết học cho trẻ. Tôi sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có và nghiên cưú nhiều hình thức để minh hoạ cho bài thơ, câu chuyện.
Ví dụ: Để minh hoạ truyện: Cô bé quang khăn đỏ ”
 	Tôi đã dùng những tờ bìa ,màu nước để vẽ và tô màu cho câu truyên ”Cô bé quàng khăn đỏ ” thêm sinh động và đẹp hơn để thư hút trẻ hơn hoặc tôi làm những con rối được làm bằng vải vụn ,dạ. Khi kể đến đâu tôi di chuyển rối ra đến đó theo nội dung truyện. Và kết quả là trẻ rất hào hứng nghe cô kể chuyện và đàm thoại cùng cô về nội dung câu chuyện.
 Ví dụ: truyện “Chiếc ấm sành nở hoa ”
Hình ảnh : Diễn rối “Chiếc ấm sành nở hoa”
 Tôi làm các nhân vật bằng các giải giấy vụn tạo thành các nhân vật trong truyện ,khi kể tới nhân vật nào tôi di chuyển nhân vật đó đên khung cảnh đã chuẩn bị sẵn,kết quả trẻ rất hứng thú.
Ví dụ: Truyện “Sự tích hoa hồng”
 Với truyện này tôi vẽ tranh cảnh nền bằng màu nước có khung,rèm bao quoanh. Vẽ tranh nền có mây, có cây, có những chú bướm bằng màu nước. Hoa được làm từ giấy nhún có gắn sợi chỉ để thép, sau đó tôi luồn qua khung tranh cảnh nền. Khi kể câu chuyện, kể tới đâu tôi kéo sợi thép tương ứng với cảnh và nhân vật trong chuyện đến đó và rung tay để hình ảnh được sống động. Kết quả trẻ rất chú ý và tập trung vào cô có thể làm hoa rung rinh, rối nàng tiên, vải vụn làm mặt trời, mặt trăng. Khi kể câu chuyện, kể đến đâu tôi di chuyển các nhân vật đến đó. Kết quả là trẻ rất hứng thú và nắm được nội dung chuyện một cách dễ dàng. Tôi đã gắn phía sau sợi nội dung câu chuyện
Hình ảnh : Kể đến đâu dưa nhân vật ra đến đó
 Ví dụ: Để minh hoạ truyện “Chú vịt xám”
 Cho trẻ hát bài: Đàn vịt con. Hát xong cô hỏi trẻ hôm trước cô đã kể cho các con nghe câu truyện gì có nói đến con vịt nhỉ.
 	 Cô kể lần 1 diễn cảm, trẻ hứng thú ngồi nghe cô kể và trả lời các câu hỏi của cô.
 	 Với lần kể thứ 2 cô kể bằng máy chiếu, các nhân vật trong truyện đều cử động được, trẻ càng hứng thú lắng nghe nhờ đó trẻ rất dễ nhớ tên truyện và tên các nhân vật trong truyện, cô hỏi trẻ trả lời lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, trẻ bắt chước giọng nói của các nhân vật trong truyện.
 	 Lần 3 cô cùng cả lớp đóng kịch, cô chia làm 2 nhóm: nhóm 1 đóng làm vịt, nhóm đóng làm con cáo. Cô và trẻ cùng đội mũ, khăn các nhân vật, một trẻ đóng làm vịt xám, cô dẫn dắt truyện cô kể đến đâu các cháu đóng nhân vật thể hiện theo lời kể của cô. Trẻ thể hiện rất sôi nổi, hứng thú, tiết học đạt kết quả cao. Hai phần ba trẻ đã thuộc truyện ngay tại lớp.
 Tôi tiến hành các tiết truyện, thơ, tôi đều nghiên cứu, tìm tòi và cố gắng sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có để tạo ra các nhân vật minh hoạ cho các câu chuyện bằng nhiều hình thức hấp dẫn, thu hút trẻ. Và như vậy, hầu hết các trẻ đều tập trung chú ý vào giờ học và trẻ nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng không gò bó, áp đặt.
 3.4. Biện pháp 4 : Biện pháp tạo môi trường học tập:
 Nắm bắt được tâm lý trẻ nhà mẫu giáo bé rất thích cái đẹp, cái mới lạ. Chỉ cái mới lạ mới hấp dẫn trẻ, tôi chú trọng tạo môi trường trong lớp học chính là tạo sự hứng thú trong học tập cho trẻ.
Hình ảnh : Trang trí môi trường lớp góc sách truyện
 Để đưa trẻ đến với những bài thơ, câu chuyện một cách tự nhiên, hấp dẫn tôi trang trí các góc theo chủ điểm sao cho khoa học, hợp lý. Đặc biệt góc xem tranh truyện tôi luôn tìm tòi chú ý đến việc sắp xếp bố trí những bài thơ, câu chuyện bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Tôi đã sưu tầm các nguyên liệu khác nhau như vải vụn, xốp, hộp, bìa...tạo nên mô hình rối tay, sa bàn, rối dẹt, những nhân vật trong chuyện bằng ống nhựa nước rửa bát, vỏ trứng, những ngôi nhà, vườn hoa sinh động đẹp mắt. Trẻ xem mô hình, bức tranh có nội dung của bài thơ, câu chuyện thì rất thích nên muốn khám phá những mô hình, bức tranh ở trong bài thơ, câu chuyện nào? Từ đó thu hút trẻ hứng thú hơn với môn làm quen văn học.
 Ví dụ: Góc tranh truyện tôi sưu tầm hộp bìa, vẽ tranh nội dung truyện và bồi lên bìa cứng ở sau các bức tranh có gắn sẵn gai dính ở 4 góc để thuận tiện cho trẻ xem tranh, gắn tranh theo trình tự nội dung câu truyện hoặc bài thơ. Khi trẻ tự chơi với tranh trẻ thích, cô giáo có thể đến gần và trò chuyện với trẻ.
 Con đang làm gì?Chuyện gì đây?Tranh có những ai?.....
 Tôi khuyến khích trẻ trả lời những câu hỏi của cô. Điều này đã giúp trẻ được ôn lại những kiến thức đã học, để trẻ hiểu sâu hơn nội dung câu truyện, bài thơ.
 Môi trường học tập chính là điều kiện cho trẻ được khám phá và cũng là cơ hội để trẻ được củng cố lại kiến thức cho trẻ về văn học. Và cô giáo chỉ là người gợi mở khéo léo để trẻ hoạt động theo yêu cầu của cô giáo.
3.5. Biện pháp 5 : Thông qua các ngày hội ngày hội, ngày lễ.
 	Những buổi ngày hội ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen vơi văn học ,trong đó có múa hát ,đọc thơ,kể chuyện ,đóng kịch có chuẩn bị mũ các con vật,hoa văn nghệ.....Nhận thấy trẻ rất thích đến những buổi chiều cuối tuần giống như trẻ được chơi thoải mái được nghỉ sau một tuần học ,thế nào trẻ vẫn có học ,củng cố kiến thức đã học dưới hình thức biểu diễn.Cứ vài tháng tôi lại tổ chức hội thi ”Bé kể chuyện bé đọc thơ hay ”có nhận xét có quà cho những cháu đạt giải.Trong hội thi có mời đông đảo phụ huynh của lớp tham dự.Nhận thấy phụ huynh rất phấn khởi về kết quả của con mình có tác dụng rất lớn khi cho con tới lớp mẫu giáo.Để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu của trẻ ,trong cuộc thi trẻ rất hào hứng mạnh dạn ,tự tin tham gia vào hoạt động,thích được biểu diễn và say mê khi biểu diễn.
Trong các hội thi,ngày lễ hay bàn bạc với nhà trường nên giành nhiều thời gian cho các cháu được tham gia kể chuyện ,đọc thơ,đóng kịch .Đó cũng là một hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn ,trẻ thích tự làm và được khen giúp trẻ pháp triển về trí tuệ ,nhanh nhẹn,mạnh dạn trước mọi người và cảm nhận được cái đẹp và cái hay của văn học.
 Việc áp dụng một số biện pháp trong và ngoài giờ học. Lớp tôi chất lượng môn làm văn học tăng lên khá rõ,các cháu rất thích học môn này,rất mạnh giạn trong giao tiếp,thích trò chuyện với người lớn và đặc biệt rất thích tham gia vào hoạt động không chỉ có làm quen văn học 
Hình ảnh : Các con tham gia đọc thơ, đóng kịch
3.6. Biện pháp 6: phối kết hợp với phụ huynh 
 Phối hợp với phụ huynh cùng chăm sóc giáo dục trẻ để phụ huynh hiểu và quan tâm đến con hơn, động viên con mình đi học đúng giờ và chuyên cần 
Hình ảnh: Cô giáo đón trẻ và trao đổi với phụ huynh
 Tôi thấy con nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến con đến việc thu nhận kiến thức của các con em mình. Họ gửi con thất thường, không chuyên cần, không đúng giờ giấc như: Khi có cỗ vui, buồn hoặc đi chơi là họ cho con nghỉ hoặc thường xuyên gửi trẻ đến lớp khi đã học xong hoạt động chung .
 Mà các môn đều có tác dụng phát triển ngôn ngữ và rèn kỹ năng nói nhiều cho trẻ. Ngoài giờ trên lớp trẻ về nhà trẻ hát hoặc kể lại chuyện cho gia đình nghe về 2 môn đã học. Vậy mà bố mẹ vẫn không quan tâm, hay cho trẻ nghỉ học, đến lớp muộn, đón sớm nên trẻ rất thiệt thòi về việc thu nhận kiến thức của trẻ.
 Ở mỗi chủ điểm khác nhau trẻ đều thu nhận được trong đó là sự logic về kiến thức, trẻ nhận thức được từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của các môn học đặc biệt là làm quen với văn học.
 Muốn làm tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ thì việc trao đổi thường xuyên với phụ huynh cũng rất quan trọng, giúp phụ huynh hiểu được nhiệm vụ của cô giáo hàng ngày. Ngoài chăm sóc trẻ cô còn cho trẻ làm quen với nhiều môn học và các hoạt động khác trong ngày. Tôi tuyên truyền về ngành học cũng như việc cho trẻ” làm quen với văn học” nói riêng để phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ được làm quen với văn học thường xuyên giúp hình thành và phát triển nhân cách, phát triển ngôn ngữ.
 Tôi đã làm một số đồ dùng, đồ chơi đơn giản, những bài thơ, câu truyện theo chủ điểm. Tôi trưng bày ở góc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh theo dõi hàng ngày phần “ Cha mẹ cần biết”. Từ đó cha mẹ biết được ngày hôm nay con mình được học những gì để cha mẹ về nhà kiểm tra lại kiến thức, uốn nắn trẻ thêm, nhất là rèn trẻ nói ngọng, nói chưa đủ câu.
 Là giáo viên tôi luôn động viên phụ huynh nên dành nhiều thời gian kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích, truyện tranh dân gian, các câu hát đồng giao về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ để giúp trẻ hiểu và thích môn “ làm quen văn học”.
 Thường xuyên lấy ý kiến phụ huynh xem ở nhà các cháu có thuộc các bài thơ, câu chuyện mà cô đã dạy ở lớp học để đọc cho ông bà, cha mẹ nghe không? Các cháu đã tiến bộ trong việc sửa ngọng, nói đã đầy đủ câu văn chưa....để cô giáo còn kịp thời khen ngợi, khích lệ trẻ đúng lúc.
 Tôi tuyên truyền để phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi học tập cho trẻ như sách báo cũ có hình ảnh đẹp, bìa cứng, giấy...
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
4.1. Kết quả
 Sau khi thực hiện các biện pháp và áp dụng các cách làm trên, tôi thấy có những tiến bộ rõ rệt về kết quả môn” Làm quen văn học”. Cụ thể kết quả như sau:
4.1.1 Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú đi học, yêu quý trường lớp.
- Nâng tỷ số trẻ tích cực trong hoạt động.
- Trẻ có sự tích lũy trong tư duy, trong học tập.
- Trẻ hứng thú khi được tham gia đọc thơ, kể chuyện cùng cô.
* Kết quả khảo sát thực tế: Tổng số 24 trẻ
Nội dung
Trước khi áp dụng: 24 trẻ
Sau khi áp dụng: 24 trẻ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Kỹ năng nghe
14
10
19
5
58,3%
41,7%
79,2%
20,8%
Kỹ năng nói
13
11
17
7
54,2%
45,8%
70,8%
29,2%
Kỹ năng đọc
12
12
16
8
50%
 50%
66,7%
33,3%
4.1.2. Đối với lớp:
- Luôn được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao trong việc tạo môi trường lớp, trẻ được hoạt động tích cực. Trong hội thi trang trí môi trường lớp đầu năm được giải nhất.
- Được nhà trường đánh giá lớp sắp xếp khoa học, ngọn ngàng
4.1.3. Đối với giáo viên
 - Về phía bản thân tôi được trau dồi kiến thức và kinh nghiệm gây hứng thú cho trẻ về môn văn học ,tôi được phụ huynh và các đồng nghiệp tin tưởng và quý mến.
 - Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và thực hiện biện pháp gây hứng thú với trẻ làm quen môn văn học được tăng rõ dệt đó là điều làm tôi phấn khởi , yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều hơn nữa .Giúp tôi có nghị lực trong công tác ,lớp tôi đạt được nhiều kết quả.
4.1.4.Về phía phụ huynh 
 Rất nhiều phụ huynh đã có những chuyển biến rõ dệt như việc cho con đi học đúng giờ hơn, không đón con quá sớm và ngày càng quan tâm hơn nữa đến việc tiếp thu kiến thức của con mình hơn.
 Phụ huynh nhiệt tình quyên góp, ủng hộ giấy, bìa, các con rối cũ, những quyển truyện, sách báo .....để trang trí cho góc “ văn học”.
4.2. Bài học kinh nghiệm
 Kinh nghiệm cho tôi thấy làm việc gì mà có sự đầu tư thích đáng thì mới mang lại kết quả tốt đẹp.
 Tục ngữ có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
 Vì thế đề tài này đã giúp tôi thấu hiểu hơn bao giờ hết sự cần thiết của lòng nhân ái, của tình người trong cuộc sống của chúng ta.
 Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ đặc biệt là các giờ cho trẻ “ Làm quen với văn học” tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sau:
 Để đạt được kết quả tốt nhất, cô giáo cần nghiên cứu, tìm tòi, sử dụng những nguyên liệu có sẵn để tạo ra đồ dùng, những hình thức minh họa cho câu chuyện khác nhau để hấp dẫn và thu hút trẻ. Ngoài ra cô còn cần có giọng kể truyền cảm, phù hợp với tính cách của từng nhân vật .
 Là giáo viên cần tranh thủ học hỏi các đồng nghiệp kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tài liệu để có hình thức, nghệ thuật vào bài hấp dẫn và sử dụng phương pháp tích hợp nội dung trong tiết dạy, tạo thói quen yêu thích môn văn học, củng cố kiến thức mọi nơi, mọi lúc cho trẻ. Và một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công là phải có sự kết hợp với cha mẹ của gia đình trẻ. Có như vậy chúng ta mới có thể yên tâm về chất lượng với những trẻ tiếp thu chậm.
 Tạo cho trẻ tự tin, không nên gò bó, luôn cho trẻ tự khám phá để trẻ hứng thú trong các giờ học.
 Luôn củng cố, ôn các kiến thức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, luôn gây tò mò, mới lạ và hứng thú ham học, quan tâm động viên, uốn nắn giọng của các nhân vật để giúp trẻ tiến bộ.
 Thường xuyên nghiên cứu nắm chắc chuyên môn, làm đồ dùng, đồ chơi và sáng tạo trong giảng dạy.
 Phối kết hợp cùng với phụ huynh trẻ cùng quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ.
 Kể chuyện để trẻ biết được cái tốt, cái xấu, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
 Tất cả kinh nghiệm trên cho thấy, bất kì một việc gì mà chúng ta kiên trì nghiên cứu, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo thì sẽ thành công. Với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi đã quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi mọi biên pháp để đạt kết quả tốt nhất. Là người ham học hỏi, tôi tham khảo nhiều đồng nghiệp trong và ngoài huyện cùng với phát huy năng lực sáng kiến của bản thân đúc rút, tích lũy lại sẽ thành một kinh nghiệm đạt kết quả tốt. Nếu chúng ta chỉ nghĩ trong phạm vi hẹp, tự cho rằng kiến thức có sẵn có của mình là đủ không cần sự trợ giúp, cộng tác của nhiều phía, lại không linh hoạt sáng tạo thì cô và trẻ sẽ dậm chân tại chỗ hoặc có thể tụt hậu so với xã hội.
 Trên đây là một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi làm quen với văn học. Tôi hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, trường tôi áp dụng những những biện pháp này và được phát huy hơn nữa. Chắc chắn môn “Làm quen văn học” sẽ đạt kết quả cao hơn nữa. 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé là tuổi “ học ăn - học nói”. Vì vậy, môn “ Làm quen với văn học” góp phần hình thành và giáo dục trẻ một cách toàn diện, nhằm làm cho ngôn ngữ của trẻ em phát triển một cách trong sáng và tốt đẹp. Thông qua những bài thơ, câu chuyện trẻ được tiếp xúc với những lời hay ý đẹp, sẽ được giáo dục về mặt tình cảm, đạo đức xã hội đồng thời phát triển năng khiếu thẩm mỹ. Cô phải luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra các hình thức hoạt động mới giúp trẻ phát triển, nắm vững cốt truyện để đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, cô luôn gương mẫu cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc làm, cử chỉ, lời nói và hành động, luôn quan tâm, động viên, uốn nắn giống các nhân vật để giúp trẻ tiến bộ.
Làm quen văn học đối với trẻ mẫu giáo bé là vấn đề thiết thực. Chúng ta biết rằng văn học là kho nghiệm quý báu về nhiều phương diện khác nhau, nó nơi lưu trữ truyền thống dân tộc. Trẻ em làm quen với văn học ngay từ bài hát ru đầu tiên mà trẻ em ghi nhận qua lời ơi của me. Rồi trẻ được làm quen với bài thơ, câu đố những câu chuyện lôi cuốn trẻ hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức, từ đó mà chất lượng lớp tôi tang lên đáng kể. Tôi rất tự hào và phấn khởi không những cháu học thuộc những bài thơ, đồng dao, câu chuyện mà còn rất hôn nhiên và mạnh dạn mê say biểu diễn trẻ mạnh dạn giáo tiếp những câu nói của trẻ đã khác đi rất nhiều, trẻ biết nói trọn đủ câu, biết dùng từ ngoài tưởng tượng.
Đây là một số kinh nghiệm của tôi về việc gây hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi “ làm quen với văn học” qua hoạt động dạy thơ - truyện. Những kinh nghiệm ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc chăm sóc giáo dục, cụ thể là gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi “ làm quen văn học “. Song để đạt được kết quả, tôi nghĩ rằng bản thân cô giáo phải là người yêu nghề yêu trẻ, có trách nhiệm và nắm vững kiến thức, kỹ năng. Cô giáo cần yêu thương trẻ, tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái, hứng thú với giờ học. Hãy dành cho trẻ những gì yêu thương nhất. Trẻ em giai đoạn này chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ sự chăm sóc giáo dục của người lớn nên bất kỳ sai sót nhỏ nào trong phương pháp chăm sóc giáo dục đều có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc nuôi dạy trẻ còn hạn chế, rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của chị em đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.
2. Kiến nghị
 Mong sở GD – ĐT Hà Nội quan tâm đầu tư trường lớp khang trang để giáo viên và học sinh có điều kiên học và giảng dạy đạt kết quả cao nhất.
Để trẻ tiếp thu văn học ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn. Rất mong lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ sung thiết bị ,đồ dùng cho môn văn học nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ dùng để phục cho tiết dạy .
Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu được tốt hơn.
Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ làm quen văn học mà tôi đã nghiên cứu và đề xuất .Tuy vậy, do điều kiện còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót ,tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Gia lâm, ngày 10 tháng 03 năm 2019
MỤC LỤC
Nội dung đề mục
Trang số
I :ĐẶT VẤN ĐỀ
1
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
1. Cơ sở lý luận 
3
2. Cơ sở thực tiễn:
3
2.1. Những thuận lợi:
4
2.2. Những khó khăn:
5
3. Biện pháp thực hiện
5
3.1. Biện pháp 1: Đối với trẻ
5
3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn trẻ cách đọc sách
10
3.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng sáng tạo
10
3.4. Biện pháp 4: Biện pháp tạo môi trường học tập
13
3.5. Biện pháp 5: Thông qua các ngày hội ngày hội, ngày lễ.
14
3.6.Biện pháp 6: phối kết hợp với phụ huynh
15
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
16
4.1. Kết quả
17
4.2. Bài học kinh nghiệm
17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
1. Kết luận
19
2. kiến nghị
20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc
Sáng Kiến Liên Quan