Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình

Chúng ta chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em chính là góp phần xây dựng tương lai cho đất nước ngày một tươi sáng hơn. Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục là cơ sở hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn tạo hình nói riêng là việc làm cần thiết để phát huy khả năng tưởng tượng và sự khéo léo của trẻ.

 Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn tạo hình là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới xung quanh cuộc sống con người một cách đa dạng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Thông qua tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình. Hoạt động tạo hình còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ, nặn, xé dán cắt.). Đặc biệt, trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái gì đó dù các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô. nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được 1 sản phẩm. Còn đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho xong và cảm thấy hài lòng hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê thực hiện ý tưởng của mình.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ học tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ...
 Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi: “Hôm trước các con đã gấp được những cái gì? Thuyền buồm, tàu thuỷ... là những phương tiện gì? Nó hoạt động ở đâu? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm, ca nô và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé. 
 	Ví dụ 3 : Nặn các loại đồ chơi 
 	- Tôi cho trẻ đi thăm quan cửa hàng trưng bày sản phẩm đồ chơi ngay tại lớp .Trẻ vừa quan sát vừa nhận xét so sánh sự giống và khác nhau, sự đa dạng phong phú, muôn hình, ngỗ nghĩnh của đồ chơi , sau phần này 2-3 phút tôi cho trẻ ngồi vào bàn để thu hút trẻ vào chủ đề giờ học, cô nói “Loa loa loa ngày mai nhà máy sản xuất các loại đồ chơi trẻ em sẽ mở cuộc triển lãm những đồ chơi đẹp. Vì vậy hôm nay lớp A2 sẽ tổ chức hội thi “Bé khéo tay”để chọn ra nhẽng “Bác thợ” và “nghệ nhân” tài giỏi, khéo tay nhất nặn được nhiều đồ chơi đẹp sẽ được gửi đi triển lãm .
3.4. Biện pháp 4: Rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật. Trong các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non người giáo viên thấy luôn cần phải kết hợp giữa các bộ môn với nhau nhất là đối với bộ môn tạo hình.
Nhận thấy việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi có một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ yếu về bộ môn tạo hình, tôi đặt ra kế hoạch và thường xuyên kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và kết hợp với các bộ môn học trong các hoạt động nối tiếp...
 	- Hoạt động góc : Trong góc tạo hình tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc. Ở góc tạo hình tôi chia nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, tô mùa, nặn, cắt dán in . . .Thông qua hoạt động góc trẻ có những kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, vận động tinh, vận động thô, không những thế trong hoạt động góc tôi thường xuyên để ý và bồi dưỡng những trẻ yếu về bộ môn tạo hình.
- Hoạt động chiều : Tôi thường cho trẻ chia nhóm rèn các kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động sau đạt kết quả tốt, để thực hiện được điều này tôi cũng phải thay đổi những hình thức khác nhau để cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng cho trẻ.
 	- Hoạt động ngoài trời : Đối với trẻ hoạt động ngoài trời dạo chơi là hoạt động không thể thiếu vì trẻ rất thích tự do khám phá, vận động . . .Từ những cảm hứng đó tôi tạo cơ hôi cho trẻ quan sát, trẻ được cắm nhìn vạt thật, được sờ nắm, cô có thể cho trẻ dùng phấn vẽ trên đất hay nhặt lá làm những con vật.
 Ví dụ: Lá chuối làm những con vật.
Sau tham quan dã ngoại: Cùng với việc rèn trẻ có nề nếp, thói quen ,kỹ năng, tôi cũng muốn tạo cảm giác yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên, những lúc có điều kiện tôi cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên , tôi cũng gợi ý hướng dẫn trẻ cảm nhận hình dáng các loại cây, nhành hoa, bãi cỏ . . .
Ví dụ: Cô cho trẻ đi tham quan vườn cây ăn quả, sau đó trẻ có thể vẽ được một vườn cây ăn quả theo ý tưởng tượng của riêng mình và cảm nhận được qua buổi tham quan dã ngoại.
Đối với các môn học khác :
Ví dụ khi dạy trẻ giờ làm quen với văn học bài thơ “Cô dạy con” hoạt động nối tiếp tôi cho trẻ vẽ về các phương tiện giao thông, với những trẻ yếu tôi hướng dẫn kỹ và qua tâm tới trẻ nhiều hơn.
Hay trong giờ tìm hiểu môi trường xung quanh “về luật lệ giao thông”, tôi cho trẻ cắt dán đèn giao thông. Trẻ còn yếu tôi gợi hỏi cho trẻ biết “Đèn giao thông có dạng hình gì con nhỉ? có màu gì? khi cầm kéo cắt con làm như thế nào?”.....
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá trung bình, yếu, thể lực kém để tập luyện mọi lúc, mọi nơi. Những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn cho trẻ xem tranh và gợi ý cho trẻ những bức tranh từ đơn giản đến phức tạp .
	Còn với trẻ từ đầu năm học chuyển từ trường khác đến hoặc mới đi học do đó kỹ năng cầm bút chưa đúng, tô màu cách ngồi cúi sát, cầm bút bằng tay trái hay cách cầm kéo chưa đúng và chư biết cách nặn. Một số trẻ về thể lực kém hơn so với bạn khác, sự chú ý vào hoạt động vẽ, nặn, cắt dán còn hạn chế vì thế sau mỗi giờ học trẻ không đạt kết quả theo yêu cầu bài học.Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu sắp xếp lại uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút, cầm kéo và cách nặn và chú ý thể lực thể chất của từng trẻ.
 	Ví dụ : Đối với những cháu thị lực kém hạn chế nhìn xa. Tôi bố trí cho trẻ ngồi bàn trên đầu, cháu có thể lực tốt tôi cho ngồi phía sau.Với mỗi giờ học trước khi cho trẻ thực hiện tôi gợi ý trẻ cách ngồi,cách cầm bút, cầm kéo (uốn vẽ đẹp các con phải làm gì? Cầm bút như thế nào? Cầm kéo như thế nào để cắt cho đẹp...)
	Những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng sáng tạo.
	Ví dụ : Trẻ đang vẽ ô tô gợi hỏi trẻ “ Con sẽ vẽ ô tô chạy ở đâu ?”Đường đồng bằng hay miền núi, trên bầu trời có gì?
* Kết quả : Trẻ hứng thú say mê, bộc lộ một cách mạnh dạn,sáng tạo, những cháu mới vào đều đã biết cách cầm bút, cách ngồi tư thế , trẻ được tiếp cận gần có tiếp thu bài rõ rệt.
Từ sự quan tâm của giáo viên và việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi đã giúp cho trẻ tự tin hơn trong học tập. Trẻ lớp tôi đa phần đều có khả năng thẩm mỹ, rất hứng thú và say mê với cái đẹp, cái mới lạ. Được rèn luyện hàng ngày nên kỹ năng tạo hình của trẻ rất tiến bộ. Trẻ tự tin thể hiện khả năng của mình trong các ngày lễ tết, như làm bưu thiếp tặng cô, thiệp lì xì, chúc mừng 8/3... Hoặc kỹ năng tạo hình của trẻ thể hiện ở các vở bài tập toán, bài tập đổi mới, bài tập chỉ số...Không chỉ thực hiện yêu cầu bài tập mà trẻ còn biết sáng tạo thêm các họa tiết mà không làm mất đi yêu cầu cơ bản của bài tập. Với một người giáo viên mầm non như tôi, đó là niềm vui, là thành quả mà tôi và các cô ở lớp đã vun đắp.
3.5 Biện pháp 5: Tận dụng mọi nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình
 	Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, nguyên vật liệu tái sử dụng, vỏ hộp, thùng các tông, quần áo cũ, bông,vải vụn, chúng có thể sản xuất như :Giấy, hồ, kéo. Ngoài còn có nguyên vật liệu là các loại rau củ quả...hay sử dụng cát,sỏi.
 	Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu sắc như :Tô, cắt, xé dán, vẽ, nặn . . .
 	Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm sau:
 + An toàn ( Không nhọn, không có cạnh sắc,không độc hại)
 + Rẻ tiền (nhũng nguyên vật liệu mua ở địa phương)
 + Dễ kiếm : Ví dụ :Vỏ ốc, hến, hạt na, lá cây, rau, củ, quả . . .và cát, sỏi)
 + Dễ bảo quản hay cất giữ.
 + Dễ cầm :Phù hợp với tầm tay của trẻ 
 + Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan.
 + Dễ sửa chữa.
 + Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu.
 + Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử trí nhớ linh hoạt .
	Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế tôi luôn huy động trẻ tận dụng nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tái sử dụng có sẵn ở địa phương. Như chúng ta đã biết sản phẩm của hoạt động tạo hình là 1 dạng sản phẩm đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng của người tạo ra nó, nó còn là ngôn ngữ riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra.Tôi thấy rằng phương tiện giúp trẻ đạt được mục đích đó là sự sáng tạo nghệ thuật ở trẻ. Tôi đã tận dụng các học liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi.
 	Ví dụ: Chủ đề “Thực vật” cho trẻ vẽ hoa theo ý thích tôi sử dụng nhiều nguyên vật liệu tái sử dụng, tôi còn sử dụng khác như các loại rau, củ, quả..Hay trẻ sử dụng các bộ phận trên cơ thể như : Bàn tay, ngón tay, bàn chân để tạo được bông hoa. Từ đó trẻ rất ham thích và tưởng tượng, sáng tạo ra sản phẩm mới lạ.
 Dạy trẻ làm đồ chơi tranh bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên. Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ nhặt các loại lá ở sân trường, cô chuẩn bị 1 ít lá xanh các loại hột hạt để vào giờ hoạt động tạo hình hoặc hoạt động ngoài trời hướng cho trẻ làm.
Ví dụ: Hạt đỗ, rơm, rạ, râu bẹ bắp, lá cây, vỏ hến, giấy, vải vụn... tôi có thể tạo ra nhiều các con vật ngộ nghĩnh, sinh động, những bức tranh, các đề tài khác nhau.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật. Dùng vỏ hến, thìa làm con cá, lá dừa, lá dứa làm con châu chấu, con trâu, lá chuối cuốn thành con mèo....bông bèo tây làm con gà, con chó hay các loại củ, quả làm tạo thành các con vật nuôi trong gia đình... hay dùng bẹ chuối, râu bắp, rơm... làm búp bê.
 	Hay: Chủ đề ngày tết vui vẻ tôi cho trẻ làm đồ dùng trang trí ngày tết ngộ nghĩnh bằng len, giấy màu , xốp.. .Dạy trẻ tự cắt hoặc sắp xếp gắn thành cây hoa, cây quýt 
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiếc tàu, thuyền buồm
Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt xốp ra cho trẻ gói kẹo ( sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, vừa làm đồ dùng học toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhiều – ít, phân biệt kẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng ).
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tôcho trẻ vo giấy, mỗi trẻ một ít xếp chồng lên nhau có sự giúp đỡ của cô( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp).
 	Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách mình được cô giúp đỡ làm, từ đó có cảm hứng sáng tạo ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất tích cực trong quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ độc thoại của trẻ 5tuổi. 
 	Ngoài ra cát, nước, trẻ có thể tạo ra và tưởng tượng ra rất nhiều tình huống, đồ vật khác nhau. Trong quá trình chơi, lúc này bé là bác đầu bếp làm bánh sinh nhật tặng mẹ, lúc khác bé là kiến trúc sư tí hon quy hoạch thành phố trong tương lai. Dùng ngón tay vẽ tranh trên cát, nhuộm cát các màu để vẽ tranh cát, tạo các họa tiết theo trí tưởng tượng, xây lâu đài cát. Trẻ sẽ học cách thể hiện ý tưởng của mình, và cảm thấy tự tin, tự hào khi chơi và hoàn thành những “tác phẩm” mà mình đã định ra. Chơi cát cũng là lúc trẻ học cách lên kế hoạch, học cách làm gì trước, làm gì sau để hoàn thành tác phẩm của mình tạo nên bất cứ cái gì bé muốn. 
3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.
 	Trong thời đại Công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng Công nghệ vào các lĩnh vực trong đời sống không còn xa lạ nữa, ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại. Ngoài việc tổ chức hoạt động ở giờ hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động vui chơi tôi đã xây dựng giáo án điện tử, thực hiện các giờ hoạt động tạo hình bằng những hình ảnh, âm thanh và một số ứng dụng công nghệ thông tin khác vì thế luôn kích thích được sự hứng thú, khám phá, hấp dẫn trẻ .
 	- Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố được kiến thức của Môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng vẽ, xé dán . . .
 	- Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) mẫu của cô. Với những bức tranh trên giấy, tô màu sáp, (màu nước) đã thành quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo cho trẻ.
Cho nên việc sử dụng các phần mềm và bảng tương tác rất là cần thiết
a. Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.
 	Ví dụ : Hướng dẫn trẻ vẽ vườn cây ăn quả
 	Mục đích : 	- Trẻ vẽ được một số cây ăn quả quen thuộc .
 	- Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của cây ăn quả.
 	- Biết chăm sóc bảo vệ cây để cây ra nhiều quả.
 	Chuẩn bị : Lên mạng vào trang “ Nông nghiệp nông thôn” coppy một số hình ảnh cây ăn quả như: Cây bưởi, cây xoài, cây mít 
 	- Cô vẽ cây bưởi tán lá tròn, cây dừa tán lá rời ( Vẽ trên painter)
 	- Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây : 
 	+ Đầu tiên là thân
 	+ Cành, lá, quả. 
 	+ Cho bức tranh thêm sinh động ngoài cây có thêm ông mặt trời, đám mây, sau đó tô màu và lồng nhạc bài hát “ Quả”. 
 	- Copy ra đĩa.
b. Sử dụng bảng tương tác hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.
 	Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học đang ngày càng trở nên phổ biến nhất như các phần mềm Và bảng tương tác thông. Bảng tương tác thông minh là một thiết bị hỗ trợ dạy học mới xuất hiện vài năm gần đây, có nhiều tác dụng giúp giáo viên thực hành giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú học tập.Có thể nói, bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích. 
 	Nói đến bảng tương tác, người ta nghĩ ngay đến phần mềm Activeinspire, là phần mềm có nguồn dữ liệu phong phú được sắp xếp hợp lý trong gói trình duyệt tài nguyên của Activeinspire, không chỉ có hình ảnh theo từng chủ đề, phần mềm này còn trang bị rất nhiều file âm thanh và hình ảnh theo chủ đề, giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm hình ảnh trực quan và âm thanh khi soạn giảng.Thư 
 	Ví dụ:trong chủ điểm thưc vật dạy trẻ vẽ lọ hoa,tôi sử dụng bảng tương tác để dạy trẻ vẽ và thực hành trên máy, trẻ rất là hứng thú 
- Tôi đã làm được một một số giáo án điện tử có sử dụng phần mềm painter và trên bảng tương tác cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ tạo hình.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
- Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý :100%
- Trẻ mạnh dạn hồn nhiên:99%
- Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô: 98%
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
4.1: Kết quả
 	Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các một sô biện pháp sử dụng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động tạo hình cho trẻ. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau.
*Về bản thân:
 	- Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Giáo viên nhận thức đúng yêu cầu nội dung đổi mới, nắm chắc nội dung, yêu cầu của chương trình. Biết lên kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần phù hợp với tình hình thực tế của trường.
- Biết dùng phương pháp, biện pháp cụ thể phù hợp để gây hứng thú và khơi gợi ở trẻ óc sáng tạo,trí tưởng tượng phong phú cho trẻ .
 	- Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc, đặc biệt là góc tạo hình. Lớp tôi đã đạt giải nhất trong hội thi trang trí lớp học do nhà trường phát động vào đầu năm học.
 	- Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại đồ dùng phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ tạo hình.
* Kết quả của trẻ.
Nhìn vào bảng khảo sát trẻ so sánh số liệu đầu năm với số liệu cuối năm thì thấy kiến thức của trẻ được chuyển biến rõ rệt điều đó càng chứng tỏ rằng gây hứng thú cho trẻ là rất có hiệu quả.
- 100% trẻ hứng thú tham gia và yêu thích giờ tạo hình.
- Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự ,nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người xung quanh. đã tự mình sáng tạo trong sản phẩm 
+ Kết quả cụ thể: 
* Bảng đánh giá cuối năm
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
đạt
chưa
đạt
đạt
chưa
đạt
- Trẻ hứng thú học vào hoạt động tạo hình
45%
55%
100%
- Có khả năng tạo hình cơ bản
54%
46%
95%
5%
- Có khả năng sử dụng phương tiện tạo hình
35%
65%
97%
3%
- Có kỹ năng nhận xét sản phẩm 
45%
55%
95%
5%
- Có khả năng sáng tạo trong sản phẩm
40%
60%
94%
6%
4.2: Bài học kinh nghiệm
Sau khi thực hiện đề tài này, tôi rút ra cho bản thân mình những bài học kinh nghiệm sau:
Là người giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có trình độ chuyên môn, có năng lực sư phạm và nắm rõ tâm lí của trẻ. Bản thân luôn phải trau dồi học hỏi, tự tu dưỡng bản thân, ham học hỏi, luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thiết kế giáo cụ trực quan gây hứng thú, đưa những bài hát, vần thơ, có nhiều hình ảnh trừu tượng giúp trẻ sáng tạo trong hoạt động tạo hình.
Xây dựng thiết kế nội dung hoạt động, tiết học tích hợp nhẹ nhàng, không gò ép. Đưa các câu hỏi gợi mở giúp trẻ phát huy tính tích cực, khả năng quan sát, tư duy tưởng tượng. Trang trí môi trường lớp học đẹp, thẩm mỹ, thường xuyên thay đổi theo chủ điểm, kích thích trẻ và phụ huynh quan sát, ngắm nghía. Thông qua hoạt động tạo hình đã giúp cô và trẻ làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Tận dụng từ 1 số vật liệu đã qua sử dụng đảm bảo vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ. 	
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 	Hoạt động tạo hình trong trường mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy trẻ 5-6 tuổi nói riêng cần chú ý 
Tạo cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết như: cầm bút, sử dụng các nguyên liệu như màu nước, giấy, hồ dánĐể tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo.
Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới “ Chân – Thiện – Mỹ”.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt.
 	Qua các biện pháp nh»m kÝch thÝch trẻ ho¹t ®éng tÝch cùc trong giờ hoạt động tạo hình trẻ tạo ra được nhiều bức tranh đẹp. Những sản phẩm của trẻ đã được dùng trang trí thay vào những bức tranh có sẵn. Tất cả không gian lớp đều được trang trí bằng sản phẩm của trẻ, mang dáng vẻ ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ. Có thể nói trẻ thực sự được sống trong thế giới riêng của mình.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với phòng giáo dục huyện Gia Lâm.
- Tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng cho các giáo viên mầm non về chuyên đề tạo hình để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những phương pháp đổi mới.
- Tăng số lượng giáo viên các trường được tham dự lớp làm đồ dùng đồ chơi cấp huyện.
2.2. Đối với nhà trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy giỏi để nâng cao trình độ.
- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn tạo hình, viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường học hỏi lẫn nhau.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình cho trẻ làm quen, hoạt động với bộ môn nghệ thuật - tạo hình. Tuy nhiên trong bản SKKN của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Rất mong được các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung cho tôi được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN IV. PHỤ LỤC
3.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt các nội dung tổ chức tạo hình: 
Sử dụng mành, nón
Sử dụng khổ giấy hình vuông ,lục giác làm tra
 Sử dụng khổ giấy hình tròn ,chữ nhật làm tranh
Sử dụng khổ giấy hình vuông,chữ nhật làm tranh
Dùng tấm nhựa làm giá treo tranh
Ảnh: Mô hình ngã tư đường phố để trưng bày sản phẩm làm đồ chơi
 Mô hình để trưng bày sản phẩm nặn
3.5 Biện pháp 5: Tận dụng mọi nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình
 Một số nguyên vật liệu tái sử dụng để làm đồ dùng đồ chơi
Mô hình Sa bàn vườn cây
Bức tranh bó hoa được sử dụng từ đôi bàn tay của trẻ
Tranh sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
Trẻ sử dụng nguyên vật liệu sẵn có để làm
Trẻ sử dụng nguyên vật liệu cát để làm
3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình.
 Một số hình ảnh các loại cây ăn quả
 Cô sử dụng phần mềm painter hướng dẫn trẻ tạo hình
Cô sử dụng bảng tương tác hướng dẫn trẻ tạo hình
MỤC LỤC
PHẦN IV. PHỤ LỤC	19

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre.doc
Sáng Kiến Liên Quan