Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới dạy bài thể dục phát triển chung cho học sinh lớp 4
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Dạy học nói chung và dạy học môn giáo dục thể chất nói riêng góp phần giúp con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai của đất nước. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên thể dục ở trường tiểu học một đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt các bài thể dục có trong chương trình ở bậc tiểu học nói chung, lớp hai nói riêng. Cụ thể là bài thể dục phát triển chung của chương trình thể dực lớp hai.
- Với mục tiêu là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khoẻ dồi dào thể chất cường tráng và cuộc sống vui tươi. Hiện nay vấn đề sức khoẻ phải được coi trọng như sinh thời Hồ chủ tịch đã nói : “Dân cường thì quốc thịnh” Đó là nền thể dục thể thao rộng khắp toàn dân, khoa học và tiên tiến để thỏa lòng mong mỏi của Bác giản dị đầy tha thiết: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI DẠY BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG CHO HỌC SINH LỚP 4 A.ĐẶT VẤN ĐỀ: - Dạy học nói chung và dạy học môn giáo dục thể chất nói riêng góp phần giúp con người phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai của đất nước. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên thể dục ở trường tiểu học một đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt các bài thể dục có trong chương trình ở bậc tiểu học nói chung, lớp hai nói riêng. Cụ thể là bài thể dục phát triển chung của chương trình thể dực lớp hai. - Với mục tiêu là bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khoẻ dồi dào thể chất cường tráng và cuộc sống vui tươi. Hiện nay vấn đề sức khoẻ phải được coi trọng như sinh thời Hồ chủ tịch đã nói : “Dân cường thì quốc thịnh” Đó là nền thể dục thể thao rộng khắp toàn dân, khoa học và tiên tiến để thỏa lòng mong mỏi của Bác giản dị đầy tha thiết: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục” .B.PHẦN NỘI DUNG: I- CƠ SỞ LÍ LUẬN: - Do tình hình học sinh khác nhau bản thân các em cũng hiểu biết khác nhau nên ở cấp tiểu học hiện nay chỉ dạy các nội dung: Đội hình đội ngũ, Bài thể dục phát triển chung. Nhảy dây, Trò chơi và một số bài tâp Rèn luyện tư thế cơ bản, đó là những nội dung trong chương trình học dễ thực hiện ít tốn kém nhằm: + Phát triển toàn diện cơ thể, đặc biệt là sức khoẻ. + Bồi dưỡng một số kỹ năng hoạt động cần thíết trong sinh hoạt đời sống. + Bồi dưỡng những tư thế cơ bản, ngay ngắn, khẩn trương và trật tự. - Nội dung của từng kĩ thuật tương đối đơn giản, nhưng phải tập tương đối đúng, tập thường xuyên mới thành thói quen tốt, cho nên khi giảng dạy phải thật nghiêm túc triệt để theo đúng yếu lĩnh, ôn tập thường xuyên quán triệt và vận dụng vào những hoạt động thường ngày, không được làm qua loa, đại khái dể thành thói quen tật xấu cho học sinh. Dạy phối hợp với các nội dung khác để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn. II- NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐỰƠC. - Giáo viên thể dục phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác thể dục cũng như có thói quen, tác phong rèn luyện thân thể trong cuộc sống. Vì vậy năng lực thực hành có tầm quan trọng nhất - Để giúp các em học tốt môn thể dục, ngoài phương pháp giảng dạy giáo viên cần kết hợp nhiều biện pháp với nhau. - Mỗi giờ dạy thể dục là là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích nội dung giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng, được bồi dưỡng về phẩm chất ý chí và được thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng, muốn đạt được toàn diện phải thực hiện các yêu cầu sau: 1, Tìm hiểu tình hình học sinh: - Ngay từ đầu năm nhà trường có kế hoạch với trạm y tế địa phương kiểm tra toàn bộ sức khoẻ học sinh. Đặc biệt chú ý đến các bệnh tật mãn tính, tình hình phát triển của cơ thể, chú trọng một số chỉ số cơ bản khách quan như: Chiều cao , cân nặng, tiến hành phân tích tổng hợp sức khoẻ mỗi học sinh. Mặc khác cần tìm hiểu khái quát các điều kiện học tập như: Số lượng các môn, các giờ học, địa điểm tâm sinh lí của học sinh - Trước giờ học dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ, hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của cả lớp và của những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch, mức độ, hình thức, phương pháp lên lớp. 2. Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên,Thông tư 30, chuẩn kiến thức kĩ năng - Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của nội dung giảng dạy như: Yêu cầu kỹ thuật từng động tác, độ khó, mấu chốt kỹ thuật, khối lượng vận động, thứ tự trước sau của động tác, mối liên hệ giữa các động tác, mối liện hệ giữa các nội dungChuẩn bị các cách sữa sai xảy ra ở học sinh từ đó đề ra lượng vận động cho từng nội dung và cả giờ học 3. Lập kế hoạch dạy học và soạn bài dạy: - Xây dựng kế hoạch dạy học rất cần thiết cho mỗi hoạt động giáo dục xác định nhiệm vụ toàn diện (về kiến thức kỹ năng, phẩm chất ý chí,và rèn luyện thể lực) yêu cầu phải cụ thể (mức độ học tập động tác mới, ôn bài cũ, trọng tâm bài học , khối lượng phải cụ thể (số lần tập, thời gian tập từng động tác) sắp xếp nội dung có thứ tự rõ ràng và cách tiến hành cụ thể (cách triển khai đội hình, chỗ đứng để giảng dạy tập mẫu của giáo viên, vị trí tập của học sinh) giáo án biên soạn trước buổi lên lớp từ 2-3 ngày. - Tập luyện trước những động tác của bài thể dục phát triển chung cho chính xác. Có như thế vừa nâng cao kỹ thuật, khi lên lớp tập mẫu có chất lượng cao vừa phát hiện những thiếu sót cần sữa chữa bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung dạy của bài thể dục. 4. Bồi dưỡng ban cán sự thể dục: - Mỗi tổ có một cán sự để giúp giáo viên, chọn lựa những em có trình độ thể lực tốt, có khả năng tổ chức, tích cực gương mẫu trong học tập có uy tín trong tổ để hướng dẫn các bạn hỗ trợ giáo viên trong tập luyện phát hiện những động tác sai và báo cáo với giáo viên để sữa sai kịp thời. 5. Chuẩn bị và kiểm tra sân bãi dụng cụ: - Phải chuẩn bị đầy đủ, sân bãi, dụng cụ, tránh hướng gió, hướng ánh nắng đối diện với mặt học sinh, hoặc chiếu vào gáy học sinh chọn nơi có không khí thoáng mát, cách xa những nơi có những hoạt động dễ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Dụng cụ tập luyện phải vừa tầm vóc, vững chắc, đầy đủ, đúng quy cách kỹ thuật. Dụng cụ giảng dạy ( Tập mẫu, tranh ảnh trực quan, ..) phải rõ ràng, chính xác. Giáo viên phải kiểm tra dụng cụ, thiết bị - Học sinh phải chuẩn bị tốt về tinh thần tư tưởng, tổ chức kỷ luật, trang phục tập luyện phù hợp với môn thể dục quy định và khuyến khích các em đeo dày ba ta khi tập thể dục 6 Tiến hành tiết dạy: - Khi dạy bài thể dục phát triển chung: Học động tác mới giáo viên nêu tên động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác giải thích ngắn gọn mà chính xác. Sau đó làm mẫu lại và cho học sinh tập theo, những động tác có sự phối hợp nhiều bộ phận giáo viên nên tập chậm từng nhịp và dừng lại ở những động tác khó để học sinh làm theo giáo viên cần quan sát xem động tác có đúng không? Sau một số lần tập tôi cho học sinh xem tranh minh họa. Khi các em xem tranh, tôi chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác. + Thực hiện đúng những nội đung đã soạn trong giáo án. + Thực hiện vai trò chủ đạo giáo dục và phát huy tính tich cực tự giác của học sinh. + Thực hiện đầy đủ và linh hoạt các bước lên lớp, các nguyên tắc phương pháp giảng dạy và các điều kiện dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy nhất là để cho học sinh được tập luyện nhiều. + Sử dụng và điều khiển cán sự tốt giúp giáo viên sửa sai kịp thời đối với học sinh trung bình, yếu tập sai động tác. + Đảm bảo an toàn trong tập luyện. 7. Phân tích đánh giá giờ dạy: - Đánh giá phản ảnh thực trạng đồng thời tìm những biện pháp giải quyết tình hình, sửa chữa sai sót của học sinh sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần nhìn lại toàn bộ những khâu lên lớp, tiến hành các bước lên lớp theo đúng kế hoạch đề ra không, nội dung tập luyện có hoàn thành được nhiệm vụ yêu cầu hay không, việc áp dụng hình thức tổ chức và sử dụng các phương pháp giảng dạy có thích hợp có hiệu quả không, khối lượng vận động có phù hợp với yêu cầu của bài và năng lực học sinh, kết quả tập luyện của học sinh tiếp thu đến đâu, tồn tại những gì, tinh thần thái độ và tổ chức kỹ luật của học sinh khi lên lớp ra sao..Những vấn đề được phân tích sau tíết dạy giáo viên phải ghi vào phần cuối giáo án, hoặc sau một học kì, cần phân tích đánh giá khái quát các vấn đề, những vấn đề này được ghi vào sổ công tác chuyên môn. - Căn cứ vào thực trạng trên bản thân đưa ra một số giải pháp tập luyện vào tình hình thực tiển của trường để rèn kĩ năng tập bài thể dục phát triển chung, là dạy và học sau cho có thể khơi gợi hứng thú, phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh để hình thành và phát huy đúng năng lực của học sinh. - Khi giảng dạy động tác mới, giáo viên nêu tên động tác và làm mẫu động tác hoàn chỉnh một lần, sau đó tập mẫu từng cử động để học sinh bắt chước theo, giáo viên tập mẫu theo kiểu soi gương tức là tập cùng hướng với học sinh. Quá trình thực hiện như vậy cần làm chậm, có thể dừng lâu ở cử động khó hoặc ở cuối nhịp để học sinh quan sát kiểm tra các bạn thực hiện. - Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho học sinh tập lại lần hai. - Nhịp hô của giáo viên cần to, rõ ràng và phù hợp theo từng động tác. Ví dụ: + Động tác: Vươn thở, Điều hòa nhịp hô phải chậm. + Động tác: Tay, Lườn, Bụng, Toàn thân nhịp hô phải trung bình. + Động tác: Chân, Nhảy nhịp hô hơi nhanh. - Những lần đầu tập giáo viên cần tập mẫu và hô nhịp cho học sinh tập, dần dần hướng dẫn để cán sự điều khiển. - Sau khi tập động tác tương đối thuần thục, giáo viên cho học sinh tập ôn phối hợp với các động tác trước đến động tác mới học và có sự tập mẫu của giáo viên hoặc cán sự lớp. Vi dụ: Nếu giờ trước học sinh ôn 4 động tác, tiết này học động tác thứ 5, thì giáo viên cho học sinh ôn tập phối hợp 5 động tác. - Khi cán sự điều khiển lớp tập bài, giáo viên cần uốn nắn nhịp hô nhanh hay chậm cho cán sự, sau đó mới cho cán sự chủ động điều khiển, giáo viên đi hỗ trợ, giúp đỡ sửa sai cho các em. - Để các em tập đều và đẹp thì ở mỗi động tác giáo viên cũng cần nhắc học sinh nắm hướng quay của mặt. Điều đó giúp cho các em quan sát và tự chỉnh sửa được một số chi tíêt của động tác. Ví dụ: Động tác Vươn thở của lớp 4 + Nhịp 1: Giáo viên nhắc học sinh đưa hai tay song song ra trước – bàn tay sấp ,mắt nhìn thẳng, hít sâu vào bằng mũi. + Nhịp 2: Giáo viên nhắc học sinh từ từ hạ tay xuống, và thở ra bằng miệng. - Đối với những động tác khó hoặc một số nhịp động tác khó tập giáo viên có thể cho các em tập đi tập lại nhiều lần ở nhịp đó hoặc động tác đó để các em nhớ và thực hiện thành thục hơn. Ví dụ: Ở động tác 3: Chân của lớp 4. + Nhịp 2: Hạ chân trái về trước đồng thời khuỵ gối,chân phải thẳng và kiễng gót,hai tay đưa ra trước, bàn tay sấp. - Nhưng khi thực hiện đa số các em thường thực hiện chưa đúng theo yêu cầu của động tác như: không đá chân ra trước, bước quá ngắn hoặc quá dài, thân người không dồn về chân trước.. - Giáo viên phải cho các em thực hiên lại bài tập để giáo viên hỗ trợ các em sửa sai để tập tốt hơn. Vi dụ: Động tác 5: Toàn thân ở lớp 4. + Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngangmũi chân duỗi thẳng,đồng thời hai tay dang ngang bàn tay sấp.. + Nhịp 2: Hạ chân trái chạm đất rộng hơn vai,khuỵ gối, đồng thời hai tay chống hông + Nhịp 3: Quay thân trên sang trái trọng tâm dồn nhiều lên chân trái - Đa số khi các em thực hiện ở nhịp 1-5 các em không duỗi thẳng mũi chân, trọng tâm không dồn vào chân trái, và thường không quay thân khi thực hiện động tác. - Giáo viên nên cho các em tập chậm từng cử động rồi mới cho thực hiện theo nhịp, không cho các em thực hiện vội vàng dễ gây nên loạn nhịp. Vi dụ: Động tác 7: Nhảy ở lớp 4. - Các em thực hiện động tác còn giật cục, bật nhảy không nhịp nhàng.được chân thì mất tay Giáo viên nên cho các em thực hiện ở những lần đầu bật nhảy chậm từng nhịp và phối hợp với động tác của tay, sau đó mới cho các em thực hiện nhanh dần. Ví dụ: Động tác 8: Điều hoà ở lớp 4. - Động tác của các em còn tập còn gò bó,không đưa chấnang bên và không thả lỏng cơ thể, chưa kết hợp với hít thở sâu. Giáo viên là người điều khiển cần hô nhịp chậm, động tác nhẹ nhàng và nhắc các em kết hợp với hít thở sâu và thả lỏng tích cực. - Trong khi ôn tập động tác đã học giáo viên cần luôn thay đổi hình thức tập luyện cho phong phú để các em không bị nhàm chán. Vi dụ: Ôn tập 4 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, và Lườn. - Trước khi giáo viên điều khiển các em ôn bài, giáo viên nêu tên từng động tác rồi mới thực hiện động tác. Sau đó mới chia tổ, phân công giao nhiêm vụ cho các tổ trưởng. Trong quá trình tập luyện theo tổ giáo viên cần canh thời gian để học sinh chuyển nội dung cho kịp thời, tiếp theo giáo viên tổ chức cho các em tập thi đua theo tổ hoặc cá nhân với các hình thức sau: + Mỗi tổ (cá nhân) lên thực hiện một trong bốn động tác theo phiếu bốc thăm, tổ hoặc cá nhân thực hiện tốt sẽ được ghi nhận đánh dấu vào sổ theo dõi học tập. + Cho học sinh tập dưới dạng thi đua tập đúng, tập đẹp có phân thắng - thua có thưởng và phạt hoặc đánh dấu theo dõi vào sổ. + Động viên học sinh xung phong hoặc mỗi tổ cử đại diện lên thi đua xem ai tập đúng tâp đẹp nhất. C. KẾT LUẬN : Kết quả đạt được: - Qua vận dụng những biện pháp trên và cách làm mới, để giảng dạy môn thể dục nói chung phân môn bài thể dục phát triển chung nói riêng. Tôi nhận thấy là tất cả học sinh đều ham học thể dục, tham gia tập luyện tích cực và nhiệt tình, trong mỗi tiết học các em thường xuyên được rèn thân thể nên sức khoẻ các em được nâng lên rõ rệt, mức độ hoàn thành tốt trong kiểm tra được tiến bộ hẳn, không có học sinh nào chưa hoàn thành. Thành Kim, ngày10/4/2017 Người viết Ngô Văn Đạt
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem the duc lop 3.doc