Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non từ hộp sữa học đường

Đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ là nguồn vui của trẻ thơ. Trẻ thơ đang vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì có con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có em búp bê hay bạn gấu bên mình.

 Nhìn các bé vui chơi với bất kỳ đồ vật gì, hay bất kỳ một trò chơi gì, chúng ta đều thấy trẻ rất hồn nhiên sôi động và rất nhiệt tình tham dự. Nhiều khi những trò chơi, đồ chơi ấy, người lớn chúng ta coi là nhàm chán, trái lại ở trẻ thơ lại thấy vô cùng thích thú, vô cùng sống động.

 Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của trẻ Mẫu giáo và hiện trạng của trường tôi đang cho trẻ uống sữa học đường mà mỗi ngày trường tôi phải mang đi tiêu hủy hàng nghìn hộp sữa nên tôi đã mạnh dạn mang hết những kiến thức mình đã có để sử dụng tái tạo đồ dùng đồ chơi từ những hộp sữa học đường tưởng chừng như không thể sử dụng được để tái tạo đồ chơi và phục vụ trong công tác giảng dạy cho trẻ 4-5 tuổi.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non từ hộp sữa học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kỹ năng và kiến thức cho giáo viên làm tiền đề cơ bản để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy .
- Đối với đối tượng nghiên cứu:
+ Rèn cho trẻ kỹ năng tự lập, kiên trì và thúc đẩy tính tư duy của trẻ.
+ Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
3. Thời gian nghiên cứu
	 Tôi bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 9/2018 đến cuối tháng 2/2019
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 - Đối với trẻ: 31 cháu.
- Lứa tuổi: 4-5 tuổi.
- Nhóm lớp: Mẫu giáo nhỡ B2.
5. Khảo sát điều tra thực trạng
 - Trong tháng 9 năm 2018 qua khảo sát số lượng đồ dùng, đồ chơi lớp tôi, tôi nhận thấy:
- Số lượng đồ dùng, đồ chơi của lớp tôi còn hạn chế .
- Nhiều đồ dùng, đồ chơi mua sẵn trên thị trường, ít đồ dùng đồ chơi tự làm. 
- Đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, đa dạng và chưa có tính sáng tạo .
- Nhiều đồ dùng đồ chơi chưa kích thích được tư duy và tính độc lập cho trẻ .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 	Đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ là nguồn vui của trẻ thơ. Trẻ thơ đang vui như vậy, nếu ta đột ngột cất đi những đồ chơi này, thì lập tức bé sẽ có phản ứng, lúc đầu là ngơ ngác rồi sau đó bật khóc. Lớn lên một chút khi trên tay bé biết cầm chặt, lúc này thì chúng ta khó có thể mà lấy được những đồ chơi mà bé cầm trong tay. Theo năm tháng, bé lớn lên thì có con búp bê xinh xinh, những chú gấu bông đã thực sự là những người bạn thân thiết và gần gũi nhất của bé trong mọi sinh hoạt của trẻ thơ, ngay cả trong lúc ăn, ngủ, vui chơi, trẻ vẫn có em búp bê hay bạn gấu bên mình.
 	Nhìn các bé vui chơi với bất kỳ đồ vật gì, hay bất kỳ một trò chơi gì, chúng ta đều thấy trẻ rất hồn nhiên sôi động và rất nhiệt tình tham dự. Nhiều khi những trò chơi, đồ chơi ấy, người lớn chúng ta coi là nhàm chán, trái lại ở trẻ thơ lại thấy vô cùng thích thú, vô cùng sống động.
 	Căn cứ vào đặc điểm sinh lý của trẻ Mẫu giáo và hiện trạng của trường tôi đang cho trẻ uống sữa học đường mà mỗi ngày trường tôi phải mang đi tiêu hủy hàng nghìn hộp sữa nên tôi đã mạnh dạn mang hết những kiến thức mình đã có để sử dụng tái tạo đồ dùng đồ chơi từ những hộp sữa học đường tưởng chừng như không thể sử dụng được để tái tạo đồ chơi và phục vụ trong công tác giảng dạy cho trẻ 4-5 tuổi.
2.Cơ sở thực tiễn
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm Ban giám hiệu nhà trường , trong năm học này các lớp đầu tư về cơ sở vật chất như mua xốp, giấy mầu, băng dính,bút màu,kéo,dập gim nguyên liệu để phục vụ cho việc làm đồ dùng, đồ chơi và luôn tạo điều kiện cho tôi được học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn. 
- Với đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình yêu nghề và đã đạt các danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, chiến sĩ thi đua cấp huyện. Tham gia nhiệt tình trong việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên với giáo viên, đóng góp những vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
* Khó khăn:
- Kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi của các cô trong lớp còn hạn chế.
- Do đặc thù công việc nên giáo viên có rất ít thời gian làm đồ dùng, đồ chơi.
-Tính sáng tạo và tính thẩm mĩ trong việc làm đồ dùng, đồ chơi từ những nguyên vật liệu làm bằng hộp sữa chưa có nhiều .
3. Những biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu và huy động nguồn nguyên liệu từ hộp sữa học đường 
 	Để biết được đồ dùng, đồ chơi tự tạo bằng hộp sữa học đường trong lớp có rồi hay chưa và có nhiều hộp sữa học đường hay không . Tôi khảo sát dựa trên chương trình học của trẻ và dựa trên thực tế hàng ngày vào mỗi buổi sáng trẻ đến trường được uống sữa học đường . Tôi nhận thấy ngoài đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp thì cần phải thêm đồ dùng đồ chơi có tính sáng tạo và nâng cao được giá trị nhân văn của sữa học đường vì vậy sử dụng nguyên vật liệu phế thải từ hộp sữa học đường càng nhiều càng tốt càng tốt.
Hình ảnh kho cất sữa học đượng của nhà trường.
 Hình ảnh giáo viên nhận sữa học đường 
Để thu hút trẻ vào các tiết học, tôi phải luôn suy nghĩ sáng tạo ra các đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa học đường để giúp trẻ tích cực hoạt động, hiểu sâu và nhớ lâu hơn kiến thức của cô cung cấp
 	Nhưng để có các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tôi phải biết tuyên truyền và vận động phụ huynh cho trẻ uống sữa học đường. Từ đó tôi phải xác định đúng tầm quan trọng của việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường cùng giáo dục trẻ.
 	Cho nên ngay từ đầu năm học, triển khai họp phu huynh, tôi đã thông báo với phụ huynh trẻ được biết về chương trình uống sữa học đường cho trẻ..
 Đồng thời tôi cũng nêu thuận lợi của việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ thông qua việc làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo bằng vỏ hộp sữa học đường nói riêng và đồ dùng đồ chơi tận dụng từ nhiều nguyên liệu khác nói chung để giúp trẻ hứng thú học hơn.
 Kết quả: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh nên lớp tôi đã vận động được 100% trẻ uống sữa học đường.
 Hình ảnh cô giáo tuyên truyền về sữa học đường
3.2. Biện pháp 2: Thông tin hỗ trợ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
- Để thiết kế được đồ dùng đồ chơi tự tạo tôi đã tham khảo qua nhiều sách, báo, , tài liệu về cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. 
- Tôi tham khảo qua mạng như trang :google,pinterest, các trang nước ngoài rồi sau đó tôi vào từ điển tiếng việt và dịch .
- Ngoài ra tôi còn học tập cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo khi được đi kiến tập ở các trường bạn . Mỗi lần đi tôi thường chụp ảnh và ghi chép cẩn thận . 
 - Sau mỗi lần học hỏi như vậy tôi thường tận dụng vào thời gian ngoài giờ, thời gian nghỉ trưa vừa trông trẻ ngủ tôi thường thực hành cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
3.3. Biện pháp 3:Vệ sinh hộp sữa học đường để tái tạo và sử dụng
 	Trước khi bắt tay vào công việc để tái tạo và sử dụng hộp sữa học đường tôi nhận thấy khâu vệ sinh hộp sữa học đường là công việc hết sức quan trọng vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ sau khi sử dụng vừa giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động lao động . Vì vậy tôi đã hướng dẫn trẻ cách vệ sinh hộp sữa học đường bằng cách sau:
- Hướng dẫn trẻ rút ống hút của hộp sữa và cắt 4 tai của hộp sữa học đường sau đó hướng dẫn trẻ cho nước vào hộp sữa và súc sạch hộp sữa sau đó mang đi phơi.
- Ngoài ra tôi còn hướng dẫn trẻ cho nước vào và súc sạch hộp sữa sau đó mang đi phơi. 
Hình ảnh trẻ phơi hộp sữa ra nắng
 Kết quả: Tôi và trẻ đã vệ sinh được rất nhiều hộp sữa học đường sau khi trẻ đã dùng hết .Bên cạnh đó trẻ lớp tôi rất hào hứng và thích thú khi được rửa và lau khô hộp sữa học đường của mình khi mình đã sử dụng hết . Từ đó mỗi khi trẻ uống sữa trẻ sẽ cố gắng uống nhanh để được đi vệ sinh hộp sữa 
3.4.Biện pháp 4: Thiết kề tái tạo hộp sữa học đường thành những đồ dùng đồ chơi 
a. Thiết kế hộp sữa thành chiếc ô tô :
* Nguyên liệu : 1 vỏ hộp sữa học đường, lắp chai nhựa, que tre , kéo, keo nến, bìa cattông 
* Cách làm : Từ hộp sữa học đường đã qua sử dụng được vệ sinh sạch sẽ . 
- Đầu tiên ta đục lỗ ở phần giữa của lắp chai nhựa, ta đục 4 lắp chai. Sau đó ta dùng que tre vào lỗ của lắp chai .Ta cắt tờ bìa cattông và đo bằng chiều rộng của vỏ hộp sữa . sau đó ta gập tờ bìa cattông và kẹp vào que xiên thịt đã được xiên lắp chai .Tiếp sau đó ta đo độ dài thanh que bằng chiều rộng của hộp sữa và cắt bớt sao cho bằng hộp sữa . 
- Sau đó ta dùng keo nến gắn que đã gắn lắp chai vào thân của hộp sữa . 
b. Thiết kế hộp sữa thành những đoàn tàu hỏa:
Từ những hộp sữa học đường tưởng chừng như vứt đi ta có thể tạo thành 1 đoàn tàu hoả chơi chỉ trong vài phút :
* Nguyên liệu:
- 3- 4 hộp sữa học đường.
- 12 – 16 lắp chai nhựa 
- 6 -8 que tre , giấy màu, bìa màu, dây chun, kéo , qua sắt , băng dính , keo 
* Cách làm:
- Dùng que sắt đục những lỗ tại vị trí được đánh dấu trên những hộp sữa như đã sử dụng 
- Đục 1 lỗ lớn hơn tại mắt đối diện những lỗ nhỏ vừa đục trên hộp sữa để làm đầu đoàn tàu . 
- Dùng que sắt đục 1 lỗ ơ giữa lắp chai nhựa đã chuẩn 
- Tiếp theo xiên những que tre vào nhứng lỗ đã được đục của hộp sữa .Tiếp tục gắn 2 đầu que tre qua những lỗ nhỏ đã đục ở giữa những nắp chai nhựa . Cắt 1 dải bìa dài rồi gấp lại thành khung hộp dùng băng keo dán lên toa đầu tàu và cuộn 1 mẩu bìa rồi gắn vào lỗ đã đục ở toa tàu để làm ống khói.Cuối cùng đục thêm ở mép các toa tàu 1 lỗ nhỏ ở giữa 2 lỗ gắn trục xe, sau đó dùng những đoạn dây nhỏ nối các toa tàu với nhau. Như vậy đã hoàn thành xong đoàn tàu hỏa từ hộp sữa học đường.
c. Cách làm hộp sữa thành hộp đựng nguyên vật liệu cho trẻ 
* Nguyên liệu :
- 4 hộp sữa học đường đã sạch và lau khô .
- 1 tấm giấy bìa cứng .
- Keo dán ( keo dán sữa, keo 2 mặt)
- Kéo
- 1 tấm giấy gói quà 
* Cách làm :
-Cắt 4 hộp sữa với 4 kích thước có chiếu cao khác nhau như sau: 9cm,7,5cm, 6cm, 
- Cắt giấy gói quà thành 4 miếng giấy có chiều dài bằng nhau 18cm và chiều rộng lần lượt bằng chiều cao 4 hộp:9cm, 7,5cm ,6cm, 4,5 cm .
- Dùng keo 2 mặt dán tấm giấy lên bên ngoài hộp sữa. Cắt 4 dải dài 18cm, rộng 1,2 cm, dán keo 2 mặt sau của dải giấy . Tiến hành dán vòng quanh mép trên hộp . Dùng mũi kéo bấm 4 góc và dán gập dải giấy vào bên trong hộp. Tương tự dán bọc mép vào 3 hộp còn lại .
- Dán 4 hộp sữa với nhau theo thứ tự từ thấp đến cao bằng keo 2 mặt . 
- Cắt giấy gói quà hình chữ nhật theo kích thước của tấm bìa cứng . Sau đó dán tấm giấy lên tấm bìa cứng, dán 4 hộp sữa lên tấm bìa giấy cứng đã dán trang trí 
d. Thiết kế vỏ hộp sữa thành đồ dùng học toán .
*Nguyên liệu:
- 4 – 5 hộp sữa học đường 
- Các loại giấy màu . que đè lưỡi , kéo, hồ dán , đề can các màu. 
* Cách làm :
- Từ hộp sữa học đường ta cắt phần nắp hộp rửa sạch lau khô . sau đó ta dùng giấy màu bọc hộp vỏ sữa . tiếp theo ta lấy đề can các màu cắt thành những chấm tròn từ 1 -5 dán vào từng hộp sữa . 
- Que đè lưỡi ta cùng dùng bút màu vẽ những chấm tròn vào từng que theo số lượng từ 1 - 5
e.Thiết kế hộp sữa thành đèn lồng:
*Nguyên liệu:
- Vỏ hộp sữa, hồ dán, giấy, 
-Que kem, lõi giấy vệ sinh, đĩa giấy nhỏ .
- Màu nước,bút , dao rọc giấy.
* Cách làm :
- Chia phần trước hộp sữa ra làm 3 phần . Đánh dấu phần giữa phía trước sau đó vòng ra đoạn giữa hai bên cạnh hơi chếch lên trên để tạo hình miệng. Dùng dao hoặc kéo khoét bỏ phần miệng của hộp sữa. Cắt 2 phần lõi giấy vệ sinh dài khoảng 3cm . Đính keo dán lõi giấy vào đĩa. Vẽ và cắt phần răng, tay cho chú Minions trên giấy và que kem . Tô màu vàng lên hộp sữa, để khô hẳn tiếp tục tô màu xanh dương lên phần áo phía trước bụng Minion.Sơn các bộ phận như mắt, tay , răng cho Minions, để cho khô hẳn.Dùng súng bắn keo dán các bộ phận lên mình Minion. Vẽ hoàn thiện thêm những chi tiết nhỏ . Tiếp đến khoét phần đầu, luồn vào bên trong 1chiếc đèn nhỏ và đính dây
f. Thiết kế hộp sữa thành cột đèn giao thông:
* Nguyên liệu:
- Vỏ hộp sữa, lõi giấy về sinh lắp chai màu đỏ, xanh, vàng .
- kéo, keo nến , 1 miếng xốp dày, 1 tờ giất cattoong bằng với phần đáy hộp sữa . 
*Cách làm:
- Đo lắp chai vào phần dọc của thân hộp sữa sau đó dùng kéo khoét 3 hình trong bằng với lắp chai . Cắt phần đế của hộp sữa sau đó cho bôi keo nến vào đầu của lõi giấy vệ sinh và cho vào thân của hộp sữa. Sau đó cawstkhoets 1 hình trong bằng với phần đầu của lõi giấy và để vào phần đáy của hộp sữa . Dùng keo nến dán lắp chai 3 màu phần đã khoét của thân hộp sữa . Dán cột đèn vào 1 miếng xốp dày .
 Hình ảnh 1 số đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa học đường 
3.6: Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa học đường đơn giản dễ làm 
 	Tôi tận dụng mọi hoạt động trong ngày để hướng dấn trẻ làm. Trong hoạt động góc, hoạt động ngoài trời nhằm mục đích giáo dục trẻ để trẻ có thể làm được và dùng được tôi hướng dẫn trẻ tuần tự từng bước cho trẻ làm theo. Làm xong bước này tôi hướng dẫn trẻ làm bước tiếp theo. 
 * Hướng dẫn trẻ làm ngôi nhà:
- Nguyên liệu:
Các vỏ hộp sữa đã rửa sạch, màu nước, bút vẽ, 2 tấm bìa đã cắt sẵn phần mái , hồ dán. 
- Hướng dẫn Lấy 2 miếng bìa và dùng hồ dán để dán lên phần mái của hộp sữa làm mái nhà. Sau đó trẻ sẽ chọn lựa màu ưa thích để tô lên phần hộp sữa và trang trí ngôi nhà. 
 Hình ảnh trẻ tô màu ngôi nhà 
* Hướng dẫn trẻ làm người tuyết:
- Nguyên liệu:
Hộp sữa tươi, giấy trắng, cúc áo, ruy băng, bút vẽ các màu, keo dán .
- Hướng dẫn: 
 Dùng giấy trắng bọc quanh hộp sữa, dùng tay miết giấy ứng với các cạnh của hộp. Cắt giấy theo hình hộp sữa 2, 2 phần trên và dưới để trống.
Vẽ lên phần trên giấy hình mặt người tuyết, ở giữa buộc ruy băng làm nơ và đính cúc áo dọn theo thân dưới.
 Hình ảnh trẻ làm người tuyết 
* Hướng dẫn cách làm hộp để dựng bút
- Nguyên liệu:
 Các vỏ hộp sữa, màu nước, bút dạ, kéo, 
- Hướng dẫn:
Dùng kéo cắt bỏ phần trên của hộp sữa. Dùng bút màu dạ tạo hình hai cái tai thỏ ở phía trên hộp. Tiếp tục dùng kéo cắt từ trên miệng hộp sữa theo hình tai thỏ. Sau đó cô cho trẻ tô màu theo hình tai thỏ và phần thân của hộp theo màu trẻ thích để tạo thành một chiếc họp đựng bút đẹp.
 Hình ảnh trẻ cắt và tô màu hộp để bút 
3.5 : Biện pháp 6: Sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa học đường trong các hoạt động 
 	Mục đích tái tạo sử dụng hộp sữa học đường mà tôi đã ứng dụng được rất nhiều trong công tác giảng dạy trẻ của lớp tôi qua nhiều hoạt động học:
+ Hoạt động toán: Tôi sử dụng hộp sữa cho trẻ đếm số lượng hộp sữa từ 1-5 số lượng.
 Hình ảnh trẻ đếm hộp sữa học đường 
+Hoạt động khám phá : Tôi cho trẻ khám phá về hộp sữa học đường 
 Hình ảnh khám phá về hộp sữa học đường 
+ Hoạt động tạo hình: Trẻ có thể tự lấy những hộp sữa học đường đã làm thành những chiếc hộp đó để đựng sáp màu, bút chì, hồ dán , kéo để thuận tiện và dễ dàng trong việc lấy các nguyên vật liệu.
Hình ảnh trẻ lấy nguyên vật liệu
+ Hoạt động thể chất: Trẻ lấy hộp sữa và xếp thành suối trẻ bật qua . 
 Hình ảnh trẻ bật qua suối.
- Hoạt động ngoài trời: Trẻ lấy những hộp sữa bằng các kỹ năng xếp chồng,xếp cạnh . lên nhau thành hình ngôi nhà, hình tháp và các hình khác 
- Hoạt động chiều: Tôi cũng sử dụng những hộp sữa để cho trẻ chơi.
+ Cho trẻ xếp vỏ hộp sữa thành hàng ngang và chia trẻ thành hai đội .Sau đó dùng 1 hộp sữa khác để ném sao cho ném đổ những hộp sữa đã xếp . 
Hình ảnh trẻ chơi từ hộp sữa học đường
-Trong hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Trẻ xếp hàng rào từ hộp sữa, xếp nhà, xếp tường bao quanh .
+ Góc gia đình: cho em hút sữa 
+ Góc bán hàng: Trẻ bán sữa. 
+Góc lắp ghép: Trẻ dùng vỏ hộp sữa xếp thành hình tháp.
+ Góc tạo hình: Trẻ tô màu và vẽ nhà từ hộp sữa . 
+ Góc toán: Trẻ xếp số lượng chấm tròn ở que tre tương ứng với số chấm tròn ở hộp sữa.
. 
Hình ảnh trẻ chơi ở một số góc
3.7: Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ sử dụng nguyên vật liệu phế thải từ vỏ hộp sữa học đường đúng cách 
 	Công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh là khâu quan trọng góp phần đạt được mục tiêu của giáo dục và để phụ huynh hỗ trợ giáo viên trong việc tái tạo sử dụng hộp sữa học đường. Vì vậy không chỉ giáo viên giáo dục và hướng dẫn trẻ cách sử dụng vỏ sữa học đường 1 cách đúng cách mà phụ huynh sau khi về nhà cũng thường xuyên giáo dục trẻ cách sử dụng và tái chế vỏ hộp sữa và các nguyên liệu phế thải khác một cách hữu ích để trẻ biết được công dụng của các nguyên vật liệu phế thải và biết cách bảo vệ môi trường 
Ngoài ra giáo viên và phụ huynh kết hợp còn hướng dẫn trẻ 1 số đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải khác:
Hình ảnh 1 số đồ dùng đồ chơi từ các nguyên liệu khác
 * Khái quát hóa:
Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi từ vỏ hộp sữa học đường vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao.
Nâng cao chất lượng làm quen với môi trường xung quanh qua khám phá ô tô, đoàn tàu  Trẻ biết được đặc điểm, các bộ phận và công dụng của các phương tiện giao thông. Nhờ các đồ dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ dễ dàng thêm yêu quí và giữ gìn ngôi nhà của mình hơn.
Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua việc làm đồ dùng đồ chơi cùng cô. Kỹ năng tạo hình của các con ngày càng tiến bộ.
Hơn tất cả, thông qua các đồ dùng đồ chơi từ vỏ hộp sữa học đường mà trẻ biết và hiểu được công dụng của các nguyên vật liệu phế thải tưởng chừng như bỏ đi và đóng góp 1 phần nhỏ của mình vào việc bảo vệ môi trường. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Như vậy đã qua một thời gian đi sâu và thực hiện nghiên cuuwsddeef tài và tiến hành một số biện pháp đồ dùng đồ chơi sang tạo cho trẻ mầm non từ hộp sữa học đường tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng cao hiệu quả giảng dạy của cô và chất lượng học tập của trẻ ở trong mọi hoạt động,kết quả đạt được như sau:
*Về phía cô:
- Bản thân tôi được trau dồi kiến thức, khả năng tạo hình và nghệ thuật dạy trẻ.
- Với những đồ dùng đồ chơi tự làm như trên và tôi thấy rất có hiệu quả đối với bản thân tôi. Tôi đã nắm vững được phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng đúng vào giờ dạy vào các hoạt động 1 cách hợp lý. 
-Tôi đã tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình học và học hỏi nhiều về đồng nghiệp và phương pháp giảng dạy.
-Tôi đã khéo léo hơn trong cách vận động và tuyên truyền với phụ huynh. 
 *Về phía trẻ:
- Với nguyên vật liệu từ vỏ hộp sữa học đường dễ tìm, đơn giản trẻ lại được làm cùng cô nhưng lại tổ chức được được nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng, cảm xúc tốt . 
- Việc hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi hoặc làm cùng cô là rất bổ ích và được các cháu hưởng ứng rất tốt. Trong quả trình thực hiện trẻ được thể hiện tính độc lập, sáng tạo rất cao. Và hơn nữa trẻ được chơi và học tập bằng chính sản phẩm do trẻ làm ra nên trẻ rất hứng thú học và từ đó tiếp thu bài học rất nhanh.
- Không những vậy làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo từ những vỏ hộp sữa học đường sẽ giáo dục trẻ tính tiết kiệm , yêu quý sức lao động và bảo vệ môi
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy rằng việc tận dụng những nguyên liệu từ hộp sữa học đường này rất bổ ích và có nhiều ý nghĩa sâu sắc . 
Trẻ được tham gia nhiều hoạt động làm đồ dùng đồ chơi theo ý thích của trẻ . 
Từ việc được làm đồ dùng đồ chơi từ hộp sữa học đường còn giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, yêu qúy sức lao động, ý thức bảo vệ môi trường và bước đầu làm quen với những công việc đơn giản. 
Qua việc làm đồ dùng đồ chơi trẻ hướng thù và tích cực tham gia hoạt động chung của lớp, tạo được mối quan hệ giữa cô và trẻ gần gũi, trẻ mạnh dạn linh hoạt ...trẻ đoàn kết biết giúp đỡ nhau.
2. Bài học kinh nghiệm:
Với những đồ dùng, đồ chơi tự làm như trên và tôi thấy rất có hiệu quả với bản thân. Vì vậy tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng đồ chơi vào các hoạt động một cách hợp lý.
Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.
Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa sức, đồ chơi được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
3. Kiến nghị đề xuất:
*Đối với nhà trường:
Tôi mong nhà trường hãy tạo điều kiện hơn nữa về thời gian và kinh phí để giáo viên được học hỏi thêm các lớp làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ.	
*Đối với phòng giáo dục: 
- Tôi mong phòng giáo dục tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn và mở nhiều cuộc thi về đồ dùng đồ chơi để chúng tôi được học hỏi các trường bạn. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho trẻ thông qua một số biện pháp đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho trẻ từ hộp sữa học đường . 
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học phòng giáo dục đào tạo Huyện Gia Lâm - BGH nhà trường giúp tôi có được kinh nghiệm hoàn hảo hơn trong những năm tiếp theo.
Tôi xin chân thành càm ơn !

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_do_dung_do_choi_sang.doc
Sáng Kiến Liên Quan