Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học nâng cao chất lượng yếu tố hình học cho học sinh Lớp 5

Thực trạng dạy yếu tố hình học cho học sinh lớp 5 trong mấy năm gần đây.

Qua thời gian hơn 10 năm trực tiếp giảng dạy lớp 5, và làm công tác tổ chuyên môn khối 4 - 5, bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên nhận thấy rằng:

Một số giáo viên chỉ chú trọng các mạch kiến thức: số học, đại lượng, giải toán mà ít chú trọng về dạy các yếu tố hình học nên mấy năm gần đây chất lượng về giải toán hình học của các em có khuynh hướng ngày càng đi xuống.

- Các em chỉ ghi nhớ các công thức và quy tắc một cách máy móc là học thuộc lòng nên khi vận dụng vào giải toán có yếu tố hình học các chỉ dựa vào phân tích dữ kiện dựa trên câu văn như giải toán có lời văn mà các em không liên hệ được các yếu tố trên hình vẽ.

- Kĩ năng thực hành vẽ hình và phân tích mối liên hệ dựa trên quan sát hình của các em còn hạn chế.

- Năng lực tư duy trừu tượng của các em phát triển chưa nhiều, nên trí tưởng tượng về hình học còn gặp nhiều khó khăn.

Từ kết quả trên bản thân tôi thấy kĩ năng giải toán có nội dung hình học còn thấp so với các kĩ năng việc học các mạch kiến thức khác.

 Trong dạy yếu tố hình học đa số các em đều ghi nhớ các quy tắc,công thức vã vẽ hình đều rất tốt. Tuy nhiên kĩ năng vận dụng quy tắc, công thức và phân tích, tìm ra môi quan hệ khi quan sát hình còn thấp, kéo theo kĩ năng trình bày bài của các em chưa tốt.

 Vì vậy, tôi tiến hành điều tra, phân tích thực trạng, suy ngẩm về sự tiếp nhận yếu tố hình học lớp 5 của học sinh, cách tổ chức dạy học của bản thân và rút ra được những hạn chế và nguyên nhân sau:

*Những hạn chế của giáo viên:

- Thiết kế các hoạt động học chưa hợp lý, chưa tích cực.

- Giáo viên còn nói nhiều, còn làm thay cho học sinh, giao việc cho học sinh chưa cụ thể theo từng đối tượng, thiếu quan tâm tiếp cận kịp thời cho các nhóm học sinh đặc biệt nhóm học sinh thuộc đối tượng còn hạn chế.

- Giáo viên chưa chú ý khơi gợi, tạo tình huống học tập để học sinh có hứng thú, tìm tòi, trải nghiệm, chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, còn áp đặt.

*Những hạn chế của học sinh:.

- Học sinh chưa nắm vững các yếu tố hình học, chưa xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố hình học. Các mạch kiến thức về hình học của các em được hình thành riêng lẻ theo trực quan từng hình, chưa có hệ thống trong mối quan hệ giữa hình này và hình kia.

 - Nhiều học sinh thuộc quy tắc nhưng còn hạn chế về vận dụng các quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích các hình hình học vào bài tập cụ thể.

- Việc tóm tắt đề toán còn dài dòng theo lỗi diễn đạt của giải toán có lời văn, mà hạn chế hay bỏ qua bước vẽ hình và ghi các dữ kiện đã cho lên hình và xác định yêu cầu cần tìm của bài toán.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 2652 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học nâng cao chất lượng yếu tố hình học cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiễn đời của cuộc sống như:
 +Thực hành tính diện tích (mảnh vườn, hồ ao, nhà cửa,... ).
+ “Xem biểu đồ hình quạt” như một cách để biểu diễn số liệu thống kê.
+ Bước đầu đưa vào các bài toán có nội dung thực tế, các bài toán phát triển trí tưởng tượng không gian (nhận dạng hình , vị trí trong không gian, hình khai triển như: hình hộp chữ nhật, hình lập phương,...).
 2.2.2. Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, kết hợp với phương tiện trực quan trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để hổ trợ cho việc tìm ra quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích các hình được học.
 Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 5 chủ yếu là về nhận biết các yếu tố của một số hình để qua đó mà rèn các kĩ năng tính chu vi, diện tích và thể tích. Sở dĩ, những hạn chế còn tồn tại trong dạy học hiện nay cũng xuất phát từ chỗ: nhu cầu học tập của học sinh thay đổi mà phương pháp dạy học của giáo viên thì chưa thay đổi kịp hoặc do theo quán tính, giáo viên không an tâm khi giao việc cho các em thế là cứ làm thay, cứ nói hộ. Và cứ luôn luôn như thế, chúng ta sẽ đào tạo ra thế hệ học sinh thụ động, tiếp thu kiến thức áp đặt. 
Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực mà phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh: Tổ chức cho các em được thực hành, trải nghiệm, và khám phá, tạo sự hứng thú trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Có như vậy các em mới tự mình phát hiện ra được bản chất của vấn đề theo các bước sau:
Bước 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.
Bước 2. Giúp HS bộc lộ ý tưởng ban đầu.
Bước 3. Đề xuất phương án tính diện tích hình thang.
Bước 4. Thực hành giải quyết vấn đề.
Bước 5. Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
Ví dụ: Dạy bài Diện tích hình thang ” 
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra 2 tấm bìa hình thang bằng nhau (đã chuẩn bị sẵn ở nhà) đặt lên bàn .
Giáo viên đặt vấn đề: :
Chúng ta đã học hình chữ nhật và biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Các tiết trước chúng ta học hình tam giác và biết quy tắc tính diện tích hình tam giác. Đối với hình thang chúng ta vừa mới học xong chúng cũng sẽ tính được diện tích của nó. Vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm quy tắc tính diện tích hình thang dựa trên các quy tắc, công thức tính diện tích các hình các em đã học.
 Bước 2: Yêu cầu học sinh .
 Với 2 hình thang đã chuẩn bị sẵn cùng các dụng cụ: kéo, thước, bút chì... Các em hãy vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích các hình các em đã học để xây dựng quy tắc tính diện tích hình thang .
 Bước 3: Học sinh hoạt động nhóm ( đề xuất phương án tính diện tích hình thang): 6-7 phút.
Bước 4: Các nhóm thực hành, trải nghiệm, khám phá tìm cách xây dựng quy tắc, công thức tính diện tích hình thang của nhóm mình bằng cách thực hành cắt, ghép hình sẽ tự tìm ra quy tắc và công thức tính diện tích hình thang..
Bước 5: Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm chia sẽ kết quả của nhóm mình trước lớp, để đi đến thống nhất quy tắc và công thức cần tìm. Đối với bài này, có thể xây dựng tính quy tắc hình thang dựa trên hình chữ nhật hoặc hình tam giác.
 *Cách 1: Xây dựng trên hình chữ nhật.
*Cách 2: Xây dựng trên hình tam giác.
 Với biện pháp này, tôi tin rằng học sinh sẽ hứng thú trong học tập vì được thực hành trải nghiệm. Từ đó, các em sẽ đam mê học các yếu tố hình học và kiến thức của các em sẽ vững chắc do được khám phá chiếm lĩnh mà có và cùng giúp các em phát triển năng lực một cách nhanh chống và toàn diện. 
2.2.3. Dạy chú trọng rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát hình và phân tích tìm ra mối liên hệ để giải bài toán có yếu tố hình học của học sinh.
- Từ thực trạng hiện nay, vẫn còn nhiều giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán có yếu tố hình học mà căn cứ vào dữ kiện ngôn ngữ để tìm những dữ kiện đã cho, đã biết và xác định yêu cầu cần tìm của bài toán để tóm tắt dài dòng theo lỗi diễn đạt của giải toán có lời văn, mà ít chú trọng hay bỏ qua bước vẽ hình và ghi các dữ kiện đã cho lên hình và xác định yêu cầu cần tìm của bài toán. Thì sẽ làm cho các em nhàm chán, ể oải và thụ động, không muốn học.
-Do đó, biện pháp “Dạy chú trọng rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát hình và phân tích tìm ra mối liên hệ để giải bài toán có yếu tố hình học của học sinh”. Giúp các em hứng thú trong học tập, dễ hiểu trong chiếm lĩnh kiến thức, phát huy tối đa năng lực tư duy trừu tượng của trí não. 
Ví dụ: Tính diện tích hình thang có đáy lớn 12 cm, đáy bé 8 cm, chiều cao 5 cm.
Cách 1
Nếu giáo viên dạy theo kiểu giải toán có lời văn:
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán yêu cầu gì? 
Các em vận dụng công thức tình hình tháng để tính.
 Ta thấy rằng đây là cách dạy từ ghi nhớ quy tắc, công thức để giải bài toán. Tuy bài toán được giải đúng nhưng yếu tố hình học không được khắc sâu, sẽ xảy ra trường hợp khi cho một hình vẽ có sẵn thì các em không xác định được đâu là đáy lớn, đâu là đáy bé, đâu là chiều cao, kiến thức không tồn tại bền vững và khi các em gặp dạng bài khó hơn, có nhiều kiến thức lồng ghép vào nhau thì học sinh sẽ lúng túng, mơ hồ, không tìm ra phương hướng giải.
Cách 2
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài toán.
 Dựa vào dữ kiện bài toán yêu cầu các em vẽ hình thang, xác định đâu là đáy lớn, đâu là đáy bé, đâu là chiều cao rồi ghi các dữ kiện đã cho vào hình vẽ.
 8 cm
 5 cm
 A B
 D H 12cm C 
 Xác định cái cần tìm mối quan hệ giữa cái cần tìm và cái đã cho ( vận dụng công thức để tính). 
 Với cách 2, học sinh được rèn kĩ năng vẽ hình, được rèn kĩ năng phân tích trên hình vẽ để xác định dữ kiện nào đã cho và mối quan hệ với cái cần tìm. Từ đó, vận dụng công thức để giải. Cách làm này sẽ làm cho trí não của các em phát triển năng lực tư duy, lưu giữ những hình ảnh sống động của các yếu tố hình học, các em có được mối liên hệ từ công thức với các yếu tố trên hình, nhận biết được đáy lớn, đáy bé, chiều cao ở trên hình vẽ và sẽ được khắc sâu vững chắc vào trong trí não. Đây cũng là cách để dạy cho các em kĩ năng quan sát, phân tích hình để tìm phương hướng giải các bài toán có yếu tố hình học khó hơn.
 Tôi tin răng với biện pháp này, các em sẽ hứng thú trong học toán có yếu tố hình học và chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt. 
2.2.4. Rèn kĩ năng nhận dạng và vận dụng các công thức tính toán chu vi, diện tích diện tích xung quanh, toàn phần và thể tích các hình đã học thông qua vẽ hình, tính toán. .
Đây là biện pháp cốt lõi, là xương sống trong dạy mạch kiến thức hình học. Giáo viên cần hướng dẫn các em kĩ năng như vẽ hình, từ hình vẽ các em viết các dữ kiện, phân tích và xác định được cái đã cho, cái cần tìm và mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm, mối quan hệ logic là đặc trưng riêng của yếu tố hình học. Từ đó các em nắm được cách giải và các bước giải
 Ví dụ: Hình tam giác .
 Tổ chức HS vẽ hình tam giác rồi từ tam giác ấy sẽ vẽ chiều cao của nó. Các bước như sau :
 Bước 1 : Yêu cầu mỗi em một hình tam giác .
 Thực tế cho thấy sẽ có nhiều dạng tam giác được vẽ khác nhau, có em vẽ thẳng có em vẽ xiên. Chung quy lại là có 3 dạng cơ bản :
 - Tam giác vuông .
 - Tam giác có cả 3 góc đều nhọn .
 - Tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn .
Từ các tam giác mà học sinh đã vẽ để hướng dẫn các em vẽ chiều cao cho thích hợp 
 Bước 2 : Yêu cầu học sinh vẽ chiều cao cho tam giác.
 - Đối với tam giác vuông :
 - Cách 1 : Có thể lấy một cạnh góc vuông làm đáy còn cạnh góc vuông kia sẽ là chiều cao 
 - Cách 2 : Lấy cạnh còn lại làm đáy sau đó hạ từ đỉnh góc vuông xuống cạnh đáy mới sao cho vuông góc cạnh đáy, đó là chiều cao .
 C C C 
 Chiều cao đáy
 đáy Chiều cao 
 A đáy B A ch.cao B A B 
 - Đối với tam giác có 3 góc đều nhọn .
 - Từ 3 đỉnh hạ xuống cạnh đáy sao cho vuông góc với cạnh đáy .
 Như vậy sẽ có 3 tam giác với 3 đường cao khác nhau .
 C C C
	 H H
 A H B A B A B
 Đối với tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn .
 - Cách 1: Lấy cạnh đối diện với góc nhọn làm đáy .
 - Ta kéo dài cạnh đáy về phía góc nhọn .
 - Từ đỉnh của góc nhọn hạ một đường thẳng vuông góc với đoạn ta vừa kéo dài ra. Như vậy, đường thẳng hạ từ đỉnh góc nhọn xuống vuông góc với đoạn kéo dài ra từ đáy chính là chiều cao.
 - Cách 2 :Lấy cạnh đối diện với góc tù làm đáy. 
 - Từ góc tù ta hạ một đường thẳng vuông góc với cạnh đáy, đường thẳng đó chính là chiều cao của tam giác .
 C C C
 H
 đáy đáy
 ch.cao 
 A đáy B A ch.cao B A B 
 H 
Với bài tập trên, đã luyện cho các em kĩ năng vẽ hình, từ kĩ năng vẽ hình đó 
các em nhận ra được rằng một vấn đề rất quan trọng, không thể thiếu và trong vẽ hình có thể có nhiều tình huống để xử lí. 
 2.2.5. Dạy kiến thức mới nên lồng vào việc củng cố một số đối tượng hình học đã học ở lớp dưới nhằm làm nổi bật được tính hệ thống của chương trình hình học đồng thời tích hợp các mạch kiến thức khác như : Số học, giải toán, đại lượng cùng các môn học khác để thấy rõ yếu tố hình học không hoàn toàn độc lập.
 Trong môn toán và trong hầu hết các môn học ở tiểu học đều có chương trình được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi các em. Chúng ta chú ý đến vấn đề này, khơi gợi lại cho các em sự liên thông kiến thức, hoặc có thể mở ra cho các em một cánh cửa để cho các em say mê học tập bằng câu dẫn “lên lớp trên chúng ta sẽ được học”. Song song với cấu trúc đồng tâm, đó là sự tích hợp với các mạch kiến thức khác trong toán học và sự tích hợp với các môn học khác trong chương trình. 
 Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m và chiều rộng 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà.
 ( Bài 3 trang 77 SGK toán 5)
Phần đất làm nhà
 15 m
 18m
 Các em dễ dành nhìn thấy đây là bài toán được lồng ghép giữa hai mạch kiến thức có yếu tố học và tỉ số phần trăm.
 Với bài này bước 1 các em phải dùng kiến thức về tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích mảnh đất. Bước 2 các em phải dùng kiến thức về tỉ số phần trăm để tìm diện tích phần đất làm nhà.
 Đây là biện pháp giúp cho các em nhận biết được dạng yếu tố hình học không phải lúc nào cũng độc lập mà nó được lồng ghép với các mạch kiến thức khác như: số học, đại lượng, giải toán,... Từ đó các em sẽ hứng thú hơn khi khám phá bài toán trong việc lồng ghép các mạch kiến thức của yếu tố hình học và các mạch kiến thức khác trong học môn toán. 
 2.2.6. Thiết kế bổ sung bài tập mới cho các đối tượng học sinh khác nhau (Hoàn thành tốt; hoàn thành; còn hạn chế) nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo điều kiện nâng dần kiến thức cho học sinh cho học sinh năng khiếu.
Đối với học sinh tiểu học việc nắm vững kiến thức có yếu tố hình học là hết sức cần thiết do đó ôn tập, luyện tập là hết sức quan trọng bởi có ôn tập, luyện tập thì học sinh nắm được kiến thức. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là dạy theo đối tượng học sinh, ta thấy có nhiều bài toán hình học rất hay và mỗi bài toán có mỗi cách giải khác nhau. Trong các tiết ôn tập, luyện tập là điều kiện để giáo viên vừa khắc sâu kiến thức vừa học cho học sinh đồng thời phát hiện ra được những học sinh tiếp thu chậm để giúp đỡ, vừa có dịp để phát triển nâng cao kiến thức cho những học sinh khá giỏi các em có thể tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán.
2.2.7. Thiết kế ma trận đề, đề kiểm tra:
 Có nhiều hình thức ra đề kiểm tra như cho học sinh trực tiếp vẽ hình, đếm hình, chọn phương án đúng, sai, bằng hình thức trắc nghiệm, trắc nghiệm có giải thích cách làm, hoặc giải bài bằng tự luận. Cấu trúc nội dung hình học phải đảm bảo 4 mức độ theo TT 22.
-Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học.
-Mức 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân.
-Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
-Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
 Biện pháp “Thiết kế ma trận đề, đề kiểm tra”. Giúp cho giáo viên kiểm soát được kết quả học tập của học sinh. Giúp giáo viên phân loại được đối tượng học sinh theo các mức độ: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; còn hạn chế. Từ đó giáo viên sẽ có biện pháp bổ trợ kiến thức cho nhóm học sinh còn hạn chế, và hoàn thành ở mức độ chưa vững chắc, khích lệ tinh thần học tập của tất cả các em.
 Với biện pháp này, bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả: Các em học sinh còn hạn chế đã tiến bộ rõ rệt. Các em học sinh có năng khiếu không ngừng phát triển năng lực tự học, tự khám phá.
MA TRẬN ĐỀ
Kiến thức
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
 Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Yếu tố hình học
Số câu
3
3
2
1
2
1
2
1
9
6
Số điểm
1,5
1,5
1,0
1,5
1,0
1,5
1,0
1,0
4,5
5,5
 2.2.8. Những kết quả đạt được năm học 2019 – 2020 của lớp 5 mà tôi giảng dạy:
 Trong năm học này, tôi đã sử dụng các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng yếu tố hình học cho học sinh lớp 5 và đạt được kết quả khả quan như bảng thống kê sau:
 Bảng số liệu về giải toán không điển hình của học sinh lớp 5 mà tôi chủ nhiệm, cuối năm học 2019-2020:
Các kĩ năng
Đầu năm
2019 -2020
Giữa HK
2019 -2020
Cuối kì 1
2019 -2020
Dự kiến
cuối năm
2019 - 2020
C
H
T
C
H
T
C
H
T
C
H
T
Kĩ năng ghi nhớ quy tắc, công thức.
8%
57%
35%
5%
58%
37%
2%
58%
40%
0%
58%
42%
Kĩ năng vận dụng quy tắc, công thức.
20%
45%
35%
15%
50%
35%
10%
50%
40%
0%
50%
50%
Kĩ năng vẽ hình
15%
45%
40%
10%
45%
45%
5%
50%
45%
0%
50%
50%
Kĩ năng quan sát, phân tích mối quan hệ
20%
50%
30%
10%
55%
35%
5%
55%
40%
0%
55%
45%
Kĩ năng trình bày bài giải
20%
45%
35%
15%
47%
38%
8%
50%
42%
0%
53%
47%
* Đánh giá kết quả đạt được:
 Từ các bảng thống kê cho thấy: Chất lượng các kĩ năng về tiếp thu các yếu tố hình học của lớp 5 tôi giảng dạy, có kết quả kiểm tra qua từng giai đoạn có sự chuyển biến rõ nét, tăng so với đầu năm. Mặc dù năm học 2019 – 2020 trong tình hình cả nước phòng chống đại dịch vi rút corona. Việc phòng chống dịch bệnh đã làm cho quá trình học tập của các em đã bị gián đoạn, đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sự tinh giảm chương trình cũng gây ra rất nhiều trở ngại cho việc dạy và học của thầy trò chúng tôi nói riêng và cả nước nói chung. Nhưng với lòng đam mê nghề nghiệp bằng tất cả trái tim, với những biện pháp tôi đã thực hiện như đã trình bày ở trên. Tôi tin tưởng rằng kết quả dự kiến cuối năm, số học sinh đạt mức chưa hoàn thành không có em nào, chiếm tỉ lệ 0%. 
 Kết quả trên cho thấy số học sinh đạt mức chưa hoàn thành đã không còn, tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành được giảm xuống và tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt được nâng lên đáng kể.
 Kết quả đạt được cho thấy các biện pháp nêu trên bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy các yếu tố hình học cho học sinh lớp 5 nói riêng vàmôn Toán nói chung.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức có yếu tố hình học cho học sinh ở trường tiểu học là tiền đề để các em học tập tốt môn hình học ở các cấp học sau này. Vì vậy, quan tâm đúng mức về việc rèn các kĩ năng chiếm lĩnh mạch kiến thức có các yếu tố hình học cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải làm tốt các việc sau: 
- Một là: Giáo viên nghiên cứu nắm chắc hệ thống kiến thức, nội dung toán có yếu tố hình học trong chương trình toán lớp 5 để giúp các em học tốt các yếu tố hình học.
- Hai là: Chú trọng các phương pháp dạy học tích cực một cách linh hoạt như: Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, kết hợp với phương tiện trực quan trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để hổ trợ cho việc tìm ra quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích các hình được học.
- Ba là: Dạy chú trọng rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát hình và phân tích tìm ra mối liên hệ để giải bài toán có yếu tố hình học của học sinh.
- Bốn là: Rèn kĩ năng nhận dạng và vận dụng các công thức tính toán chu vi, diện tích diện tích xung quanh, toàn phần và thể tích các hình đã học thông qua vẽ hình, tính toán. .
 - Năm là: Dạy kiến thức mới nên lồng vào việc củng cố một số đối tượng hình học đã học ở lớp dưới nhằm làm nổi bật được tính hệ thống của chương trình hình học đồng thời tích hợp các mạch kiến thức khác như : Số học, giải toán, đại lượng cùng các môn học khác để thấy rõ yếu tố hình học không hoàn toàn độc lập.
 - Sáu là: Thiết kế bổ sung bài tập mới cho các đối tượng học sinh khác nhau (Hoàn thành tốt; hoàn thành; còn hạn chế) nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo điều kiện nâng dần kiến thức cho học sinh cho học sinh năng khiếu. Thường xuyên kiểm tra, chấm chữa, đánh giá sự tiến bộ của học sinh (nhất là học sinh chưa hoàn thành) để kịp thời có biện pháp điều chỉnh thích hợp, từ đó tiếp tục phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ trong thời gian tiếp theo.
 - Bảy là: Thiết kế ma trận đề, đề kiểm tra: Giáo viên biết thiết kế ma trận đề, đề kiểm tra để kiểm soát được kết quả học tập của học sinh. Từ đó, giáo viên phân loại được đối tượng học sinh theo 4 mức độ như hướng dẫn của thông tư 22 để có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh không ngừng tiến bộ về kiến thức, năng lực, phẩm chất.
- Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn học sinh về nhà chia sẽ những kiến thức đã học với người thân và mọi người xung quanh để giúp học sinh luyện tập củng cố kĩ năng đã học ở trên lớp.
 Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện các biện pháp trên, nên kĩ năng giải toán có yếu tố hình học của học sinh bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong học tập môn Toán của lớp tôi nói riêng và ở trường tôi nói chung. Công tác rèn kĩ năng giải toán có yếu tố hình học cho học sinh tiểu học là một công việc đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải kiên trì, mềm mỏng và phải thật sự hiểu trẻ, có tâm huyết với nghề, có tình yêu thương trẻ thì sẽ thành công. 
3.2. Đề xuất
Để việc nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 5 có hiệu quả, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 
3.2.1. Đối với giáo viên.
	-Cần dành nhiều thời gian nghiên cứu bài học, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú cho học sinh học, tạo cho các em năng lực mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp – hợp tác với thầy cô, bạn bè khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo mọi điều kiện giúp các em phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy. 
	-Tạo hứng thú cho học sinh tham gia trao đổi kiến thức học tập, khuyến khích sự tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. 
 - Giáo viên phải thật sự đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với tình hình hiện nay, không ngại khó, không ngại khổ.
 - Giáo viên phải thực sự tận tụy với công việc và hết lòng thương yêu học sinh.
3.2.2. Đối với nhà trường. 
	- Cần tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo từng kĩ năng để trao đổi, rút kinh nghiệm (trong tổ, trong trường hoặc cụm liên trường)
 - Cần linh hoạt tăng thời gian cho giáo viên dạy môn Toán. 
 -Tiếp tục chú trọng hơn công tác giáo dục kĩ năng, năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua dạy học môn Toán. 
	 -Nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy. 
	 -Phối hợp giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục học sinh. 
3.2.3. Đối với gia đình.
	-Cần dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của con em. 
	-Cần phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giúp đỡ học sinh.
 - Đặc biệt nên dành thời gian trò chuyện, chia sẽ cùng các em về những kiến thức học tập sau mỗi ngày đến trường.
Trên đây là “Một số biện pháp dạy học nâng cao chất lượng yếu tố hình học cho học sinh lớp 5” mà bản thân tôi đã và đang thực hiện trong quá trình dạy môn taosn lớp 5 tại trường Tiểu học nơi tôi công tác. Những kết quả đạt được của sáng kiến mới chỉ là bước đầu. Bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi ứng dụng của sáng kiến. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này.
 Xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_nang_cao_chat.doc
Sáng Kiến Liên Quan