Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi

Phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Thông qua học trẻ được khám phá thế giới riêng của mình, khám phá môi trường xung quanh trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mình, không những phát triển nhận thức mà trẻ còn được rèn luyện óc quan sát, thị giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng. Khám phá môi trường xung quanh nhằm cũng cố hệ thống hóa kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ. Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các tiết học và trực tiếp khám phá chúng. Biết được tên, đặc điểm mùi vị, công dụng các đối tượng mà trẻ khám phá, hơn thế môn học còn giáo dục lễ giáo, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ.

Năm học 2018 - 2019 tôi được ban giám hiệu phân công vào lớp mẫu giáo

3 - 4 tuổi, trẻ đa số mới vào học nhận thức còn hạn chế, vốn hiểu biết còn sơ đẳng, hơn nữa là các cháu nhút nhát, lạ lẫm các kỹ năng quan sát, ghi nhớ còn hạn chế. Trong các hoạt động cho trẻ làm quen, tìm hiểu với môi trường xung quanh tôi đã sử dụng nhiều biện pháp như sử dụng những hình ảnh trên powew point, cho trẻ quan sát một đoạn video, tranh ảnh, đồ dùng.nhưng hiệu quả trên trẻ chưa cao, nhiều trẻ còn lúng túng, khả năng ghi nhớ còn nhiều hạn chế. Qua quan sát tôi nhận thấy được rằng khi cho trẻ khám phá bằng những vật liệu, vật thật vốn có trong tự nhiên đã giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2850 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Thông qua học trẻ được khám phá thế giới riêng của mình, khám phá môi trường xung quanh trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mình, không những phát triển nhận thức mà trẻ còn được rèn luyện óc quan sát, thị giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng. Khám phá môi trường xung quanh nhằm cũng cố hệ thống hóa kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ. Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các tiết học và trực tiếp khám phá chúng. Biết được tên, đặc điểm mùi vị, công dụng các đối tượng mà trẻ khám phá, hơn thế môn học còn giáo dục lễ giáo, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ.
Năm học 2018 - 2019 tôi được ban giám hiệu phân công vào lớp mẫu giáo 
3 - 4 tuổi, trẻ đa số mới vào học nhận thức còn hạn chế, vốn hiểu biết còn sơ đẳng, hơn nữa là các cháu nhút nhát, lạ lẫm các kỹ năng quan sát, ghi nhớ còn hạn chế. Trong các hoạt động cho trẻ làm quen, tìm hiểu với môi trường xung quanh tôi đã sử dụng nhiều biện pháp như sử dụng những hình ảnh trên powew point, cho trẻ quan sát một đoạn video, tranh ảnh, đồ dùng...nhưng hiệu quả trên trẻ chưa cao, nhiều trẻ còn lúng túng, khả năng ghi nhớ còn nhiều hạn chế. Qua quan sát tôi nhận thấy được rằng khi cho trẻ khám phá bằng những vật liệu, vật thật vốn có trong tự nhiên đã giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Với thực trạng như vậy, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
 nhằm tìm ra phương pháp lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, chính xác nhất, xin trình bày để góp phần đóng góp kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong công cuộc đổi mới đất nước.
2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 	Đề tài “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”.
được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, phán đoán, suy luận...về thế giới vô cùng phong phú xung quanh trẻ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp, ứng dụng vào nhiều hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý, được hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài. 
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Đất nước ta đang trên đường đồi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, chúng ta cần chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này thế hệ nhà giáo nói chung và những giáo viên mầm non nói riêng cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Để thực hiện nhiệm vụ trên, mỗi một cán bộ, giáo viên mầm non cân phải tự vươn lên, học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để áp dụng trong quá trình công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 Qua những hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, tôi thường sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình minh họa, các hình ảnh được trình chiếu trên power point nhưng hiệu quả, chất lượng các hoạt động vẫn chưa cao, trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia, chưa nắm chắc các kiến thức, kỷ năng nội dung về hoạt động theo mục tiêu đề ra. Đa số trẻ còn mơ hồ về kiến thức, vì trẻ chỉ được nhìn bằng mắt, không được sờ, nếm, ngửi để cảm nhận thực tế nên kết quả chưa cao 
 Cụ thể, qua theo dõi các hoạt đông làm quen môi trường xung quanh đầu năm cho thấy kết quả như sau:
Nội dung
Tỉ lệ
Trẻ hứng thú khám phá
50%
Trẻ nắm được kiến thức, kĩ năng
30%
Trẻ nhận thức chậm
35%
Không nhớ đặc điểm
35%
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng để tìm ra các biện pháp nhằm đưa chất lượng của các hoạt động cho trẻ làm quen môi trường xung quanh đạt kết quả cao hơn. Trong đó tôi nhận thấy việc “Cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn” có rất nhiều khách quan. Nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau :
2.1.1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tương đối đầy đủ. Không gian trường, lớp rộng rãi, Trường có nhiều cây xanh và cây ăn quả,nên thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiêm, khám phá.
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như đồng nghiệp luôn tạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh
- Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, luôn năng cao vai trò tự học tập, nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, chịu khó học hỏi, sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin. Bản thân tự trang bị cho mình phương tiện dạy học tốt: Máy tính xách tay
- Địa phương có nhiều đồ dùng và học liệu sẵn có, giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học tốt hơn
-Trường thuộc vùng nông thôn, nên có rất nhiều khu trồng trọt và chăn nuôi nên thuận tiện trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.
2.1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó tôi gặp một số khoa khăn như sau :
* Về cơ sở vật chất:
- Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
- Trường vùng nông thôn,xa trung tâm và chợ, nên khó khăn trong việc tìm kiếm một số nguyên vật liệu để dạy cho trẻ.
- Đa số trẻ chưa có nề nếp học tập vì chưa qua học các nhóm trẻ nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh.
 	2.2. Các biện pháp thực hiện :
Từ tình hình thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các phương pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn bằng nhiều hình thức:
2.2.1. Hình thức dạy trẻ trên tiết học :
 Bản thân sự vật, hiện tượng xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ có mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều khiển của giáo viên thì hứng thú và tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên .Việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung động trước cái đẹp xung quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng.
Vì vậy trong quá trình cho trẻ khám phá thế giới xung quanh trong tiết học, tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi
- Trong tiết học tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vật thật bằng cách nhìn, sờ, nếmvà cảm nhận, qua đó trẻ trải nghiệm bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi nhớ một cách có chủ định.
Ví dụ : Cho trẻ làm quen một số loại quả.
1. Mục tiêu :
Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, mùi vị, màu sắc và lợi ích của một số loại quả.
Trẻ tham gia hoạt động và tham gia trò chơi một cách hứng thú. 
Trẻ biết ơn những người trồng cây.
2. Chuẩn bị : 
Một số loại quả thật, vườn cây ăn quả, 3 gian hàng gồm nhiều loại quả, 3 cái đĩa.
3. Tiến hành :
3.1. Ổn định tổ chức gây hứng thú : 
Cho trẻ đến tham quan vườn cây ăn quả của bác An
Hỏi trẻ trong vườn có những loại quả gì?
Bác An tặng cho các con một giỏ quà. Các con cùng lên xe về lớp học của mình để cùng nhau khám phá món quà của bác An nha!
3.2. Truyền thụ kiến thức :
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm, cho trẻ trực tiếp, sờ tay vào các loại quả trong giỏ, sau đó cô đi đến từng nhóm để hỏi trẻ về màu sắc, hình dạng, đặc điểm cấu tạo của các loại quả (cho trẻ từng nhóm nêu lên cảm nhận và ý kiến của mình về các loại quả trong giỏ của đội mình)
- Cho trẻ về chổ ngồi và cô lần lượt đưa ra từng loại quả cho cả lớp quan sát phát âm tên quả đó.
Ví dụ: Đây là quả gì, nó có màu gì, quả có dạng gì, da nó như thế nào?( Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
 Cô nêu kết luận chung của quả đó.
* Giáo dục trẻ về lợi ích của các loại quả và thói quen vệ sinh.
3.3. Trò chơi củng cố :
* Trò chơi 1 “Bé đi siêu thị”:
- Cô chuẩn bị 3 gian hàng. 
Cách chơi: Cô chia trẻ ra thành 3 đội.
- Cô hướng dẫn cách chơi : Phía trước cô có 3 gian hàng với rất nhiều loại quả, nhiệm vụ của đội mỗi đội xách giỏ đi lên phía trước siêu thị để mua quả về cho đội của mình, mỗi lần đi gồm một bạn, một bạn chỉ phép mua được 1 quả, khi bạn đầu hàng đi về thì bạn tiếp theo lên. Trò chơi diễn ra trong vòng một bản nhạc đội nào mua nhiều và đúng loại quả cô yêu cầu thì đội đó chiến thắng.
Ví dụ: Đội 1 quả cam
 Đội 2 quả xoài
 Đội 3 quả Chuối
 - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. ( Lần 1 cô nêu tên quả, lần 2 cô nói lên đặc điểm màu sắc của quả).
Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ
* Trò chơi 2 : Xếp mâm quả.
 - Cô chia trẻ ra 3 đội: Yêu cầu mỗi đội xếp một loại quả vào đĩa. Trong vòng một bản nhạc đội nào xếp nhanh và đẹp thì đội đó chiến thắng.
VD: Đội 1 xếp đĩa quả cam
 Đội 2 xếp quả chuối
 Đội 3 Xếp quả xoài
Các con đã lao động mệt mỏi nên bạn thỏ nâu đã chuẩn bị các loại quả trong vườn cây của bạn cho các con cùng thưởng thức đấy. Các con cùng nhau nếm xem mùi vị của các loại quả đó như thế nào nha!
 - Cô cho trẻ nếm phân biệt được vị chua, ngọt của quả cam, chuối.
* Củng cố : Vậy hôm nay các con được khám phá món quà gì của bạn thỏ nâu?
Nhận xét - tuyên dương
Sau khi sử dụng đưa các vật thật trong giờ học đã mang lại cho tôi hiệu quả tích cực, 100% trẻ đã tham gia trải nghiệm một cách hứng thú và tích cực, 90 – 95 % trẻ học đạt yêu cầu.
2.2.2. Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất cả các hình thức, ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể :
* Hoạt động ngoài trời: 
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm. Qua các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú thêm về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả.
VD: Khi trẻ tham quan và quan sát vườn rau của các cô nhân viên dinh dưỡng trẻ được trực tiếp nhìn thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm của một số loại rau có ở trong vườn rau của các cô trong trường, vai trò của các loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường, ở nhà của trẻ, trẻ được giáo dục vệ sinh trong ăn uống.
* Trong giờ ăn:
Giờ ăn là thời điểm trẻ không chỉ được củng cố kiến thức của môn học cho trẻ LQVMTXQ mà còn được học nhiều môn khác như: Âm nhạc, văn học, toán...
Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được một một số chất dinh dưỡng, giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống.
2.2.3. Kết hợp với phụ huynh
 Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động họp phụ huynh để trao đổi về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh.
 Lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề. Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sắn có ở địa phương như: Hoa, quả, rau, tôm, cua, cá......
Trao đổi với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ tiếp xúc khám về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình.
2. 3. Những kết quả đạt được :
Với sự say mê nghề nghiệp, ham học hỏi, tìm tòi các phương pháp dạy để trẻ học tốt khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn. Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy việc tiếp thu của trẻ có nhiều tiến bộ, trẻ mạnh dạn ,tự tin, thích học, thích khám phá hơn. Trẻ say mê, hứng thú tham gia học tốt, cách suy đoán diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Qua đợt khảo sát vừa rồi đã đạt được kết quả như sau : 
Nội dung điều tra
Khảo sát đầu năm
Khảo sát học kì I
Dự kiến cuối năm
Trẻ hứng thú
50%
95%
100%
Trẻ nhận thức rõ đặc điểm
30%
90%
95%
Trẻ nhận thức chậm
35%
7%
5%
Trẻ không ghi nhớ đặc điểm
35%
3%
0%
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :
Với những kết quả thực tế đã đạt được ở trên, việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài SKKN trên đã cho thấy việc sử dụng đồ dùng là vật thật trong tiết học thông qua những hoạt động thực tiễn khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh đã đem lại những hiệu quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và kỷ năng, và ngôn ngữ cho trẻ. 
Những biện pháp, giải pháp trên đã đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên, những kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng và hơn thế còn giúp trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định, phát triển thẩm mĩ và cả nhân cách cho trẻ.
Với những kết quả đạt được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi hướng dẫn cho trẻ “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
Từ những giải pháp trên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Cần nghiên cứu tài liệu để nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này.
- Sưu tầm những đồ dùng đồ chơi có chất lượng về cả hình thức lẫn nội dung.
- Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp trên lớp của mình.
- Thường xuyên cho trẻ khám phá đối tượng ở mọi lúc mọi nơi nếu có điều kiện. Cho trẻ trải nghiệm thông qua những hoạt động thực tiễn cụ thể
- Gần gũi hơn với trẻ để giúp trẻ khám phá sự vật hiện tượng một cách chính xác và hiệu quả.
- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để khám phá với môi trường xung quanh có hiệu quả cao nhât.
 3.2. Một số đề xuất 
Đối với lãnh đạo địa phương: Tôi muốn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường tham mưu với ban lãnh đạo địa phương hỗ trợ nguồn kinh phí giúp nhà trường cung cấp thêm đồ chơi ngoài trời khuôn viên sạch sẽ, mát mẽ, đảm bảo để cho trẻ có không gian trải nghiệm sạch sẽ và an toàn.
Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cố gắng cung cấp cho giáo viên những đồ dùng, giáo cụ trực quan cần thiết để phục vụ cho cô và trẻ trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non, cung cấp thêm trang thiết bị, tài liệu về cách nghiên cứu các đồ dùng, đồ chơi là vật thật đẻ sử dụng vào tiết học có hiệu quả cao.
 Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã viết nên các tài liệu trên để tôi tham khảo. Các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi cùng tham gia nghiên cứu khoa học, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng chị em đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành sáng kiến này. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra trong quá trình “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”
mong được sự đóng góp của các đồng chí để bản sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn và được áp dụng có hiệu quả vào thực tế.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docMột số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực t.doc
Sáng Kiến Liên Quan