Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ Mầm non

Ở các trường mầm non, không chỉ có đội ngũ giáo viên mới quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mà đội ngũ nhân viên cấp dưỡng cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Thực tế ở các trường mầm non, từ khi tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường cho đến nay, hầu hết các trường mầm non trong huyện nói chung và ở trường mầm non Thiện Kế nói riêng đều chưa được biên chế đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, mà 100% đội ngũ nhân viên cấp dưỡng của các trường đều là những hợp đồng ngắn hạn, tiền công chi trả cho nhân viên cấp dưỡng hoàn toàn do phụ huynh đóng góp, kinh phí rất hạn hẹp, không có chế độ ưu đãi, vì vậy khi thuê hợp đồng cấp dưỡng khó có thể thuê đủ số lượng nhân viên theo quy định và cũng không thuê được những người có bằng cấp chuyên môn, mà số lượng rất hạn chế và chỉ thuê được những người đã đứng tuổi, làm nghề tự do hoặc làm ruộng, không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ cấp dưỡng, nên khi hợp đồng vào trường để nấu ăn cho trẻ họ còn rất bỡ ngỡ, các bà quen với cách nấu ăn truyền thống phục vụ gia đình, chưa quen với cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non

Thực tế, năm học 2018 - 2019 trường Mầm Non Thiện Kế đã thuê 3 hợp đồng cấp dưỡng (1 người hợp đồng từ năm học 2016 - 2017, còn 2 người là hợp đồng mới năm học 2018 - 2019). Trước khi vào hợp đồng nấu ăn cho trẻ họ đều là những người làm nghề tự do và làm ruộng, khi mới vào làm hợp đồng họ còn rất bỡ ngỡ chưa quen với công việc, chế biến các món ăn cho trẻ còn rất lúng túng, chất lượng các món ăn chưa cao, trẻ chưa hứng thú với các món ăn .

Xuất phát từ những khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ và tìm các giải pháp giúp cho nhân viên cấp dưỡng có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để nấu ăn phục vụ trẻ, biết cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ mầm non, nhằm nâng cao chất lượng món ăn, để các cháu được ăn ngon miệng, ăn hết xuất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã được đầu tư và chuẩn hóa.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: 
Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng của nhà trường ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong chế biến món ăn cho trẻ.
Trẻ thích được ăn bán trú ở trường, tỷ lệ trẻ tăng cân cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh khi cho con ăn bán trú tại trường.
Trang thiết bị nhà nhà bếp được chuẩn hóa, đảm bảo an toàn cho công tác bán trú, tạo được uy tín của với phụ huynh học sinh, từ đó phụ huynh học sinh tin tưởng và gửi con bán trú ngày một đông.
+ Mang lại lợi ích xã hội: 
Qua một thời gian rất ngắn, tuy mới hợp đồng nhưng cả 3 nhân viên cấp dưỡng của chúng tôi đã làm việc rất hiệu quả, cụ thể:
Cả 3 nhân viên đều nắm được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, có kỹ năng chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo thơm ngon, đẹp mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Tỷ lệ trẻ tăng cân đạt 96%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm 0,5% so với đầu năm học.
Qua đợt kiểm tra của trung tâm y tế huyện Bình Xuyên bếp ăn của nhà trường được đánh giá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Nhân viên cấp dưỡng luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp từ khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm đến chia ăn. Bếp ăn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
100% các cô nuôi được khám sức khoẻ định kỳ, được tập huấn các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cả 3 nhân viên cấp dưỡng đã làm việc rất nhịp nhàng, ăn ý. Ai được phân công phụ trách mảng nào thì đã làm rất tốt công việc của mảng đó, biết hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không;
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Về cơ sở vật chất - trang thiết bị: Có đủ cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ.
Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên: Có năng lực quản lý, thực hiện nhiệm vụ được giao. Yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non.
Học sinh: Trẻ được ăn bán trú tại trường. 
Phụ huynh học sinh: Phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng đại trà trong các trường mầm non và có thể áp dụng trong chế biến món ăn cho trẻ tại gia đình.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Thiện Kế, ngày 28 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
Nguyễn Thị Thúy Nga
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON THIỆN KẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:
Thiện Kế, ngày 28 tháng 01 năm 2019
BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
	Trường Mầm Non Thiện Kế nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của Ông (bà) Nguyễn Thị Thúy Nga.
- Ngày tháng năm sinh: 18/9/1977; Giới tính: Nữ;
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiện Kế;
- Chức danh: Phó hiệu trưởng;
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm (chuyên ngành Mầm Non); 
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Nga;
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ mầm non;
	- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực quản lý.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. 
- Tôi tên là: Ngô Thị Minh Hương;
- Chức vụ: Hiệu trưởng;
Thay mặt trường Mầm Non Thiện Kế nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: Giải pháp quản lý;
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Có. Vì.
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
Mang lại lợi ích xã hội: Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào: Có khả năng áp dụng trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường Mầm non.
3. Kiến nghị đề xuất:
- Thay mặt nhà trường tôi đồng ý công nhận sáng kiến của đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga.
- Trường Mầm Non Thiện Kế Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến của đồng chí Nguyễn Thị Thúy Nga.
Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƯỞNG
Ngô Thị Minh Hương
Mã số
 - Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ mầm non
 - Lĩnh vực áp dụng: Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
 - Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy Nga
 - Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiện Kế
Tháng 01 năm 2019
Họ tên, chữ ký người chấm điểm
Điểm
Mã số
Người số 1:.
Người số 2:.
Tên sáng kiến 
“Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ mầm non”.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: 
Ở các trường mầm non, không chỉ có đội ngũ giáo viên mới quyết định chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mà đội ngũ nhân viên cấp dưỡng cũng giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Thực tế ở các trường mầm non, từ khi tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường cho đến nay, hầu hết các trường mầm non trong huyện nói chung và ở trường mầm non tôi đang công tác nói riêng đều chưa được biên chế đội ngũ nhân viên cấp dưỡng, mà 100% đội ngũ nhân viên cấp dưỡng của các trường đều là những hợp đồng ngắn hạn, tiền công chi trả cho nhân viên cấp dưỡng hoàn toàn do phụ huynh đóng góp, kinh phí rất hạn hẹp, không có chế độ ưu đãi, vì vậy khi thuê hợp đồng cấp dưỡng khó có thể thuê đủ số lượng nhân viên theo quy định và cũng không thuê được những người có bằng cấp chuyên môn, mà số lượng rất hạn chế và chỉ thuê được những người đã đứng tuổi, làm nghề tự do hoặc làm ruộng, không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ cấp dưỡng, nên khi hợp đồng vào trường để nấu ăn cho trẻ họ còn rất bỡ ngỡ, các bà quen với cách nấu ăn truyền thống phục vụ gia đình, chưa quen với cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non 
Thực tế, năm học 2018 - 2019 ở trường tôi đang công tác đã thuê 3 hợp đồng cấp dưỡng (1 người hợp đồng từ năm học 2016 - 2017, còn 2 người là hợp đồng mới năm học 2018 - 2019). Trước khi vào hợp đồng nấu ăn cho trẻ họ đều là những người làm nghề tự do và làm ruộng, khi mới vào làm hợp đồng họ còn rất bỡ ngỡ chưa quen với công việc, chế biến các món ăn cho trẻ còn rất lúng túng, chất lượng các món ăn chưa cao, trẻ chưa hứng thú với các món ăn ... 
Xuất phát từ những khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ và tìm các giải pháp giúp cho nhân viên cấp dưỡng có một số kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để nấu ăn phục vụ trẻ, biết cách chế biến các món ăn phù hợp với trẻ mầm non, nhằm nâng cao chất lượng món ăn, để các cháu được ăn ngon miệng, ăn hết xuất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Giải pháp 1. Lựa chọn đối tượng hợp đồng.
Yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng hiệu quả công việc, vì vậy để lựa chọn được đối tượng hợp đồng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc thì tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng và phối hợp với hội cha mẹ học sinh để lựa chọn những người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn hoạt bát, sạch sẽ, cẩn thận, thật thà 
Chúng tôi yêu cầu thời gian thử việc là 1 tháng, nếu sau 1 tháng mà làm đáp ứng được yêu cầu của công việc thì chúng tôi mới chính thức ký hợp đồng. 
Giải pháp 2. Phân công, bố trí công việc.
Vì các nhân viên cấp dưỡng có kinh nghiệm làm việc không đồng đều nên khi phân công công việc tôi đã phải tìm hiểu khả năng của từng người để phân công công việc cụ thể phù hợp với từng người. Tôi xây dựng bảng phân công công việc cụ thể đặt tại nhà bếp để nhân tất cả mọi người tiện theo dõi và nhân viên làm căn cứ thực hiện. 
Đối với nhân viên hợp đồng cũ, là người đã có kinh nghiệm nấu ăn tốt hơn thì tôi phân công phụ trách chính, là người kiểm tra tiếp nhận thực phẩm đầu vào, chuyên chế biến và nấu các món ăn mặn, bao quát chỉ đạo công việc chung của bếp.
Đối với hợp đồng mới, do chưa thạo việc, tôi phân công nhiệm vụ chính là sơ chế thực phẩm, thu dọn vệ sinh các thiết bị máy móc sau khi sơ chế, chia bát thìa và chuẩn bị các dụng cụ chia ăn, phụ việc cho bếp chính để có thời gian học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau 
Giải pháp 3. Bồi dưỡngcho nhân viên kiến thức và kỹ năng để nâng cao chất lượng món ăn.
Vì hầu hết là nhân viên mới hợp đồng, kinh nghiệm chế biến các món ăn cho trẻ mầm non còn hạn chế, đôi khi làm việc chưa bài bản, nên khi hợp đồng vào trường chúng tôi đã tổ chức bồi dưỡng một số kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết để nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ:
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng có thói quen giữ vệ sinh trong công việc: Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ đối với nhân viên cấp dưỡng là một yêu cầu tất yếu của một cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, chất lượng món ăn sẽ không đảm bảo. Chính vì vậy tôi đã bồi dương cho nhân viên cấp dưỡng một số kiến thức và kỹ năng giữ vệ sinh trong khi làm việc, thường xuyên nhắc nhở nhân viên tạo cho mình có thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường tốt:
Luôn giữ vệ sinh thân thể và trang phục: Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ, đầu tóc luôn cặp gọn gàng. Rửa tay bằng xà phòng rước khi làm, khi tay bẩn và có khăn lau tay riêng. Đến trường thay luôn quần áo đồng phục lao động. Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề và đội mũ khi tham gia tiếp nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
Không hút thuốc, nhai trầu trong khi làm việc.
Khi ho, hắt hơi phải tránh, không để dây, bắn vào thực phẩm.
Không tự ý làm việc của người khác nếu không được phân công.
Quyét dọn giữ vễ sinh sạch sẽ nơi làm việc, cống ránh thông thoát, rác thải tập trung để vận chuyển đến nơi xử lý.
         Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen được vì vậy chúng ta phải luôn ý thức tự giác giữ vệ sinh mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc.
Tôi trực tiếp tham gia làm cùng và hướng dẫn nhân viên từ việc tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, tẩm ướp cho đến khâu nấu nướng chia ăn để đảm bảo đúng quy trình và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  Đối với đầu vào khi tiếp phẩm phải kiểm tra kỹ lưỡng cả về số lượng và chất lượng thực phẩm, tuyệt đối không nhận với những mặt hàng không đúng, đủ và không đáp ứng yêu cầu về ATVSTP ...
Bồi dưỡng cho nhân viên một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chế biến các món ăn cho trẻ bằng hình thức trao đổi trực tiếp bên cạnh đó tôi còn cung cấp tài liệu cho họ tham khảo. 
Bồi dưỡng về kỹ năng: Tôi đã trực tiếp tham gia chế biến món ăn cùng nhân viên và kết hợp hướng dẫn cho nhân viên cách nấu một số món ăn khi thấy nhân viên làm chưa phù hợp hoặc những món ăn mới như:
Món “Thịt bò hầm của quả” nếu nấu chung thịt bò với củ quả thì thịt bò sẽ bị dai trẻ không ăn được và của quả có thể sẽ bị cháy bén. Vì vậy khi nấu món này chúng ta cần nấu riêng từng loại bằng cách thái nhỏ củ quả cho vào hầm chín nêm mắm muối cho vừa, thịt bò sau khi đã xay nhỏ thì ướp với dầu ăn cho mềm và xào nêm mắm muối vừa, khi cả 2 loại đã chín thì mới chộn đều với nhau và đun nhỏ lửa đến khi sủi đều là được, không nấu quá kỹ sẽ làm cho củ quả chín nhũn mất màu, mùi vị không ngon và không còn đẹp mắt 
Món “Trứng xào thịt” nếu nấu không đúng cách thì trứng sẽ có mùi tanh không thơm ngon, vì vậy khi nấu món này chúng ta cần phi hành xào chín trứng riêng (xào trứng phải chia thành nhiều mẻ nhỏ, đảo đều tay thì trứng mới tơi và có màu vàng đẹp, nếu nấu nhiều trứng cùng một mẻ sẽ làm cho trứng vón thành cục không đẹp mắt); xào thịt riêng khi thịt đã chín và nêm vừa mắm muối thì cho trứng đã chín vào đảo đều và nấu nhỏ lửa khoảng 5 phút cho hành thơm nấu chín thì bắc ra, lúc đó món ăn sẽ có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, trẻ dễ ăn 
Hướng dẫn nhân viên các món ăn sau khi nấu chín cần chia ngay cho các lớp để khi trẻ ăn vẫn còn nóng thì mới thơm ngon 
Giải pháp 4. Đầu tư trang thiết bị nhà bếp:
Trang thiết bị, đồ dùng nhà bếp cũng ảnh hưởng đến chất lượng món ăn của trẻ, nếu sử dụng các thiết bị có chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khỏe của trẻ  vì vậy trong các năm học chúng tôi đã dần inoc hóa thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn vệ sinh trong ăn uống cho trẻ.
Đến nay thiết bị nhà bếp của trường tôi đã được trang bị tương đối đầy đủ, như máy xay thịt, máy sấy bát thìa, bồn rửa thực phẩm, bàn sơ chế thực phẩm, bàn chia ăn, xoong nồi, thìa bát đã đảm bảo 100% bằng chất liệu inox đảm bảo vệ sinh  
Giải pháp 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả, điều chỉnh kịp thời.
Hàng ngày tổ kiểm thực chất lượng của nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát nhân viên nhà bếp làm việc, nhận xét, đánh giá việc làm của từng người, nhắc nhở kịp thời khi thấy nhân viên làm việc chưa đạt yêu cầu.
Để cô nuôi thực hiện tốt các khâu từ sơ chế thức ăn cho đến chế biến, tẩm ướp, nấu và chia ăn. Là cán bộ phụ trách nuôi dưỡng tôi đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát bếp ăn thường xuyên, hàng ngày để cô nuôi thực hiện đúng nguyên tắc bếp ăn một chiều, đảm bảo món ăn đủ lượng, đủ chất và đảm bảo VSATTP. Mặt khác, tôi còn thử nghiệm cân các loại thực phẩm trước khi sơ chế, sau khi sơ chế và nấu thành món ăn (có sự chứng kiến của nhà bếp, giáo viên, phụ huynh và ban giám hiệu) để đảm bảo sự khách quan trong khẩu phần ăn của trẻ.
Lấy ý kiến nhận xét từ giáo viên về chất lượng chế biến món ăn, phong cách, tác phong làm việc của nhân viên cấp dưỡng từ đó tôi sẽ góp ý trực tiếp và đánh giá xếp loại từng người.
Dự giờ ăn của trẻ để quan sát và đánh giá chất lượng các món ăn có phù hợp với trẻ không, trẻ ăn có ngon miệng ăn hết xuất không để điều chỉnh cho phù hợp ...
Kiểm tra chất lượng trên trẻ thông qua kết quả cân đo theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng hàng tháng, hàng quý.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến đã đưa ra được một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Giải quyết được một số vấn đề khó khăn trong quá trình quản lý, chỉ đạo nhân viên thực hiện công tác chế biến món ăn cho trẻ cho trẻ tại nhà trường. Vì vậy đã gây được ấn tượng và niềm tin của các bậc phụ huynh đối với chất lượng bữa ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đặc biệt là đội ngũ làm công tác cấp dưỡng đã có những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ đó đã nâng cao kỹ năng chế biến món ăn đảm bảo chất lượng và phù hợp với trẻ. Chất lượng bữa ăn của trẻ cơ bản đã đủ lượng, đủ chất đảm bảo thơm ngon, hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);
TT
Nội dung
Trước khi áp dụng đề tài
Sau khi áp dụng đề tài
1
Về nhân viên
2/3 nhân viên chưa có kiến thức và kỹ năng về chế biến món ăn cho trẻ, làm việc theo kinh nghiệm là chính và còn lúng túng, chưa khoa học.
3/3 nhân viên đã nắm được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, có kỹ năng chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp từ khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm đến chia ăn. Bếp ăn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
2
Về trẻ
Chưa hứng thú với các món ăn, ăn còn mang tính ép buộc.
100% trẻ đã hứng thú với các món ăn ở trường. Trẻ tăng cân đạt 96%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm 0,5% so với đầu năm học
3
Trang thiết bị, đồ dùng bán trú
40% đồ dùng bằng Inox
60% đồ dùng bằng nhôm, nhựa.
100% thiết bị nhà bếp bằng inox
4
Chất lượng món ăn
Các món ăn chưa đẹp mắt, chưa ngon miệng, chưa thu hút được trẻ.
Các món ăn đảm bảo thơm ngon, đẹp mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Trẻ về nhà còn so sánh bố mẹ nấu không ngon bằng ở trường
Từ những kết quả nêu trên cho thấy rằng đội ngũ nhân viên cấp dưỡng của nhà trường đã có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, biết chế biến các món ăn thơm ngon, đẹp mắt, phù hợp với trẻ mầm non, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất, trẻ thích được ăn các món ăn ở trường nấu. Tỷ lệ trẻ tăng cân cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm đáng kể so với đầu năm học. Bên cạnh đó trang thiết bị nhà bếp đã được đầu tư và chuẩn hóa.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế: 
Với mức chi phí để thuê hợp đồng ít nhưng hiệu quả công việc vẫn đảm bảo.
Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng của nhà trường ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong chế biến món ăn cho trẻ.
Trẻ thích được ăn bán trú ở trường, tỷ lệ trẻ tăng cân cao, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm đáng kể, tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh khi cho con ăn bán trú tại trường.
Trang thiết bị nhà nhà bếp được chuẩn hóa, đảm bảo an toàn cho công tác bán trú, tạo được uy tín của với phụ huynh học sinh, từ đó phụ huynh học sinh tin tưởng và gửi con bán trú ngày một đông.
+ Mang lại lợi ích xã hội: 
Qua một thời gian rất ngắn, tuy mới hợp đồng nhưng cả 3 nhân viên cấp dưỡng của chúng tôi đã làm việc rất hiệu quả, cụ thể:
Cả 3 nhân viên đều nắm được kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, có kỹ năng chế biến các món ăn phù hợp với trẻ, đảm bảo thơm ngon, đẹp mắt, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Tỷ lệ trẻ tăng cân đạt 96%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm 0,5% so với đầu năm học.
Qua đợt kiểm tra của trung tâm y tế huyện Bình Xuyên bếp ăn của nhà trường được đánh giá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Nhân viên cấp dưỡng luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp từ khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm đến chia ăn. Bếp ăn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
100% các cô nuôi được khám sức khoẻ định kỳ, được tập huấn các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cả 3 nhân viên cấp dưỡng đã làm việc rất nhịp nhàng, ăn ý. Ai được phân công phụ trách mảng nào thì đã làm rất tốt công việc của mảng đó, biết hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không;
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Về cơ sở vật chất - trang thiết bị: Có đủ cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, thiết bị bán trú.
Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên: Đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non, đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có lòng nhiệt tình trong công việc, ham học hỏi.
Học sinh: Trẻ được ăn bán trú tại trường. 
Phụ huynh học sinh: Tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng đại trà trong các trường mầm non và có thể áp dụng trong chế biến món ăn cho trẻ tại gia đình.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nhan_vien_cap.doc
Sáng Kiến Liên Quan