Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong trường mầm non
Ngày nay, CNTT được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo đà cho những thay đổi cơ bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở trường mầm non. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, học tập. Trong khi ứng dụng công nghệ thông tin, giáo viên đã biết áp dụng các phần mềm giáo dục giúp tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần giáo viên sử dụng các kiến thức tin học bằng vài cái "click chuột" là hình ảnh của những câu truyện có con vật ngộ nghĩnh, những nhân vật sinh động, cây, con vật đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng.
liệu khác. Giáo viên có thể dùng để soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ trên mạng Internet. Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi phí tài chính, hoặc lưu trữ và thông kê số liệu học sinh. Excel mạnh ở điểm là có thể đưa vào những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất dễ dàng. Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng vì hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ). Để giáo viên xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy tôi hướng dẫn giáo viên học và sử dụng các phần mềm sau: Microsoft PowerPoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn. PowerPoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp. Phần mềm E-Learning: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp, hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng E-Learning có nhiều điểm mạnh hơn, dễ dùng, có những khả năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được với các phần mềm công cụ khác. Window Movie Maker: giúp giáo viên cắt đoạn nhạc, đoạn video theo ý muốn. Sau khi hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm để giáo viên có kỹ năng sử dụng các phần mềm đó tôi yêu cầu giáo viên soạn bài trên máy, sử lý các lỗi font chữ, căn chỉnh lề của giáo án, hàng, cột của bài soạn, lựa chọn các hình ảnh để làm các bài giảng, mới đầu chỉ là những hình ảnh đơn giản với những hiệu ứng đơn để giáo viên biết cách lưu, mở các bài giảng, sau là những hình ảnh động, với những hiệu ứng phức tạp có kèm theo âm thanh, nhạc... Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu Projector, tôi hướng dẫn giáo viên cách sử dụng máy chiếu Projector. Giáo viên chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, trẻ sẽ có một tiết học sinh động và hấp dẫn theo giáo án điện tử cô đã soạn. Cứ thế hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng bằng các hình thức bồi dưỡng khác nhau kỹ năng sử dụng máy tính, thiết kế và trình chiếu ứng dụng CNTT của giáo viên được nâng lên rõ rệt: Bài soạn của giáo viên từ chỗ hàng cột không thẳng, font chữ chỗ to, nhỏ, đậm nghiêng..không đều cỡ chữ giờ các bài soạn theo một mẫu chữ, đúng văn bản quy định, sạch đẹp. Các giáo án điện tử hình ảnh sinh động, hấp dẫn với âm thanh hình ảnh sống động, phù hợp được giáo viên trong trường áp dụng có hiệu quả. Kết quả về trình độ và kỹ năng của CBGV: 100% CBGV và nhân viên của trường đều có thể sử dụng máy tính, 85% giáo viên biết tìm các tài liệu trên mạng Internet và các phần mềm liên quan để ứng dụng vào lĩnh vực công tác của mình, 65 % giáo viên biết thiết kế bài giảng E-learning, thiết kế các bài tập, trò chơi tương tác cho trẻ ôn luyện, củng cố các kiến thức đã học. Đội ngũ cốt cán của trường có vai trò hỗ trợ giáo viên các lớp và hướng dẫn các giáo viên khác trên lĩnh vực ứng dụng CNTT. 5. Đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT, xây dựng kho tư liệu điện tử : Xây dựng kế hoạch, triển khai cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có kiến thức để ứng dụng CNTT vào công việc mình được phân công muốn được kết quả cao đòi hỏi người triển khai phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng mà người học sử dụng ở mức độ nào để có phương hướng điều chỉnh, bồi dưỡng tiếp nên hàng tuần tôi đến các lớp kiểm tra, trao đổi với giáo viên để nắm bắt những nội dung giáo viên còn yếu, tuyên truyền những kỹ năng mà giáo viên đã làm tốt cùng nhau trao đổi qua các hòm thư áp dụng thực hiện tổng hợp vào kho tư liệu điện tử vì bên cạnh đội ngũ, máy móc thiết bị, thì kho “tư liệu điện tử” là nội dung không thể thiếu trong quá trình ứng dụng CNTT. Thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi tư liệu rất phong phú, giáo viên phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. Vì vậy nhà trường đã chung sức xây dựng kho tư liệu dưới nhiều hình thức: - Mỗi CB, GV đều có “Kho tư liệu” riêng của cá nhân mình, lớp mình, về các công việc mình được phân công Hàng tháng các tổ sinh hoạt chuyên môn sinh hoạt thảo luận bồi dưỡng tin học bằng cách trình chiếu các giáo án điện tử đã được áp dụng. giáo viên có giáo án trình bày cách sử dụng bài giảng, Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và tổ viên trong tổ rút kinh nghiệm nhận xét những ưu điểm để phát huy còn những tồn tại phải bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp sau dó lưu vào kho thư viện điên tử của trường. Theo kế hoạch mỗi tuần hoặc hàng tháng mỗi giáo viên phải xây dựng ít nhất 01 giáo án điện tử hoặc bài giảng E- Learning: qua buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ, qua kiến tập, hội thi thiết kế bài giảng, giáo án nhà trường duyệt những bài có chất lượng phổ biến cho giáo viên trong trường áp dụng, tập hợp vào thư viện giáo án điện tử của trường, lựa chọn bài có nội dung hay, phù hợp dự thi cấp Quận. Thư viện Nhà trường có “kho tư liệu chung” của trường qua hai hình thức lưu trữ : + Kho tư liệu điện tử: Hiện nay “kho tư liệu” điện tử của trường có tới gần 20G, chứa đựng những tư liệu cần thiết, giúp cho CB, GV dùng để thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục như các mẫu đồ vật, cây, con vật, các nền, hình ảnh động,.... + Tủ sách điện tử của trường có trên 100 băng đĩa, bao gồm các loại đĩa tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, tài liệu bảo vệ môi trường, giáo dục các kỹ năng cho trẻ mầm non, đĩa tham khảo, tài liệu, phần mềm ứng dụng... là nơi cung cấp các tư liệu đáng tin cậy cho CBGV. Một góc tủ sách điện tử của trường Ngoài ra, CBGV đã tích cực khai thác tư liệu trên các trang web của ngành, trang ưeb của các trường mầm non trên địa bàn thành phố, Trang bài giảng Bạch Kim và của cá nhân CBGV trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục. 6. Tổ chức ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục: Với trẻ Mầm non bản tính hiếu động, khả năng chú ý có chủ định còn hạn chế để thu hút được trẻ thì các bài giảng của giáo viên phải sinh động, có hình ảnh đẹp hấp dẫn trẻ. Điều này đòi hỏi cô giáo Mầm non phải biết sử dụng chương trình PowerPoint để tạo các trình diễn đa dạng trên máy vi tính. Khi giáo viên đã có kỹ năng sử dụng máy tính biết tìm kiếm thông tin, thiết kế xây dựng các bài giảng điện tử, hàng tháng tôi đôn đốc giáo viên nghiên cứu kế hoạch thực hiện của chủ đề để áp dụng ứng dụng CNTT vào các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp và phát huy được tính tích cực của trẻ nhưng vẫn giữ phương pháp đặc trưng của hoạt động không quá lạm dụng, ứng dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc sản phẩm của trẻ. a. Ứng dụng CNTT vào hoạt động học: Để các hoạt động học vừa giữ được phương pháp đặc trưng lại sinh động hấp dẫn giúp trẻ tích cực hoạt động và ứng dụng CNTT có hiệu quả, Tôi khuyến khích giáo viên sử dụng máy tính đưa các hình ảnh, tư liệu, kết hợp âm thanh sinh động ứng dụng vào các hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp nhất là trong các hoạt động học: Với hoạt động học làm quen với chữ viết theo cách dạy cũ cô phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng nhưng khi đã biết ứng dụng CNTT khi cho trẻ tìm hiểu về cấu tạo chữ cô cho từng nét chữ xuất hiện sẽ tăng sự chú ý của trẻ và trẻ sẽ ghi nhớ chữ cái đó sâu hơn. Hay khi cho trẻ chơi một trò chơi với chữ cái nếu chỉ cho trẻ tìm thẻ chữ và phát âm chữ cái trẻ sẽ nhàm chán mà không tập trung vào yêu cầu của cô. Nhưng giờ thì giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi trên máy tính, trẻ được tự mình “Click chuột” rồi phát âm chữ cái tìm được trẻ sẽ vô cùng thích thú. Tôi hướng dẫn giáo viên thiết kế trò chơi “Bánh xe quay” như trên hình minh họa phía dưới. Tôi hướng dẫn giáo viên chọn hiệu ứng xoay tròn cho bánh xe, khi trẻ “click” vào hình mũi tên, hình tròn có các chữ cái sẽ quay, khi “ Bánh xe” dừng, mũi tên chỉ vào chữ cái nào trẻ sẽ phát âm chữ cái đó. Hướng dẫn thiết kế trò chơi bánh xe quay Tôi khuyến khích giáo viên lựa chọn các trò chơi từ các phần mềm, sáng tạo các trò chơi phù hợp với chủ đề để đưa vào bài dạy. Để có thể lựa chọn các trò chơi phù hợp,GV phải tự khảo sát các trò chơi, tìm hiểu ý nghĩa, mục đích trò chơi gốc của các chương trình tham khảo từ đó có thể khai thác, tích hợp vào hoạt động học tạo cơ hội cho trẻ khám phá nâng cao chất lượng các giờ hoạt động. Với hoạt động học làm quen với toán giáo viên thiết kế cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số... Các tiết học toán cô thiết kế trò chơi cho trẻ đếm đồ vật và gắn số tương ứng Đối với những giáo viên đã có kỹ năng tin học tôi hướng dẫn giáo viên thiết kế các bài tập tương tác với các đáp án khác nhau để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ Khi tổ chức hoạt động học tạo hình để trẻ được sử dụng máy tính tập tô vẽ các nét mà lại hứng thú tôi hướng dẫn giáo viên thiết kế bài dạy trên máy giáo viên không phải chuẩn bị bảng treo tranh mẫu phù hợp với diện tích lớp chật mà hình ảnh lại rõ và màu sắc đẹp trẻ rất thích thú vẽ đạt kết quả tốt Thiết kế giáo án cho hoạt động học tạo hình Trong các giờ hoạt động có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu giáo viên sử dụng chương trình PowerPoint chọn hiệu ứng cho các hình ảnh xuất hiện lần lượt phù hợp lời giới thiệu, cùng với yêu cầu của cô thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn. Khi hướng dẫn chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào các hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp và phát huy được tính tích cực của trẻ nhưng tôi vẫn yêu cầu giáo viên phải giữ phương pháp đặc trưng của hoạt động không quá lạm dụng, ứng dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc sản phẩm của trẻ. Vì thế mà các hoạt động của trường tôi đều có ứng dụng CNTT kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt, phù hợp Hoạt động học âm nhạc có ứng dụng CNTT kết hợp trang phục, đồ dùnG Hoạt động học LQVT có ứng dụng CNTT Nhà trường phát động phong trào xây dựng bài giảng điện tử, các bài dạy giáo viên nghiên cứu kỹ phương pháp để ứng dụng CNTT phù hợp, có hiệu quả. Sau mỗi chủ đề mỗi lớp đều có từ 10- 20 bài giảng theo chủ đề, ở các hoạt động, các lớp gửi lên hòm thư của tổ, tôi cùng tổ trưởng chuyên môn duyệt phân loại các giáo án theo từng hoạt động để các giáo viên cùng tham khảo dùng trong công tác giáo dục trẻ. b. Cho trẻ làm quen với máy tính: GV tạo điều kiện cho trẻ làm quen với máy tính vào các giờ hoạt động góc, giờ đón trả trẻ hướng dẫn trẻ chơi trên máy tính, khám phá các trò chơi trong phần mềm Bút chì thông minh, socnhi.com theo hứng thú và khả năng của mình. Trong các hoạt động học GV thiết kế các trò chơi để cho trẻ ôn luyện, lên tìm các đồ vật theo yêu cầu, cho các phương tiện giao thông về đúng bến, tìm phân loại các đồ dùng theo công dụng.....hướng dẫn trẻ các thao tác và định hướng các nội dung theo chủ đề nhằm nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định của trẻ. Trẻ làm quen với các trò chơi trên máy tính c. Ứng dụng CNTT vào các hoạt động khác: Ngoài việc tổ chức cho giáo viên ứng dụng CNTT vào các hoạt động học, nhà trường còn ứng dụng vào các hoạt động khác trong nhà trường như: Quản lý chuyên môn, quản lý tài sản, quản lý CB, GV, NV, quản lý trẻ, các loại số liệu thông kê về số lượng trẻ, tình hình sức khỏe, chất lượng các đợt khảo sát; quản lý giáo viên; quản lý việc thu chi trong nhà trường đều được các bộ phận làm trên Execl nên việc thông kê số liệu được nhanh chóng, chính xác hơn. Số liệu được lưu trữ và trao đổi giữa các bộ phận bằng hộp thư điện tử nên việc bị mất dữ liệu ít xẩy ra. Sử dụng phần mềm Nutrikids để quản lý khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày. Với phần mềm này cho phép nhân viên phụ trách nuôi dưỡng lập thực đơn và lưu thực đơn theo tuần. Tính toán khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày sao cho cân đối các chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ phù hợp với số tiền được chi. 7. Phát động các phong trào thi đua trong các hội thi, các đợt hội giảng, khuyến khích giáo viên thiết kế bài giảng điện tử và bài giảng Elearning ứng dụng vào giờ học Để góp phần đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học một cách sáng tạo, hiện đại, tăng cường tính tích cực và tự học, góp phần đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Tôi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng phát động thi đua và tổ chức các hội thi, hội giảng chú trọng khuyến khích giáo viên thiết kế giáo án điện tử và thiết kế bài giảng Elearning ứng dụng trong giảng dạy để làm giàu thêm nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER: Open Education Resource) phục vụ dạy, học trong và ngoài nhà trường, phục vụ mục đích học tập suốt đời, học qua mạn.Yêu cầu tất cả các khối, lớp, giáo viên hưởng ứng, tham gia cuộc thi, tạo nên phong trào thi đua ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Tổ chức các buổi kiến tập, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy (ở các giờ học, trong các hoạt động khác...) - Kết quả qua các hội thi kho học liệu của nhà trường đã có hơn 300 bài giảng điện tử của 5 lĩnh vực phát triển, hàng nghìn video, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy được đăng tải lên trang web để giúp giáo viên trong trường có được tư liệu hữu ích vận dụng vào giảng dạy hàng ngày cũng như chia sẻ học tập các trường bạn. - Hội thi thiết kế bài giảng điện tử đã thu hút 90.5% CBGVNV tham gia dự thi, kết quả: có 30 giáo án điện tử, 17 bài giảng Elearning. - Kết quả: + Giải nhất: 01 giải + Giải nhì: 01 giải + Giải ba: 02 giải + Giải khuyến khích: 05 giải Ngày hội CNTT cấp trường - Sau hội thi BGH nhà trường lựa chọn được 3 sản phẩm tiêu biểu gửi tham dự ngày hội CNTT cấp Quận Ngày hội CNTT lần thứ IV cấp Quận IV. KẾT QUẢ: Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên công tác ứng dụng CNTT ở trường tôi đã thu được một số kết quả như sau: 1. Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường về việc đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Điều đó cũng thể hiện sự nhận thức đúng đắn của tập thể CBGVNV nhà trường, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Về đội ngũ giáo viên: Cuối năm học 100% giáo viên chứng chỉ tin học trình độ A, B, 100% có địa chỉ email và biết khai thác dữ liệu trên mạng; 85% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động trong đó 65% có nhiều sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng và linh hoạt khi ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Giáo viên có nhận thức cao về việc ứng dụng CNTT trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trình độ tin học được nâng lên, cán bộ giáo viên đã có những ứng dụng mạnh mẽ, thiết thực trong công tác soạn giảng; sử dụng phần mềm trong soạn giảng. Đã thiết kế được nhiều trò chơi, câu chuyện hoàn chỉnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như các nguồn tài liệu mở để làm tư liệu xây dựng bài giảng. Qua hội thi thiết kế bài giảng trên phần mềm E-Learning của Phòng Giáo dục&Đào tạo, nhà trường có 2 giáo án được giải ba. * Trình độ tin học của giáo viên: Nội dung Đầu năm Cuối năm Số giáo viên có chứng chỉ tin học A 14 14 Số cán bộ, giáo viên có trình độ Tin học B trở lên 35 49 Số giáo viên chưa có chứng chỉ tin học 0 0 Số cán bộ, giáo viên có địa chỉ email 30 49 Số cán bộ, giáo viên biết soạn giảng và ứng dụng CNTT 30 40 Số giáo viên chưa biết soạn giảng, chưa biết ứng dụng CNTT 19 9 Số bài giảng có ứng dụng CNTT 165 560 Giáo viên tích cực ứng dung CNTT vào trong các hoạt động PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non là vô cùng hữu ích, nó giúp cho giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, trọng tâm là phương pháp dạy học lấy trẻ là trung tâm. Qua ứng dụng CNTT giúp giáo viên linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề, phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ. Giúp giáo viên đỡ tốn thời gian để chuẩn bị đồ dùng dạy học, bài giảng sau thiết kế được lưu giữ trên máy tính, USB, lưu giữ trên mạng nên khó có thể bị mất. Giáo viên có thể chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Với sự hỗ trợ của máy vi tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại đến với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh ngiệm hiểu biết của mình. Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy giúp cho công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng. Tuy nhiên, tôi cũng xác định và yêu cầu bản thân và giáo viên là: CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của đổi mới phương pháp làm việc. Bản thân và giáo viên không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình hoạt động giáo dục của cô và trẻ. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử dụng tin học, mạng Internet thì việc bồi dưỡng trình độ tin học, kỹ năng khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu phục vụ thiết thực, xác đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công việc khác như vui chơi, giải trí trên mạng. Cũng không nên quá lạm dụng, ứng dụng CNTT tràn lan mà các giờ dạy vẫn phải khai thác tối đa đồ dùng có sẵn hoặc sản phẩm tự tạo của cô và trẻ. Ứng dụng CNTT mà trẻ vẫn được sử dụng đồ dùng trực quan, được tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá trải nghiệm. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để công tác ứng dụng CNTT trong trường mầm non được tốt trước hết nhà trường phải tham mưu với các cấp lãnh đạo, làm tốt công tác phụ huynh, xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại đáp ứng với nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ hiện tại của trường Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải không ngừng học hỏi, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu các phần mềm để ứng dụng CNTT vào công tác được phân công một cách hiệu quả mà vẫn phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. 3. KHUYẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT Để công tác ứng dụng CNTT trong trường Mầm non được hiệu quả tôi xin đề xuất: Các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như đầu tư các phần mềm ứng dụng cho các trường Mầm non. Phòng giáo dục mở thêm các lớp học cho cán bộ giáo viên được bồi dưỡng tập huấn, nâng cao kiến thức về CNTT, tổ chức tham quan học tập những mô hình điểm về ứng dụng CNTT để cán bộ, giáo viên học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng CNTT trong trường mầm non kính mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
File đính kèm:
- quan_lyau_trang_mn_hoa_thuy_tien_123201910.doc