Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

 Kỹ năng tự phục vụ là một trong những hành vi quan trọng nhất mà trẻ cần phải học. Kỹ năng tự phục vụ gồm có nhiều kỹ năng như: tự mặc quần áo, vệ sinh, chải đầu, ăn uống đó là những kỹ năng sớm, những kỹ năng mà chúng ta cần học không cần ghi nhớ và tự động thực hiện hàng ngày. Kỹ năng tự phục vụ là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia các hoạt động một cách thuần thục và có hiệu quả, đúng chuẩn mực.

Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng tích hợp. Vì vậy giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết, những gì mình cảm nhận và những gì mình quan tâm thành những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Đối với trẻ mầm non hành vi bắt chước, những thói quen lâu ngày sẽ trở thành kỹ năng và những kỹ năng đầu tiên của trẻ mầm non đó là kỹ năng trẻ phải biết tự làm một số công việc phục vụ cá nhân, đó là biết tự lấy và cất những đồ dung của mình, biết hợp tác với các bạn để tạo được kết quả công việc. Hình thành kỹ năng tự tin, tò mò, giao tiếp. Những kỹ năng đó luôn giúp trẻ cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 05/12/2023 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chơi song biết tự dọn đồ và cất đúng nơi quy định.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn của bố mẹ, người thân. Làm sao để trẻ lớn lên trở thành người tự lập, tự chủ trong mọi tình huống. Đó là cái đích mà người lớn, những nhà giáo dục hướng tới. Muốn vậy phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục mà gia đình, nhà trường và xã hội phải giữ thế vững chắc của “Kiềng ba chân”. Nên ngay từ đầu năm tôi đã chỉ đạo các nhóm lớp làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh cùng quan tâm chăm giáo giáo dục trẻ để có sự phối hợp giáo dục trẻ tốt nhất.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu, những kinh nghiệm của bản thân, nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ, sự đồng tình của tập thể cán bộ giáo viên, sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh học sinh. Trong năm học 2019-2020 việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đạt được một số kết quả sa
1.Đối với trẻ. 
Với kết quả trên chúng ta nhận thấy rằng, sau khi có những chỉ đạo thực hiện các biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ một cách thường xuyên, khoa học thì trẻ có chuyển biến tốt. 100% trẻ có kỹ năng tự phục vụ như cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết đi giày, cởi giày dép, cất ba lôTrẻ biết cùng cô thu dọn bàn ăn, biết gấp khăn áobiết mặc áo, cài khuy áo, kéo khóa áo. Bên cạnh đó trẻ còn biết mời nước, rót nướcTrẻ biết tự xúc cơm, biết nhặt cơm rơi vãi vào khay. Với nhóm kỹ năng sử dụng kéo để cắt, cầm kéo thì trẻ đã có kết quả rõ rệt, trẻ đã thuần thục kỹ năng, biết cắt theo đường congCòn những cháu chưa đạt thường rơi vào các cháu bị tự kỷ tại một số nhóm lớp như tại lớp mẫu giáo nhỡ 2, lớp mẫu giáo nhỡ 1, lớp mẫu giáo lớn 3 và một số trẻ quá yếu đang học tại lớp mẫu giáo bé.
 2. Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện giải pháp: 
Nhìn vào những con số trên cho chúng ta thấy, so với đầu năm học khi triển khai thực hiện chuyên đề, đa số giáo viên vẫn chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng tổ chức các lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đặc biệt là giáo viên vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cũng như xác định rõ mục đích của giáo dục kỹ năng tự phục vụ là cần thiết với trẻ mầm non. Song sau khi triển khai, qua các buổi thảo luận các nội dung chuyên đề thì 100% giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, có 100% giáo viên có kiến thức và 92% giáo viên có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng kỹ năng tự phục vụ. Nhưng vẫn còn một số giáo viên chưa có kỹ năng tốt trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ, giáo viên còn sử dụng biện pháp giáo dục chưa theo hướng tích cực.
3. Đối với phụ huynh
Sau khi có những biện pháp tuyên truyền cho phụ huynh về phối hợp cùng có những biện pháp tốt về giáo dục hình thành những kỹ năng tự phục vụ đầu tiên cho trẻ. Tôi nhận thấy số phụ huynh quan tâm đến công tác giáo dục của trường ngày một nghiêm túc hơn, phụ huynh có nhận định đánh giá cao công tác chăm sóc giáo dục tại trường, tin tưởng giáo viên và đã có nhiều sự quan tâm hỏi han đến các hoạt động của trẻ trên lớp để cùng phối hợp tốt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.KẾT LUẬN
Bác Hồ đã từng căn dặn các cô giáo mầm non “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu trở thành người tốt”.
Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có suy nghĩ sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dậy học một cách nhẹ nhàng khoa học. đặc biệt cần quan tâm đến nhu cầu của trẻ, chú trọng đến phát triển năng lực cá nhân cho trẻ. Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non. Bởi giáo dục kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cự, sáng tạo trong cuộc sống. Để trẻ có nhân cách, lối sống tốt thì việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết và được coi trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã quan tâm chỉ đạo tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, với mục đích là giúp trẻ xử lý được nhiều tình huống và có nhiều kỹ năng trong cuộc sống. Để trẻ có được một số kỹ năng bền vững thì người giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, với người lớn; trẻ được trải nghiệm, thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như ở gia đình thong qua các hoạt động phong phú, đa dạng như trẻ cần được học tập, vui chơi, lao động, sang tạo nghệ thuật Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện
Và với những biện pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại một số kết quả tốt. Để thực hiện tốt hơn tôi sẽ tiếp tục nâng cao những yêu cầu, chỉ đạo giáo viên lựa chọn nhiều các hoạt động có tính giáo dục cao để giáo dục trẻ. Bản thân luôn tìm tòi, học hỏi, phát hiện ra những cái mới, những kỹ năng trẻ yếu mà giáo viên chưa có biện pháp kỹ năng tổ chức, vận dụng linh hoạt các chuyên đề của cấp trên tổ chức để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn chuyên đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. 
Bên cạnh đó bản thân không ngừng học hỏi, tìm hiểu, trao đổi thực tế, học tập kinh nghiệm các đồng nghiệp về tổ chức chuyên đề này để vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị để nâng cao chất lượng bồi dưỡng kỹ năng tổ chức cho giáo viên.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn đạt được tại trường, với việc thực hiện những biện pháp trên, tôi thấy ban đầu có những khó khăn nhưng nếu mỗi chúng ta-những nhà sư phạm cần có ý thực, sự nỗ lực học hỏi và thường xuyên áp dụng những kiến thức các biện pháp giáp dục nhẹ nhàng và đặc biệt đồng chí cán bộ nhà trường có tâm huyết làm việc có kế hoạch cụ thể, luôn tìm tòi tìm hiểu nhu cầu của trẻ thì sẽ có nhiều biện pháp hữu ích để tổ chức, hướng dẫn trao đổi cho giáo viên nắm bắt tổ chức để đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Để làm được điều đó tôi đã rút ra một số bài học sau:
1. Bản thân các đồng chí cán bộ quản lý phải có tâm, có nhiệt huyết với công việc. Có kiến thức và ham học hỏi để ngâng cao hiểu biết về chuyên môn và cần nắm bắt kịp thời xu thế của xã hội.
2. Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức về chuyên môn, tích cực tham gia học tập các chuyên đề. Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Mỗi đồng chí giáo viên cần tích cực học hỏi, lựa chọn các hình thức linh hoạt phù hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ.
4. giáo viên cần chuẩn bị tốt môi trường cho trẻ tham gia hoạt động.
5. Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, cộng đồng về công tác giáo dục trẻ đặc biệt giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
II. KIẾN NGHỊ
Trước những yêu cầu phát triển của giáo dục mầm non, đòi hỏi phương pháp giáo dục cần làm sao phải tạo ra thế hệ con người đáp ứng, thích nghi được với môi trường sống hiện đại. Thì người giáo viên mầm non ngoài sự nổ lực học hỏi kiến thức kỹ năng và nâng cao nhận thức và cách giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Để thực hiện tốt hơn nữa tôi có một số khuyến nghị sau:
1. Với Phòng Giáo dục & Đào tạo:
 - Tiếp tục mở các lớp tập huấn bồi dưỡng các chuyên đề cho giáo viên đặc biệt là chuyên đề gáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
 - Tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ để các trường trao đổi kinh nghiệm với nhau.
- Chỉ đạo các trường điểm lựa chọn nhiều các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ có lồng vào tiết học, các hoạt động cho giáo viên tham gia kiến tập.
- Quan tâm, tham mưu với các cáp lãnh đạo đầu tư về CSVC cho nhà trường để trường được đạt trường chuẩn để trẻ có trẻ có môi trường tham gia học tập tích cực hơn. 
2. Với nhà trường :
- Cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng trường mới để các con có đủ diện tích học tập và vui chơi.
 - Cán bộ giáo viên nhân viên cần tích cực học tập nghiên cứu tài liệu về chuyên môn để vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế của cơ sở, nhóm, lớp của mình một cách hiệu quả.
- Tạo điều kiện cho nhiều hơn nữa các đồng chí tham gia kiến tập chuyên đề của phòng tổ chức để nắm bắt tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi xin đề xuất để áp dụng tại trường mầm non Trung Mầu và tôi rất mong những biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công tác giáo dục kỹ năng tự pục vụ cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng như thực hiện không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót rất mong sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp!
 Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN IV. NHỮNG MINH CHỨNG CHO SKKN
Hình ảnh tập huấn đấu năm học cho giáo viên (Minh chứng cho biện pháp 2)
Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ về cách chăm sóc bản thân
 (Minh chứng cho biện pháp 2)
Hình ảnh trẻ tham gia giờ học làm quen chữ cái (Minh chứng cho biện pháp 3)
Hình ảnh triển khai chỉ đạo chuyên môn (Minh chứng cho biện pháp 4)
Hình ảnh trẻ tự xới cơm, múc canh trong giờ ăn (Minh chứng cho biện pháp 4)
Hình ảnh sinh hoạt chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng tại lớp MGL A2
(Minh chứng cho biện pháp 4)
Hình ảnh trang trí trên mảng tường (Minh chứng cho biện pháp 5)
Hình ảnh góc tuyên truyền (Minh chứng cho biện pháp 5)
Hình ảnh góc kỹ năng thực hành cuộc sống (Minh chứng cho biện pháp 5)
Hình ảnh giáo viên đón trẻ trao đổi với phụ huynh 
(Minh chứng cho biện pháp 6)
Phiếu điều tra thực trạng trước khi thực hiện giải pháp 
(Minh chứng cho thực trạng)
Đối với giáo viên:
TT
Nội dung điều tra
Số GV
Đạt
Chưa đạt
SL
TL%
SL
TL%
1
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
14
8
57
6
43
2
Có kỹ năng trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
14
7
50
7
50
3
Có kiến thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ
14
8
57
6
43
Đối với giáo trẻ:
TT
Nội dung điều tra
Số Học sinh
Đạt
Chưa đạt
SL
TL%
SL
TL%
1
Đi cầu thang
Đóng mở cửa
Đóng mở đai da
250
120
48
130
52
2
Đi và cởi giày
Cất ba lô
250
115
46
135
54
3
Cách ngồi ghế
Cách bê ghế
250
112
45
138
55
4
Cách dùng đũa, thìa
Tự xúc cơm
250
123
49
127
51
5
Cách sử dụng kéo
Cách cắt theo đường viền cong
250
110
44
140
54
6
Cách vắt khăn ướt
Cách xúc miệng nước muối
Cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
250
130
52
120
48
7
Cách gấp khăn
Cách gấp quần áo
Cách cài khuy áo
Cách kéo khóa
250
105
42
145
48
8
Cách chải tóc
Cách lau nước
Cách quét rác trên sân
250
100
40
150
60
9
Cách xử lý khi ho
Cách hỉ mũi
250
125
50
125
50
10
Cách rót nước
Cách mời nước
Cách lấy nước và uống nước
250
108
43
142
53
Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn có lồng ghép kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
(Minh chứng cho biện pháp 1)
Tháng
Nội dung
Người thực hiện
Tháng 9
Nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo chuyên môn của sở, phòng.
Triển khai chuyên đề do các đồng chí đi tập huấn đầu năm học của phòng đến giáo viên toàn trường.
BGH Xây dựng kế hoạch chỉ đạo các khối tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
Họp triển khai sinh hoạt chuyên đề tới các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
BGH
BGH
BGH
HPCM
Tháng 10
Triển khai các nội dung phòng chỉ đạo có trong đĩa học kỹ năng tự phục vụ.
Chỉ đạo các đồng chí xây dựng bộ tiêu chí các kỹ năng tự phục vụ.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên.
HPCM
HPCM + TTCM
BGH , GV
Tháng 11
Chỉ đạo các khối xây dựng kế hoạch cụ thể về lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo.
Tổ chức triển khai kiến tập chuyên đề tại nhà trường.
Kiểm tra bộ tiêu chí về kỹ năng tự phục vụ các khối
BGH
BGH-Lớp tổ chức kiến tập chuyên đề
BGH
Tháng 12
Chỉ đạo các khối xây dựng chuyên đề có lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong tổ chức hoạt động.
Kiểm tra các nhóm lớp xây dựng môi trường trang trí góc rèn kỹ năng tự phục vụ.
Tổ chức kiến tập chuyên đề có lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ.
BGH
BGH
BGH + GV
Tháng 1-2
Kiểm tra các nhóm lớp lồng ghép chuyên đề trong quá trình giảng dạy. 
Kiểm tra hồ sơ sổ sách các khối về xây dựng kế hoạch lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ.
Tổ chức kiến tập chuyên đề lồng ghép kỹ năng tự phục vụ.
BGH
BGH
BGH , GV
Tháng 3
Kiến tập chuyên đề tại khối nhỡ và lớn (có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ).
Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp rèn kỹ năng tự phục vụ.
Kiến tập chuyên đề.
BGH, Lớp làm chuyên đề, giáo viên
BGH
BGH , GV
Tháng 4 -5
Kiểm tra kết quả việc tổ chức lồng ghép chuyên đề các khối.
Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề tại các nhóm lớp.
BGH
BGH
Bảng tổng hợp kỹ năng tự phục vụ (Minh chứng cho biện pháp 2)
Đi cầu thang
Đóng mở cửa
Đóng mở đai da
Đi và cở giày
Cất ba lô
Cách sử dụng kéo
Cách cắt theo đường viền cong
Cách rót nước
Cách mời nước
Cách lấy nước và uống nước
Cách vắt khăn ướt
Cách xúc miệng nước muối
Cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
Cách ngồi ghế
Cách bê ghế
Cách dùng đũa, thìa
Tự xúc cơm
Cách gấp khăn
Cách gấp quần áo
Cách cài khuy áo
Cách kéo khóa
Cách chải tóc
Cách lau nước
Cách quét rác trên sân
Cách xử lý khi ho
Cách hỉ mũi
Kế hoạch thực hiện kỹ năng thực hành cuộc sống
Chủ đề 1: Trường mầm non (Lứa tuổi MG lớn)
 (Minh chứng cho biện pháp 2)
STT
TUẦN
TÊN KĨ NĂNG
THAO TÁC KĨ NĂNG
1
1
Cất ba lô
* Đeo ba lô:
- Trẻ biết lấy ba lô ở nơi quy định
- Đeo lần lượt từng bên quai một thật nhẹ nhàng
* Cất ba lô:
- Đeo ba lô đến gần nơi cất (tủ đựng đồ).
- Rút từng tay một ra khỏi quai của ba lô, dùng 2 tay nhẹ nhàng cất ba lô vào nơi quy định.
2
Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
- Trẻ mở vòi nước vừa phải, làm ướt tay và đóng vòi nước.
- Lấy xà phòng chà lên tay, xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.
- Rửa tay theo quy trình: xoay cổ tay- mu bàn tay – kẽ ngón tay- các đầu ngón tay.
- Mở vòi nước và rửa sạch xà phòng dưới vòi nước chảy.
- Áp sát 2 bàn tay vào nhau để vẩy nhẹ cho bớt nước và lau tay bằng khăn.
- Khi lau tay: 1 tay đỡ khăn bên dưới lau tay còn lại.
3
2
Đi và cởi giày
- Trẻ ngồi trên bệ (ghế, bậc) để cởi giày.
- Khi cởi 1 tay đỡ gót giầy, kéo giày xuống, 1 tay cầm cổ chân đưa bàn chân ra ngoài, làm tương tự với chiếc giày còn lại.
- Dùng 1 tay cầm ngón cái giữ vào 1 chiếc, các ngón còn lại giữ chiếc thứ 2 nhấc lên và giũ bụi ổ đế giày sau đó cầm giày để đúng nơi quy định.
4
3
Cách xử lý khi ho
- Lấy khăn giấy trải lên bàn gập đôi sau đó đặt lên lòng bàn tay đưa lên miệng, ho, gập khăn giấy làm 4 và lau miệng.
- Lau xong gập nhỏ khăn giấy bỏ vào nơi để rác.
Kế hoạch thực hiện kỹ năng thực hành cuộc sống
 Chủ đề 4: Nghề nghiệp (Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ)
(Minh chứng cho biện pháp 2)
STT
TUẦN
TÊN KĨ NĂNG
THAO TÁC KĨ NĂNG
1
1
Cách cởi và mặc áo
 * Cởi áo:
- 1 tay giữ cổ áo, 1 tay cầm củ khoá kéo từng đoạn cho đến chân khoá tháo 1 bên ra khỏi củ khoá.
- Đưa 2 tay ra sau và rút từng tay ra khỏi ống áo.
- Cầm 2 bên cổ áo, trải phẳng áo, sau mở 2 thân luồn móc áo vào 2 vai áo. Gập khép 2 vạt áo lại cài khoá kéo lên dần từng đoạn cho đến hết khoá, 2 tay cầm 2 vai treo lên móc.
* Mặc áo:
- Lấy áo từ mắc đặt xuống sàn, 2 tay kéo từng đoạn của khoá (1 tay giữ, 1 tay kéo) cho đến hết. Lật 2 vạt áo bỏ móc ra, 1 tay giữ vai áo, 1 tay xỏ vào ống áo tay kia kéo vạt áo từ sau lên vai và xỏ tay còn lại và cài khoá kéo từng đoạn cho đến hết.
2
2
Cách gập quần áo
Gập áo:
- Trải phẳng áo mặt phía sau lưng lên trên phần cổ áo sát về phía mình, 1 tay cầm tay áo 1 tay cầm vạt áo gấp ¼ áo bên phải rồi 1/ 4 áo bên trái vuốt phẳng.
- Hai tay cầm phần gấu gấp đôi lại về phía cổ áo vuốt phẳng, lật ngược lại chiếc áo vừa gấp để ngay ngắn. 
Gấp quần:
- Trải phẳng quần mặt trước úp xuống phần gấu quần gần lòng mình. 1 tay giữ cạp 1 tay cầm gấu quần gấp áp vào ống bên kia, vuốt nhẹ cho phẳng sau đó gậ đôi quần theo chiều dài và cất vào nơi quy định.
3
3
Cách cài khuy áo
 * Cởi khuy áo:
- Trải phẳng áo, mặt cúc ở phía trên.
- 1 tay cầm khuy áo 1 tay cầm rìa của nẹp áo cởi khuy ra khỏi khuyết cứ thế lần lượt cho đến hết.
* Đóng khuy áo:
- Trải phẳng áo gấp và so 2 vạt áo bằng nhau. 1 tay cầm khuy, 1 tay cầm khuyết, cài khuy vào lỗ khuyết, cài lần lượt từ trên xuống dưới.
Phiếu đánh giá trẻ thực hiện kỹ năng tự phục vụ
Chủ đề 4: Nghề nghiệp
(Minh chứng cho biện pháp 2)
I. NỘI DUNG
1. Kỹ năng 1: Cách cởi và mặc quần áo.
2. Kỹ năng 2: Cách gập quần áo.
3. Kỹ năng 3: Cách cài khuy áo.
II. ĐÁNH GIÁ
STT
HỌ VÀ TÊN
Kỹ năng 1
Kỹ năng 2
Kỹ năng 3
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
Đạt
CĐ
1
Tạ Khánh An
x
x
x
2
Lê Bảo An
x
x
x
3
Lê Minh Sơn
x
x
x
4
Tạ Phương Anh
x
x
x
5
Nguyễn Ngọc Anh
x
x
x
6
Lê Dăng Thế Anh
x
x
x
7
Nguyễn Trâm Anh
x
x
x
8
Đới Kim Chi
x
x
x
9
Đới Minh Đức
x
x
x
10
Nguyễn Quôc Khánh
x
x
x
11
Vũ Quang Dũng
x
x
x
12
Đới Thu Giang
x
x
x
13
Tạ Bá Giáp
x
x
x
14
Tạ Duy Hải
x
x
x
15
Đỗ Mạnh Hải
x
x
x
16
Lê Khánh Huyền
x
x
x
17
Doãn Hữu Gia Khánh
x
x
x
18
Lê Bích Liên
x
x
19
Hồ Hà Linh
x
x
x
20
Nguyễn Thanh Loan
x
x
x
21
Tạ Phương Mai
x
x
x
22
Nguyễn Tuấn Minh
x
x
x
23
Vũ Thị Yến Nhi
x
x
x
24
Nguyễn Nhã Phương
x
x
x
25
Tạ Anh Quân
x
x
x
26
Vương Thị Như Quỳnh
x
x
x
27
Tạ Thu Tân
x
x
x
28
Tạ Thị Phương Thanh
x
x
x
29
Đới Huyền Trang
x
x
x
30
Hồ Anh Tuấn
x
x
x
31
Hoàng Bá Tùng
x
x
x
32
Vũ Minh Vũ
x
x
x
33
Tạ Thị Hải Yến
x
x
x
34
Đới Minh Anh
x
x
x
35
Tạ Khánh Vy
x
x
x
36
Lê Phương Dung
x
x
x
37
Đào Thảo An
x
x
x
Tổng cộng
27
10
22
15
18
19
Tỷ lệ %
73
10
59
41
49
51
 Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện giải pháp của trẻ:
(Minh chứng cho kết quả đạt được)
TT
Nội dung
Tổng số HS
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
C.Đạt
Đạt
C.Đạt
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
Đi cầu thang
Đóng mở cửa
Đóng mở đai da
250
115
46
135
54
240
96
10
4
2
Đi và cởi giày
Cất ba lô
250
113
45
137
55
250
100
0
0
3
Cách ngồi ghế
Cách bê ghế
250
110
44
140
56
235
94
15
6
4
Cách dùng đũa, thìa
Tự xúc cơm
250
105
42
145
58
250
100
0
0
5
Cách sử dụng kéo
Cách cắt theo đường viền cong
250
102
41
148
59
233
93
17
7
6
Cách vắt khăn ướt
Cách xúc miệng nước muối
Cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
250
103
41
147
59
238
95
12
5
7
Cách gấp khăn
Cách gấp quần áo
Cách cài khuy áo
Cách kéo khóa
250
107
43
143
57
225
90
25
10
8
Cách chải tóc
Cách lau nước
Cách quét rác trên sân
250
106
42
144
58
239
96
11
4
9
Cách xử lý khi ho
Cách hỉ mũi
250
100
40
150
60
230
92
20
8
10
Cách rót nước
Cách mời nước
Cách lấy nước và uống nước
250
102
41
148
59
225
90
25
10
Bảng so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện giả pháp của giáo viên:
(Minh chứng cho kết quả đạt được)
TT
Nội dung
Số Giáo viên
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
C.Đạt
Đạt
C.Đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
14
 8
57
6
43
14
100
0
0
2
Có kỹ năng trong việc tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
14
7
50
7
50
13
93
1
7
3
Có kiến thức về giáo dục kỹ năng tự phục vụ
14
6
43
8
57
14
100
0
0
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đĩa DVD hướng dẫn trẻ kỹ năng tập làm một số công việc tự phục vụ.
2. Nguyễn Thanh Bình. Giáo trình kỹ năng sống, NXB ĐHSP, 2007. 
3. PGS.TS. Nguyễn Công Khanh. Phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống giúp bạn gặt hái thành công. NXB Đại học sư phạm, 2012
4. Bộ giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo viên. Đổi mới công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non, 1998. 
5. Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục mầm non mới, 2009. 
6. Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, NXBGD, 2013. 
7. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXBĐHSP, 2003. 
8. Bùi Kim Tuyến, Phan Thị Bích Ngọc, Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các HĐGD trong trường MN, NXBGDVN, 2013.
9. Tạp chí giáo dục mầm non.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lon.doc
Sáng Kiến Liên Quan