Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường Mầm non

Cơ sở thực tiễn:

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đang được triển khai sâu rộng trong các trường mầm non, được sự hưởng ứng nhiệt tình, tích cực của nhà trường – gia đình và toàn xã hội. Ngoài những nội dung được các nhà trường triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp- an toàn – thân thiện, nội dung hát dân ca và trò chơi dân gian là một điểm nhấn của phong trào nhằm giúp nuôi dưỡng tâm hồn thơ, góp phần phát triển trẻ thơ một cách toàn diện.

Trong xu thế thời đại tràn ngập game online, những bản nhạc trẻ sôi động thì những trò chơi dân gian như nhảy dây, cướp cờ, kéo co ., những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng . đang dần có nguy cơ bị quên lãng. Là người làm công tác quản lý, chỉ đạo các trường mầm non, tôi luôn có những trăn trở và suy nghĩ làm sao để cụ thể hóa được nội dung đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường mầm non một cách có hiệu quả. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường mầm non”

Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy ở đơn vị chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài như sau:

a) Thuận lợi:

- Có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ cấp Bộ, Sở, Huyện, Phòng.

- Được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Đảng uỷ chính quyền các xã, thị trấn nên phong trào giáo dục mầm non phát triển đồng đều tất cả các xã, thị trấn.

- Phong trào xã hội hoá giáo dục đã đi vào chiều sâu và đã có những tác động tích cực đối với giáo dục mầm non.

- Tranh thủ được nguồn lực dự án kiên cố hoá trường học đầu tư xây dựng các phòng học cho trường mầm non.

- Đội ngũ giáo viên không ngừng được đào tạo và bồi dưỡng đạt trình độ trên chuẩn.

- Kho tàng, các loại băng đĩa hát ru, dân ca các vùng miền trên quê hương Việt Nam nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng phong phú và đặc sắc.

- Trò chơi dân gian thường rất đơn giản, không tốn kém, chơi lại nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ và trẻ rất thích thú khi chơi.

b) Khó khăn:

- Phần lớn phụ huynh mầm non đều ở lứa tuổi trẻ, đang ở độ tuổi sung sức lao động, đang cuốn theo dòng chảy làm kinh tế gia đình nên việc dành thời gian cho con trẻ, đặc biệt là nhiều phụ huynh lãng quên làn điệu dân ca, hát ru . để vỗ về, ru ngủ con trẻ;

- Một số giáo viên tiếp cận việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ còn chậm dẫn đến chưa cụ thể hóa được kế hoạch xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực vào nhóm, lớp mình phụ trách.

- Đội ngũ CBGV hạn chế khả năng ca hát; việc lựa chọn bài hát dân ca, trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi mầm non.

- Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ở các nhóm, lớp theo qui định tối thiểu tại Thông tư 02/TT-BGD-ĐT còn thiếu.

- Kinh phí chi cho hoạt động giáo dục mầm non còn ít.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của trẻ.
- Chương trình giáo dục mầm non.
b) Phạm vi nghiên cứu đề tài:
- Các trường mầm non trong huyện.
- Thời gian nghiên cứu 3 năm học: từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của việc thực hiện đề tài:
Thực hiện đề tài với mục tiêu chỉ đạo các trường mầm non cụ thể hóa nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào hoạt động hàng ngày của trẻ một cách có kế hoạch, thường xuyên, nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
4. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp khảo sát điều tra.
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
5. Dự báo những đóng góp của đề tài: 
Đề tài góp phần vào việc đưa các trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca đến với trẻ mầm non một cách thường xuyên, có kế hoạch góp phần phát triển 5 lĩnh vực mà mục tiêu giáo dục mầm non đang hướng tới: phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất. 
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở khoa học:
Đối với trẻ thơ, những làn điệu dân ca, những trò chơi dân gian là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi “bài học” về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các cháu. 
Tổ chức cho trẻ hát, nghe hát dân ca, chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp trẻ phát triển 5 lĩnh vực mà mục tiêu giáo dục mầm non đang hướng tới: phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất. 
Việt Nam là dân tộc có nền văn hoá đa dạng, phong phú, nhất là những làn điệu dân ca của các vùng miền và các trò chơi dân gian của dân tộc.
	2. Cơ sở thực tiễn:
Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đang được triển khai sâu rộng trong các trường mầm non, được sự hưởng ứng nhiệt tình, tích cực của nhà trường – gia đình và toàn xã hội. Ngoài những nội dung được các nhà trường triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp- an toàn – thân thiện, nội dung hát dân ca và trò chơi dân gian là một điểm nhấn của phong trào nhằm giúp nuôi dưỡng tâm hồn thơ, góp phần phát triển trẻ thơ một cách toàn diện.
Trong xu thế thời đại tràn ngập game online, những bản nhạc trẻ sôi động thì những trò chơi dân gian như nhảy dây, cướp cờ, kéo co ., những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng ... đang dần có nguy cơ bị quên lãng. Là người làm công tác quản lý, chỉ đạo các trường mầm non, tôi luôn có những trăn trở và suy nghĩ làm sao để cụ thể hóa được nội dung đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường mầm non một cách có hiệu quả. Tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường mầm non” 
Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy ở đơn vị chúng tôi có những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài như sau:
a) Thuận lợi:
- Có hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ cấp Bộ, Sở, Huyện, Phòng.
- Được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Đảng uỷ chính quyền các xã, thị trấn nên phong trào giáo dục mầm non phát triển đồng đều tất cả các xã, thị trấn. 
- Phong trào xã hội hoá giáo dục đã đi vào chiều sâu và đã có những tác động tích cực đối với giáo dục mầm non.
- Tranh thủ được nguồn lực dự án kiên cố hoá trường học đầu tư xây dựng các phòng học cho trường mầm non.
- Đội ngũ giáo viên không ngừng được đào tạo và bồi dưỡng đạt trình độ trên chuẩn.
- Kho tàng, các loại băng đĩa hát ru, dân ca các vùng miền trên quê hương Việt Nam nói chung, dân ca xứ Nghệ nói riêng phong phú và đặc sắc. 
- Trò chơi dân gian thường rất đơn giản, không tốn kém, chơi lại nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ và trẻ rất thích thú khi chơi. 
b) Khó khăn: 
- Phần lớn phụ huynh mầm non đều ở lứa tuổi trẻ, đang ở độ tuổi sung sức lao động, đang cuốn theo dòng chảy làm kinh tế gia đình nên việc dành thời gian cho con trẻ, đặc biệt là nhiều phụ huynh lãng quên làn điệu dân ca, hát ru ... để vỗ về, ru ngủ con trẻ;
- Một số giáo viên tiếp cận việc đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ còn chậm dẫn đến chưa cụ thể hóa được kế hoạch xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực vào nhóm, lớp mình phụ trách.
- Đội ngũ CBGV hạn chế khả năng ca hát; việc lựa chọn bài hát dân ca, trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi mầm non.
- Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ở các nhóm, lớp theo qui định tối thiểu tại Thông tư 02/TT-BGD-ĐT còn thiếu.
- Kinh phí chi cho hoạt động giáo dục mầm non còn ít.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2011-2012 cho thấy:
TT
Nội dung khảo sát
Số trường khảo sát
Số trường đã thực hiện
Tỷ lệ
(%)
1
Lập kế hoạch “XD trường học thân thiện - học sinh tích cực” có đưa nội dung tiếng hát dân ca - trò chơi dân gian vào trường mầm non
23
8
34.8
2
Lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian - hát dân ca vào chương trình lễ hội, hoạt động của trẻ ở trường MN 
23
6
26
3
Tổ chức hội thi về tiếng hát dân ca hoặc trò chơi dân gian
23
0
0
4
Chỉ đạo các lớp mẫu giáo sử dụng các hình ảnh hát dân ca, chơi trò chơi dân gian vào việc trang trí ở các góc để tạo hứng thú cho trẻ 
23
4
17.4
Trước thực trạng đó, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp với mục đích làm sao tiếng hát dân ca - trò chơi dân gian được các nhà trường, các cô giáo mầm non đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả góp phần phát triển khả năng của giáo viên trong việc giáo dục tình cảm và hình thành kỹ năng sống cho trẻ, tạo cho các bé một môi trường học tập thân thiện, an toàn. 
3. Các biện pháp đã áp dụng:
3.1. Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch:
Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT, kế hoạch 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008, công văn số 9716/BGDĐT-GDMN ngày 20/10/2008, của Bộ GD-ĐT và công văn số 1658/SGDĐT-GDMN ngày 07/12/2008 của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giai đoạn 2008-2013, bản thân tôi đã làm tốt công tác tham mưu Phòng GD&ĐT bổ sung xây dựng kế hoạch hoạt động của cả giai đoạn, của từng năm học. Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt chú ý đến việc chỉ đạo giáo viên tích cực sưu tầm tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca của các vùng miền, các bài hát truyền thống của địa phương và có kế hoạch tổ chức hướng dẫn có hiệu quả cho trẻ chơi các trò chơi dân gian , học các bài hát dân ca , điệu múa truyền thống ....... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
 Từ kế hoạch của nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch sử dụng tiếng hát dân ca - trò chơi dân gian lồng ghép vào các chủ đề một cách phù hợp.
3.2 Chỉ đạo sử dụng hình ảnh hát dân ca, hình ảnh trò chơi dân gian vào trang trí môi trường trong và ngoài lớp học; trang phục, đạo cụ khi thể hiện bài hát dân ca, chơi trò chơi dân gian:
Tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan hình tượng. Do đó môi trường lớp học, trường học, học liệu, đạo cụ là rất quan trọng và cần thiết. Vì vậy tôi đã chỉ đạo các trường mầm non dùng các hình ảnh hát dân ca của cô, trẻ để trang trí phòng hoạt động âm nhạc và trang trí ở các lớp học. Chất liệu được thể hiện phong phú đa dạng, có thể kết hợp với các chất liệu truyền thống như dùng những tấm nan đan vẽ lên đó hình ảnh trò chơi dân gian, dùng quạt nan, quạt giấy ...để trang trí; sử dụng những hình ảnh hoạt động của nhà trường để trang trí. Xây dựng mảng tường mở để trẻ ghép thành bức tranh trò chơi dân gian ....
Trang phục, đạo cụ khi hát dân ca và trò chơi dân gian là điều kiện gây hấp dẫn đối với trẻ. Do đó trang phục cô, trẻ hát dân ca phải phù hợp với bài dân ca của vùng miền nào để có trang phục phù hợp. Đạo cụ trong khi chơi trò chơi dân gian được chú trọng, chơi trò chơi “Kéo co” có các đạo cụ như khăn quàng đầu, cờ, còi, trống, xắc xô ; trò chơi “Mèo đuổi chuột” phải có mũ mèo, mũ chuột, trống, xắc xô.... 
 3.3. Chỉ đạo tích hợp trò chơi dân gian - hát dân ca vào các hoạt động hàng ngày của trẻ:
Mỗi hoạt động trong ngày của trẻ đều có đặc điểm riêng và đều đạt được những mục đích nhất định. Để thay đổi hình thức tổ chức, giáo viên có thể dùng nhiều cách khác nhau, nhưng lồng ghép trò chơi dân gian - hát dân ca là một nội dung mà mang lại hiệu quả tích cực. 
Ở giờ đón, trả trẻ: giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nhẹ nhàng, theo nhóm nhỏ như: nu na nu nống, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng ... , mở nhạc cho trẻ nghe các bài dân ca phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mầm non. 
Ở hoạt động ngoài trời: tổ chức cho trẻ nghe hát, biễu diễn các bài dân ca, chơi các trò chơi dân gian. 
Ở hoạt động góc tổ chức cho trẻ là đồ chơi dân gian để phục vụ các trò chơi của trẻ như: chong chóng, thuyền, bè, dán - ghép tranh trò chơi dân gian ... 
Ở giờ ngủ trưa dùng băng đĩa mở các bài hát ru, hát dân ca để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
Hoạt động chiều: cô hát cho trẻ nghe các làn điệu dân ca, trẻ biểu diễn các bài hát có âm hưởng dân ca ...
3.4 Chỉ đạo tổ chức lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian – hát dân ca vào chương trình lễ hội ở trường MN:
Ở trường mầm non các chương trình lễ hội sau: ngày hội đến trường, Ngày hội của cô, ngày hội của chú bộ đội, tết nguyên đán, ngày hội của bà và mẹ, ngày Quốc tế thiếu nhi. Tất cả các chương trình lễ hội rất được chú trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển nhân cách, kỹ năng của trẻ, giáo viên và có tác dụng tuyên truyền với các bậc phụ huynh, cộng đồng, xã hội về công tác giáo dục mầm non. Tất cả các lễ hội ở trường mầm non đều lồng ghép, sử dụng được các bài hát dân ca – trò chơi dân gian. 
Qua đây, chúng tôi có sự so sánh một chương trình lễ hội có sử dụng trò chơi dân gian và các bài hát dân ca do cô và cháu thể hiện với một chương trình lễ hội không kết hợp trò chơi dân gian và bài hát dân ca thì ta thấy được sự khác biệt thật là rõ nét. Vì vậy các trường đưa bài hát dân ca – trò chơi dân gian vào chương trình lễ hội đã mang lại hiệu quả ngoài sự mong đợi. Các cháu rất hào hứng, sôi nổi tham gia và nhiều trẻ được tham gia và có những lễ hội 100% trẻ được tham gia, phụ huynh, giáo viên hưởng ứng nhiệt tình, cổ vũ con trẻ một cách vô tư, tạo nên được một sân chơi lành mạnh, bổ ích, vui tươi cho các cháu. Đây cũng là điều kiện góp phần phát triển khả năng của giáo viên trong việc giáo dục tình cảm và hình thành kỹ năng sống cho trẻ, tạo cho các bé một môi trường học tập thân thiện, an toàn. Tạo không khí thi đua sôi nổi, giao lưu học hỏi giữa các lớp mẫu giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học; hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mặt khác tạo được sức lan tỏa đến các bậc phụ huynh trong việc nuôi dưỡng con trẻ bằng những điệu hát ru, các trò chơi dân gian, tạo sự quan tâm, thân thiện giữa phụ huynh và nhà trường
Tiết mục văn nghệ kết hợp trò chơi dân gian tại diễn đàn “Gia đình, nhà trường và xã hội chung tay vì sự phát triển toàn diện của trẻ
3.5. Tăng cường công tác kiểm tra việc đưa tiếng hát dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động ở trường mầm non:
Kết hợp với thanh tra hành chính, thanh tra nhiệm vụ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, thanh tra thực hiện nhiệm vụ tháng, thanh tra thực hiện các cuộc vận động, và các đợt thanh tra chuyên đề, Phòng chú trọng đến việc các nhà trường hướng dẫn, tổ chức đưa tiếng hát dân ca – trò chơi dân gian vào các hoạt động. Từ đó có đánh giá, nắm bắt tình hình ở các trường, tư vấn kịp thời và có các giải pháp chỉ đạo khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Thông qua các đợt thanh tra của Phòng, các nhà trường đã nắm bắt được những mặt mạnh và đồng thời có giải pháp khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong việc nhà trường, giáo viên tổ chức một cách có hiệu quả các bài hát dân ca, trò chơi dân gian trong trường mầm non.
3.6. Tổ chức hội thi về tiếng hát dân ca, trò chơi dân gian:
Năm học 2011-2012 chỉ đạo các trường triển khai thi hát dân ca, chơi trò chơi dân gian trong từng lớp mẫu giáo, trong trường hoặc tổ chức lồng ghép trong các chương trình lễ hội như hội thi: Tài năng của bé với tiếng hát dân ca, Bé chơi trò chơi dân gian.
Năm học 2012-2013 tham mưu Phòng GD&ĐT ngay từ đầu năm học đưa vào kế hoạch năm học và có công văn hướng dẫn các trường, cụm chuyên môn liên trường tổ chức Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – Trò chơi dân gian” để chuẩn bị cho Hội thi chung kết cấp huyện.
Đây là một Hội thi với nội dung mới, chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức nên tôi đã tham mưu để có một kịch bản cụ thể cho các nhà trường, cụm chuyên môn và cấp huyện thực hiện. Kịch bản Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – trò chơi dân gian” như sau:
3.6.1. Qui định đối tượng và số lượng dự thi:
* Đối tượng: Mỗi đội gồm có 3 thành phần: Giáo viên, trẻ 5 tuổi và phụ huynh.
* Số lượng: 
- Tất cả các trường tổ chức thi và chọn một đội dự thi cấp cụm.
- Mỗi cụm tổ chức thi chọn 1 đội đạt giải nhất, 1 giải nhì tham dự thi cấp huyện.
3.6.2. Nội dung thi: Gồm 5 phần
- Phần thứ nhất: Màn chào hỏi;
- Phần thứ hai: Bé với tiếng hát dân ca;
- Phần thứ ba: Bé với trò chơi dân gian;
- Phần thứ tư: Tài năng của cô với dân ca ;
- Phần thứ năm: Bé múa trên nền nhạc dân ca hoặc bài hát dân ca
	3.6.3. Hình thức tổ chức thi:
3.6.3.1. Phần thi thứ nhất: Màn chào hỏi: (10 điểm) Thời gian: không quá 7 phút đối với mỗi đội.
Phải thể hiện được yêu cầu: Giới thiệu về trường, địa phương, cá nhân mình; giới thiệu về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường mình, được thể hiện dưới dưới dạng tiểu phẩm, thơ ca, dân ca, tấu, hò vè ...)
Ở phần này các thành viên trong đội tham gia và có thể sử dụng thêm các vai phụ khác tham gia.
3.6.3.2. Phần thi thứ hai: Bé với tiếng hát dân ca (10 điểm) Mỗi đội sẽ cử một bé lên thể hiện phần thi qua một làn điệu dân ca. Phần thi này đòi hỏi bé phải có trang phục phù hợp theo bài hát; hát đúng nhạc và biết thể hiện điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, thể hiện tình cảm qua bài hát. 
2.6.3.3. Phần thi thứ ba: Trò chơi dân gian: “Kéo co” (đội xếp thứ nhất 10 điểm, các đội sau lần lượt trừ 1,5 điểm):
 Mỗi đội tham gia có 6 trẻ: 3 trẻ trai, 3 trẻ gái. Các đội bốc thăm để chọn từng cặp thi đấu trò chơi “Kéo co”, tham gia 3 lượt/ 2 đội.
3.6.3.4. Phần thi thứ tư: Tài năng của cô với dân da (10 điểm): Giáo viên phải thể hiện được 1 bài hát dân ca tự chọn của các vùng miền (có thể đơn ca, song ca hoặc tốp ca)
3.6.3.5. Phần thi thứ năm: Bé múa trên nền nhạc dân ca hoặc bài hát dân ca (mỗi đội có ít nhất 6 trẻ tham gia) (10 điểm), thời gian tối đa 7 phút/ đội.
Tổng cộng: 50 điểm
3.6.4. Cách tính điểm và xếp loại: Điểm đồng đội là tổng điểm của các phần thi cộng lại và cơ cấu các giải cá nhân ở phần thi “Bé với tiếng hát dân ca”, “Tài năng của cô với dân ca”.
Màn chào hỏi của 1 đơn vị tại Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – Trò chơi dân gian” cấp huyện
Các đội tham gia trò chơi “Kéo co” tại Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – trò chơi dân gian” cấp huyện
4. Kết quả đạt được:
Bằng những biện pháp chỉ đạo thiết thực, sát, kịp thời với cơ sở trong những năm học qua, nên đã thu nhận được những kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Số trường khảo sát
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
So 
Số trường thực hiện
Tỷ lệ
(%)
Số trường thực hiện
Tỷ lệ
(%)
Sánh
(%) 
1
Lập KH XD trường học thân thiện – học sinh tích cực đưa nội dung tiếng hát dân ca – trò chơi dân gian vào trường MN
23
8
33.3
23
100
Tăng
66.7
2
Lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian - hát dân ca vào chương trình lễ hội, hoạt động của trẻ ở trường MN 
23
4
16.7
24
100
Tăng 83.3
3
Tổ chức hội thi về tiếng hát dân ca hoặc trò chơi dân gian
23
0
0
23
100
Tăng 100
4
Chỉ đạo các lớp mẫu giáo sử dụng các hình ảnh hát dân ca, chơi trò chơi dân gian vào việc trang trí ở các góc 
23
2
8.3
23
100
Tăng 
91.7
Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca - Trò chơi dân gian” có 23 tổ chức và đã chọn ra 23 đội tham gia thi cấp cụm và chọn 8 đội xuất sắc nhất để tham dự vòng thi cấp huyện.
Ở Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – Trò chơi dân gian” cấp huyện với 5 phần thi: Màn chào hỏi; Bé với tiếng hát dân ca; Bé với trò chơi dân gian; Tài năng của cô với dân ca; Bé múa trên nền nhạc dân ca, hội thi đã đưa khán giả đến với làn điệu dân ca của các vùng miền; tạo ra sự hào hứng, sôi động, náo nhiệt với các trò chơi dân gian; các động tác múa uyển chuyển, hồn nhiên trong từng gương mặt của trẻ
Hội thi đã thể hiện được cả phần “Hội” và phần “Thi”. Cuộc thi hào hứng, sôi nổi, được dàn dựng công phu, biểu diễn ấn tượng; huy động được sự tham gia của cô giáo, các cháu, các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Hội thi đã kết thúc trong không khí vui vẽ, phấn khởi và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. 
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT trao giải cho các đơn vị
 tại Hội thi “Cô và bé với tiếng hát dân ca – Trò chơi dân gian”
IV. KẾT LUẬN:
Đối với trẻ thơ, những làn điệu dân ca, những trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức trẻ với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các cháu.
Tổ chức cho trẻ hát, nghe hát dân ca, chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp trẻ phát triển 5 lĩnh vực mà mục tiêu giáo dục mầm non đang hướng tới: phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển thể chất. 
Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra để các bài hát dân ca - các trò chơi dân gian đến với trẻ một cách lôi cuốn, hấp dẫn. Qua đó góp phần phát triển khả năng của giáo viên trong việc giáo dục tình cảm và hình thành kỹ năng sống cho trẻ, tạo cho các bé một môi trường học tập thân thiện, an toàn. Tạo không khí thi đua sôi nổi, giao lưu học hỏi giữa các lớp mẫu giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Một điều tin chắc rằng, tiếng hát dân ca và Trò chơi dân gian sẽ có một sức lan toả mới trong các trường mầm non huyện nhà, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”.
Đề tài này góp phần vào việc cụ thể hóa nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, xây dựng và tổ chức hướng dẫn có hiệu quả cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, nghe - học các bài hát dân ca ... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Mặt khác tuyên truyền về lợi tích và phổ biến cách thực hiện trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp một cách rộng rãi cho cha mẹ và cộng đồng, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Tuyển chọn, biên soạn các bài hát dân ca, trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ ở lứa tuổi mầm non để các giáo viên có cẩm nang trong việc thực hiện.
2. Phổ biến các kinh nghiệm trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” nói chung và nội dung đưa tiếng hát dân ca - trò chơi dân gian vào trường mầm non để các trường, giáo viên có cơ hội học tập, áp dụng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Tổ chức cho CBQL, GV giỏi tham quan học tập ở đơn vị điển hình về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của bậc học.
Kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo đưa tiếng hát dân ca - Trò chơi dân gian vào trường mầm non” là một nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bản thân đúc rút trong quá trình chỉ đạo, tôi mạnh dạn trao đổi và mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học ngành Giáo dục để giúp tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong quá trình công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_dua_tieng_hat.doc
Sáng Kiến Liên Quan