Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo Dạy - Học theo hướng phát triển năng lực học trò

 Dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học trò trong trường phổ thông nói chung trường Tiểu học nói riêng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết; là vấn đề cốt yếu nâng cao chất lượng GD toàn diện, là một trong những mục tiêu quan trọng trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học, phát triển các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù. Song thực tế , trong một thời gian dài, chúng ta đã dạy cho học trò theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạo trong quá trình học tập.

 Về phía thầy cô : một số thầy cô giáo nhiều năm bám theo chương trình cũ, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nghiệp vụ sư phạm nên rất khó để dứt bỏ trong ngày một, ngày hai. Quá trình dạy học, ít tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, được học tập chủ động, sáng tạo thực sự.

 Về phía học sinh: Nhiều học sinh thông minh, nhạy cảm, ham học và học giỏi, giao tiếp, hợp tác tốt song vẫn còn một bộ phận học sinh mải chơi, thụ động, ngại học, học kém , thiếu tự tin . Các năng lực tự học , giải quyết vấn đề, sáng tạo, thẩm mỹ, thể chất, giao tiếp, hợp tác chậm phát triển.

 Về phía phụ huynh : quan tâm nhiều đến kết quả học tập kiến thức của con , nóng vội trong việc dạy con, chiều chuộng con, làm thay, làm đỡ con nhiều, ít quan tâm đến các kỹ năng khác của con : tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ cùng gia đình, bạn bè

 

doc46 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2987 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo Dạy - Học theo hướng phát triển năng lực học trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh các con sẽ cảm nhận được việc học của chúng khá quan trọng với gia đình .
    Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu: Đêm hôm, qua cầu gãy và Đêm hôm qua, cầu gãy. Ý nghĩa của các cặp từ quan hệ ( Tiếng Việt lớp 5).
 5.5 Tăng cường các nội dung, hoạt động thực hành 
 Tục ngữ Việt nam có câu "Trăm nghe không bằng một thấy - Trăm thấy không bằng một làm".Thực tế GD Việt Nam cũng như GD thế giới đã chứng minh luận điểm trên. Đây là cơ sở của nguyên tắc dạy học trực quan và định hướng đổi mới GD. Quan điểm phát triển năng lực học trò không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường các nội dung thực hành giúp học sinh :
 - Phát huy khả năng tự học.
 - Gây hứng thú và tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo HS.
 - Nâng cao kiến thức và hiểu biết môn học.
 - Phát triển năng lực vận dụng và đảm bảo được tính bền vững của tri thức. 
 Để đạt được mục tiêu trên, trong sinh hoạt chuyên môn, tôi chủ động nêu ý tưởng, trao đổi cùng cùng Hiệu phó chuyên môn, các tổ chuyên môn về vấn đề tăng cường các nội dung thực hành trong và ngoài tiết dạy. Cũng trong sinh hoạt chuyên môn tôi tư vấn cho GV những lưu ý khi tổ chức các hoạt động thực hành cho HS (tạo điều kiện để HS được thực hành nhiều, gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, lựa chọn nội dung vừa sức với HS, bám sát mục tiêu bài dạy).Khi tổ chức thực hiện, trao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn về lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức thực hành. Khi duyệt chương trình tổ chuyên môn, tôi phỏng vấn tổ, GV nội dung thực hành dự kiến trong, ngoài tiết day. Quá trình dự giờ, tham gia hoạt động thực hành cùng lớp, tôi tiếp tục tư vấn, hỗ trợ GV, khẳng định tính ưu việt của hoạt động thực hành.
 * Ví dụ minh họa :
 VD1: Khi dạy bài "Giữ gìn trường lớp sạch đẹp"( Đạo đức lớp 2) GV nhất thiết phải tổ chức cho HS thực hành những việc làm cụ thể ngay trong tiết 1;2 và hoạt động ngoại khóa chăm sóc bồn cây, bồn hoa, nhặt rác, quét dọn lớp học, hành lang sân trường, tham gia Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm vào ngày chủ nhật tuần 4 của tháng theo kế hoạch địa phương. Được trực tiếp tham gia , HS hiểu ý nghĩa cũng như các công việc cần làm để giữ gìn vệ sinh trường lớp, có kỹ năng làm việc khoa học, khéo léo và trải nghiệm cảm xúc , niềm vui khi làm được việc ý nghĩa .
 VD2: Khi dạy bài "Diện tích hình tam giác"( Toán lớp 5), nhất thiết GV phải tổ chức HS ghép 2 hình tam giác vuông trở thành một hình chữ nhật( giúp HS phát hiện Diện tích hình tam giác gấp đôi diện tích hình tam giác ) . Tiếp đó GV tổ chức cho HS để thực hành cắt ghép hình tam giác có 3 góc nhọn , so sánh các kích thước của hình tam giác với hình chữ nhật( Giúp HS phát hiện : chiều cao tam giác đúng bằng chiều rộng HCN, đáy tam giác đúng bằng chiều dài HCN, từ đó HS rút ra qui tắc tính diện tích hình tam giác : Đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo rồi chia cho 2). Khi thực hành và tìm ra qui tắc tính diện tích hình tam giác, HS rất hứng thú , phát triển được năng lực ( như VD trong giải pháp 2). 
 Giải pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 Quá trình GD không chỉ diễn ra trong lớp học mà nó diễn ra trên từng m2
 (X Macarenco). Nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau. Mảng hoạt động ngoài giờ lên lớp là một khâu rất quan trọng trong định hướng GD mới : không gian và thời gian của HS hầu như được khép kín trong nhà trường - gia đình - xã hội. Đây là một lợi thế để nhà trường thực hiện yêu cầu GD toàn diện , làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho HS và giúp HS phát triển và hoàn thiện nhân cách, phát triển nhiều năng lực. Hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhà trường rất nhiều, các hoạt động đều có tác dụng hỗ trợ tới chất lượng GD, góp phần phát triển năng lực chung cũng như năng lực đặc thù cho học trò. Năm học 2017-2018 trường tổ chức một số hoạt động sau : 
 - Hội thi ‘Tuyên truyền măng non’ ( tổ chức vào dịp 10-10)
 - Giao lưu học sinh yêu Toán Tiếng Việt, Anh văn tổ chức vào dịp 20-11)
 - Đố vui để học (tổ chức phối hợp với Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Sao Đội 
 - Sinh hoạt theo chủ đề nhân các ngày lễ trong năm và chương trình GD an toàn giao thông, phòng tránh TNTT, chúng con nhớ về cội nguồn ,hướng về mẹ, cô, Các chú bộ đội (tổ chức phối hợp trong tiết sinh hoạt cuối tuần, chào cờ đầu tuần )
 - Thi vẽ tranh, kể chuyện (dịp 22/12,) ; 
 - Trải nghiệm kỹ năng sinh tồn và giao lưu "Rung chuông vàng" tại Đền Gióng và khu sinh thái Bản Rõm( 26-3).
 - Trải nghiệm những khám phá khoa học, kỹ năng vượt khó ... tại vườn khoa học Erahouse ( dịp 30-4)
 - Tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử địa phương.
 - Hội thi " Phụ trách Sao giỏi " (dịp 15-5)
 - Thắp nến tri ân ,lao động VS tại nghĩa trang liệt sỹ địa phương( 22/12; 27/7)
 - Ngày hội công nhận chuyên hiệu Đội viên và cháu ngoan Bác Hồ ....
 Để các hoạt động trên phát huy tốt tác dụng góp phần đắc lực cho việc phát triển năng lực học trò , tôi chú ý một số vấn đề sau : 
 -Thời điểm tổ chức hoạt động : bố trí xắp xếp các hoạt động ở thời điểm thích hợp ý nghĩa , tránh chồng chéo nhiều hoạt động dẫn đến sự quá tải .
 - Xác định mục tiêu GD và những năng lực cần phát triển cho học trò trong mỗi hoạt động .
 - Thành lập ban chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng, phù hợp với năng lực cá nhân .
 - Lực lượng tham gia : huy động nhiều lực lượng GV bởi mỗi GV có thế mạnh riêng và tạo sự hợp tác chia sẻ ,cộng đồng trách nhiệm chung với hoạt động nhà trường. 
 - Tổ chức thực hiện : chu đáo, nghiêm túc tránh sự cẩu thả phô trương hình thức, phản tác dụng .
 - Qui mô hoạt động: linh hoạt, phong phú, đa dạng, hấp dẫn.
 - Đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, công nhận kết quả GV, HS.
 - Vơi mỗi hoạt động đều yêu cầu HS viết thu hoạch để HS được bộc lộ cảm xúc, huy động và trau dồi các kỹ năng : quan sát, viết câu, viết đoạn văn , sử dụng từ ngữ , diễn đạt.... 
 - Sơ tổng kết, động viên, khen thưởng kịp thời( bám sát mục tiêu đề ra). 
 Với các hoạt động ngoài giờ như trên, nhà trường đã tạo cơ hôi cho HS được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, phát triển vốn tri thức về các lĩnh vực đời sống xã hội cho HS ; Tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, phát triển ở HS các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS. Đây là một liệu pháp tinh thần giúp HS giảm bớt căng thẳng, tái tạo niềm vui khi đến trường - điều này cực kì quan trọng và cần thiết đối với HS. Thông qua hoạt động ngoài giờ HS và ngay cả GV được trải nghiệm và phát triển nhiều năng lực : giao lưu, hợp tác, tư duy, giao tiếp 
Giải pháp 7: Ứng dụng mô hình trường học mới VNEN
 Từ năm học 2011-2012, Bộ GDĐT triển khai mô hình trường học mới VNEN đối với cấp tiểu học.Qua 6 năm triển khai ở cấp tiểu học đã khẳng định VNEN là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Việc triển khai mô hình trường học mới góp phần tích cực tạo tiền đề cho việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. 
 Từ năm học 2015-2016 đến nay, nhà trường đăng ký ứng dụng dạy theo mô 
hình VNEN với số lớp:
 - Năm học 2015- 2016 : 4 lớp ( 2 lớp 2, 2 lớp 3)
 - Năm học 2016- 2017 : 4 lớp (2 lớp 3, 2 lớp 4)
 - Năm học 2017- 2018 : 6 lớp : 2 lớp 3, 2 lớp 4 , 2 lớp 5)
Khi thí điểm mô hình này trường có một số khó khăn, kết quả và rút ra bài học như sau:
*Mô hình VNEN có nhiều ưu điểm:
 -Với HS : được khuyến khích , tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, đặc biệt là các hoạt động tự học và hợp tác; phát triển các phẩm chất và năng lực như chủ động, tự tin, năng lực tự học, hợp tác.... qua đó nâng cao chất lượng học tập. 
Môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả. Đánh giá HS thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn PP học tập có hiệu quả cho HS.
Tài liệu triển khai VNEN được thiết kế theo hướng SGK mô hình hoạt động, chú trọng hướng dẫn học sinh tự học. Học sinh được hướng dẫn học tích cực, tự lực, sáng tạo theo tài liệu HDH (tài liệu 3 trong 1: HS, GV, CMHS)
Hoạt động học của học sinh được thực hiện trên lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng.
 - Với GV :  có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ đáp ứng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng. 
 Được rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm : kỹ năng tương tác hỗ trợ HS, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo phương pháp, hình thức dạy.
 -Với phụ huynh và cộng đồng :
 Có trách nhiệm và tham gia với nhà trường nhiều hơn;
 Hỗ trợ các hoạt động cụ thể cho nhà trường;
 Được tiếp nhận, bổ sung tri thức từ nhà trường thông qua học sinh.
 Tuy nhiên khi ứng dụng môn hình VNEN, nhà trường gặp một số khó khăn. 
 * Khó Khăn :
 - Học sinh Tiểu học còn nhỏ, còn bỡ ngỡ với cách học mới , ít chủ động .
Các thói quen tự giác và ý thức kỷ luật, kỹ năng tự học, học tập hợp tác bước đầu chưa đi vào nề nếp. Trong học nhóm, nhóm trưởng chưa biết phát huy vai trò, các thành viên chưa chủ động hợp tác ...
 - Một số em lớp 2 đọc chậm , viết chậm nên quá trình tự đọc và làm bài khó khăn.
 - Học sinh nông thôn giao tiếp còn hạn chế, tự ti.
 - Diện tích lớp học chưa đủ Chuẩn VNEN, gây khó khăn cho việc di chuyển của cô trò khi giao lưu hợp tác 
 - Phụ huynh còn hoài nghi về VNEN, xem băng thấy cô giáo ít nói, ít giảng sợ HS không hiểu bài.
 - Một số GV hứng thú , một số GV ngại thay đổi thói quen.
 - Kinh phí đầu tư cho trang thiết bị dạy học hạn hẹp.
 *Giải pháp khắc phục khó khăn, khẳng định tính ưu việt của VNEN
Về phía nhà trường 
 - Thực hiện nghiêm túc chương trình tập huấn.
 - Tổ chức tốt chuyên đề VNEN tại trường.
 - Bám sát mục đích yêu cầu của VNEN
 - Tìm kiếm sự đồng thuận : làm tốt công tác tuyên truyền, minh họa tiết dạy VNEN trên băng hình trong GV, trong họp phụ huynh; cuối học kỳ tổng hợp thăm dò ý kiến phản hồi từ phụ huynh. 
 - Tạo điều kiện để phụ huynh được tham gia trực tiếp, tích cực nhiều hoạt động với trường , lớp , với các con : Hỗ trợ các con học tập ở nhà , cùng GV tổ chức sinh nhật, tổ chức trung thu cho các con tại lớp, tham gia sinh hoạt cuối tháng với lớp bầu Hội đồng tự quản, tham quan sản phẩm của con tại lớp,đọc những chia sẻ của con, hỗ trợ chương trình văn nghệ, giao lưu trò chơi dân gian với các con tại khối lớp , tại các buổi lễ của trường . 
 - Phát huy vai trò của các công cụ học tập tại lớp : Động viên các con thi đua nhau học tập rèn luyện, nói về ước mơ của mình, viết chia sẻ qua hòm thư bè bạn, điều con muốn nói ( 20-11 tổ chức bình chọn sản phẩm , chia sẻ của các con ( Tiêu chí rất mở : quan tâm sự đa dạng , phong phú, chân thật, mạnh dạn tự tin ,tiến bộ của các con , có chú ý tích hợp GD kiến thức cho các con : sửa lỗi chính tả, cách diễn đạt, 
 - Tích cực dự giờ các lớp dạy VNEN: quá trình dự giờ coi trọng việc trao đổi, chia sẻ , tư vấn hỗ trợ GV, tôn trọng sự sáng tạo hợp lý của GV : khi tổ chức các hoạt động dạy - học không nhất thiết phải rập khuôn đúng nguyên mẫu VNEN , vì HS nhỏ, HS còn bỡ ngỡ , có thể linh hoạt : VD khi HS chưa chủ động thực hiện từng việc trong tài liệu, GV gợi ý, hỗ trợ  khi HS chưa điều khiển hoạt động học tập được, GV hỗ trợ kịp thời cho HS tập làm , động viên khích lệ dần .
 -Tập huấn kỹ năng làm việc nhóm cho HS( như đã nêu ở trên)
 - Hỗ trợ một phần kinh phí cho các lớp VNEN bổ sung các công cụ học tập ( một phần PH đã trang trí lớp học thân thiện từ năm học trước )
 - Tổ chức sơ tổng kết kết quả ứng dụng mô hình VNEN, rút bài học kinh nghiệm.
 * Kết quả 
 Sau 3 năm thí điểm mô hình trường học mới VNEN trên 4-6 lớp kết quả như sau:
	+ HS thấy thoải mái , phấn khởi , mạnh dạn, chủ động linh hoạt hơn. HS hứng thú học tập, kết quả học tập, rèn luyện chuyển biến tốt. Đặc biệt các năng lực :tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp được phát triển.
 + Về phía phụ huynh : thấy yên tâm với VNEN, thấy con tự tin, chủ động hơn , giao tiếp tốt hơn, kết quả học tập rèn luyện khá hơn. 
 + GV thấy có vất vả hơn nhưng hứng thú hơn, trách nhiệm hơn , phong thái GV sôi nổi hơn,
 Phần lớn GV đã tiếp cận với phương pháp mới của mô hình VNEN, 6 lớp đăng ký đã dạy thành thạo theo 10 bước học tập của HS; GV tổ chức tốt cho HS tự học, chia sẻ , hợp tác trong nhóm, trước lớp , phần lớn HS được trải nghiệm các kỹ năng làm nhóm trưởng, trưởng ban văn nghệ, trưởng ban học tập, trưởng ban đối ngoại....
 *Rút ra bài học kinh nghiệm ( trích nội dung sơ kết ứng dụng mô hình VNEN)
 -Với Cán bộ quản lý: 
 Một mặt: tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tiếp tục hỗ trợ để chính GV sẽ  sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chủ động, quyết tâm và cầu thị trong việc triển khai mô hình VNEN. Làm tốt công tác xã hội hóa GD để xây dựng môi trường thuận lợi với các điều kiện hỗ trợ cho dạy học tại từng lớp học và huy động PH, địa phương tham gia VNEN.
 Mặt khác : CBQL luôn đồng hành cùng GV, tích cực thăm lớp, dự giờ, lắng nghe để cùng GV để tháo gỡ khó khăn qua những năm đầu thực hiện; Tiếp tục nhân rộng mô hình này với các lớp khác trên tinh thần tự nguyện.Thực hiện nghiêm túc những đổi mới trong đánh giá HS theo TT 30, TT22 giảm áp lực hồ sơ sổ sách cho GV( ghi chép hồ sơ, giáo án theo hướng tinh giản, thiết thực, giành nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy.)
 - Đối với giáo viên	
 Cần phải hiểu đúng và đủ về mô hình mới để không áp dụng một cách rập khuôn máy móc; Tăng cường học tập của mỗi cá nhân, phối hợp với học hợp tác và học nhóm. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, phương pháp tư duy và quan tâm tới hứng thú của học; chuẩn bị nhiều phương án để linh hoạt, 
 Trên đây là 7 giải pháp tôi đã áp dụng để chỉ đạo việc dạy- học theo hướng
 phát triển năng lực học trò và kết quả thể hiện rất rõ trong phần kết quả .
 Chương III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 
 Bằng việc áp dụng các giải pháp trên, kết quả dạy- học và năng lực học trò ,chất lượng đội ngũ, chất lượng GD của nhà trường năm học 2017- 2018 như sau: 
Năm học
Giáo viên
Học sinh
Nắm chắc
PP PT
NLHT,
Dạy -học
hiệu quả 
Ngại đổi mới , hạn chế PTNLHT
Kết quả phân loại CNN
GVTH
 Biết tự học và học tập hiệu quả
Có khả năng giải quyết vấn đề 
Tự tin, biểu cảm trong giao tiếp 
Hoàn thành CTLH
Kết quả HS thi cấp Huyện, TP
2016- 2017
11/39
= 28.2%
28/39
=71.8 %
XS:15/39
=38.5
Khá : 22
=56.2 %
TB: 2/39 =5.3%
174/690
= 25.2%
91/690
=13.2%
121/690
=17.5 %
688/690
=99.7 %
Huyện : 
TS 12 
Nhì 4
,Ba 2, 
KK :6
2017-2018
tháng 5/2018
30/39
76.9%
9/39
=23.1%
Dự kiến 
XS:27/39
=69.2%
Khá : 12/39
=30.8%
351/731 
= 48.1%
408/731=55.8 %
461/731
=63.1%
731/731
= 100 % 
Huyện : TS : 21
Nhất:3
Nhì : 13
,ba :1
KK :4
 Kết quả trên cho thấy hiệu quả của giải pháp chỉ đạo dạy – học theo hướng phát triển năng lực học trò. Bên cạnh kết quả đánh giá theo các nội dung trên, chất lượng GD toàn diện của nhà trường nâng lên rõ rệt .Tỷ lệ đạt về phẩm chất năng lực của HS cuối năm học là 731/731= 100%. Kết quả các cuộc thi cấp huyện ổn định về số lượng, tăng về chất lượng giải . Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV được nâng lên. Môi trường GD nhà trường thân thiện, an toàn lành mạnh và phát triển bền vững; tạo được niềm tin trong phụ huynh .Tuy vậy chất lượng HS thi Viết chữ đẹp cấp Huyện chưa có bước chuyển rõ rệt , năng lực HS phát triển chưa mạnh. Đây là cơ sở để tôi tiếp tục trở lại nghiên cứu , thực nghiệm vấn đề này . Rất mong được sự giúp đỡ của bạn đọc và Hội đồng khoa học cấp trên.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận 
 Trong sự nghiệp đổi mới, vấn đề day- học theo hướng phát triển năng lực học trò, nâng cao chất lượng GD toàn diện, chất lượng HS, chất lượng đội ngũ , đang được nhìn nhận như một nhu cầu không thể thiếu và ngày càng cao trong GD nhà trường. Để đạt được kết quả trong phong trào day- học theo hướng phát triển năng lực học trò , hiệu trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua nói chung và phong trào thi đua “Day- học theo hướng phát triển năng lực học trò ” nói riêng. Do vậy, hiệu trường cần tích cực nghiên cứu, tìm tòi ,có biện pháp nhằm lôi cuốn , thúc đẩy truyền cảm hứng để mỗi GV có niềm tin, nhu cầu , hứng thú và quyết tâm đổi mới, quyết tâm phát triển năng lực học trò hiệu quả . 
 Chất lượng phong trào Day- học góp phần phát triển năng lực học trò, nâng cao chất lương GD, góp phần xây dựng “Thương hiệu ” cho nhà trường .Để không chỉ HS mà cả GV cảm nhận thật đầy đủ ý nghĩa của việc đến trường và thực sự “Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui" thì việc phát huy kết quả đã đạt được, nâng cao chất lượng GD, chất lượng đổi mới Dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò cần được làm thường xuyên, bài bản, khoa học và không ngừng sáng tạo.
 2. Khuyến nghị 
 - Với các cấp , các ngành : Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ day học cho nhà trường, góp phần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu đổi mới .
 - Với nhà trường : Luôn quan tâm về đời sống vật chất, tinh thần cho GV, tích cực tham mưu với các cấp uỷ đảng nhằm tạo điều kiện CSVC, TBDH để làm tốt hơn nữa các giải pháp nêu trên, tạo điều kiện để tác giả tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng GD.
 - Với GV : Không tự bằng lòng với khả năng hiện có, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện năng lực tổ chức HS hoạt động tích cực. Tạo thói quen, hứng thú trong việc phát triển năng lực HS.
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm . 
 Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2018
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 Giao lưu "Rung chuông vàng " tại khu sinh thái BẢN RÕM - Sóc Sơn
Học sinh hứng thú, tự tin trong hội thi vẽ tranh
Ngày hội Công nhận chuyên hiệu và Cháu ngoan Bác Hồ 
Hội thi "Phụ trách Sao giỏi" cho các con trải nghiệm kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tổ chức, điều hành .
 Giao lưu trò chơi dân gian cho các con cơ hội trải nghiệm kỹ năng hợp tác, rèn luyện tính kiên trì, khéo léo .
Tiết sinh hoạt theo chủ đề Phòng cháy chữa cháy giúp các con kỹ năng thoát hiểm, khả năng chủ động trong giải quyết tình huống có vấn đề .
 Thắp nến tri ân tại Nghĩa trang liệt sỹ 
 Ngày Hội đọc sách giúp các con phát triển năng lực tự học .
 Khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời ( TNXH- Lớp 3) tại vườn khoa học Erahou cho các con những trải nghiệm khoa học lý thú.
Trải nghiệm làm chiến binh rừng xanh tại vườn khoa học Erahou giúp các con rèn luyện tinh thần vượt khó, dũng cảm , hợp tác. 
Học sinh tự tin trao đổi cùng cô về chủ đề tranh .
 Cùng phụ huynh tổ chức tết trung thu cho các con. 
 Hội thi bày mâm ngũ quả nhân dịp Tết trung thu.
PHỤ LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
A. Phần 1: Đặt vấn đề 
1
1. Lý do chọn đề tài 
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2
3. Phương pháp nghiên cứu
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
2
B. Phần thứ hai : Một số biện pháp đổi mới việc chỉ đạo dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò 
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn 
3
1. Cơ sở lý luận 
3
2. Cơ sở thực tiễn 	
4
Chương II:Các giải pháp thực hiện 
6
1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV nhà trường về dạy – học phát triển năng lực học trò.
6
2. Tổ chức hiệu quả chuyên đề “Day- học phát triển năng lực học trò”
9
3. Ứng dụng chuyên đề dạy- học theo hướng phát triển năng lực học trò.
19
4.Khuyến khích phong trào tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong CBGV .
19
5. Bồi dưỡng cho GV phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong day- học.
21
6.Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
29
7.Ứng dụng mô hình trường học mới VNEN
30
Chương III: Kết quả thực nghiệm 
34
3
Phần thứ ba: Kết luận- khuyến nghị .
Một số hình ảnh minh họa 
35
36

File đính kèm:

  • docSkkn_PTNL_HoanPC.doc
Sáng Kiến Liên Quan