Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo dạy học trực tuyến, dạy học qua Internet

Cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến, dạy học từ xa

1.1. Cơ sở lý luận:

Theo thông tư 09/2021/TT-BGD ĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT về quản

lý và tổ chức dạy học TT trong cơ sở GDPT và CSGD thường xuyên có nói rõ:

a. Hệ thống dạy học TT là hệ thống phần mềm dạy học TT và

hạ tầng CNTT (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học TT) cho phép quản lý

và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học TT; hệ thống quản lý học tập TT; hệ thống quản lý nội dung học tập TT.

b. Dạy học TT là HĐ dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học TT.

c. Dạy học TT hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT là hình thức dạy học TT thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDPT.

d. Dạy học TT thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT là hình thức dạy học TT thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDPT.

1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến:

Dạy học TT hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các HĐ dạy học trực tiếp.

Dạy học TT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Lúc này, GV giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi HS ở trường.

Dạy học TT thay thế hoàn toàn QTDH trực tiếp. Theo đó, các HĐ của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể đến trường.

 

docx15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo dạy học trực tuyến, dạy học qua Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệm trong công tác chỉ đạo dạy học trực tuyến, dạy học qua internet”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến, dạy học từ xa
1.1. Cơ sở lý luận:
Theo thông tư 09/2021/TT-BGD ĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT về quản 
lý và tổ chức dạy học TT trong cơ sở GDPT và CSGD thường xuyên có nói rõ: 
a. Hệ thống dạy học TT là hệ thống phần mềm dạy học TT và
hạ tầng CNTT (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học TT) cho phép quản lý
và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học TT; hệ thống quản lý học tập TT; hệ thống quản lý nội dung học tập TT.
b. Dạy học TT là HĐ dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học TT.
c. Dạy học TT hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT là hình thức dạy học TT thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDPT.
d. Dạy học TT thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở GDPT là hình thức dạy học TT thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình GDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở GDPT.
1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến:
Dạy học TT hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các HĐ dạy học trực tiếp.
Dạy học TT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Lúc này, GV giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi HS ở trường.
Dạy học TT thay thế hoàn toàn QTDH trực tiếp. Theo đó, các HĐ của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể đến trường.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Các yếu tố quyết định sự thành công của dạy học trực tuyến:
Trước hết cơ sở hạ tầng kỹ thuật dạy học TT (hệ thống các phần mềm: phần
mềm tổ chức dạy học TT trực tiếp, hệ thống quản lý học tập TT, hệ thống quản lý nội dung học tập TT), hạ tầng CNTT (đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp, các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân, 
Thứ hai công tác quản lý chỉ đạo: sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho HS, GV. BGH tâm huyết sẽ triển khai thành công: cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao.
Đội ngũ GV là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học TT. GV không có kỹ năng sư phạm, sử dụng CNTT không tốt sẽ khó thực hiện hình thức dạy học này.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, GV chất lượng, tâm huyết nhưng HS thiếu động lực học tập, PH thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học TT, dạy học qua truyền hình không thể thành công. Đây cũng hai yếu tố cuối cùng góp phần không thể thiếu trong dạy học TT.
2. Thực trạng của việc dạy học qua Internet, trực tuyến
2.1. Ưu điểm: 
Dạy học TT bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng GD và khuyến khích sự sáng tạo của GV, HS.
Dạy học TT cũng tạo cơ hội cho GV, HS được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học TT, cả GV và HS được nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá.
Như vậy, dạy học TT tạo điền kiện cho HS và GV có cơ hội hình thành và phát triển nhiều NL như: “Tự chủ và tự học”, “NL tin học”, “NL công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”. Đây cũng là 4 trong số 10 NL cốt lõi mà chương trình GDPT 2018 đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học.
Học TT vô cùng cần thiết khi có dịch bệnh đòi hỏi giãn cách xã hội.
2.2. Hạn chế: 
Khả năng ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm học TT vào dạy học ở nhiều GV còn hạn chế, chưa thông thạo đặc biệt khó khăn với HS lớp 1. 
Một số HS hoàn cảnh, điều kiện CSVC của gia đình không cho phép sẽ chi phối nhiều đến việc học TT. 
Học TT nên việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của HS không trực tiếp, HS chưa chủ động, tích cực học tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả của HS.
Dạy học TT, GV chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, HS tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, sự tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau đó. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
3. Một số biện pháp đã triển khai:
3.1. Biện pháp 1: Công tác chỉ đạo, điều hành của BGH
BGH nghiên cứu, bám sát văn bản hướng dẫn của các cấp, trên cơ sở lấy ý kiến các tổ CM xây dựng, triển khai KH dạy học qua Internet, TT của nhà trường đảm bảo đủ cơ cấu số tiết, TKB kì II các khối lớp để hoàn thành nội dung năm học đúng thời gian quy định. Bố trí thời gian dạy TT khoa học, hợp lý.
Chỉ đạo Tổ CM lựa chọn hình thức dạy học TT hay gửi video bài dạy phù hợp với các bài, các môn, phân công GV xây dựng các tiết dạy, cùng nhau trao đổi, góp ý, chỉnh sửa để có bài dạy chất lượng nhất. BGH chỉ đạo GV xây dựng những quy định về dạy và học TT để GV, HS thực hiện trong đó rõ trách nhiệm của HS khi tham gia lớp học TT. 
Trước khi GV tổ chức thực hiện các giờ học TT, BGH phân công kiểm duyệt nội dung các TTCM: Hiệu trưởng khối 4, 5 và bộ môn; Phó hiệu trưởng khối 1,2,3. Đối với GV mới, chưa có kinh nghiệm chuyên môn, BGH yêu cầu GV trình bày cho TTCM trước khi dạy. 
Công tác giám sát việc dạy học TT được BGH thường xuyên kiểm tra thông qua dự giờ GV dạy để tư vấn, rút kinh nghiệm.
3.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho CBGVNV, CMHS
Để dạy học TT đạt mục tiêu đề ra “Cần nỗ lực của thầy, ý thức của trò, hỗ trợ của CMHS”. Do đó, yếu tố đầu tiên là về nhận thức có nhận thức đúng mới có quyết tâm cao, hành động đúng: cần xem học TT là một cấu phần chính thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học, không chỉ là "cứu cánh" hay hỗ trợ; Do vậy công tác truyền thông trong GD được BGH xây dựng rõ trong thực hiện nhiệm vụ năm học. Mỗi nội dung tuyên truyền được cụ thể hóa trong kế hoạch công tác tháng, tuần. Trong tháng 2 nội dung nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên truyền để CMHS, HS phối hợp tốt trong dạy học trực tuyến. Vì là năm học thứ hai triển khai nội dung này nên với CBGV, CMHS, HS các lớp 2 đến lớp 5 đã hiểu và khá thông suốt, khó khăn nhất chính là CMHS, HS khối 1 nên BGH đã tập trung với GV khối 1 xây dựng kịch bản tuyên truyền thông qua buổi họp TT với CMHS trong tháng 2 để PH hiểu, phối hợp chuẩn bị tốt các điều kiện cho con tham gia lớp học. 
3.3. Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt về CSVC cho việc dạy học trực tuyến
Đây là một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy học TT. Ngay từ đầu năm học, BGH phân công nhiệm vụ từng bộ phận rà soát lại toàn bộ hệ thống máy tính các lớp, đường truyền mạng, tai nghe, ... Trên cơ sở đó giao kế toán lập dự toán tăng cường CSVC, nâng cấp đường truyền mạng, tận dụng tối đa các phương tiện hiện có trang bị cho GV có đủ thiết bị cho việc dạy học qua Internet, TT và quản lý các lớp học online. Như vậy, để dạy và học TT, GV và HS cần các thiết bị như: Máy tính Laptop cấu hình càng mạnh càng tốt, mạng Internet gói có tốc độ cao, camera ghi hình, microphone thu tiếng (nếu GV, HS dùng máy tính cây), phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí: Zoom, Team, Google meet 
BGH giao cho GVCN các lớp khảo sát 100% CMHS về thiết bị, đường truyền mạng, nhu cầu về hình thức và thời gian tham gia học qua Internet, TT thông qua chức năng bình chọn trên Zalo. Từ đó GVCN nắm bắt mức độ sẵn sàng của HS, CMHS để có BP phối hợp với những HS chưa có đủ điều kiện để tham gia học TT.
3.4. Biện pháp 4: Trang bị kiến thức kỹ năng dạy học trực tuyến cho GV
Kỹ năng sử dụng CNTT: Đây là KN quan trọng quyết định sự thành công của dạy học TT. Là năm thứ hai GV sử dụng phần mềm Zoom để dạy học nên 1 số GV sử dụng khá thành thạo. Bên cạnh đó, còn 1 số GV mới, GV cao tuổi việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế nên ngay đầu năm học BGH đã mời chuyên gia về tập huấn CNTT trong đó có nội dung tìm hiểu sâu về phần mềm dạy học qua Zoom: hướng dẫn tải phần mềm, cài đặt, cách đặt lịch, tạo một lớp học trực tuyến, các chức năng của Zoom, cách sử dụng các chức năng.
Schedule a Meeting
:
Cách đặt lịch và thiết lập thông số cho một lớp học 
Start a meeting
:
Tạo một lớp học trực tuyến
Invite
:
Copy đường truyền, ID, mật khẩu; mời HS tham gia lớp 
Participants
:
Quản lý HS trong lớp, điểm danh, duyệt cho HS vào lớp 
Share screen
:
Chia sẻ màn hình, giáo án điện tử, video cho mọi người
Whiteboard
:
Bảng trắng để GV, HS viết, vẽ trực tiếp như học trên lớp
Breakout rooms
:
Chia nhóm để HS làm việc, thảo luận nhóm
Raise your hand
:
HS ra hiệu, giơ tay khi muốn phát biểu hoặc trả lời.
Speaker View 
:
Xem Webcam của HS khi các con học tập
All mute- Unmute
:
Tắt, bật micro khi học để tránh HS nói chuyện và tạp âm
Zoom group chat
:
HS nhắn tin trao đổi với cô và các bạn 
Record video
:
Ghi hình nội dung buổi học
Share link
:
Chia sẻ video buổi học với những HS không thể tham gia
Khi bồi dưỡng CNTT, chúng tôi yêu cầu giảng viên giới thiệu và hướng dẫn GV có kĩ năng CNTT tốt sử dụng một số các trang Web, phần mềm hỗ trợ dạy trực tuyến như: Class Dojo, New Kahoot, Quiz - Quizizz, để điểm danh, tổ chức trò chơi, thiết kế bài tập TT tạo không khí hào hứng học tập. 
CBGVNV tham gia tập huấn CNTT
Kỹ năng tổ chức lớp học trực tuyến: Trong quá trình dạy học TT, tôi cũng lưu ý GV một số nội dung sau:
GV cần tổ chức các HĐ phong phú, đa dạng để tránh HS nhàm chán.
Tạo sự chủ động từ cả hai phía: HS, cần xác định rõ mục tiêu tham gia, thiết lập cho mình thói quen tập trung, tham gia bài học đúng giờ, tự ghi chép để gia tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức. GV cần khuyến khích việc trao đổi, thảo luận, thường xuyên điều chỉnh nội dung để gia tăng hứng thú cho HS.
Khi dạy TT, GV cần lưu ý: nội dung: trình bày đúng trọng tâm vấn đề, dùng từ ngữ đơn giản và dễ hiểu nhất, đưa kèm các ví dụ minh họa, tổng kết lại ý chính sau từng phần,Hình thức: đảm bảo trình bày trực quan, dễ theo dõi, thu hút HS, gia tăng nội dung được truyền tải thông qua hình ảnh. Tương tác: giải đáp thêm các thắc mắc của HS; nếu không có điều kiện để giải đáp tất cả vấn đề, hãy chọn lọc một vài nội dung được quan tâm nhiều nhất và làm một bản FAQ (các câu hỏi thường gặp) gửi kèm cho HS. Ngoài ra, GV cần chú ý kỹ năng thiết lập sự hiện diện trực tuyến. GV phải chuẩn bị để thiết lập sự chào đón thân thiện đối với người học bằng giọng điệu phù hợp để thu hút HS tạo được môi trường thân thiện, an toàn để HS cảm thấy thân thuộc. GV có KN giao tiếp, hướng dẫn, khơi gợi niềm tin và sự đóng góp của HS. GV xác định đúng thời điểm và cách thức đưa ra phản hồi cho cá nhân, nhóm để thúc đẩy tương tác. Khi cần thiết, GV trợ giúp bằng lời nói, kịp thời để gắn kết các cá nhân, các nhóm người học nhằm thu hẹp hoặc nới rộng khoảng cách ảo giữa GV và HS. 
Để lớp học sinh động, HS không nhàm chán, GV phối hợp các phần mềm, các công cụ với nhau 
GV có thể sử dụng các công cụ như Zoom để hỗ trợ kết nối, thiết lập môi trường học trực tuyến: GV cần nhắc nhở HS tuân thủ các quy định khi học TT: tắt micro, bật webcam để GV quan sát HS học. 
Hỗ trợ HĐ thuyết trình và trình bày bài giảng: có các phần mềm như Powerpoint, Violet Sau khi tạo lập BGĐT thì GV chọn chia sẻ (Share screen) toàn bộ màn hình hoặc cửa sổ màn hình (file Powerpoint, video) và có thể mời HS trả lời. 
Để tương tác giữa GV với HS, HS với HS: có các chức năng của Zoom như: chia nhóm HS để thảo luận, làm việc theo nhóm (Breakout rooms), khi GV đặt câu hỏi dạng trả lời ngắn nhanh, HS có thể dùng nhắn tin (Group chat) hoặc bật mic (unmute) để trả lời... Muốn xem bài của HS thì GV có thể xem qua webcam và chụp lại để chấm. Muốn chữa bài cho HS, GV dùng chức năng bảng trắng (Whiteboard) để viết nhận xét, hoặc sửa trực tiếp trên bài của HS. 
Muốn điểm danh, đánh giá HS trong quá trình xây dựng bài, ghi nhận sự tích cực tham gia của HS trong các hoạt động, GV có thể sử dụng công cụ quản lý lớp học Class Dojo. Phần mềm này cũng có chức năng tự gửi nhận xét, đánh giá HS về
CMHS hàng tuần qua số điện thoại hoặc gmail.
Mute: Bật/Tắt mic trên Zoom. 
Start Video: Bật/Tắt camera/webcam.
Security: Thiết lập các tính năng bảo mật như: bật phòng chờ để duyệt vào phòng, cho phép người tham gia có thể chia sẻ màn hình hoặc chat.
Manage Participant: Quản lý người tham gia phòng học. 
Share Screen: Chia sẻ màn hình.
Chat: Gửi tin nhắn.
Record: Ghi lại video buổi học trên Zoom.
Reactions: Gửi biểu tượng cảm xúc.
End Meeting: Kết thúc buổi học.
3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo GV hướng dẫn CMHS, HS một số kỹ năng sử dụng phần mềm Zoom và một số nội dung phối hợp khi tham gia học trực tuyến.
Trước khi tổ chức dạy TT, tôi chỉ đạo GV gửi tới CMHS phần mềm, video hướng dẫn cài đặt, sử dụng các chức năng của Zoom khi học online. GV tổ chức buổi họp TT để hướng dẫn lại các thao tác, chức năng cũng như giải đáp các vấn đề vướng mắc của HS, CMHS. Ngoài ra, GVCN phổ biến tới CMHS, HS một số quy định cần tuân thủ khi học TT nên chất lượng các buổi học TT luôn được đảm bảo. 
3.5.1. Đối với CMHS:
- Chuẩn bị máy tính, Lap-top, mạng Internet, cài đặt phần mềm.
- Lựa chọn môi trường học phù hợp: Đây được coi là điều kiện tiên quyết: môi trường yên tĩnh, thoải mái sẽ giúp con tập trung hoàn toàn vào bài giảng, tạo cảm hứng cho con và thúc đẩy quá trình tiếp nhận thông tin, tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
- Đọc qua sách trước khi vào bài giảng: Trước khi bắt đầu bài học, PH hướng dẫn con đọc trước SGK để nắm sơ qua những kiến thức mới giúp các con theo dõi bài giảng một cách trôi chảy, lưu loát và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.
- Học đi đôi với hành: song song với việc học TT, PH nên giúp con tìm kho bài tập để ôn lại kiến thức vừa học, cũng như củng cố và rèn luyện KN giải bài.
- Nhanh chóng phản hồi khi không hiểu: PH hướng dẫn con phản hồi lại những gì còn thắc mắc khi học TT cho GV. 
- Tạo ra ý thức tự học cho con: Một điều rất quan trọng khi học TT là giáo dục con phải có tinh thần tự học và ý thức học. Bởi khi không có sự giám sát của ai, con có thể học với tâm thế chủ quan, không nghiêm túc. Điều này cũng giúp cho
việc học tập trở nên đơn giản, thoải mái và tăng thêm hứng thú. 
- Tận dụng khả năng ghi chép: Khi tham gia học TT, ghi chép những kiến thức được dạy là vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp con nhớ bài rõ hơn ngay trong lúc học thay vì phải bỏ thời gian tìm kiếm và xem lại bài giảng. Đây là một trong những lợi điểm của phương pháp học TT.
- Nếu tham gia học cùng con, CMHS ngồi ở vị trí phù hợp và giữ yên lặng, không để hình ảnh xuất hiện trên màn hình, không ghi âm, ghi hình lớp học TT. 
3.5.2. Đối với HS:
- Đọc tài liệu và thực hiện các HĐ trước khi học theo yêu cầu của GV.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi giờ học bắt đầu.
- HS phải dùng tên thật khi học TT, đăng nhập trước từ 5-10 phút để đảm bảo kết nối sẵn sàng khi buổi học bắt đầu. Tham gia đầy đủ các buổi học.
- Luôn bật webcam và tắt micro, chỉ bật micro khi được mời phát biểu.
- Ngồi học ngay ngắn và tập trung, trang phục lịch sự.
- Không bật chương trình khác trên máy tính hoặc làm việc riêng khi học. 
- Không gửi ID cho các bạn trường khác hoặc người lạ vào trong lớp học.
3.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo GV sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến để đánh giá kết quả học tập của HS
Để kiểm tra, đánh giá KQHT của HS, tôi đã chỉ đạo GV sử dụng Zalo, Youtube, Drive, để thu và lưu clip, ảnh sản phẩm học tập của HS. Từ đó, GV đánh giá KQHT của HS. Đối với GV có khả năng sử dụng CNTT thành thạo tôi hướng dẫn sử dụng các hệ thống dạy học TT như Olm.vn, SHub classroom để GV tự chấm bài và thống kê kết quả của HS theo bài, theo tuần, theo môn, theo lớp. BGH có thể kiểm tra HĐ của một GV, KQHT của một HS, một lớp và toàn trường. Qua đó, BGH sẽ kịp thời khen ngợi các lớp-GV làm tốt và nhắc nhở các lớp-GV còn tồn tại. 
4. Hiệu quả áp dụng các biện pháp 
Trong quá trình chỉ đạo CM, tôi đã áp dụng các BP trên góp phần nâng cao chất lượng các buổi học trực tuyến ở khối 4-5. Để thấy rõ kết quả, tôi đã so sánh ở thời điểm trước và sau khi áp dụng các BP với cùng tiêu chí đánh giá: 
Tiêu chí
Năm học 2019 - 2020
Năm học 
2020 - 2021
1. Tỉ lệ GV tham gia dạy học TT
77%
95%
2. KHDH được thực đúng thời gian và TKB
90%
100%
3. GV sử dụng ứng dụng Zoom, các phần mềm khác đáp ứng yêu cầu dạy học TT
85%
95%
4. Tỉ lệ HS tham gia học các buổi học TT
75%
96%
5. Kết quả nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức qua bài tập, bài kiểm tra
85%
95%
6. Không khí buổi học
Ít sôi nổi
Sôi nổi
7. Mức độ hài lòng của HS, CMHS
Bình thường
Yêu thích
III. KẾT LUẬN
	 1. Hiệu quả của SKKN: 
Một trong những ý nghĩa quan trọng của chỉ đạo tốt dạy học TT góp phần đổi mới PPDH. Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát, việc dạy học TT là phù hợp, vừa bảo đảm an toàn, vừa giúp HS duy trì nền nếp học tập. Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học TT ra đời sẽ là hành lang pháp lý cho việc dạy học TT thống nhất, bảo đảm chất lượng vì quá trình dạy TT vẫn duy trì kiểm tra, đánh giá năng lực HS.
Thực tế cho thấy, dạy học TT có nhiều ưu việt, tạo cơ hội cho GV, HS được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet trong giảng dạy và học tập. Qua đó, GV, HS được nâng cao NL ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy, học, góp phần đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá. Mặt khác còn tạo điều kiện cho HS có cơ hội hình thành, phát triển nhiều KN cá nhân, đặc biệt là tăng tính tự giác.
Giúp học sinh duy trì nền nếp học tập
Trong điều kiện bình thường, hình thức dạy học TT (online) bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp rất tốt, giúp nâng cao hiệu quả công tác này. Đặc biệt, khi HS phải tạm dừng đến trường do những lý do khách quan thì việc triển khai dạy học TT giúp HS duy trì nền nếp học tập, tạo điều kiện cho HS hình thành, phát triển NL tự chủ, tự học... Đây cũng là những NL cốt lõi của chương trình GDPT mới. Trong đó, điểm đáng chú ý tại Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực TT với cơ sở GDPT và giáo dục thường xuyên là việc HS sẽ được xét, công nhận kết quả học tập TT. Quy định này được triển khai không chỉ đặt ra yêu cầu với các nhà trường trong việc chuẩn bị điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, học liệu, nguồn nhân lực, mà còn đòi hỏi HS phải có thái độ tự giác, nghiêm túc khi tiếp cận với hình thức học TT.
Hiện nay, khi không còn giãn cách XH, nhà trường đã tổ chức dạy học trực tiếp nhưng việc dạy học TT không vì thế mà dừng lại. GV hàng ngày vẫn có thể dùng hình thức, PPDH TT để hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc của HS. 
Cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với CNTT, mạng internet, hình thức học TT đang ngày càng phát triển trong ngành GD mang đến cho HS nguồn thông tin kiến thức đa dạng của nhiều quốc gia. Nó cũng giúp các nhà quản lý GD có một cái nhìn mới, một hướng phát triển GD để theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
2. Bài học kinh nghiệm 
Đối với BGH: Cần nghiên cứu kĩ, bám sát các văn bản hướng dẫn, để xây dựng, triển khai kế hoạch phù hợp nhà trường. Trong chỉ đạo công tác dạy học TT BGH cần đồng hành cùng GV để có biện pháp quyết liệt, tư vấn kịp thời để tháo gỡ khó khăn, động viên, nhân rộng GV làm tốt; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho GV có đủ hạ tầng CNTT để thực hiện tốt dạy học TT. 
Đối với GV: cần say mê học hỏi, nâng cao trình độ CNTT, nghiệp vụ CM, vận dụng linh hoạt các phần mềm linh hoạt, sáng tạo trong QTDH.
Đối với CMHS:
Xây dựng và giữ vững tinh thần tự giác, có động lực phấn đấu trong học tập 
Chuẩn bị cho con không gian học tập tốt.
Xác định mục tiêu, lên kế hoạch học tập rõ ràng.
Khuyến khích con tương tác với GV và bạn học bằng trao đổi, thảo luận và
đặt câu hỏi.
Tích cực ghi chép đầy đủ và đọc lại sau mỗi buổi học
Luyện tập sau bài học
Luôn có một thể lực tốt để việc học tập hiệu quả hơn
3. Đề xuất, kiến nghị:
Đề nghị các cấp quản lí giáo dục tiếp tục: 
- Đầu tư CSVC, máy móc hiện đại cho các trường học, GV
- Cung cấp và giới thiệu các phần mềm mới áp dụng hiệu quả trong công tác quản lí, dạy học TT.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chi_dao_day_hoc_truc_tuyen_da.docx
Sáng Kiến Liên Quan