Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30/TT/BGD-ĐT

 “Công việc của người thầy ưu tú là kích thích những người có vẻ tầm thường có nỗ lực phi thường. Vấn đề hóc búa là không phải xác định những người chiến thắng; mà làm cho những người bình thường trở thành người chiến thắng.” – K. Patricia Cross. Do vậy, những lời nhận xét thực sự rất quan trọng với học sinh. Cùng một học sinh đó nhưng với những lời nhận xét trái ngược nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau sau lời nhận xét đó.

Từ xưa đến nay, nền giáo dục Việt Nam luôn lấy điểm số để đánh giá học sinh. Tuy nhiên, qua nhiều thời gian đúc rút kinh nghiệm chúng ta đã nhận thấy hình thức đánh giá đó khiến học sinh áp lực về điểm số. Kế thừa và phát huy những ưu điểm về đánh giá học sinh tiểu học đã thực hiện trước đây, đặc biệt là đổi mới đánh giá đã thực hiện trong hai năm học ở các trường tiểu học triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam; học tập kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận được những động viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập của các em, về các câu trả lời của các em và biện pháp để các em vượt qua các khó khăn trong học tập, Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành quy định đánh đánh giá học sinh tiểu học ra đời.

Thông tư 30/2014/BGD-ĐT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 và chính thức được áp dụng vào việc đánh giá học sinh các trường Tiểu học trên toàn quốc. Từ chỗ kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng điểm số và chủ yếu hướng vào ghi nhớ kiến thức trước đây, được thay bằng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét và kiểm tra đánh giá hướng vào năng lực, chú ý nhận xét, tư vấn, phản biện, mức độ thể hiện năng lực, phẩm chất học sinh. Đặc biệt, cách đánh giá mới, không xếp loại học tập theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đã khuyến khích được các em tự nỗ lực vươn lên, góp phần đáng kể giảm áp lực điểm số, căn bệnh thành tích trong giáo dục.

Mục tiêu lớn nhất của Thông tư 30/2014/BGD-ĐT là quan tâm đến các môn học, hoạt động giáo dục, sự phát triển về năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh đảm bảo theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục được nêu ở Nghị quyết 29/NQ-TW. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, để thông tư đi vào cuộc sống không phải nhiệm vụ giản đơn có thể làm một sớm, một chiều mà cần có quá trình thay đổi, từ nhận thức, đến cách làm, ở trong ngành giáo dục, cha mẹ học sinh cũng như toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong hành động.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30/TT/BGD-ĐT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh. Bao gồm đánh giá thường xuyên trong quá trình học (chỉ nhận xét, không dùng điểm số) và đánh giá định kì cuối học kì I và cuối năm học (dùng cả điểm số và nhận xét). Coi trọng đánh giá ngay trong quá trình học tập của học sinh, biết được học sinh đạt kết quả bằng cách nào, vận dụng kết quả đó như thế nào, giáo viên tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ để học sinh hoàn thành nội dung học tập và có phương pháp học tốt hơn; hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá mình và nhận xét, góp ý bạn, khuyến khích cha mẹ tham gia đánh giá học sinh. Thông tư 30 là chủ trương mới, phù hợp với sự phát triển của trẻ, rất cần được làm đúng, triệt để hơn, chuẩn bị và thực hành tốt hơnGiáo viên cần dựa vào mục tiêu nội dung bài học, đối chiếu sản phẩm đạt được theo cách học của học sinh với chuẩn kiến thức, kĩ năng; xem xét, cân nhắc các đặc điểm tâm sinh lí, hoàn cảnh của học sinh để có nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được học sinh, làm cho các em hứng thú học tập; đồng thời còn phải tư vấn, hướng dẫn giúp các em biết được những hạn chế và biết tự mình khắc phục. Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, hoặc bài kiểm tra của học sinh sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh cùng đánh giá, rút kinh nghiệm, hướng đến sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên được quyền chủ động viết vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục (thay thế sổ ghi điểm trước đây và cũng được coi như sổ nhật kí về đánh giá học sinh, chỉ dành cho giáo viên ghi nhận xét, theo dõi giúp đỡ học sinh). Không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Thông tư 30/3024 quy định, yêu cầu giáo viên cần quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào nhưng chỉ cần ghi những điểm nổi bật hoặc những điều cần thiết về học sinh để giáo viên theo dõi và có biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời (đối với học sinh chưa hoàn thành, giáo viên giúp học sinh tự hoàn thành hoặc những học sinh hoàn thành tốt giáo viên giúp  hứng thú học tập hơn).
  	Hơn ai hết, muốn thực hiện việc đánh giá theo TT30/2014 thực sự có hiệu quả, mỗi một giáo viên phải tự nhận thức đúng mục đích và tinh thần của việc đổi mới đánh giá vì vậy tôi đã tổ chức giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục. Tôi đã tổ chức các buổi tập huấn, thảo luận, tìm hiểu về thông tư cho tất cả các giáo viên. Đồng thời tôi cũng liên hệ với các đơn vị bạn để các giáo viên cùng thảo luận và học hỏi lẫn nhau. Bên cạnh đó giúp giáo viên nhận ra nhiệm vụ cốt lõi nhất là phải kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; Tiếp đến, giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Các bậc phụ huynh sẽ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình. Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Sau khi giáo viên đã nắm rõ mục đích và cách đánh giá theo TT30/2014, tôi đã tổ chức họp phụ huynh để nhằm mục đích tuyên truyền và cho phụ huynh hiểu rõ về cách thay đổi đánh giá học sinh tiểu học mới để từ đó phụ huynh có sự phối kết hợp với giáo viên trong công tác dạy học và giáo dục.
3.Biện pháp 3: Chỉ đạo nâng cao kĩ năng quan sát, theo dõi, tư vấn cho học sinh về kiến thức, năng lực, phẩm chất.
Để bao quát được hoạt động quan sát, theo dõi, tư vấn cho học sinh tôi đã chỉ đạo mỗi giáo viên cần có quyển sổ nhật kí cho riêng mình. Trong quyển số đó dành cho mỗi học sinh một vài trang riêng. Trên trang riêng đó, giáo viên sẽ cập nhật hàng ngày, hàng tuần những kết quả mà học sinh đã làm được hoặc chưa làm được trong học tập hay một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh. Từ đó, cuối tháng xâu chuỗi lại để đưa ra những lời nhận xét chính xác nhất và ghi lại ngắn gọn những nhận xét đó vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Ngoài ra, để tránh việc đánh giá cuối tháng một cách cảm tính, tôi cũng đã chỉ đạo giáo viên nên lập một bản tiêu chí và có nhật kí theo dõi từng ngày, từng tuần của từng học sinh, nếu học sinh thể hiện được tiêu chí nào thì đánh dấu tích vào tiêu chí đó, đặc biệt đối với các nội dung đánh giá năng lực và phẩm chất.
Lập kế hoạch đánh giá, tùy theo từng môn học, đối tượng học sinh. giáo viên lập kế hoạch đánh giá thường xuyên theo năm, tháng, tuần, bài, từng hoạt động, từng mạch kiến thức Đối với giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc đánh giá theo TT 30/2014/BGD-ĐT tương đối dễ dàng và thuận lợi tuy nhiên đối với giáo viên bộ môn còn gặp khó khăn trong vấn đề về thời gian.
Chính vì vậy cần linh hoạt, chủ động lập kế hoạch đánh giá: xác định nhóm đối tượng? Thời gian nhận xét? Cách nhận xét sao cho gọn và rõ, ưu tiên cho nhóm đối tượng chưa hoàn thành, nhóm đối tượng phát triển năng khiếu.
Sắp xếp ghi nhận xét vào vở, sản phẩm học sinh một cách khoa học, tránh áp lực, đối phó, quá tải. Cần căn cứ vào chủ đề, mạch kiến thức để ghi ngay nhận xét vào sổ bộ môn, không đợi đến cuối tháng. Không nhất thiết hết 1 tháng, giáo viên phải ghi đủ nhận xét cho 100% học sinh vào sổ bộ môn. Tùy theo giai đoạn kiến thức để giáo viên ghi nhận xét cho phù hợp. Vì quyển sổ này dành cho chính giáo viên bộ môn, quá trình đánh giá thường xuyên kéo dài đến hết 1 học kì mới kết thúc một giai đoạn.
Tích hợp trong cách ghi nhận xét giúp giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, câu từ ngắn gọn hơn. Khi nhận xét vào vở học sinh nên tích hợp ghi nội dung tồn tại, nhược điểm của học sinh và biện pháp, ví dụ: “Em cần luyện các chữ hoa M, N”. Đối với học sinh chưa hoàn thành nhiều kiến thức thì nên thường xuyên nhận xét bằng lời kết hợp lựa chọn ghi vào vở nội dung cơ bản nhất để giúp các em tiến bộ, nếu ghi nhiều nội dung, các em rất dễ bị rối và gặp khó khăn khi đọc lời nhận xét của giáo viên.
Phân biệt cách nhận xét tuần và nhận xét tháng giúp giáo viên có cách ghi cụ thể. Thông thường nhận xét trong tuần, giáo viên thường sử dụng hai hình thức bằng lời và viết. Khi viết vào vở ghi, bài kiểm tra hoặc sản phẩm của học sinh thì giáo viên thường sử dụng các đại từ xưng hô để thể hiện sự gần gũi với học sinh. Tuy nhiên khi nhận xét tháng, ngoài nhận xét thông báo bằng lời đến với các đối tượng thì bắt buộc giáo viên phải ghi vào sổ theo dõi nên giáo viên lựa chọn câu từ thể hiện được mức độ học tập cơ bản nhất của đối tượng học sinh đó: ưu, nhược, biện pháp thật ngắn gọn để lưu ý với chính bản thân mình, không ghi thêm các đại từ xưng hô vào.
Khi đưa ra nhận xét GV cần nêu cụ thể ưu điểm, tồn tại và giải pháp để giúp HS tiến bộ trong học tập. Lời nhận xét cần căn cứ vào:
	- Mục tiêu của bài học
	- Chuẩn KTKN
	- Sản phẩm ( KQ) HS làm được.
Ví dụ về nhận xét bài học của HS (2 đối tượng HS):
- Tập đọc lớp 2: Có công mài sắt, có ngày nên kim
VD 1 : Em đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hợp lý. Hiểu nội dung bài đọc.
VD 2 : Em đã đọc to hơn. Nhưng các từ quyển, nguệch ngoạc em còn phát âm chưa đúng, em nghe thầy/cô (hoặc bạn) đọc những từ ngữ này rồi em đọc lại. 
 - Toán lớp 3: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp theo)
VD1: Em đã nắm chắc được dạng toán. 
VD2: Bước giải thứ 2 em còn nhầm lẫn với bài toán liên quan đến rút về đơn vị trước, cần đọc kĩ đề bài để làm đúng bài tập.
Không tự ép buộc bản thân mình ghi nhận xét vào vở mấy lần trong tháng vì như thế không đúng tinh thần của TT 30/2014 mà tạo ra áp lực nặng nề cho giáo viên. Giáo viên sử dụng các hình thức, nội dung nhận xét linh hoạt sao cho mục đích cuối cùng là học sinh tiến bộ so với chính bản thân em đó. Chủ động kịp thời đến từng em học sinh, số lượt nhận xét của mỗi đối tượng khác nhau sẽ khác nhau. Hãy sử dụng thời gian đánh giá hợp lí trong lớp học, các tiết nghỉ để đánh giá học sinh. Giáo viên nâng cao trách nhiệm và lương tâm nhà giáo khi tiến hành đánh giá và nhận xét học sinh.
Giáo viên phối hợp việc ghi nhận xét với nhận xét bằng lời trực tiếp để chỉnh sửa kịp thời cho học sinh. Việc luân phiên giữa hai hình thức này vừa đảm bảo thẩm mỹ bộ vở vừa giúp giáo viên có thêm thời gian rèn kĩ năng cho học sinh.
4. Biện pháp 4: Chỉ đạo dùng lời nhận xét mang tính động viên, khích lệ. Lời nhận xét phải cụ thể, dễ hiểu.
Khi nhận xét thường xuyên, tôi đã chỉ đạo giáo viên không nên dùng từ “cố gắng” mà thay bằng từ “ tiến bộ” để bao hàm đầy đủ sự phát triển của các em trong các mặt học tập và các hoạt động liên quan đến phát triển năng lực các nhân.
 	Ví dụ: Thay vì nhận xét em A: “Em có nhiều cố gắng hơn trước” thì giáo viên nên nhận xét: “ có nhiều tiến bộ, cần phát huy”
Mỗi lời nhận xét phải là thông điệp của người thầy đối với học sinh và phải đảm bảo được hai yếu tố đó là: Khẳng định trên cơ sở thực tiễn và tư vấn, động viên các em học sinh. Mỗi lời nhận xét viết ra phải chứa đựng tình cảm của người thầy. Tức là nếu em A làm tốt bài này, em B chưa làm đúng bài kia thì giáo viên phải nhận xét ngay và truyền tải được thông tin nhắn nhủ ở trong đó. Ví dụ: “ Em làm bài rất tốt, cô khen!”, “ Em tính kết quả chưa đúng, cần tính toán cẩn thận hơn!”, ...
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh các lớp đầu cấp vốn từ vựng còn ít và hiểu nghĩa từ còn vụng nên nhận xét phải cụ thể, dễ hiểu để các em nhận biết được thiếu sót của mình mà khắc phục. Tránh nhận xét chung chung. Ví dụ: “ Em viết còn sai lỗi quy trình”, “ Em viết chữ chưa đẹp”,... Nếu nhận xét như vậy sẽ khó cho học sinh biết được cụ thể mình sai chỗ nào. Giáo viên phải nhận xét từng lỗi một, để sửa chữa cho các em từ từ không nhất thiết lúc nào cũng phải nhận xét bằng lời phê vào vở mà giáo viên có thể kết hợp giữa lời với việc viết mẫu . Ví dụ: “ Em viết sai chữ d , k giáo viên không nhận xét chỉ cần viết mẫu vào vở rồi yêu cầu học sinh viết lại các chữ đó.
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN (hoặc áp dụng mô hình VNEN mức 1).
Đối với một số trường đã triển khai mô hình Trường học mới thì đổi mới phương pháp dạy học rất dễ dàng. Học sinh có thể mạnh dạn tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, mình có thể đưa ra những nhận xét chính xác.
Nhưng đối trường tôi mới chỉ tiếp cận mô hình VNEN thì nên đổi mới bằng cách áp dụng mô hình VNEN theo mức 1. Để đánh giá học sinh theo thông tư này, đòi hỏi giáo viên cần phải đổi mới PPDH theo hướng tích cực, tổ chức cho học sinh hoạt động nhiều, trải nghiệm nhiều. Để từ đó, giáo viên có cơ hội nhiều trong việc quan sát, theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Giáo viên cần xem đổi mới đánh giá là một khâu của đổi mới phương pháp dạy học.
Tôi đã lên lịch hàng tuần sinh hoạt chuyên môn theo hường đổi mới phương pháp để các giáo viên học hỏi lẫn nhau. Giáo viên có thể linh hoạt sử dụng nhiều cách đánh giá khác nhau trong khi vận dụng 1 mô hình VNEN như: giáo viên nhận xét chung cả lớp, nhận xét từng nhóm, từng cặp, từng cá nhân học sinh; Hướng dẫn cho nhóm trưởng nhận xét từng thành viên trong nhóm; cho các học sinh tự đánh giá lẫn nhau; Tập cho học sinh tự đánh giá mình. 
Qua hàng tuần, hàng tháng giáo viên cho các nhóm tự bình chọn thành viên ưu tú. Từ đó, lấy nền tảng để cuối kì bình chọn học sinh được khen thưởng.
6. Biện pháp 6: Chỉ đạo cán bộ giáo viên cùng phối hợp và thống nhất trong đánh giá và khen thưởng.
Sự hình thành và phát triển về năng lực hay phẩm chất của học sinh không chỉ trong quá trình học tập mà còn ở sự trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Do đó, tôi đã chỉ đạo giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, lắng nghe và tiếp thu thông tin từ nhiều chiều để đưa ra những nhận xét sát thực nhất. Đối với những học sinh có bố mẹ làm ăn xa, giáo viên nên thường xuyện chủ động liên lạc bằng điện thoại hoặc mạng xã hội để thông báo tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh. Thường xuyên hội ý với các giáo viên bộ môn để thống nhất lời nhận xét cho phù hợp với từng học sinh. Rèn cho các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để qua đó mình có những lời nhận xét khách quan và xác thực nhất.
Hướng dẫn thường xuyên trao đổi với các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và tổ bạn để tìm hiểu và học hỏi thêm cách ghi nhận xét đối với từng môn học và từng phân môn cụ thể.
Trước khi đưa ra danh sách khen thưởng, giáo viên cho các em tự bình xét lẫn nhau, sau đó tham khảo ý kiến của học sinh và một số giáo viên bộ môn để có được danh sách báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen thưởng cho học sinh theo từng lĩnh vực. Học sinh giỏi lĩnh vực nào thì khen lĩnh vực đó. Ví dụ: có học sinh học không giỏi nhưng lại nhặt được của rơi trả lại người mất thì em đó vẫn được tặng giấy khen vì trung thực, ngay thẳng. Ngược lại có một số em dù học giỏi nhưng không lễ phép với thầy cô, gây gỗ với bạn bè thì vẫn không được khen thưởng; ... 
Nhờ đó, những lời nhận xét thường xuyên sẽ rất hữu ích và nếu có biện pháp kịp thời thì học sinh sẽ nhanh tiến bộ. Đồng thời, những học sinh tự ti về khả năng tiếp thu văn hóa nhưng có năng khiếu cũng sẽ nỗ lực vươn lên. Bởi mục đích của Thông tư là không chỉ giáo dục về văn hóa mà phải giáo dục về năng lực và phẩm chất.
Ngoài ra, để khắc phục những trở ngại hoặc chưa có thói quen về phía phụ huynh, tôi đã tham mưu cho giáo viên nên chủ động trao đổi thường xuyên để thay đổi thói quen và tâm lý lâu nay về ý thức chờ đợi, kì vọng các con về điểm số, chủ động trao đổi qua Email hoặc gọi điện hỏi thăm về việc học sinh học ở nhà của học sinh như thế nào, gửi phiếu liên lạc hàng tháng để phụ huynh đánh giá học sinh. 
Ngoài việc thực hiện thay đổi cách đánh giá học sinh, mỗi giáo viên phải là một tuyên truyền viên xuất sắc tuyên truyền tinh thần đổi mới của Thông tư 30/2014/BGD-ĐT đến các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng để nhân dân thấy rõ được con đường Học mà con mình đang đi sẽ tạo ra một thế hệ tương lai - những con người mới có kiến thức, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Để có được thế hệ con người mới, cha mẹ học sinh phải có trách nhiệm cao hơn với con cái mình, không đứng ngoài cuộc mà cùng tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của con em mình. Khi tuyên truyền tốt, cộng đồng sẽ tin tưởng và ủng hộ cách đánh giá mới này.
2. 3. Kết quả đạt được:
Qua gần một năm học chỉ đạo triển khai đánh giá theo TT30/2014/BGD-ĐT tôi nhận thấy các năng lực của học sinh được phát triển hơn trước, các em biết tự quản, tự phục vụ như làm việc theo sự phân công của giáo viên, của nhóm trưởng có ý thức hơn, các em có khả năng tự học, tự giải quyết được vấn đề, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, khả năng giao tiếp của các em mạnh dạn, tự tin hơn. Bên cạch đó, phẩm chất của các em cũng được phát triển hơn thông qua quá trình học tập, rèn luyện và được trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường.
Học sinh có hứng thú hơn trong học tập vì những lời nhận xét, động viên gần gũi với các em giúp các em nhận ra và khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong học tập.
Việc áp dụng khen thưởng theo TT30/2014 đã động viên khích lệ được nhiều em phấn đấu. Trước đây, học sinh nào có học lực Khá – giỏi mới được khen, nhưng bây giờ có thể các em học giỏi chưa toàn diện thì cũng được khen từng mặt, từng nội dung.
 Kết quả cuối năm học 2014-2015:
Tổng số học sinh
Kiến thức
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
339
335
98,8
4
1,2
335
98,8
4
1,2
339
100
/
/
 PHẦN KẾT LUẬN
I Ý nghĩa của sáng kiến. 
Như vậy, để thông tư 30/2014/BGD-ĐT thực sự có hiệu quả mỗi một giáo viên phải thực sự là một tuyên truyền viên năng động, nhiệt tình truyền đạt thông tư đến học sinh, phụ huynh, thậm chí là đến cả đồng nghiệp để cùng thống nhất các biện pháp phù hợp đánh giá học sinh một cách đúng đắn và kịp thời. Từ đó có các hình thức giáo dục thích hợp giúp học sinh tiến bộ nhanh chóng.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến đã có hiệu quả rõ rệt:
Học sinh đã không còn bỡ ngỡ khi mỗi lần giáo viên chấm vở lại không có điểm. Cứ nhìn vào lời nhận xét, học sinh biết ngay mình cần khắc phục ở chỗ nào. Đồng thời áp lực điểm số không còn, học sinh không cần phải thấy tự ti vì điểm mình không cao bằng bạn mà thậm chí có hứng thú học tập hơn sau mỗi lời động viên của giáo viên.
Phụ huynh học sinh cũng không còn thắc mắc là con mình học giỏi, khá, trung bình hay yếu. Họ nhìn vào vở con và biết ngay cần phải rèn luyện thêm cho con vào nội dung nào. Phụ huynh cũng không còn so sánh điểm số của con mình với bạn để tạo áp lực cho con mà động viên con cố gắng những khuyết điểm còn mắc phải.
Về phần giáo viên, cứ sau mỗi tiết dạy, giáo viên viết lại những nổi bật, hạn chế của học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời không cần đợi đến cuối tháng mới ngồi nhớ lại đặc điểm học tập của từng học sinh. 
Để có được những thành quả trên là nhờ chỉ đạo tốt các biện pháp:
- Qu¸n triÖt vể nhËn thøc cho đội ngũ CB, VC trong nhà trường về tầm quan trọng của việc đổi mới đánh giá theo TT30/2004/ BGD-ĐT.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới đánh giá theo TT30/2004/ BGD-ĐT ngay từ khi có công văn của PGD & ĐT
- Chỉ đạo nâng cao kĩ năng quan sát, theo dõi, tư vấn cho học sinh về kiến thức, năng lực, phẩm chất.
- Dùng lời nhận xét mang tính động viên, khích lệ. Lời nhận xét phải cụ thể, dễ hiểu.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN
- Chỉ đạo cán bộ giáo viên cùng phối hợp và thống nhất trong đánh giá và khen thưởng 
Việc làm quen, áp dụng Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT là cả một quá trình dài đòi hỏi sự thay đổi có hệ thống của nền giáo dục. Trong quá trình thay đổi đó, trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi một giáo viên dường như cao cả hơn mà cũng cần đầu tư thời gian hơn trước rất nhiều. Rất cần một chữ “TÂM” thật sự đối với những người cầm phấn. Bởi đơn giản rằng, nếu như đó là vì học sinh, vì lớp trẻ thì “người lớn” sẵn sàng mỉm cười và chấp nhận hi sinh một chút thời gian, một chút công sức. Thông tư 30/2014/BGD-ĐT như một đốm lửa nhỏ trong công cuộc thay đổi cách nhìn mới về nền giáo dục nước nhà, thiết nghĩ mỗi một giáo viên cần và phải có trách nhiệm chính trong công cuộc đổi mới đó. 
II Kiến nghị, đề xuất:
1. Đối với PGD&ĐT:
Vì đây là cách đánh giá HS theo kiểu mới, nên để việc thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014 diễn ra một cách thuận tiện chúng  tôi mong muốn có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và cụ thể hơn nữa của phòng giáo dục về cách ghi nhận xét cụ thể đối với từng môn học và từng phân môn.
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học trong đó có lồng ghép việc đánh giá thường xuyên giúp chúng tôi tháo gỡ được những vướng mắc trong việc thực hiện TT30/BGD-ĐT.
2. Đối với Sở GD&ĐT:
Tổ chức thêm các buổi hội thảo về đánh giá theo TT30/BGD-ĐT để chúng tôi được chia sẻ kinh nghiệm trong đánh giá, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình đánh giá học sinh.
3. Đối với BGDĐT:
	Cần xây dựng bộ hồ sơ đánh giá học sinh khoa học để giảm cường độ lao động cho giáo viên bộ môn, ít tốn kinh phí và tiện cho việc lưu trữ.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng tại trường mình trong năm học 2014-2015 nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá học sinh theo TT30/BGD-ĐT. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được đưa vào thực hiện đạt hiệu quả cao./.
 Xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docMột_số_biện_pháp_chỉ_đạo_đánh_giá_học_sinh_Tiểu_học_theo_Thông_tư_30_2014_BGD-ĐT.doc
Sáng Kiến Liên Quan