Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cần thiết để thực hiện tốt một tiết dạy học Vật lí sát đối tượng học sinh có hiệu quả ở trường THCS Hồng Thủy

- Căn cứ vào chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy đó là (Dạy bám sát đối tượng, chú trọng học sinh yếu kém, học sinh trung bình) và phươn pháp học tập của học sinh trong quá trình học tập.

- Căn cứ vào những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, thiết bị dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh của bộ môn Vật lí THCS.

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ môn Vật lí THCS.

- Căn cứ vào nội dung công văn số 217/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo phát động cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đặc biệt là nội dung nói không với học sinh ngồi nhầm lớp.

- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD - ĐT Quảng Bình và Phòng GD Lệ Thuỷ.

- Căn cứ vào công văn 227 của phòng GD Lệ Thuỷ về chỉ đạo công tác học sinh yếu kém.

 

doc12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cần thiết để thực hiện tốt một tiết dạy học Vật lí sát đối tượng học sinh có hiệu quả ở trường THCS Hồng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 
“Một số biện pháp cần thiết để thực hiện tốt một tiết dạy học vật lí sát đối tượng học sinh có hiệu quả ở trường THCS Hồng Thuỷ”
cho một tiết dạy học Vật lí THCS.
III. Đối tượng đề tài.
Đề tài này được áp dụng với việc dạy học môn Vật lí khối 6,9 đối với học sinh trường THCS Hồng Thuỷ năm học học 2006 – 2007 và học kì I năm học 2007 – 2008 trong quá trình thực hiện cuộc vận động “hai không” của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. 
IV Bố cục
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội Dung
Cơ sở lí luận:
Cơ sở thực tiễn
Thực trạng:
Những giải pháp thực hiện
Kết quả đạt được
Bài học kinh nghiệm.
Phần III: Kết luận 
Phần 2 Nội dung
I. Cơ sở lí luận:
Căn cứ vào chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học của thầy đó là (Dạy bám sát đối tượng, chú trọng học sinh yếu kém, học sinh trung bình) và phươn pháp học tập của học sinh trong quá trình học tập.
Căn cứ vào những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học, thiết bị dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh của bộ môn Vật lí THCS.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bộ môn Vật lí THCS.
Căn cứ vào nội dung công văn số 217/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo phát động cuộc vận động hai không “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đặc biệt là nội dung nói không với học sinh ngồi nhầm lớp.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD - ĐT Quảng Bình và Phòng GD Lệ Thuỷ.
Căn cứ vào công văn 227 của phòng GD Lệ Thuỷ về chỉ đạo công tác học sinh yếu kém.
II. cơ sở thực tiễn:
Thực tế qua những năm áp dụng đổi mới chương trình SGK THCS và thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ GD&ĐT từ năm học 2006 – 2007 và tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động trong năm học 2007 – 2008 cả thầy và trò còn nhiều bỡ ngỡ với việc dạy và học, nên kết quả chất lượng còn thấp, chưa ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học nhưng phải thực hiện nghiêm túc tốt cuộc vận động. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã làm phân hoá triệt để đối tượng học sinh, học sinh yếu kém ít được chú ý. Tổ chức lớp học thiên về hoạt động nhóm, có số học sinh yếu kém lười hoạt động nên càng không tiến bộ còn học sinh học giỏi thì ham thích tích cực hơn tạo ra hai thái cực ngược nhau trong một lớp học, gây ra sự căng thẳng về tâm lý đối với người học, khiến cho một bộ phận học sinh cảm thấy mệt mỏi, khi học thực và kiểm tra đúng thực chất và cũng tạo khó khăn cho giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học. 
I. Thực trạng:
Thuận lợi. 
- Đối với Ban lãnh đạo nhà trường luôn chỉ đạo sát đúng về kế hoạch chuyên môn và kế hoạch thực hiện cuộc vận động khai không, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên thực hiện có hiệu quả đối với công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
 - Đối với giáo viên thực hiện nghiêm túc và gương mẫu cuộc vận động cho nên luôn nhiệt tình, tận tụy, say mê và luôn lo lắng tìm tòi học hỏi, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy theo chương trình mới và giải quyết cho bài toán chất lượng hiện nay mà nhà trường quan tâm hàng đầu đó là nâng cao chất lượng cho đối tượng học sinh yếu kém giảm dần tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp mà vẫn đảm bảo số lượng cho công tác phổ cập. 
 - Đối với học sinh hưởng ứng tốt cuộc vận động, ham thích, luôn có hứng thú học tập với nội dung và kiến thức của SGK mới. 
Khó khăn.
- Là một trường nằm vùng quốc lộ khá xa nên điều kiện cơ sở vật chất trang tiết bị vẫn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu như số lượng học sinh đông, phòng học và phòng chức năng chưa đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt là chất lượng của nhà trường trong những năm thay sách và thực hiện cuộc vận động chưa cao và không ôn định.
- Học sinh của trường khả năng tư duy nhận thức còn hạn chế, kỹ năng chưa được tốt lắm, một bộ phận học sinh bị hỏng kiến thức từ cấp học dưới nên không ham học còn thờ ơ với việc học tập.
- Đối với phụ huynh học sinh thì chưa quan tâm đến việc học tập của con em, chưa đầu tư cho các em học tập còn giao khoán cho nhà trường nên một bộ phận học sinh đã không chú ý tới việc học tập.
* Qua quá trình giảng dạy trong những năm học trước giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp hay đổi mới phương pháp dạy học mà không chú ý đến đối tượng học sinh nên khi thực hiện cuộc vận động hai không thì chất lượng rất thấp tỷ lệ học sinh yếu kém ngày một lộ ra rất nhiều, tỷ lệ học sinh qua kiểm tra chất lượng thì số HS đạt điểm yếu kém quá cao, đặc biệt là tỷ lệ học sinh thi lại của năm học 2006 – 2007 rất cao chưa từng có và dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém có xu thế bỏ học ngày càng nhiều.
Đến nay qua học I của năm học 2007 – 2008 thực hiện cuộc vận động hai không đã được một năm rưỡi, vận dụng triển khai học hỏi, thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, thao giảng GV đã vững vàng hơn và có phướng pháp dạy học linh hoạt hơn và đã phù hợp với từng đối tượng học sinh cho nên HS đã dàn hình thành phương pháp học tập mới đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém, nên một số tiết dạy đạt kết quả khá cao và thành công nhiều hơn. Giáo viên chủ động hơn trong điều hành, làm việc ít hơn với từng đối tượng học sinh.
Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém và học sinh ngồi nhầm lớp thì đối với giáo viên, ngay trong từng tiết học cần thực hiện một số biện pháp cần thiết sau đây:
IV) Những biện pháp thực hiện:
1) Thiết kế bài dạy chu đáo, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”
Vậy làm thế nào để thiết kế một bài dạy hay và phù hợp hay nói cách khác để thiết kế tốt một bài dạy nhưng phải đảm bảo cho nhiều đối tượng học sinh thì cần phải làm được những gì? 
Cho nên để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm được những việc sau:
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái độ tình cảm. Tìm ra được những kiến thức cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi.
Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức và phân chia kiến thức cho từng đối tượng học sinh thì cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khhi cần thiết.
Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế một tiến trình đi trong giờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể ý đồ đó thành ý đồ chủ quan của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học..
Chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học .
Nêu được các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của học sinh. 
Đưa ra những câu hỏi và thời gian thích hợp để quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh yếu kém hoạt động để các em lấy được phương pháp học tập.
Đề ra được các phương án giải quyết để đi đến kiến thức cơ bản của bài học với sự hỗ trợ của nhiều đối tượng học sinh mà không chỉ nhờ vào một bộ phận học sinh khá giải.
Cuối cùng làm hoàn chỉnh một tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động và thời gian ấn định phù hợp.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
2) Tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị dạy học.
 Đây là một khâu không trực tiếp làm ngay trong một tiết học, nhưng nó là khâu cũng không kém phần quan trong. Việc tiếp xúc, chuẩn bị trước thiết bị dạy học giúp giáo viên chủ động biết được thiết bị nào đã có, tình trạng sử dụng như thế nào, cần điều chỉnh gì, thiết bị nào còn thiếu cần bổ sung như thế nào và phương án bổ sung, khắc phục ra sao? Khi tiếp xúc với thiết bị dạy học giáo viên có điều kiện phân công dụng cụ cho từng nhóm học sinh, từng đối tượng học sinh do đó nó giảm bớt rất nhiều thời gian trong giờ dạy giành thời gian hướng dẫn cho học sinh yếu kém thực hiện.
Nhưng quan trọng trong khâu này là khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị thì giáo viên có điều kiện thao tác thành thạo các kỹ năng cần thực hiện trong khi làm thí nghiệm. Điều này thực sự rất có ích cho giáo viên, bởi giáo viên có làm thành thạo các thao tác mới có thể hướng dẫn học sinh một cách rành mạch, rõ ràng không còn lúng túng và giảm bớt nhiều động tác thừa và thời gian lãng phí.
 Do đó khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị, giáo viên cần làm được những việc sau:
Kiểm tra thiết bị (đủ hay thiếu) tình trạng sử dụng để đưa ra phương án bổ sung.
Phân chia được thiết bị sử dụng theo nhóm cho từng đối tượng học sinh.
Đưa ra những công việc cho từng đối tượng học sinh thực hiện như: (HS yếu kém quan sát, ghi chép và làm các thao tác đơn giản, còn HS khá giỏi thao tác các thao tác khó.)
Giáo viên phải làm trước thí nghiệm và thực hiện các thao tác một cách thành thạo. 
3) Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
 Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành công một nữa nhưng đó chỉ là xem như bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Nhưng để điều hành tốt tất cả các đối tượng học sinh trong một giờ học thì giáo viên cần phải thực hiện như thế nào?
- Vậy đầu tiên và quan trọng nhất là giáo viên phải xâm nhập giáo án một cách thuần thục, nắm được các nội dung cơ bản trọng tâm của bài học và những nội dung chú ý đối với học sinh yếu kém.
 - Tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu để kích thích hứng thú học tập của học sinh trong suốt giờ học. 
 - Nắm chắc ý đồ SGK và hướng dẫn SGV, mục tiêu bài học, trình tự thiết kế GV chủ động đưa ra phương án cho các đối tượng học sinh hoạt động.
 Ví dụ: 
 * Đối với việc thu thập thông tin, tuỳ đối tượng học sinh, thời gian GV có thể cho các cho các phương án:
GV thông báo: Đối với HS khá giỏi -> HS lĩnh hội kiến thức. Đối với HS Yếu, kém: – GV gợi ý – HS lĩnh hội kiến thức.
* Đối với yêu cầu thực hiện kỹ năng, kiến thức thì cũng tuỳ theo thời gian và yêu cầu của nội dung bài học hoặc từng phần hay yêu cầu của từng loại thí nghiệm giáo viên cói thể tổ chức học sinh thực hiện theo nhóm hay cá nhân như: 
 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng (Vật lí 6)
 Hình 3.2: Yêu cầu HS hoạt động theo cá nhân (nhưng chú ý tới học sinh yếu kém) nếu HS không đo và đọc được kết quả thì GV hướng dẫn HS đo và cách đọc sau đó cho HS trả lời kết quả.
 Hình 3.3: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (nhưng chú ý là cho HS khá giỏi hướng dẫn và kèm các HS yếu kém) sau đó gọi HS yếu kém đọc kết quả, rồi cho HS khá giỏi nhận xét, GV chốt kiến thức.
Còn tuỳ theo đối tượng học sinh trong lớp GV có thể đề ra phương án khác nhau cho linh hoạt.
 + Đôi với HS yếu kém: Thì GV cho HS đọc sgk -> GV hướng dẫn cụ thể -> tổ chức cho HS thảo luận và thực hiện và rút ra kết quả. Đối với HS khá giỏi: GV cho HS đọc sgk -> đề ra phương án thực hiện -> Thực hiện -> trả lời câu hỏi có tính chất khó hơn-> GV chốt kiến thức. Sau đó GV gọi HS yếu kém nhắc lại một lần để các em ghi nhớ.
- Hoặc tuỳ từng loại thí nghiệm hay trả lời câu hỏi hoặc bài tập GV có thể tổ chức cho học sinh làm ngay ở lớp hoặc cho về nhà tự làm nhưng đối với HS yếu kém thì GV đưa ra yêu cầu nhẹ hơn. 
* Đối với cách đặt câu hỏi yêu cầu HS thực hiện hay trả lời câu hỏi thì GV cũng cần chú ý đến các đối tượng học sinh để đưa ra câu hỏi phù hợp để học sinh dễ hiểu và trả lời đạt kết quả cao như:
Đối với HS khá giỏi: GV đưa ra câu hỏi có tính chất nêu vấn đề hay xuyên suốt để các em suy nghĩ trả lời.
Đối với HS TB. Giáo viên đưa ra câu hỏi có hướng giải quyết và có tính chất dẫn dắt học sinh.
Đối với HS yếu kém thì GV phải đưa ra được các câu hỏi gợi ý có tính chất tường minh, cụ thể hoặc các yêu cầu rõ ràng và nhẹ nhàng hơn.
Như vậy tuỳ theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng, từng loại câu hỏi hay tuỳ vào từng loại đối tượng học sinh GV chủ động đề ra phương án tổ chức điều hành cho linh hoạt và phù hợp.
- Trong việc điều hành tổ chức các hoạt động của HS trên lớp GV cũng cần quan tâm và chú ý đến việc tổ chức và sắp xếp vị trí chổ ngồi cho học sinh hoạt động theo nhóm có hiệu quả như: Để HS khá giỏi kèm cặp giúp đỡ được các HS yếu kém, tránh tình trạng mất nhiều thời gian và lộn xộn tạo được tác phong và phương pháp học tập hợp tác, từ đó giáo viên cũng có được phương pháp tổ chức quản lí hoạt động nhóm một cách phù hợp.
Tóm lại: Khâu điều hành tổ chức hoạt động của HS trên lớp là khâu rất quan trọng nó quyết định thành công hay thất bại của giờ học và cũng quyết định đến chất lượng của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém. Vì vậy giáo viên cần bám sát thiết kế, thiết bị, tình hình và đối tượng học sinh trong lớp để chủ động và linh hoạt trong điều hành.
4) Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh.
 Việc đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh phải diễn ra thường xuyên liên tục và quan trọng nhất là đối tượng học sinh yếu kém. Như kiểm tra miệng, kiểm tra 15phút, kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi bài dạy cũng có tầm quan trọng rất đáng kể: Nó vừa cũng cố, khắc sâu kiến thức củ vừa tiếp thu được kiến thức mới, đồng thời khuyến khích động viên học sinh, kích thích hứng thú cho các em về nhà và làm bài tập cũng như tạo được sự hào hứng cho các em chờ đợi cho tiết học tiếp theo, và giúp đỡ học sinh yếu kém có được tinh thần học tập tốt hơn và ngày càng yêu thích môn học, lấp dần các kiến thức đã hỏng của các em. Do đó tôi nhận thấy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi tiết học và thường xuyên rất quan trọng và cần thiết.
 Vậy đánh giá kết quả học tập của học sinh như thế nào là tích cực và phát huy được tác dụng của nó đối với học sinh yếu kém, theo tôi giáo viên cần phải thực hiện theo các yêu cầu sau:
GV có thể đánh giá thực hiện bằng các hình thức như:
 + Kiếm tra miệng:
 Đối với HS yếu kém thì giáo viên yêu cầu rõ ràng hơn, chi tiết hơn, gợi mỡ hơn. Nếu HS trả lời được thì giáo viên cho điểm cao hơn để động viên, còn HS trả lời không được thì GV hướng dẫn, nhắc nhỡ và quan tâm đến HS nhiều hơn trong các câu hỏi của bài học mới.
 + Ghi phiếu học tập hoặc phân nhóm tổ chức trò chơi về kiến thức.
 Đối với HS yếu kém thì giáo viên đánh giá với mức độ và yêu cầu thấp hơn, và chỉ rõ những thiếu rót của các em một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn tránh tình trạng nhận xét chung chung để HS không nhận ra được thiếu sót của mình để khắc phục.
V. Kết qủa đạt được.
Qua quá trinh học hỏi, tìm tòi dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của các thầy giáo bộ môn và đặc biệt là thầy Dương Văn Minh hiệu phó phụ trách chuyên môn của nhà trường nên bản thân em đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp trên vào trong từng tiết dạy thì chất lượng học tập bộ môn vật lí khối 6, 9 được phân công giảng dạy đạt kết quả khá cao tỉ lệ HS yếu kém bộ môn Vật lí giảm qua đợt kiểm tra chất lượng học kì I năm học 2007 – 2008 . Chất lượng qua các bài kiểm tra cũng được tăng dần thể hiện ở kết quả sau đây.
Kết quả qua khảo sát đầu năm: (Tính trung bình của các lớp đảm nhận)
Khá giỏi: 10%; TB trở lên 58%; Yếu kém 42 %. 
Bảng kết quả qua các bài kiểm tra:
Bài kiểm tra
Lớp 
TSHS
Khá - Giỏi
Trung bình trở lên
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
Bài kiểm tra 1tiết
6A
37
10
27,0
27
73,0
10
27,0
6B
40
11
27,5
31
77,5
9
22,5
9B
42
8
19,0
31
73,8
11
26,2
9C
41
11
26,8
30
73,1
11
26,9
9E
42
9
21,4
25
59,5
17
40,5
9G
37
7
18,9
19
51,4
18
48,6
Bài kiểm tra 
HK I (2007 –2008)
6A
37
12
33,4
28
75,7
9
24,3
6B
40
11
27,5
32
80,0
8
20,0
9B
42
11
26,2
33
78,6
9
21,4
9C
41
16
39,0
34
82,9
7
17,1
9E
42
11
26,2
33
78,6
9
21,4
9G
37
10
27,0
28
75,7
9
24,3
Kết quả TB môn học kì I (2007 – 2008)
Lớp 
TSHS
Khá - Giỏi
Trung bình 
Yếu 
SL
%
SL
%
SL
%
6A
37
17
45,9
13
35,1
7
18,9
6B
40
17
42,5
18
45,0
5
12,5
9B
42
10
23,8
23
54,8
9
21,4
9C
41
14
34,1
19
46,3
8
19,5
9E
42
11
26,2
24
57,1
7
16,7
9G
37
10
27,0
19
51,4
8
21,6
Không có HS điểm TBM học kì I rơi vào điểm kém dưới 3,4. đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng như chất lượng bộ môn.
VI. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt cuộc vận động hai không, đặc biệt là giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp nhưng phải đảm bảo về bài toán chất lượng. Qua quá trình suy nghĩ và thực hiện những việc làm trên đây trong gần một năm rưỡi thực hiện cuộc vận động đặc biệt là trong học kì I vừa qua thì chất lượng học tập bộ môn Vật lí ngày càng được nâng cao và giảm dần tỷ lệ HS yếu kém.
Do vậy bản thân tôi xin đưa ra những ý kiến chủ quan của bản thân: Đó là để nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói riêng và để giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém, hay học sinh ngồi nhầm lớp thì giáo viên ngay từ trong những tiết dạy đầu tiên cần phải tuân thủ những biện pháp như trên thì tin tưởng rằng các tiết dạy sẽ thành công và đảm bảo cho nhiều đối tượng trong một lớp học đều được nắm kiến thức, tạo được một phương pháp dạy và học mới trong điều kiện giáo dục hiện nay. 
Vậy để thực hiện tốt một tiết dạy học vật lí sát với đối tượng học sinh thì phải thực hiện các vấn đề sau:
1) Thiết kế bài dạy chu đáo, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
 - Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng nhận thức và phân loại đối rõ ràng, chính xác
2) Tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị dạy học.
3) Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp.
Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi sát, đúng với từng đối tượng học sinh.
Điều hành các hoạt động của học sinh một cách khéo léo, linh hoạt và mềm dẻo, tránh tình trạng nặng nề trong các giờ học.
4) Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh.
Phần 3: Kết luận
Việc thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung là chủ trương hoàn toàn đúng đắn nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà theo hướng tích cực, sớm đưa nước ta hội nhập ngày một sâu hơn, có hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nước nhà trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
 Hơn bao giờ hết, dạy thật, học thật là một yêu cầu bắt buộc cho tất cả các trường học trên toàn quốc. Việc thực hiện nghiêm túc cuộc vận động này, tất yếu chất lượng văn hoá sẽ giảm sút so với chỉ tiêu những năm trước. Đó là sự thật nghiệt ngã mà chúng ta phải chấp nhận. Biết chấp nhận sự thật đó mà tìm cách tháo gỡ theo các phương án, giải pháp đúng đắn, là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục cũng như các giáo viên đứng lớp, với mục đích vừa thực hiện tốt cuộc vận động,vừa nâng cao chất lượng văn hoá, giảm được tỷ lệ học sinh bỏ hoc.Cái mấu chốt của mục tiêu cần đạt được là chất lượng thực. Cần giải quyết thấu đáo mâu thuẫn giữa cuộc vận động và chất lượng thực chất của học sinh một cách hài hoà. Học sinh từng bước lên lớp bằng những hiểu biết thực chất của mình là vấn đề ưu tiên số một . 
 Những ý kiến trên của bản thân qua nhiều năm áp dụng chương trình dạy học đổi mới và hơn một năm thực hiện tốt cuộc vận động hai không. Không ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém và khắc phục dần tình trạng học ngồi nhầm lớp để đưa chất lượng ngày một cao hơn. Với tầm nhìn hạn chế và kinh nghiệm còn non, chắc chắn rằng bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong các Thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung nhằm thực hiện tốt hơn bài toán nâng cao chất lượng đào tạo, chống được học sinh bỏ học, trong giai đoạn hiện nay.
 Để có được những kiến thức giải quyết tình huống khoa học, sát hợp tình hình bản thân xin chân thành biết ơn tập thể các thầy cô giáo trường THCS Hồng Thuỷ, Ban giám hiệu nhà trường đã giúp tôi hoàn thành bài sáng kiến này. 
 Từ sâu thẳm của lòng mình, Tôi xin được chân thành cám ơn !.. 
 Hồng Thuỷ, ngày 30 tháng 01 năm 2008 
 Người thực hiện
 Trần Duy Nam

File đính kèm:

  • docMot so sang kien thuc hien tot viec day Vat ly _Tran Duy Nam_THCS HONG.doc
Sáng Kiến Liên Quan