Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên
Người thầy giáo giữ một vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, một lực lượng có “chức năng đặc biệt” chi phối và định hướng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Giáo viên thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho HS, đồng thời cũng chính giáo viên là người có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành nhân cách của các em. Phát huy những khả năng sáng tạo cũng như giúp trẻ phát triển tư duy trong một môi trường học tập đổi mới thực sự. Vậy làm thế nào để người GV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình ? Một trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định là đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học đang trở thành một phong trào rộng lớn, góp phần quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động sáng tạo, có nhu cầu phương pháp tự học để thích ứng những đổi mới đang diễn ra của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi một GV trong mỗi tiết dạy trên lớp, bằng tài nghệ sư phạm của mình để tổ chức, hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động đối với học sinh, làm cho tất cả các em đều được hoạt động, độc lập suy nghĩ, được tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng, thực hành luyện tập có kết quả cao.
Với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là làm cho tiết học “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có chất lượng hơn”. Dạy học hướng tập trung vào HS. Từ định hướng đó, trong quá trình lên lớp người GV phải thể hiện rõ vai trò là ngưòi tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của HS. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý, chỉ đạo, nhất là Hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải đi sâu xây dựng, bồi dưỡng các biện pháp kỹ thuật, giúp GV nắm đầy đủ và thể hiện một cách vững vàng mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
. Phòng Gd&ĐT Lệ Thủy Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Trường Tiểu học đại phong Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. sáng kiến cải tiến kỹ thuật Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên -------------------- Họ và tên: võ thị lí Hiệu trưởng Tiểu học Đại Phong Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên I- Đặt vấn đề: Người thầy giáo giữ một vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, một lực lượng có “chức năng đặc biệt” chi phối và định hướng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Giáo viên thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho HS, đồng thời cũng chính giáo viên là người có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành nhân cách của các em. Phát huy những khả năng sáng tạo cũng như giúp trẻ phát triển tư duy trong một môi trường học tập đổi mới thực sự. Vậy làm thế nào để người GV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình ? Một trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học đang trở thành một phong trào rộng lớn, góp phần quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động sáng tạo, có nhu cầu phương pháp tự học để thích ứng những đổi mới đang diễn ra của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi một GV trong mỗi tiết dạy trên lớp, bằng tài nghệ sư phạm của mình để tổ chức, hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động đối với học sinh, làm cho tất cả các em đều được hoạt động, độc lập suy nghĩ, được tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng, thực hành luyện tập có kết quả cao. Với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là làm cho tiết học “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có chất lượng hơn”. Dạy học hướng tập trung vào HS. Từ định hướng đó, trong quá trình lên lớp người GV phải thể hiện rõ vai trò là ngưòi tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của HS. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý, chỉ đạo, nhất là Hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải đi sâu xây dựng, bồi dưỡng các biện pháp kỹ thuật, giúp GV nắm đầy đủ và thể hiện một cách vững vàng mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. II / Thực trạng tình hình dạy học ở trường TH Đại Phong. Cùng với các trường Tiểu học trong toàn huyện, những năm qua “ Phong trào đổi mới phương pháp dạy học” ở trường TH Đại Phong được đẩy mạnh và có những kết quả đáng khích lệ. Nhiều GV đã mạnh dạn thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, đưa các hình thức dạy học theo nhóm, học cá nhân, học ở hiện trường, tổ chức các trò chơi học tập...., bước đầu đã tạo ra được “Bộ mặt mới, sức sống mới“, những kết quả nhất định về chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong trường học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn có nhiều tiết dạy hiệu quả chưa cao, chưa định hình rõ về những biện pháp kỹ thật trong việc thể hiện vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành các hoạt động của HS. Những hạn chế của giáo viên thường biểu hiện ở các mặt sau: - Kế hoạch lên lớp thiếu rõ ràng, chưa hoạch định được hoạt động của thầy và trò ở trên lớp theo từng phần nội dung của tiết học. - Giao việc cho học sinh thiếu cụ thể, chưa rõ người, rõ việc, không có mục đích rõ ràng, thiếu chú ý đến một số học sinh yếu trong lớp. Hiện tượng sử dụng học sinh khá giỏi làm thay công việc cả lớp là phổ biến. - Giao việc thiếu sự hướng dẫn, tiếp sức của giáo viên nên dễ tạo ra sự ồn ào. không có hiệu quả do học sinh bất cập trước công việc được giao. - Thiếu biện pháp quản lý, kiểm soát quá trình học tập của từng học sinh hoặc tùng nhóm một cách chặt chẽ. Chưa có hình thức phù hợp để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Sử dụng phương tiện, đồ dùng thiết bị dạy học còn lúng túng chưa đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả chưa cao. Từ những yếu tố trên làm cho nhiều tiết học diễn ra còn nặng nề, thiếu tự nhiên, hiệu quả tiết học bị hạn chế. Qua 55 tiết dự giờ ở học kỳ I năm học 2007 – 2008 cho thấy: * Số tiết dạy đạt yêu cầu từng mặt về vai trò của giáo viên như sau. * Số tiết được dự: 55 tiết Trong đó: + Vai trò tổ chức: 30 tiết + Vai trò hướng dẫn: 32 tiết + Vai trò điều hành: 34 tiết Từ kết quả đó, số tiết khá và tốt chỉ đạt 50% trong số các tiết đã dự. III- Những biện pháp bồi dưỡng năng lực hoạt động trên lớp cho giáo viên. Để bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên, trong đó xác lập được các kỹ thuật cơ bản về dạy học theo yêu cầu giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của học sinh, được sự chỉ đạo của Hội đồng chuyên môn và các đồng chí chuyên viên Phòng Giáo dục, tôi đi sâu bồi dưỡng những nội dung công việc của GV trong mỗi chức năng đó và tổ chức các hình thức bồi dưỡng như sau: 1/ Xác định rõ những nội dung công việc hoạt động trên lớp. 1.1/ Nội dung công việc của “Người tổ chức“. Trước hết mỗi giáo viên phải hoạch định tổng thể mục đích bài học, những vấn đề cần chuẩn bị cho bài học, phân chia tiết học thành các phần, các công việc một cách cụ thể. Về hoạt động của thầy và trò: Cần chuẩn bị đầy đủ nội dung công việc cần giao cho học sinh theo nhóm hoặc cá nhân hoặc toàn lớp một cách cụ thể theo từng phần của tiết học (rõ người, rõ việc). Chẳng hạn, trong bước kiểm tra bài cũ: gọi HS lên bảng (3 em) làm 3 bài tập. Học sinh 3 dãy bàn theo dõi hoặc cùng làm bài tập bằng bảng con ứng với bạn cùng dãy hoặc nghe giáo viên kiểm tra miệng trực tiếp hoặc tự kiểm tra vở bài tập lẫn nhau theo từng nhóm một. Bước dạy bài mới: Có thể giáo viên cho học sinh học cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp tiếp cận SGK, tài liệu, tranh vẽ bằng hệ thống câu hỏi. Với sự phân công rõ ràng phù hợp với năng lực, trình độ từng đối tượng HS, đảm bảo nguyên tắc: Tất cả HS đều được làm việc, đều có nhiệm vụ cụ thể, biết độc lập suy nghĩ, hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức mới theo yêu cầu bài học. - Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, và đánh giá kết quả, rút ra kết luận để nắm chắc kiến thức trọng tâm từng phần bài học. 1.2/ Nội dung công việc của “ Người hướng dẫn“. Trên cơ sở phân công, giao việc người GV cần có sự hướng dẫn, gợi ý, tiếp sức cần thiết phù hợp với trình độ năng lực từng đối tượng, từng cá nhân hoặc từng nhóm. Việc hưỡng dẫn có thể xuất phát từ bài mẫu hoặc có thể lựa chọn nội dung phần bài học mà HS gặp khó khăn trong quá trình phát hiện, khám phá kiến thức để HS khỏi vấp vào tình trạng bất cập. Trên cơ sở đó, gây được hứng thú cho HS học tập. Việc hướng dẫn tiếp sức cho HS có thể sử dụng các hình thức và mức độ khác nhau. Có thể do GV đặt câu hỏi gợi ý. Có thể GV gợi ý hoặc sử dụng HS khá, giỏi tiếp sức cho HS yếu (nhưng không làm thay). 1.3/ Nội dung công việc của “ Người điều hành“. Để thực hiện nhiệm vụ của từng HS hoặc từng nhóm HS được diễn ra có nề nếp, đảm bảo tiến độ hoàn thành trong một khoảng thời gian cho phép. Đồng thời kết quả học tập của HS được đánh giá, động viên khích lệ kịp thời đồi hỏi người thầy giáo phải thể hiện rõ “Người điều hành” các hoạt động của các em. Với vai trò “Người điều hành” cần thể hiện rõ các việc làm sau: - Định rõ quy trình thao tác, công việc các bước một cách cụ thể, rõ ràng. Kiểm soát được quá trình thao tác của từng HS và từng nhóm HS. - Điều chỉnh sự lệch lạc, sai sót của HS một cách kịp thời, chủ động về thời gian để đảm bảo thời lượng của bài học. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới với các hình thức GV đánh giá, HS tự đánh giá hoặc HS tự đánh giá lẫn nhau. Kết hợp với việc dạy cho cả lớp với dạy từng HS. Thông qua một số HS để dạy cho cả lớp. Cá biệt hoá trong dạy học. Luôn tạo ra không khí thi đua trong lớp học làm cho HS vui học, thích học. Để thể hiện rõ vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của HS, đòi hỏi GV cần phối hợp và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học. 2/ Tổ chức hình thức bồi dưỡng. 2.1/ Thiết kế giờ dạy. Mỗi tuần, mỗi khối lớp được giao soạn một bài. Bài soạn là bài điển hình trong các môn học. Bài soạn được thể hiện đầy đủ các nội dung như đã nêu trên có nghĩa phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều hành của GV khi lên lớp. Trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, người được phân công chuẩn bị bài soạn trình bày, bảo vệ thiết kế của mình. Tổ góp ý, xây dựng để có một giáo án hoàn chỉnh đạt yêu cầu đề ra. 2.2/ Tổ chức thao giảng. Giáo viên được phân công bài soạn, sau khi được tổ góp ý, bổ sung, tu chỉnh lại, thể hiện bằng một giờ lên lớp cụ thể. Giáo viên trong tổ dự giờ, đối chiếu với thiết kế để đánh giá tiết dạy, rút kinh nghiệm từ những ưu, khuyết điểm. Hai khâu này được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong quy trình bồi dưỡng giờ dạy. 2.3/ Tổ chức hội thảo chuyên đề. Hội thảo chuyên đề về năng lực tổ chức hoạt động trên lớp có thể tổ chức trong trường hoặc liên trường. Đây là dịp để tất cả GV cùng trao đổi, thảo luận về các biện pháp kỹ thuật tổ chức hoạt động trên lớp mà GV cho là có hiệu quả nhất. Thông qua đó GV có nhiều kinh nghiệm về: - Năng lực tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. - Năng lực tổ chức quan sát. - Năng lực hướng dẫn HS thực hành. - Năng lực đánh giá, nhận xét. - Năng lực sử dụng các phương tiện ĐDDH. - Cách thức tổ chức các trò chơi, tiểu phẩm để củng cố kiến thức bài học... 2.4/ Phát huy vai trò nòng cốt của GV dạy giỏi trong nhà trường để dạy thể nghiệm chuyên đề và giúp đỡ, kèm cặp GV có năng lực yếu. Đây là việc làm thường xuyên được tổ chuyên môn quan tâm và chỉ đạo một cách cụ thể. Gv yếu có thể học hỏi nhiều ở GV có tay nghề vững hơn và họ tự tin hơn khi được đồng nghiệp hướng dẫn giúp đỡ. 2.5/ Đẩy mạnh phong trào tự bồi dưỡng của GV, coi đây là biện pháp chính để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trên lớp bằng cách Gv yếu dự giờ GV khá, giỏi, tự thiết kế bài dạy và lên lớp, mời bạn cùng đến dự... Qua từng tiết dạy GV có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình ở các khâu: Thiết kế bài học, định rõ phương pháp và hình thức dạy học cho từng phần nội dung của bài, cách hướng dẫn, điều hành của GV giúp HS chiếm lĩnh kiến thức và cách thức tổ chức tiết học như thế nào để có hiệu quả cao. III. Những kết quả. Với những kỹ thuật được xác lập, được thể hiện trên nhiều tiết dạy với nhiều bộ môn khác nhau, thông qua các hình thức bồi dưỡng tại trường TH Đại phong đã giúp cho GV lên lớp có phong cách nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và ngày càng có chất lượng hơn. Qua 72 tiết dự giờ ở học kỳ II Năm học 2007-2008 cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trên lớp của GV đã có những tiến bộ rõ rệt, cụ thể: - Số tiết dự giờ: 72 tiết Trong đó: + Vai trò tổ chức: 60 tiết + Vai trò hướng dẫn: 56 tiết + Vai trò điều hành: 62 tiết Chính vì thế tỷ lệ các tiết khá giỏi qua dự giờ cũng được đánh giá cao hơn. Trình độ tay nghề của GV được nâng cao hơn so với những năm học trước. Qua kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên theo Chuẩn NNGVTH có 9/13 đ/c xếp loại tốt, 4/12 xếp loại khá Kết luận. Có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đội ngũ như sau: - Muốn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho GV trước hết phải đi sâu thiết lập các kỹ thuật dạy học một cách cụ thể trên cơ sở đó mới giúp Gv lĩnh hội, nắm bắt và vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp dạy học. - Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ trong đó chú trọng khâu thiết kế bài học đến việc thực thi giảng dạy trên lớp, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc sau hai khâu quan trọng này ( chú ý các kỹ thuật dạy học ). - Phát huy vai trò của GV giỏi, GV nồng cốt trong chuyên môn của nhà trường nhằm giúp đỡ bồi dưỡng GV yếu về năng lực tổ chức hoạt động trên lớp. - Một trong những giải pháp quan trọng, thường xuyên và có ý nghĩa thiết thực, quyết định chất lượng dạy học mà mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải coi trọng đúng mức đó là: Không ngừng nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của mỗi một GV trong nhà trường. Công tác tự bồi dưỡng, tự rèn luyện năng lực sư phạm để có tay nghề cao trở thành một yêu cầu không thể thiếu được của mỗi giáo viên và người cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực dạy học trên lớp thường xuyên của mỗi nhà trường là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực để nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Giáo dục phổ thông hiện nay. Phong Thuỷ, ngày 18 tháng 10 năm 2008 Người viết Võ Thị Lý
File đính kèm:
- Boi duong nang luc to chuc hoat dong tren lop_Vo Thi Ly_TH Dai Phong.doc