Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Người luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục. “ Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thấy giáo thì không có giáo dục”. Câu nói đó của người đã khẳng định đội ngũ giáo viên luôn giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, họ là người quyết định thành công công cuộc xây dựng và đổi mới nền giáo dục và là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.
Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh chóng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt mới đáp ứng kịp thời với định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường đến năm học 2017- 2018 là năm học thứ ba. Qua khảo sát hai năm học: 2015- 2016 và năm học 2016- 2017 tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường còn nhiều lỗ hổng về chuyên môn nghiệp vụ và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế. Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn với mong muốn chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển hơn, đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn về chuyên môn nghiệp vụ; vững vàng về kỹ năng sư phạm và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách hợp lý và đạt kết quả tốt hơn thì tôi nhận thức được công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi giáo viên luôn có ý thức vai trò “ Cô giáo- mẹ hiền” của trẻ, có ý thức học tập tu dưỡng đạo đức nhà giáo, giao tiếp ứng xử đúng mực, gương mẫu trong mọi hành vi và nhất là nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Biết lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn tự tin khi lên lớp. Luôn tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn. Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non ngày càng được nâng cao thì chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng tốt hơn, sẽ tạo được niềm tin đối với phụ huynh và được xã hội tôn trọng. Chính vì lý do trên mà tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non” để nghiên cứu và tìm các giải pháp thực hiện.
ợc giáo viên trong trường còn yếu về hoạt động của lĩnh vực nào thì tôi chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các hoạt động mẫu về lĩnh vực đó để cho giáo viên dự giờ, học tập và rút kinh nghiệm. Khi tổ chức chuyên đề cho giáo viên kiến tập tôi thực hiện theo các bước sau: - Trước tiên tôi phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề và tôi lựa chọn giáo viên cốt cán vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy để triển khai chuyên đề. - Trên cơ sở phân công giáo viên thực hiện chuyên đề giáo viên đó phải xây dựng giáo án và đưa giáo án cho Ban Giám Hiệu duyệt và bổ sung vào giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm các thể xảy ra giúp giáo viên cách xử lý tình huống tốt nhất, lồng ghép nội dung tích hợp hiệu quả. - Chỉ đạo chuẩn bị đồ dùng chu đáo ( có tập thể giáo viên phụ giúp) - Dạy thử để Ban Giám Hiệu dự, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa. - Tổ chức dạy cho tập thể giáo viên dự. Sau khi dự giờ tôi tổ chức cho tập thể giáo viên họp rút kinh nghiệm chuyên đề. Nhận xét những ưu điểm cũng như mặt tồn tại của tiết dạy. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho tiết dạy của đồng nghiệp mình đã giúp họ học tập được ở đồng nghiệp những cái tốt và hạn chế những tồn tại mà đồng nghiệp minh mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ của mình hàng ngày Ảnh Cô giáo: Nguyễn Thị Khánh triển khai chuyên đề tại lớp 3 Tuổi C1 Ảnh Cô giáo: Bùi Diệu Linh triển khai chuyên đề tại lớp 4 tuổi B2 Ảnh Cô giáo Đinh Thị Lý triên khai chuyên đề tại lớp 5 tuổi A3 Ảnh Cô giáo Vũ Hoài Thu triển khai chuyên đề tại lớp 5 tuổi A2 Ảnh Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi triển khai chuyên đề Trong năm học qua nhà trường đã triển khai nhiều chuyên đề ở các độ tuổi với nhiều hoạt động để giáo viên dự đạt kết quả tốt. Từ đó giáo viên ngày càng năng động hơn, tự tin hơn, sáng tạo hơn, có nhiều hoạt động tổ chức theo hình thức đổi mới “ Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đội ngũ giáo viên ngày càng trưởng thành hơn. 5.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Thực hiện nội quy của nhà trường đầu năm học xây dựng dựa theo Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về tổ chuyên môn phải sinh hoạt tổ 2 lần/ 1 tháng. Đây là một hoạt động rất qua trọng của tổ chuyên môn. Mục đích của việc sinh hoạt tổ chuyên môn là đánh giá những việc làm được và chưa làm được theo kế hoạch của tổ xây dựng. Đồng thời là buổi để các giáo viên trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp trong nhà trường về cách xây dựng kế hoạch hàng ngày, cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có để trang trí lớp tạo môi trường học tập giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Trao đổi với nhau về những bài thơ, bài hát, câu truyện mới để đưa vào kế hoạch dạy cho trẻ. Tìm ra những bài giảng hay hoặc cùng nhau xây dựng những hoạt động theo phương pháp đổi mới để áp dụng vào bài dạy của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với hoạt động của mình. Học hỏi nhau cách thiết kế bài giảng điện tử, cách sử dụng máy tính, cách soạn thảo văn bản đúng theo quy định. Đây cũng là lúc để rút kinh nghiệm cho nhau về những mặt còn tồn tại một cách thẳng thắn nhất để chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cá nhân giáo viên ngày càng vững vàng hơn, tiến bộ hơn. Vì vậy biện pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn là không thể thiếu và cần được đẩy mạnh hơn nữa các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Vì đây là một hoạt động giúp cho giáo viên gần gũi, gắn bó, giúp đỡ nhau một cách thiết thực nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chuyên môn nên ngay từ đầu năm học khi phân công giáo viên đứng lớp tôi đã tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường chú ý phân công cho hợp lý trong các tổ. Tổ chuyên môn nào cũng bố trí giáo viên có chuyên môn vững, có năng khiếu và có kỹ năng sư phạm tốt làm nòng cốt hướng dẫn tổ. Ngoài ra khi chọn tổ trưởng tôi cũng tham mưu để chọn những giáo viên có năng lực, nhiệt tình năng động, có khả năng tập hợp giáo viên để tổ chức triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn. Ảnh Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn khối mẫu giáo 5.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng giáo viên thông qua việc tổ chức nghiêm túc các hôi thi của cô cũng như của trẻ. Việc tổ chức tốt và nghiêm túc các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi của cô cũng như của trẻ, mỗi giáo viên có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Đồng thời, cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ. Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, bản thân tôi cùng kết hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, bám sát với kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì, triển khai tới toàn thể hội đồng nhà trường để giáo viên biết được nội dung thi và dự kiến thời gian thi. Ví dụ như: - Tháng 9: Thi trang trí lớp học - Tháng 11: Tổ chức hội giảng, hội nuôi - Tháng 12: Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề lĩnh vực phát triển nhận thức cấp trường - Tháng 1: Thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường và cấp huyện - Tháng 3 và tháng 4: Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. - Tháng 4: Tổ chức hội thi “ Kỹ năng của bé” cho trẻ 4- 5 tuổi và 5- 6 tuổi. * Đối với giáo viên: Hội thi giáo viên dạy giỏi là một hội thi vô cùng quan trọng và thiết thực. Giáo viên tham gia hội thi sẽ phát huy hết khả năng của mình. Từ đó tôi tìm ra được hoạt động giáo dục hay, sáng tạo, linh hoạt và cuốn hút trẻ cũng như đạt được mục tiêu đề ra để lựa chọn làm hoạt động mẫu cho giáo viên học tập và cũng lựa chọn giáo viên đó tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Qua hội thi giáo viên dạy giỏi tôi cũng hiểu rõ hơn giáo viên của mình có năng lực đến đâu, còn yếu về mặt nào để bổ sung, bồi dưỡng những phần hạn chế đó. Ảnh khai mạc hôi thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường Ảnh giáo viên thi thực hành hội thi Giáo Viên dạy giỏi Khi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường, trường tôi tổ chức rất nghiêm túc tạo khí thế cạnh tranh cho các giáo viên để giáo viên tham gia thi cũng thật nghiêm túc. Từ đó giáo viên phải đầu tư thời gian suy nghĩ để tìm ra các hoạt động hay cũng như đầu tư làm đồ dùng dạy và học để tham gia thi và đạt kết quả tốt nhất. * Đối với hội thi của trẻ: Hội thi của trẻ là hội thi “ Kỹ năng của bé”. Khi tổ chức hội thi” Kỹ năng của bé” tôi kết hợp với Ban Giám Hiệu và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội thi và chương trình hội thi cụ thể. Hội thi gồm 3 phần: Phần 1: Màn chào hỏi. Phần 2: Phần thi hiểu biết Phần 3: Phần thi Kỹ năng của bé. Nội dung thi Hội thi được kết hợp các chuyên đề, các bài học trẻ đã được học với các kỹ năng của trẻ tạo nên nội dung thi. Ví dụ như: Phần thi “Hiểu biết” trẻ phải trả lời các câu hỏi của ban tổ chức đưa ra bằng hình thức ghép tranh đối với trẻ 4- 5 tuổi và trả lời trực tiếp đối với trẻ 5- 6 tuổi ( sau khi nghe câu hỏi Đội nào lắc chuông nhanh nhất đội đó được quyền trả lời). Nội dung các câu hỏi của phần thi này là nhắc lại các kỹ năng mà trẻ đã được cô giáo dạy ở trong trường như: Kỹ năng lễ giáo; kỹ năng bảo vệ môi trường; kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; kỹ năng tự bảo vệ; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy. Hay ở phần thi “ Kỹ năng của bé” trẻ phải thực hiện các trò chơi: trò chơi bò chui qua ống, kỹ năng ứng phó, Tiếp nước dập lửa. Những trò chơi này kết hợp các bài tập phát triển thể chất như “ bò thấp chui qua cổng” với kỹ năng bò thấp tránh khói độc thoát hiểm ra ngoài khi có sự cố cháy trong nhà. Trò chơi Kỹ năng ứng phó: là trò chơi cho trẻ tái tạo lại những kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc mà trẻ đã được học như: Kỹ năng kêu cứu, kỹ năng quay tay, kỹ năng bám dính, kỹ năng đạp chân và biết từ chối quà bánh của người lạ mà trẻ đã được học tại trường nhằm tuyên truyền tới các bạn học sinh, các bậc phụ huynh và toàn thể cộng đồng. Trò chơi Tiếp nước dập lửa: Là kết hợp bài tập vận động cơ bản. “ Đi trên ghế thể dục” và kỹ năng đong nước với bài học phòng cháy chữa cháy trẻ đã biết muốn dập lửa phải có nước. Ở trò chơi này trẻ phải khéo léo khi xách nước đi trên ghế thể dục để không bị sánh nước ra ngoài, không bị ngã và đổ nước vào bình thật khéo léo để không bị đổ và không bị tràn ra ngoài. Đặc biệt là ở phần thi “ Màn chào hỏi” trẻ phải giới thiệu được tên đội chơi, tên các thành viên trong đội chơi và tên hội thi bằng các hình thức Thơ, ca, hò, vè phải biểu diễn tự tin cảm xúc. Chính vì vậy để đội của mình dành được chiến thắng ở hội thi này đòi hỏi giáo viên phải giáo dục trẻ một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và thể chất. Mỗi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để sáng tác ra các bài thơ, bài hát, bài hò, vè phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với hội thi. Đồng thời phải rèn luyện trẻ một cách tích cực để trẻ của mình thi đạt kết quả cao. Từ những phần thi của trẻ các giáo viên cũng đánh giá được năng lực của từng giáo viên của mỗi đội dự thi. Từ đó giáo viên sẽ tự học hỏi lẫn nhau, trao đổi với nhau về kiến thức, kỹ năng cũng như rút kinh nghiệm những phần chưa tốt để học sinh của mình sẽ đạt kết quả tốt hơn ở những hội thi sau. Ảnh Phần thi: Màn chào hỏi của hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh phần thi Hiểu Biết của hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trẻ chơi trò chơi Bò chui qua ống ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trò chơi Kỹ năng ứng phó ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Ảnh trẻ chơi trò chơi Tiếp nước dập lửa ở hội thi “ Kỹ năng của bé” Từ các hội thi tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cạnh tranh một cách công bằng. Để đạt được thành tích cao trong mỗi hội thi của giáo viên cũng như hội thi của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên nghiên cứu tài liệu, cập nhật kịp thời các thông tin quan trọng về giáo dục mầm non để có hiểu biết về giáo dục mầm non, lựa chọn hình thức tổ chức linh hoạt, trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bèTừ đó chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên. Tổ chức các hội thi làm cho khí thế thi đua trong nhà trường càng sổi nổi, có tác dụng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và cộng đồng. Trong các hội thi của giáo viên và hội thi của trẻ, nhà trường luôn có sự chuẩn bị chu đáo cả về vật chất và tinh thần cho giáo viên và trẻ. Sau khi kết thúc hội thi có tổng kết và rút kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Vì vậy đã động viên tinh thần phấn đấu của giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường được nâng cao. Qua mỗi hội thi giáo viên mạnh dạn tự tin hơn, luôn cố gắng hoàn thiện mình và có nhiều cải tiến sáng tạo trong giảng dạy. 5.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Kiểm tra, đánh giá là trách nhiệm của người quản lý. Đây là một chức năng quan trọng vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Qua kiểm tra, thăm lớp dự giờ cán bộ quản lý nắm được đầy đủ thông tin cần thiết về tình hình thực hiện quy chế chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên. Phát hiện đúng những tồn tại, thiếu sót để kịp thời bổ sung điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Khi kiểm tra, thăm lớp dự giờ thường xuyên sẽ tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thân trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu để đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non. Khi kiểm tra đánh giá giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc đánh giá trung thực, công bằng, khách quan và công khai. Tạo điều kiện để giáo viên phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, giúp đỡ giáo viên tiến bộ không tạo áp lực cho giáo viên. Có thể nói việc kiểm tra đánh giá giáo viên là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Vì thông qua kiểm tra đánh giá cán bộ quản lý nắm bắt kịp thời năng lực của mỗi giáo viên về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục, việc chấp hành quy chế chuyên môn, việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn. Từ đó có biện pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đồng chí để đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, tạo được niềm tin của phụ huynh và nhân dân địa phương. 6. Kết quả thực hiện: Sau khi thực hiện các biện pháp trên, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên có chuyển biến rõ rệt. Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, cần cù chịu khó, tích cực trau dồi chuyên môn ngày một vững vàng. Nắm vững phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, lựa chọn các hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo. Bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, xử lý các tình huống sư phạm nhẹ nhàng. Số lượng giáo viên có chứng chỉ tin học cơ bản nhiều hơn có 19/21 giáo viên. Vì vậy giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng nhiều hơn, thiết kế được bài giảng điện tử nhiều và chất lượng hơn, Số hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt. Ngày càng có nhiều bài giảng hay, trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Hồ sơ sổ sách trình bày khoa học, ghi chép đầy đủ thông tin. Có tinh thần trách nhiệm cao luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bảng 1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Thời gian Tổng số hoạt động Hoạt động có UDCNTT Hoạt động không UDCNTT Số hoạt động % Số hoạt động % Trước khi thực hiện đề tài 21 7 33,3 14 66,7 Sau khi thực hiện đề tài 21 15 71,4 6 28,6 Bảng 2: Kết quả dự hoạt động học cuối năm so với đầu năm học: Thời gian thực hiện Tổng số hoạt động Tốt Khá Đạt yêu cầu yếu Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % Số hoạt động % Trước khi thực hiện đề tài 21 5 23,8 13 61,9 3 14,3 0 0 Sau khi thực hiện đề tài 21 11 52,4 10 47,6 0 0 0 0 Dựa vào bảng đối chiếu kết quả cho thấy: - Số hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tăng lên rõ rệt. Tăng 8 hoạt động; tăng 38,1% - Số hoạt động không ứng dụng công nghệ thông tin giảm 8 hoạt động; giảm: 38,1 % - Số hoạt động xếp loại tốt tăng 6 hoạt động; tăng 28,6% - Số hoạt động khá giảm 3 hoạt động; giảm 14,3% - Số hoạt động đạt yêu cầu giảm 3 hoạt động; giảm 14,3% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận: Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ giáo viên. Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách tích cực. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ làm thế nào để đơn vị mình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đạt kết quả cao trong các hội thi trường và ngành tổ chức. Muốn được như vậy thì nhà trường cần phải có một đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ cao, có tay nghề vững vàng, luôn tự sáng tạo trong giảng dạy. Sau một thời gian thực hiện đề tài đã được hoàn thành. Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra được kết luận như sau: Công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mầm non là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Trong một nhà trường đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Do đó tìm ra những biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất có ý nghĩa, là một hướng đi đúng đắn và đóng vai trò thiết thực của người cán bộ quản lý trong tình hình hiện nay nhăm đưa đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, vững mạnh về chất lượng, đó là sứ mệnh, là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài của người quản lý trong nhà trường. 2. Các đề xuất và khuyến nghị. * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Vì: Thường xuyên mở các đợt bồi dưỡng một số chuyên đề thiết thực về công tác đổi mới phương pháp dạy học * Đối với Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. * Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên mầm non cần tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, không ngừng nghiên cứu học hỏi để từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục mầm non mới và sự nghiệp “ Trồng người” trong giai đoạn hiện nay. Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi tự viết không sao chép của ai. Tôi xin chân thành cảm ơn. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tên tác giả 1 Bác Hồ với sự nghiệp trồng người Phan Hiền- Nhà xuất bản trẻ 2 Điều lệ trường mầm non BGD& ĐT - 2008 3 Chương trình giáo dục mầm non BGD & ĐT - 2009 4 Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn năm học 2017- 2018 Phòng GD&ĐT Ba vì 5 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2017- 2018 6 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018 Kế hoach số: 18/KH-MN. tháng 9 năm 2017 7 Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL và Giáo viên mầm non năm học 2017- 2018 Kế hoạch số 21./KH-MN.. ngày 18 tháng 9 năm 2017
File đính kèm:
- SKKN_2017-2018_-_Nhungchuan_397b822583.doc