Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin cho giáo viên là tổng phụ trách trong công tác đội ở trường Tiểu học

Như chúng ta đã biết, sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, việc ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) chính là việc sử dụng các dịch vụ về CNTT ( phần mềm và các thiết bị kỹ thuật ) để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Ngày nay, những thành tựu của khoa học-công nghệ (KH-CN) đang đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu khách quan của các nước đang phát triển. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu, hội nhập văn hóa và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và phát triển giáo dục. Nhà trường từ chỗ hoạt động khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KH-CN và ứng dụng; Giáo viên(GV) thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp.

Trong bối cảnh quốc tế đó, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đất nước, nền giáo dục Việt Nam phải thực hiện một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện về nội dung lẫn phương pháp dạy học như tinh thần của nghị quyết TW2 - khóa VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu: “Đội mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”.

 Đặc biệt việc ứng dụng CNTT giúp tăng cường kênh tiếng và kênh hình – tăng tính trực quan rất thực tế cho công tác tập huấn, tuyên truyền, vận động, phát động các phong trào thi đua trong hoạt động của Đội.

 Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Chính vì thế trong năm học này tôi quyết định chọn đề tài:

“Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tổng phụ trách trong công tác đội ở trường Tiểu học”.

 

doc26 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 5738 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp áp dụng công nghệ thông tin cho giáo viên là tổng phụ trách trong công tác đội ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đội mới còn thiếu hiểu biết về công tác Đội, chưa có kinh nghiệm, còn nhút nhát.
- Lớp học của trường chia thành 2 khu, nên khó khăn gấp đôi trong việc hướng dẫn và ổn định các hoạt động đội.
- Địa bàn trường cách xa Hội đồng đội Huyện, giao thông đi lại khó khăn nên việc cập nhật thông tin, sổ sách, cập nhật công văn đi đến, báo cáo còn nhiều hạn chế.
4. Thực trạng trước khi thực hiện các biện pháp của đề tài:
(Số liệu năm học 2014-2015 về việc áp dụng CNTT)
1
Học sinh hào hứng tham gia công tác Đội
40%
2
Học sinh chưa hào hứng tham gia công tác Đội
60%
III. Các biện pháp thực hiện đề tài: 
1. Biện pháp 1: Sử dụng CNTT vào việc thông tin hai chiều giữa liên đội với Ban giám hiệu và Hội đồng đội cấp trên.
	Trước đây khi chưa sử dụng công nghệ thông tin việc thông tin hai chiều giữa Ban giám hiệu, Hội đồng đội cấp trên và liên đội rất mất thời gian do đặc trưng công việc của Ban giám hiệu, của Hội đồng đội cấp trên thường xuyên đi thực tế, hội họp nên việc xin ý kiến, báo cáo...của liên đội đôi khi không đúng thời gian và cũng ảnh hưởng đến hoạt động của liên đội.
	 Ngay từ đầu năm học tôi đã xin và được BGH chấp thuận cho phép sử dụng một máy tính của nhà trường để thực hiện vào công tác Đội. Từ đó tôi đã có nhiều điều kiện cập nhật thông tin do hội đồng đội cấp trên chỉ đạo và hướng dẫn trên hòm thư (hoidongdoithanhoai@gmail.com), vì vậy các thông tin về việc thực hiện lễ khai giảng, quy định khi hát Quốc ca, thực hiện trung thu yêu thương, nhận chương trình hoạt động năm học 2015-2016, hướng dẫn các đợt thi đua, các phong trào phát động tới liên đội- đặc biệt là dịp 20/11 và 26/3, hướng dẫn cuộc thi Phụ trách sao giỏi - Sao nhi đồng chăm ngoan, cách làm sổ sách, nộp báo cáo đúng thời gian quy địnhtôi luôn thực hiện đúng, đủ và đảm bảo đúng thời gian quy định của Ban giám hiệu, Hội đồng Đội cấp trên. 	
	BGH công khai địa chỉ email: C1thanhvan-to@hanoiedu.vn vì vậy việc trao đổi với ban giám hiệu về các hoạt động đội của tôi rất thuận lợi và được sự góp ý chỉ đạo tận tình của BGH.
	Trên Website của trường ( tôi thường xuyên báo cáo với BGH bằng việc cập nhật các hoạt động, các bài viết, các kết quả hoạt động của liên đội và được BGH khen ngợi.
LỄ KỶ NIỆM NGÀY 26/3/2016
THIẾU NHI VUI KHỎE- TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
TRƯỜNG ĐẠT GIẢI NHÌ TRONG HỘI THI "PHỤ TRÁCH SAO GIỎI- SAO NHI ĐỒNG CHĂM NGOAN" NĂM HỌC: 2015- 2016
BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH KẾT NẠP ĐỘI VIÊN ĐỢT 2(26/3/2016)
2. Biện pháp 2: Áp dụng CNTT tìm hiểu tài liệu, các hướng dẫn của Hội đồng đội cấp trên, và các trường bạn.
	Khi nhận nhiệm vụ trong chương trình năm học mà tôi nhận được đối với tôi như “ Cưỡi ngựa xem hoa” tức là đọc thì hiểu nhưng để thực hành được nó thì không biết thực hiện như thế nào. Vì vậy tôi đã lên mạng và vào trang thông tin của Đội TNTPHCM đặt câu hỏi và được giải đáp rất chi tiết.
	 Để cụ thể cách thực hiện từng hoạt động, từng chương trình tôi đã lên trang mạng Youtube và được quan sát rất nhiều cách thực hiện của các trường, từ đó tôi đã đúc kết những kinh nghiệm để áp dụng được về trường mình đang hoạt động sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
Liên đội THCS Thác Mơ
	Tôi là một giáo viên kiệm nghiệm vì thế tôi không hề biết gì về việc tổ chức cũng như tập luyện cho đội nghi lễ và tôi đã lên mạng xem cách bố trí đội nghi lễ như thế nào và kết quả tôi đã được BGH xét duyệt cho đội nghi lễ gồm: 4 trống con, 1 trống cái. 1 cờ chỉ huy, 1 cờ tổ quốc, 1 cờ đội, 1 cờ đoàn. Khi chọn xong đội nghi lễ tôi bắt đầu tập luyện cho đội trống, đội cờ theo như hướng dẫn ở trang WW.TRONGTRUONGHOC.NET
ĐỘI NGHI LỄ CỦA TRƯỜNG 
	 Sau 1 tháng tập luyện đội nghi lễ của trường tôi đã có thể thực hiện đúng các quy định giành cho đội cờ, cờ chỉ huy và đánh các bài trống: Trống Chào cờ, trống Quốc ca, trống Đội ca, trống Chào mừng, trống Hành tiến.
3. Biện pháp 3: Áp dụng CNTT trong các buổi tuyên truyền, tập huấn sử dụng bài giảng Power Point.
	Trong các buổi tuyên truyền đa số giáo viên TPT chỉ tuyên truyền bằng lý thuyết đọc cho học sinh nghe không lôi cuối các em tham gia, chính vì thế tôi nghĩ cần phải tìm ra một phương pháp tuyên truyền mới gây hứng thú cho HS.
	 Lợi thế của tôi là giáo viên có trình độ CNTT thành thạo, vì vậy trong các buổi tuyên truyền cũng như tập huấn cho cán bộ đội hay toàn liên đội tôi đã soạn những bài trình chiếu có nội dung phù hợp với buổi tuyên truyền hay buổi tập huấn, trong các bài trình chiếu đó tôi có thể lồng ghép các hình ảnh minh họa hay các video cụ thể các nội dung của bài giảng, kết hợp với một vài bản nhạc nhẹ nhàng làm cho người nghe không thấy nặng nề triết lí trong các buổi tuyên truyền hay tập huấn. Những hình ảnh, âm thanh cụ thể và khác lạ so với các buổi tuyên truyền tập huấn thông thường nên giúp người nghe rất tập trung và hào hứng đón nhận thông tin. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh tiểu học việc lồng ghép các hình ảnh, âm thanh cụ thể vào bài giảng giúp học sinh thích thú và tiếp thu dễ dàng hơn tạo cho các em cảm giác buổi tuyên truyền không còn khô khan, và cứng nhắc nữa.
Ví dụ cụ thể: 
VD1: Áp dụng bài trình chiếu vào tuyên truyền: Luật An toàn giao thông đường bộ. 
Kết quả: Qua buổi tuyên truyền học sinh trường tôi đã có ý thức hơn khi tham gia giao thông như: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi xe đạp, đi bộ không dàn hàng 3 hay đi giữa lòng đường. Đặc biệt học sinh trường tôi có ý thức nhắc nhở người thân chấp hành tốt luật giao thông.
VD2: Áp dụng bài trình chiếu vào tập huấn: Đội nghi lễ của nhà trường.
Kết quả: Qua buổi tập huấn học sinh trường tôi, đặc biệt là đội nghi lễ của nhà trường biết thêm nhiều kiến thức hoạt động đội như: 
	100% học sinh hát thuộc bài hát Quốc ca, Đội ca.
	100% đội trống thực hiện tốt các bài trống quy định.
	100% các đội viên biết tháo thắt khăn quàng đúng.
	90% học sinh biết chào cờ đúng quy định.
	100% đội cờ biết thực hiện cách cầm cờ, vác cờ, giương cờ theo quy định.
...
4. Biện pháp 4: Tổng hợp sổ sách, báo cáo.
a. Tổng hợp sổ sách:	 
	Từ việc tạo một thư mục riêng cho hoạt động Đội tôi đã có nhiều tài liệu và số liệu trong công tác đội của từng khối lớp. So với khi chưa có máy tính tôi thường xuyên phải ghi chép, cập nhật sổ sách, cập nhật số liệu và giữ gìn chúng không để mất. Từ đó tôi đã dễ dàng hơn trong việc tổng hợp những số liệu và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc ghi chép, sao lưu kết quả cũng như bảo quản và bảo lưu các kết quả đó. Nhờ việc ghi chép, lưu trữ số liệu cẩn thận cụ thể nên tôi cũng tránh và giải thích dễ dàng được những thắc mắc không đáng có của giáo viên chủ nhiệm các khối lớp.
	Từ việc tổng hợp số liệu cụ thể tôi cũng đã sát sao hơn đối với đội ngũ sao đỏ và ban chỉ huy liên đội. Mỗi lần mở phần theo dõi thi đua của đội sao đỏ nhờ việc xếp số thứ tự tôi có thể biết được lớp nào hoạt động tích cực, lớp nào còn trì trệ và qua đó tôi cũng có ngay phương hướng chỉ đạo cho đội Sao đỏ và ban chỉ huy liên đội thực hiện trong tuần để đạt hiệu quả cao hơn. 
THƯ MỤC HOẠT ĐỘNG ĐỘI
b. Làm báo cáo: 
	 Không chỉ trong hoạt động Đội mới cần sử dụng công nghệ thông tin cho việc làm báo cáo, mà tất cả các ngành nghề hiện nay đều đang sử dụng công nghệ thông tin rất thông dụng và đạt hiệu quả trong việc làm báo cáo. Và trong mảng hoạt động Đội tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn thảo các văn bản báo cáo, kèm theo đó là việc báo cáo các hoạt động bằng hình ảnh rất cụ thể và sinh động, giúp cho ban chỉ đạo cấp trên không mất thời gian cho việc phải đi thực tế đến từng đơn vị để kiểm tra, ngoài ra cũng tăng thêm vốn tư liệu cho công tác đội của trường nói riêng và của Đội thiếu niên tiền phong nói chung. 
	Sau khi làm báo cáo xong tôi đã sử dụng cổng thông tin điện tử (hoidongdoithanhoai@gmail.com,  để chuyển, nộp báo cáo lên cấp trên một cách dễ dàng và không mất thời gian, cũng tránh được việc thất lạc báo cáo trong quá trình bảo lưu.
BÁO CÁO THI ĐUA ĐỢT II
5. Biện pháp 5: Soạn giảng trong các giờ hoạt động tập thể: 
	Những năm trước khi hoạt động tập thể diễn ra giáo viên TPT trường tôi chỉ gạch mấy gạch đầu dòng nêu các công việc phải thực hiện trong buổi hoạt động đó, tôi thấy tiết hoạt động vô cùng cứng nhắc không lôi cuốn người nghe.
	Khi nhận nhiệm vụ tôi xác định tổng phụ trách cũng là một giáo viên, khi đứng trước học sinh trong các hoạt động tập thể đó cũng là một giờ giảng. Vì vậy tôi cần chuẩn bị đầy đủ giáo án, giáo cụ trực quan cho tiết dạy. Nhưng để soạn một tiết hoạt động tập thể như thế nào tôi không hề biết, phải làm sao?
	Thông qua đi dự giờ các đồng nghiệp trong trường và các trường bạn, kết hợp tìm hiểu thông tin trên mạng tôi đã có được một bộ giáo án hoàn chỉnh năm học này.
Ví dụ: Giáo án hoạt động tập thể: 
TUẦN 1
( Từ ngày 07/9/15 đến 11/9/15)
I. ỔN ĐỊNH, KIỂM TRA TRANG PHỤC:
Chính đốn hàng ngũ: Yêu cầu giáo viên chỉnh đốn hàng ngũ, ghế ngồi cho học sinh.
Trang phục: Kiểm tra trang phục gồm mũ ca nô, quần áo đồng phục. 
II. NỘI DUNG: 
Chào cờ: Tổng phụ trách làm mẫu.
Cô giáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Quỳnh Hoa lên phát biểu động viên, nhắc nhở giáo viên và học sinh trong buổi chào cờ đầu tiên của năm học.
Nhận xét công tác tuần trước và phương hướng hoạt động trong tuần: 
Nhận xét công tác tuần trước:
Nhắc lại chủ đề năm học: 
Thiếu nhi Việt Nam 
Phát huy truyền thống 
Hiếu học, chăm ngoan
Tiến bước lên Đoàn
Phương hướng trong tuần: 
Thông báo chủ điểm đợt I (5/9- 15/10): 
“Chào năm học mới- Mừng 70 năm Ngày Quốc khánh 2/9”
Nhắc nhở đội Sao đỏ duy trì tốt nề nếp xếp hàng ra, vào lớp. Nếp truy bài, vệ sinh hành lang, cầu thang, lớp học.
Toàn trường thực hiện tốt các mặt hoạt động học tập.
Toàn liên đội thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông
Tuần sau tới lớp 5B trực tuần yêu cầu GVCN nhắc nhở học sinh chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ để biểu diễn trong giờ chào cờ. 
Các GVCN trực tuần cùng học sinh chuẩn bị 5 câu hỏi gửi về cô Tổng phụ trách vào thứ 6 hàng tuần để chúng ta sinh hoạt tập thể vào cuối mỗi giờ chào cờ.
III. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM
- Tổng phụ trách điều khiển chương trình văn nghệ đầu năm.
6. Biện pháp 6: Thực hiện trong một số chương trình hoạt động của liên đội
Trước đây khi chưa áp dụng CNTT trong các hoạt động của Đội, học sinh trong liên đội chỉ thực hiện các trò chơi theo ý thích, vì thế các hoạt động của các em rất nhàm chán. 
 Bước vào năm học bằng phương pháp tập trung học sinh trong giờ hoạt động tập thể, tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian trong các giờ hoạt động tập thể đó vào sáng thứ ba và sáng thứ năm. Trước khi tổ chức trò chơi bao giờ tôi cũng tập trung toàn trường phổ biến cách chơi, luật chơi bằng các bài trình chiếu
Ví dụ: Trò chơi Bịt mắt bắt dê.
	Trong các bài giảng tôi đã lồng ghép các hình ảnh vui chơi các trò chơi đó của học sinh trường khác, sau đó tôi rút ra cách chơi, luật chơi ngắn gọn. Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, đội sao đỏ và ban chỉ huy liên đội tôi hướng dẫn từng khối lớp thực hiện trò chơi đúng luật.
 Cuối bài tôi thường lồng ghép thêm một số trò chơi khác để học sinh có thêm lựa chọn khi chơi, tránh để học sinh nhàm chán khi cùng chơi một trò chơi. 	
 RỒNG RẮN LÊN MÂY Ô ĂN QUAN
Trong khi chơi tôi lồng ghép thêm một số bài hát gắn với chủ điểm hoạt động theo từng đợt nhằm giúp các em nhớ thêm chủ điểm từng đợt một cách nhẹ nhàng dễ hiểu.
Ví dụ: Để tổ chức vui Tết trung thu cho các em học sinh toàn trường ngoài vui chơi ca hát, phá cổ, trao giải cuộc thi làm lồng đèn, với sự hỗ trợ của CNTT tôi đã ghi lại hình ảnh sinh động của giáo viên, phụ huynh chuẩn bị điều kiện sân khấu,chuẩn bị quà hay các em học sinh tự tay làm các lồng đèn, mâm cỗ trông trăng, tập luyện các tiết mục văn nghệ trình chiếu trong đêm trung thu đã đem lại cho giáo viên, phụ huynh cùng các em nhỏ rất nhiều cảm xúc và kỉ niệm. Bởi ai cũng thấy mình được góp một phần nhỏ công sức tạo nên sự thành công trong đêm vui tết trung thu. Thông qua các câu hỏi và tình huống hiển thị trên các slide, học sinh đã có thể hình dung lời bài hát và đăng ký hát tạo không khí vui nhộn khi các em tham gia, hay trả lời các câu hỏi tình huống hết sức ngộ nghĩnh và chính xác.
HỌC SINH LÀM ĐÈN LỒNG TRUNG THU
PHỤ HUYNH HỌC SINH THAM GIA TRUNG THU
TIẾT MỤC VĂN NGHỆ ĐÊM TRUNG THU
7. Biện pháp 7: Áp dụng CNTT trong buổi quyên góp ủng hộ.
	Thông thường trong các buổi quyên góp ủng hộ người phát động chỉ thông qua cho học sinh và giáo viên -nhân viên biết bằng các văn bản mà mình nhận được, sau đó học sinh và giáo viên -nhân viên trong trường sẽ nộp theo ý của mình. Vì thế hiệu quả đem lại không cao cả về tính nhân văn lẫn hiệu quả kinh tế.
	Ở trường khi nhận được công văn quyên góp, ủng hộ một đối tượng nào đó tôi đã hình ảnh hóa những công văn đó bằng cách sử dụng các bài trình chiếu hình ảnh, các đoạn phim về đối tượng mà mình cần phát động quyên góp ủng hộ. Chính những hình ảnh thực, đoạn phim minh chứng cụ thể nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh đã đi vào lòng người, đánh thức được tình yêu con người, yêu đồng loại của mỗi cá nhân trong trường. Vì vậy không cần những bài tuyên truyền phát xa xả hàng ngày hay sự gượng ép về thi đua của ban giám hiệu đề ra, mà qua mỗi bài trình chiếu đó tôi đã thu được kết quả cao hơn rất nhiều so với những năm trước đây.
Ví dụ: 
STT
HOẠT ĐỘNG
KẾT QUẢ
1
Mua tăm ủng hộ người mù huyện Thanh Oai
3.200.000đ
2
Ủng hộ đồng bào Sơn La
10.000.00đ
3
Ủng hộ trẻ bị nhiễm HIV
12.200.000đ
4
Quỹ viên gạch hồng
800.000đ
5
Vì Trường Sa thân yêu
4.470.000đ
6
Kế hoạch nhỏ
750.000đ
8. Biện pháp 8: Hướng dẫn học sinh cập nhật thông tin hoạt động Đội bằng công nghệ thông tin.
	Những năm trước khi tôi chưa hướng dẫn học sinh cách đăng kí làm thành viên Website của trường, hay các trang mạng khác thì mọi tài liệu các em cần tìm hiểu chỉ có một số quyển sách cẩm nang của Tổng phụ trách hay hỏi trực tiếp giáo viên Tổng phụ trách của trường. Nhìn chung các em hoàn toàn thụ động trong việc tiếp nhận thông tin hoạt động của Đội.
	Trong năm học này tôi đã tận dụng phòng tin học của trường để hướng dẫn trước tiên là Ban chỉ huy liên đội, sau đó nhắc các em hướng dẫn các bạn trong liên đội cập nhật thông tin hoạt động Đội, khuyến khích các em về nhà mời bố mẹ tham gia làm thành viên của Website để cùng tìm hiểu và giám sát các hoạt động của toàn liên đội. 
	Về việc hướng dẫn các em cập nhật thông tin hoạt động Đội bằng công nghệ thông tin, trước hết tôi hướng dẫn các em đăng ký là thành viên của trường, sau đó tôi hướng dẫn các em cách cách tìm thông tin trên Website của trường.
ĐĂNG KÍ LÀ THÀNH VIÊN CỦA WEBSITE
TÌM HIỂU THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG ĐỘI
	Tiếp theo tôi hướng dẫn học sinh cách gửi các thông tin, bài viết lên Website của trường. Việc làm này trước hết giúp các em nâng cao ý thức xây dựng đội, sau đó giúp các em phát huy kiến thức tin học của mình, cuối cùng tăng thêm tài liệu giúp cho Website của trường thêm phong phú và đa dạng về các mảng hoạt động.
HỌC SINH LÀ THÀNH VIÊN CỦA WEBSITE
	Để hoạt động Đội phát triển tôi hướng dẫn các em cách phản hồi thông tin tới ban quản trị Website để tăng hiệu quả hoạt động của các bài viết.
PHẢN HỒI CỦA HỌC SINH 
IV. Kết quả của đề tài:
	Qua một thời gian nghiên cứu và sử dụng đề tài tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong Ban thiếu nhi, chỉ huy liên đội, phụ trách chi-sao, cán bộ đội. Từ chỗ Ban thiếu nhi chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động Đội trong trường đến việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đội. Đến nay Ban thiếu nhi nói riêng và ban giám hiệu nói chung đã quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động của Đội. Đối với phụ trách chi- sao, ban chỉ huy liên đội và cán bộ đội qua các buổi tuyên truyền, tập huấn công tác đội từ chỗ chưa nắm rõ các điều lệ, nghi thức, cách ghi sổ sách, báo cáo, các hoạt động của đội giờ đây đã nắm rõ điều lệ, nghi thức, cách ghi sổ sách, báo cáo, cách thức hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Hiện nay liên đội đã có được đội nghi lễ đạt chuẩn, một ban chỉ huy liên đội và đội sao đỏ, ban thanh tra hùng hậu hoạt động tích cực và hiệu quả. Một liên đội trưởng tự tin chỉ huy trong các hoạt động Đội.
	Việc vận dụng CNTT trong công tác Đội đã giúp cho mối liên hệ giữa BGH – Hội đồng đội Huyện – Ban chỉ huy liên đội và các bộ phận trong nhà trường phối hợp nhịp nhàng hơn với nhau. Thông tin nhanh, chính xác, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng đã phần nào giảm bớt cường độ lao động cho người quản lý và giáo viên TPT như tôi (Trang WEB của PGD, mạng Internet).
	Nhờ cổng thông tin của nhà trường được thông báo rộng rãi trong trường vì vậy đã cập nhật được chính xác và kịp thời những phản hồi của GVCN, PHHS, và học sinh trong trường nên công tác Đội của trường đang ngày càng vững mạnh và có được sự tin tưởng của GVCN, PHHS, và học sinh trong trường.
Kết quả có so sánh đối chứng việc áp dụng CNTT trong hoạt động Đội
Năm học: 2015-2016
1
Học sinh hào hứng tham gia công tác Đội
70%
2
Học sinh chưa hào hứng tham gia công tác Đội
30%
C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận: 
	 Có thể nói từ đầu năm học 2015 – 2016 đến nay, xác định được một trong những nội dung trọng tâm cần thực hiện trong chỉ thị 55/2008/CT-BGD-ĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008- 2012 và công văn số 98 /PGD&ĐT-TH ngày 8/9/2010 về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với giáo dục tiểu học. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý. Bản thân tôi đã tích cực sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy, cũng như hoạt động Đội, và hoạt động Đội ở trường đã có những bước chuyển biến khá tích cực. 	Việc vận dụng tốt công nghệ thông tin trong hoạt động đội nói riêng và trong các mặt hoạt động khác nói chung sẽ đem lại hiệu quả. Các biện pháp trong sáng kiến sẽ tạo hứng thú làm việc cho ban quản lý, tổng phụ trách, phụ trách chi-sao, và hiệu quả nhất là đem lại hiểu biết cơ bản nhất cho đội ngũ cán bộ đội trong toàn liên đội. 
	Mặc dù vậy việc vận dụng sáng kiến này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin cũng như cơ sở vật chất tương đối đủ, thì việc vận dụng sáng kiến sẽ đem lại hiệu quả cao.
 	Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng CNTT trong thực tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ trong năm học 2015– 2016. Với những nền tảng cơ bản này, tôi sẽ nỗ lực không ngừng để phát huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường Tiểu học.
II. Khuyến nghị: 
- BGH cần truyền đạt tinh thần ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động đến tất cả các thành viên trong hội đồng giáo dục. Chứng minh cụ thể những hiệu quả mà ứng dụng CNTT mang lại trong quá trình công tác.
- Hãy luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất. (địa điểm giảng dạy, phương tiện máy móc, nguồn tài nguyên)
- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng để đội ngũ tự tin, mạnh dạn vận dụng ứng dụng CNTT trong công việc. ( cử GV cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn do các cấp quản lý, lãnh đạo tổ chức)
- Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác, để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề, hội thảo
- Cán bộ quản lý luôn là người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi tất cả những thành viên trong nhà trường.
 	Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học. Đã giúp tôi vận dụng vào công tác Đội tại liên đội mình. Tôi nghĩ, kinh nghiệm này áp dụng nhiều ở đơn vị và cũng có thể áp dụng ở những đơn vị trường tiểu học khác.
 	Tôi rất mong được sự góp ý bổ xung của ban khoa học cấp trên của bạn đồng nghiệp để làm cho sáng kiến kinh nghiệm tôi thêm đầy đủ, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường tiểu học . 
	Tôi cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm Thanh Văn, ngày 24 tháng 4 năm 2016	
của tôi viết, không sao chép nội dung của Người thực hiện 
người khác!
 Phạm Ánh Ngọc
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docSKKN_DOI_1516.doc
Sáng Kiến Liên Quan