Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là những Mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh, sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, sự sáng tạo, nhân cách con người. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bên cạnh việc phát triển khoa học công nghệ để đất nước ta phát triển lớn mạnh hơn, chúng ta không thể quên được rằng: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực con người để xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.” Vì vậy chúng ta càng cần phải chú trọng tới việc giáo dục và đào tạo con người ngay từ thủa ấu thơ. Hướng tích cực của việc đổi mới đó là sự tiến bộ và phát triển hiệu quả chăm sóc giáo dục được cao hơn. Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu mỗi Giáo viên phải có phương pháp chủ đạo“Lấy học sinh làm trung tâm”, song song với việc ấy cũng rất cần sự phát triển đồng đều đối với trẻ trong lớp học và yêu cầu cần đạt được ở mỗi cháu của từng hoạt động mà nhất là hoạt động làm quen văn học. Thông qua các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ bao gồm việc làm giầu vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.Truyện và thơ giúp cho trẻ làn quen dần với ý hay lời đẹp hình tượng trong sáng. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với những giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru. Lớn hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, văn.
đồ dùng học liệu phải mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động LQVH cũng như các hoạt động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: tranh truyện, thơ, sân khấu diễn kịch, hình ảnh trên máy, video ....phải đẹp, sinh động, chuyển động và có màu sắc nổi bật, bố cục rõ nét và đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, chú ý đến chỗ trẻ ngồi. Còn đồ dùng của trẻ như mũ nhân vật, trang phục nhân vật, các phụ kiện phù hợp với từng nội dung tryện, thơ. Từ đó tôi đã tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, vận động phụ huynh đóng góp để trang bị đầy đủ các đồ dùng của trẻ. Còn về phía đồ dùng của cô thì sau khi nhận kế hoạch giáo dục tôi đã tự bố trí thời gian của mình để làm các bức tranh, các con rối, các giáo án điện tử đảm hấp dẫn, sinh động để thu hút sự chú ý cao nhất ở trẻ.Nắm vững được đặc điểm sinh lý của trẻ, tư duy trực quan hình tượng do vậy mà việc sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp trẻ hứng thú với tác phẩm. Tôi sử dụng đồ dùng trực quan để giới thiệu tác phẩm. VD1: Cô đưa rối tay “Xin chào các bạn! Đố các bạn biết mình là ai nào? Mình là Hươu con, mình có 1 đôi sừng rất đẹp, đố các bạn biết vì sao mình lại có sừng! Vậy hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe Truyện “Vì sao hươu có sừng” VD2: Cho trẻ xem một đoạn video cảnh rùa cõng cá trên lưng bò lên bờ đi xem hội bỗng nhiên cá lăn xuống đất? Muốn biết vì sao cá lại lăn xuống đất cô mời các con cùng xem bộ phim: “Cá rô con lên bờ”.Tôi còn sử dụng đồ dùng trực quan để giảng từ khó, minh hoạ cho lời trẻ Tôi đưa tranh ra chỉ cho trẻ xem kết hợp với lời giảng giải. Trẻ rất thích thú khi xem các hình ảnh đó minh hoạ cho câu chuyện. Tôi luôn dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm như rối tay, rối rẹt và cách sử dụng khác nhau để minh hoạ cho câu chuyện, bài thơ thêm hấp dẫn: Rối bông, rối rẹt. Sử dụng đồ dùng trực quan để kể lại tác phẩm: Qua bức tranh cô giáo vẽ về truyện: “cây rau của thỏ út” Quả thật trẻ không chỉ hiểu nội dung bức tranh mà còn tái hiện lại trình tự của truyện qua việc trẻ tự lên sấp xếp lại trình tự của truyện. Trong khi đọc, kể truyện tôi có thể vẽ các nhân vật đơn giản, giúp trẻ có hứng thú khi được tận mắt nhìn các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ của mình từ từ xuất hiện ( Ảnh bé kể theo tranh truyện cây rau của thỏ út) -Phương pháp thực hành: đây là phương pháp mang tính chất nghệ thuật, trẻ chính thức được nhập vai thể hiện tính cách của từng nhân vật. VD: Truyện “Ba cô gái” tôi dạy cháu thuộc lời đối thoại của các nhân vật và phân vai, chọn cháu phù hợp tính cách của nhân vật và giao vai, hướng dẫn cháu thể hiện lại tác phẩm trọn vẹn. 5. Biện pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy trẻ Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động khá phổ biến đối với giáo viên mầm non, nhất là trong hoạt động làm quen văn học này, khi tôi chọn một đề tài để dạy thì bản thân tôi tạo cho mình một Powerpoint sinh động. Tôi thường xuyên lên mạng internet tham khảo những bài giáo án điện tử, lấy những thông tin hỗ trợ từ những trang web dành cho giáo viên trong cách soạn giáo án điện tử, tôi chọn lọc những cái cần thiết và tạo cho mình một kho tàng giáo án điện tử, kể từ đó bản thân tôi có rất nhiều những bài giảng về văn học.Khi tổ chức cho trẻ làm quen với câu chuyện, tôi trình chiếu cho trẻ xem về nội dung câu chuyện đó, tôi thấy trẻ thích thú hơn, nhất là khi được xem trên màn trình chiếu rộng đặc biệt là với những hình ảnh động và những tác phẩm được kết hợp với những âm thanh sinh động, phù hợp với từng nội dung. 6. Biện pháp: Một số hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ * Tập đặt tên cho câu chuyện được nghe: trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe tôi kể câu chuyện nhiều lần không giới thiệu tên chuyện. đàm thoại dẫn dắt trẻ đặt tên cho câu chuyện: Trong chuyện có những ai? Bạn đang làm gì? Con thích nhất nhân vật nào? Theo con câu chuyện tên là gì? Sau đó tôi ghi nhận tên câu chuyện rồi kể lại cho trẻ nghe * Kể chuyện theo đồ chơi: Tôi lựa chọn một số đồ chơi, đồ vật đẹp gần gũi, có liên quan với nhau, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Giáo viên trò chuyện, đàm thoại gợi ý hỏi trẻ quan sát đặt điểm nổi bật của đồ chơi, ý tưởng kể, nội dung câu chuyện kể, mối quan hệ giữa các nhân vật. Tổ chức lần đầu trẻ chưa quen cô có thể kể mẫu cho trẻ nghe một câu chuyện khác, cho trẻ kể chuyện với đồ chơi. Nếu trẻ gặp khó khăn thì đặt lại lời kể, gợi ý hỏi trẻ, cho trẻ đặt tên câu chuyện của mình. Ví dụ: + Hai chú thỏ con đang đi thì nhìn thấy gì? Chuyện gì sẽ xảy ra? Chuối cùng như thế nào? Tên câu chuyện là gì? “ Vào một ngày đẹp trời, có hai chú thỏ trắng, thỏ đen cùng rủ nhau vào rừng chơi, đi được nửa đường bỗng dưng xuất hiện một con hổ nó quát to: thỏ kia mày đi đâu? Thỏ run sợ trả lời: tôi đi vfaof rừng chơi ạ. Nghe thỏ nói vậy, hổ gầm lên ha ha ha ta đang đói đây, ta sẽ được một bữa no nê.” * Kể truyện theo tranh tìm sự nối tiếp: Cho trẻ sưu tầm những sách báo truyện tranh có hình ảnh và nội dung rõ rang có 2-4 nhân vật với các hành động tình huống gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ + Mẫu giáo bé: 1-2 tranh + Mẫu giáo nhỡ: 2-3 tranh + Mẫu giáo lớn: 3-5 tranh hoặc tranh liên hoàn Tùy theo lứa tuổi mà cô hướng dẫn cho phù hợp, thu hút lôi cuốn trẻ hứng thú chú ý vào các bức tranh khơi gợi những hiểu biết vốn từ có liên quan đến bức tranh gợi hỏi trẻ mô tả : Tranh vẽ gì? Vịt đang làm gì? Vịt thấy thế nào khi thỏ bị rơi xuống nước? Đối với tranh liên hoàn nên sử dụng các câu hỏi kích thích trí tò mò tưởng tượng suy đoán của trẻ: Có mấy tranh? Các bức tranh có nội dung gì? Theo con sẽ xắp xếp như thế nào? Vì sao? Con hãy kể câu chuyện và đặt tên cho câu chuyện * Kể chuyện theo kinh nghiệm:Giáo viên chọn một tình huống sự kiện gần gũi mà trẻ đã chứng kiến để kể chuyện trò chuyện với trẻ về tình huống đó Ví dụ: tình huống nhìn thấy một bạn vứt rác ra sân trường hoặc bột bà cụ đang sang đường, hai bạn nhỏ tranh dành đồ chơi. cô khơi gợi những tình tiết liên quan đến tình huống như gọi tên, đặc điểm hành động của nhân vật, nơi xảy ra từ đó giúp trẻ biểu đạt hiểu biết, suy nghĩ của mình về câu chuyện định kể. cho trẻ kể nếu gặp khó khăn cô có thể gợi ý cho trẻ kể. cho trẻ đặt câu chuyện trẻ vừa kể. * Kể chuyện nối tiếp theo chuyện kể của cô: Kể cho trẻ nghe một đoạn chuyện hoặc tạo tình huống mới lại hấp dẫn trẻ đến với câu chuyện cần được giải quyết và hỏi trẻ: Câu chuyện tiếp theo sẽ như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Điều gì sẽ đến? Cuối cùng ra sao? Cần cho trẻ khoảng thời gian trẻ suy nghĩ, cô đàm thoại đưa ra câu hỏi tình huống giúp trẻ hình dung ra các cách kể nối tiếp đoạn kể trước đó một cách có logic Ví dụ: Mèo mun có quả bong da màu đỏ, mèo mun rủ mèo hoa cùng đi chơi, hai bạn đang chơi vui vẻ thì mèo sút mạnh quả bong bay vèo xuống ao. Hai bạn cố với thế nào cũng không lấy được bóng. Thế là không chơi được nữa rồi. + Kể tiếp: Bạn vịt xám đi qua thấy hai bạn ngồi buồn nên liền hỏi sự tình. Vịt xám hăng hái nhảy xuống ao vớt hộ bạn quả bóng. Mèo Mun cảm ơn vịt xám và rủ bạn cùng chơi. + Kể tiếp: Gà tía đi chơi về thấy hai bạn ngồi buồn dưới gốc cây bèn hỏi sự tình. Gà Tía nảy ra ý kiến là mượn vợt của bác Ngỗng. ba bạn dùng vợt và vớt được quả bóng lên. Hai bạn mèo và gà cùng nhau chơi vui vẻ và tránh xa bờ ao ra. + Kể tiếp: hai bạn mèo dùng gậy kều quả bóng, càng kều nó càng trôi ra xa. Bỗng nhiên bác Chó đốm đi ngang qua. Hai bạn nhờ bác Chó đốm, bác Chó bơi rất giỏi chỉ một loáng là mang bóng về cho hai bạn, hai bạn cảm ơn bác Chó đốm * Nghĩ kết cho câu chuyện: Kể chuyện cho trẻ nghe đến hết đoạn diễn biến câu chuyện cô dừng lại hỏi trẻ: Cuối cùng sẽ như thế nào? Kết thúc câu chuyện ra sao? Cô cho trẻ một khoảng thời gian để suy nghĩ, rồi trò chuyện, đàm thoại,đưa ra câu hỏi gợi mở kích thích trẻ sáng tạo. khuyến khích trẻ kể kết thúc chyện theo nhiều cách khác nhau có sự logic và đưa ra cái kết câu chuyện mà mình và bạn vừa kể. * Kể lại một sự vật một sự việc, một buổi tham quan: Giúp trẻ lựa chọn chủ đề, đưa ra tên câu chuyện sắp kể: Con nhớ kỉ niệm nào nhất? Chuyến đi chơi ở đâu mà con thích nhất? Con kể cho cô và các bạn nghe được không? Con định kể về nội dung gì? Con đi chơi cùng ai? Vào lúc nào. Trên đường đi con gặp ai không? Đến đấy con nhìn thấy những gì? Điều gì sẽ xẩy ra? Cô giúp trẻ nhớ lại câu chuyện theo một trình tự, dạy trẻ mô tả bằng lời, để trẻ thể hiện được thái độ , tình cảm của mình vào câu chuyện.Theo con mở đầu câu chuyện sẽ như thế nào. Diễn biến câu chuyện sẽ ra sao? Kết thúc câu chuyện như thế nào? (Ảnh cô và trẻ kể truyện mùa giáng sinh đáng nhớ ) * Kể chuyện theo sơ đồ: (gọi là kể chuyện theo dàn ý) cô chuẩn bị những hình ảnh trực quan có thể là tranh ảnh hoặc kí hiệu tượng trưng, trẻ tự xây dựng sơ đồ cho câu chuyện mình sẽ kể cách này giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động kể chuyện đồng thời phát triển tư duy logic ở trẻ. Ví dụ: Cho trẻ kể chuyện “Một tuần ở trường mầm non của bé, một ngày ở trường của bé, bé lớn lên như thế nào?” trẻ kể chuyện dựa vào sơ đồ giúp trẻ hình dung được thời gian một cách dần dần và có định hướng. Cô cùng trẻ thảo luận về kinh nghiệm, các hoạt động thực tế, khuyến khích trẻ diễn đạt lại những gì mà chúng đã gặp đã làm, cho chúng vẽ hoặc dán các kí hiệu tượng trưng có những hình ảnh dễ nhớ theo câu trả lời của trẻ. Cho trẻ tạo sơ đồ câu chuyện bằng cách nối hình theo trình tự diễn biến thực tế theo một logic hợp lý. 7. Biện pháp: Cho trẻ làm quen văn học ở mọi lúc mọi nơi và phối hợp cùng phụ huynh Với hoạt động này thì việc cho trẻ làm quen với tác phẩm ở mọi lúc mọi nơi là rất cần thiết và thuận tiện. Tôi thường tận dụng những giờ đón trả trẻ, những giờ dạo chơi ngoài trời, giờ vui chơi, sinh hoạt chiều để cho trẻ được làm quen với tác phẩm. Khi trẻ đã nắm được nội dung câu chuyện thì tôi tiến hành hoạt động chính rất dễ dàng. ( ảnh trẻ làm quen văn học tại góc chơi của mình) VD: Khi đón trẻ tôi ngồi với một nhóm và kể cho cháu nghe qua câu chuyện, khi dạo chơi ngoài trời tôi trò chuyện với nhóm trẻ đó về nội dung cảu câu chuyện, rồi giờ vui chơi tôi phân vai tập cho cháu đọc kịch, giờ sinh hoạt chiều tôi lại kể lại câu chuyện này cho cả lớp nghe, và giờ trã trẻ những trẻ chưa có bố mẹ đón, tôi tiếp tục phân vai và hướng dẫn trẻ đóng kịch, Ngoài ra trong các hoạt động khác tôi cũng xen kẽ vào cho cháu đọc những bài thơ, nhằm giúp trẻ ôn luyện và ghi nhớ thêm về tác phẩm. Bên việc thông qua các hoạt động trong ngày tôi còn cho trẻ được tham gia đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ trong những ngày lễ hội trong năm hay khi trường tổ chức hội thi “Kể chuyện đọc thơ” tôi đầu tư và cho cháu được tham gia..Như tình hình hiện nay của lớp tôi, một số phụ huynh không mấy quan tâm đến việc học tập của con mình, vì vậy họ chưa thấy được sự thay đổi rõ nét về cách cư xử và cách sống của con mình với mọi người xung quanh, chính vì vậy tôi tìm cách trao đổi với phụ huynh cùng tôi thống nhất cách giáo dục thông qua các câu chuyện, bài thơ. VD : Phụ huynh sẽ hỏi trẻ: Bà có yêu thương con không ? Vì sao? Tại sao bà lại dành nhiều tình cảm cho con? Nếu là con thì con sẽ làm gì để Bà không vui? Qua sự kết hợp như vậy phụ huynh thấy con mình rút ra được hành động đúng cho bản thân, có phụ huynh còn kể tôi nghe rằng “Hôm trước bà cháu bị ốm mà cháu cứ rót nước mời bà uống mãi, hỏi ra thì mới biết cháu sợ bà hóa thành chim” . Khi tôi nhận được sự trao đổi đó của phụ huynh thì tôi thấy tác phẩm văn học rất có ý nghĩa, cháu biết yêu quý cái thiện, ghét cái ác. Đây cũng là một trong những cách tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa con đi học đều hơn, qua đó phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác giáo dục mầm non đối với trẻ. Qua trò chuyện, trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón trả trẻ tôi thường xuyên nhờ sự đóng góp nhiệt tình của phụ huynh trong những lúc tôi tổ chức đóng kịch hay biểu diễn rối. IV. Kết quả thực hiện. 1. Đối với giáo viên: - Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo nói chung và bản thân tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động LQVH. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Có kỹ năng đọc, kể chuyện, diễn rối tốt hơn. Có nhiều kinh nghiệm trong việc thể hiện ngôn ngữ, tính cách của các nhân vật. - Biết tận dụng tối đa các nguyên vật liệu để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động. Thiết kế được nhiều bài trình chiếu điện tử sinh động, hấp dẫn hơn. Vận dụng linh hoạt hình thức tổ chức vào tổ chức hoạt động. Khuyến kích trẻ tham gia hoạt động, tạo mọi điều kiện để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động Tích cực sưu tầm tranh ảnh có màu sắc và nội dung cho phù hợp với câu chuyện. Lựa chọn tác phẩm văn học cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ.Thường xuyên tập luyện cách thể hiện ngữ điệu giọng của các nhân vật cho phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. Gần gũi tạo sự thoải mái trò chuyện giữ cô và trẻ nhằm tạo sự tự tin khi trẻ nhập vai vào tác phẩm cùng cô.Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giữ mối quan hệ tốt, gần gũi và tuyên truyền phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu. 2. Đối với trẻ: - Trẻ biết rung động và yêu thích văn học và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật.Trẻ được mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh, phát âm chính xác, phát triển vốn từ, ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt của trẻ. Bước đầu thể hiện tác phẩm văn học bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, tư duy tốt hơn, ngôn ngữ mạch lạc, có thái độ đúng với mọi người biết nhận ra cái thiện ác, nhận ra những hành động đúng trong sinh hoạt hang ngày.Trẻ có khả năng diễn đạt tác phẩm bằng ngôn ngữ phù hợp với tính cách các nhân vật, trẻ ham thích khi tham gia hoạt động này và trẻ rất thích khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, diễn rối. Kết quả cụ thể như sau: (Tổng số trẻ khảo sát: 25 trẻ). STT Nội dung tiêu chí khảo sát Kết quả (%) Đạt CĐ 1 Nhớ tên tác phẩm, hiểu nội dung thơ, truyện 90 10 2 Thể hiện được ngữ điệu giọng các nhân vật 88 12 3 Trả lời các câu hỏi của cô, kể truyện, đọc thơ chưa đủ ý. 90 10 4 Trẻ thuộc tác phẩm và đọc, kể diễn cảm 94 6 5 Biết nhập vai và đóng kịch theo vai, biết kể chuyện sang tạo. 92 8 6 Cô kể chưa hấp dẫn, hình thức chưa phong phú. 90 10 7 Đồ dung trực quan chưa hấp dẫn, truyện không hay, chưa phù hợp. 95 5 Qua thử nghiệm giảng dạy có áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp.Tất cả các kết quả đã đạt được ở trên cho thấy việc đưa nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, sử dụng những phương pháp biện pháp để phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với văn học trong các tiết học và các hoạt động của tôi đưa vào áp dụng tại lớp đã đem lại hiệu quả cao. 3 Đối với phụ huynh: - Đa số các phụ huynh đã có sự nhìn nhận rất tốt đối với môi trường mầm non, thường xuyên quan tâm đến con mình, kết hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn, luôn tình nguyện ủng hộ những nguyên vật liệu giúp giáo viên trong việc tổ chức hoạt động. PHẦN III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ I/ Kết luận Làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc ở nhà trường mầm non, ở đây trẻ được tiếp xúc với TPVH qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn nữa là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến với văn học là trẻ em được biết thế giới loài vật, cây cỏ, hoa lá cùng mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, hiên chợ, lớp học, khu phố,Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra có một sự ràng buộc giữa con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Làm quen với văn học trẻ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữ các loại hình văn học: thơ, truyện, phân biệt được hình tượng nghệ thuật vời hiện thực; hình thành một số khái niệm văn học như: thơ, truyện, nhân vật, hình ảnh; nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật, Giữa lời kể, lời thuật, lời bạch chữ tình và ngôn ngữ nhân vật, Giữa không khí âm sắc giọng điệu của TPVH và hành động văn học. Qua TPVH trẻ quen dần tính chất nhiều nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn học dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. - Đồ dùng, đồ chơi phải có màu sắc đẹp, kích thước phù hợp. Cần học hỏi và nâng cao nghệ thuật lên lớp, phong cách xử lý tình huống sư phạm. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động để có kế hoạch bồi dưỡng cho những trẻ yếu, tiếp thu bài chậm.,động viên khen ngợi kịp thời với trẻ học khá để trẻ cố gắng phát huy những khả năng của mình. Xây dựng môi trường học tập. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. II/ Khuyến nghị Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động làm quen văn học ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non Lệ Chi nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với các cấp lãnh đạo như sau: 1. Đối với Phòng Giáo dục: - Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục: lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập. - Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu. - Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi, trang phục phục vụ môn học, tạo nguồn kinh phí bổ sung cho lớp từ đó giáo viên có thêm kinh phí làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cùng trẻ để sử dụng cho môn học đạt hiệu quả cao hơn. 2. Đối với Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu cần có sự chỉ đạo cụ thể, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm cho giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên còn những mặt hạn chế. Luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên môn để giáo viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn. 3. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, say sưa học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc mục đích yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của bộ môn. - Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật lên lớp, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực. - Tạo đồ dùng phù hợp, hấp dẫn và sử dụng linh hoạt, hợp lý tạo bất ngờ, hứng thú cho trẻ. Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ. - Giáo viên nên có sổ nhật ký để cập nhật thông tin trong từng ngày để bổ sung, điều chỉnh cho trẻ một cách kịp thời. Trên đây là “Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực của trẻ khi làm quen với văn học” mà bản thân tôi tự đúc rút ra trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn yêu thích. Xin chân thành cảm ơn! Ảnh minh họa Tư liệu ảnh ( ảnh góc thư viện của bé ) ( Ảnh bé kể truyện cây rau của thỏ út) ( Ảnh trẻ LQVH tại góc chơi của mình) (kể truyện mùa giáng sinh đáng nhớ )
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_giup_phat_huy_tinh_tich_cu.doc