Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4
Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt với phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập tốt các môn khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi với người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có nhiệm vụ hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Quan sát có vai trò rất quan trọng để học tốt các phân môn của Tiếng Việt: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Quan sát là nhận biết thế giới bằng các giác quan, là nhìn thấy, là nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó thấy, nội cảm thấy. Quan sát bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp học sinh tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Quan sát là nhiệm vụ số một để có nội dung làm văn miêu tả. Để có một bài văn hay, đòi hỏi người viết phải có một kỹ năng tìm ý và diễn đạt ý tốt. Muốn thực hiện được điều đó thì trước tiên người viết phải có kỹ năng quan sát tốt. Theo nhà văn Tô Hoài: “Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bắt ta hòa mình vào cuộc sống, thấy ra những cái cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng những điều đã biết”. “Hằng ngày, ai mà không mắt nhìn, tai nghe, óc nghĩ đã đành, nhưng ích lợi của việc ghi chép đòi hỏi quan sát và suy nghĩ cho sâu sắc, cho ra khía cạnh”.
Trên thực tế, học sinh tiểu học cũng chưa biết quan sát các sự vật sẽ phải thực hiện những thao tác nào, theo trình tự nào nên các em khó có thể miêu tả một cách đầy đủ và sinh động. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4” để góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt là để rèn các kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ.
giống (đực, cái), từng lứa (to, nhỏ). Cuối cùng, có thể dừng lại quan sát một vài con có hình thù, màu sắc, tính nết khác hẳn các con khác mà ta chú ý quan sát phát hiện được. Nếu quan sát để tả một con vật riêng lẻ thì trình tự quan sát là quan sát hình dáng bên ngoài rồi đến quan sát tính nết và một vài hoạt động. Hình dạng, thói quen sinh hoạt và sự hoạt động của loài vật nhiều khi hòa quyện vào nhau, có những biến đổi và sự thích nghị tương ứng với từng hoàn cảnh. Do đó, khi quan sát, tôi lưu ý HS phải nhìn nó lúc bình thường, theo dõi nó trong sinh hoạt, nhiều khi phải tìm hiểu thêm bằng cách hỏi những người am hiểu. Có con ta vỗ về nó, cho nó ăn, có con ta có thể ôm ấp, vuốt ve và với gà trống, với chim ta dùng tai để nghe nó gáy, nó hót. Thông thường khi quan sát để tả một con vật, tôi hướng dẫn HS quan sát theo trình tự cơ bản sau: - Quan sát đặc điểm hình dáng bên ngoài: + Nếu là gia súc: Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ như thế nào? Màu da (hoặc lông) thế nào? Đầu, mình, chân, đuôi ... có nét gì đặc biệt ?... + Nếu là gia cầm: Trông nhỏ nhắn hay vừa phải? Hình giống vật gì? Màu sắc bộ lông ra sao? Đặc điểm nổi bật ở đầu, mình, chân, đuôi ...? - Quan sát về tính nết và một vài hoạt động: + Tính chất đáng yêu nổi bật ở con vật là gì? Tính nết ấy biểu hiện qua những cử chỉ, hoạt động nào ? (Ví dụ: Khi ăn, ngủ, đứng, nằm, khi trong chuồng, lúc ngoài sân, khi bình thường, lúc có chuyện đột xuất xảy ra ...) + Nét đáng yêu về tính nết của con vật gợi cho em cảm xúc gì? ... Với trình tự này, tùy từng yêu cầu của đề bài mà tôi xây dựng hệ thống câu hỏi để giúp HS quan sát với yêu cầu cần đạt là tìm được những điểm làm bật lên toàn bộ hình dáng, màu sắc, những nét riêng biệt ở một số bộ phận cơ thể của chúng, thói quen sinh hoạt, hoạt động... của từng loại, từng con. 3.3. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát từ văn bản đọc và các phương tiện truyền thông 3.3.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát trong văn bản đọc Bài tập rèn kỹ năng quan sát văn bản đọc, chỉ cần yêu cầu các em: đọc văn bản, em nhìn thấy gì ? nghe thấy gì? cảm thấy gì từ văn bản? hãy nói lại. Rèn kỹ năng quan sát qua các văn bản đọc là dạng bài tập để luyện khá tốt và hiệu quả đối với HS tiểu học. Thông qua kênh chữ, từ các văn bản, các “bức tranh” hiện lên khá rõ. Ví dụ, cho HS đọc đoạn thơ: Trăng ơi từ đâu đến? Hay từ cánh đồng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì từ khổ thơ, hãy nói lại. Các em sẽ nói được nhiều điều như: Thấy trăng màu hồng như quả chín, thấy cánh đồng xa, thấy ngôi nhà, và thấy một bạn nhỏ đang ngửa mặt lên trời để ngắm trăng và bạn ấy thấy trăng đẹp ngon như quả chín. Em còn nghe thấy tiếng của bạn nhỏ đang hỏi trăng, tiếng hỏi rất to “Trăng ơi từ đâu đến?” Ví dụ: Đọc hai dòng thơ trong bài “Dòng sông mặc áo” Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Em nhìn thấy gì, nghe thấy gì từ hai dòng thơ, hãy nói lại. Các em có thể kể, em thấy dòng sông, thấy nắng, thấy màu lụa đào của dòng sông, thấy sông đẹp như đang mặc áo dài. Em còn thấy một người đang đứng bên dòng sông, quan sát, nhìn ngắm. Và em nghe thấy tiếng của người đang quan sát khen dòng sông đẹp “Dòng sông mới điệu làm sao”. Hướng dẫn HS quan sát khi đọc văn bản nghệ thuật, các em sẽ như được trải nghiệm, được chứng kiến, được tham gia, các em sẽ có nhiều điều để kể, để khoe. 3.3.2. Bài tập rèn kĩ năng quan sát tranh Rèn kỹ năng quan sát tranh, chúng ta kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK ở bài Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Vấn đề là quan sát tranh thì phải quan sát những gì, quan sát thế nào để biết được những gì từ tranh. Cụ thể như sau: GV chuẩn bị tranh chu đáo khi cho HS quan sát: tranh phải đẹp, đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ để tạo cho HS hứng thú và hấp dẫn khi quan sát và trả lời. GV giới thiệu sơ lược về chủ đề của bức tranh, những chi tiết về con người, cảnh vật, sự việc, hiện tượng cần quan sát. Sau đó sử dụng hệ thống câu hỏi, gợi ý để giúp HS nhận biết các chi tiết có trong bức tranh. Các câu hỏi hướng dẫn cho HS quan sát cần theo một trình tự nhất định, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hoặc chia tranh ra từng mảng ... và phải xoáy sâu vào trọng tâm của đối tượng. Trong quá trình hướng dẫn HS quan sát cảnh trong tranh, GV kết hợp với các câu văn tả trong bài tập đọc để giúp HS có vốn từ, câu văn hay và hình ảnh đẹp dồi dào. Trong quá trình trả lời câu hỏi tôi kịp thời uốn nắn những sai sót của HS khi trả lời. Khâu trình bày bảng của GV, tôi chia hai phần, bên trái là câu hỏi, bên phải là viết câu trả lời để tạo điểm tựa cho HS khi tả lại toàn bộ bức tranh. 3.3.3. Bài tập rèn kĩ năng quan sát khi xem truyền hình, phim ảnh Quan sát là phương thức học hỏi quan trọng của trẻ nhỏ. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, trẻ chưa thể xây dựng phương pháp tự quan sát có hiệu quả. Tuy nhiên trong thời đại mới, khoa học kỹ thuật phát triển tột bậc, cuộc sống đổi mới văn minh phát triển hơn, trẻ em có một kho thông tin phong phú đa dạng thông qua các phương tiện nghe nhìn như xem truyền hình, video, phim ảnh. Các em sẽ lĩnh hội và học tập từ đây được rất nhiều kiến thức. Trong các tiết TLV, GV thực hiện tích hợp, hướng dẫn các em quan sát qua các video hoặc băng đĩa tivi. Ví dụ : Trong tiết văn miêu tả cây cối, con vật, tôi đan xen cho HS xem các đoạn video (hình ảnh) về các loài hoa, các loài cây tiểu biểu cho họ cây bóng mát, các loại cây ăn quả, các con vật định tả,... 3.4. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát 3.4.1. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện nói Các bài tập rèn kỹ năng quan sát, HS đều phải tự mình thực hiện. Rèn kỹ năng là phải luyện đi luyện lại, luyện cá nhân. Kết quả thực hiện bài tập của cá nhân HS phải được trình bày trong nhóm và trước lớp. Để có không khí đua khi luyện nói trước lớp, GV tổ chức giờ học thành trò chơi, mỗi cá nhân HS tham gia chơi là đại diện cho một nhóm. Có thể nhóm theo bàn, theo tổ, theo dãy bàn. Quy trình luyện nói có thể gồm các bước sau: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nói và nói trước tập thể của mỗi người. - GV ra nhiệm vụ quan sát, có thể quan sát một đối tượng trong cuộc sống, quan sát từ bài đọc, từ tranh. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung nói - GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung bài nói và hình thức trình bày. - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đề cương nói cho nhóm mình. - HS trao đổi trong nhóm để thống nhất đề cương thể hiện kết quả quan sát của mình. Cá nhân chuẩn bị. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện nói trong nhóm. - GV tổ chức cho học sinh tập trình bày kết quả quan sát của cá nhân trong tổ, nhóm. - HS trong tổ nhận xét. - GV theo dõi, yêu cầu nhiều học sinh luyện nói. Hoạt động 4:Tổ chức cho HS nói trước lớp. - GV gọi hoặc các nhóm cử đại diện lên bảng quay xuống các bạn và trình bày kết quả quan sát của nhóm. - GV yêu cầu cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét. Hoạt động 5:Tổ chức cho HS nhận xét về ưu nhược điểm trong việc trình bày miệng của bạn vừa nói trước lớp. - GV tổ chức cho HS nhận xét. - GV tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh trong việc nói trước tập thể. 3.4.2. Tổ chức thực hiện các bài tập rèn kỹ năng quan sát trong giờ luyện viết. Luyện viết có thể được thực hiện trong giờ TLV viết, có thể chỉ là một phần của giờ luyện nói, có thể được giao về nhà. Nhưng luyện viết phải có yêu cầu từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bước đầu của luyện viết là các em viết lại kết quả quan sát theo một bài tập. Sau đó là viết lại theo kết quả quan sát của nhóm, và của lớp. Viết lại những gì các em đã có nội dung trong đầu, thêm vào đó là liên tưởng, tưởng tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của các em, bài viết đó sẽ dễ viết hơn. Quy trình luyện viết có thể diễn ra như sau: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng viết văn và trình bày ý của mỗi người. - GV ra nhiệm vụ miêu tả đối tượng được quan sát Hoạt động 2: Tổ chức cho HS chuẩn bị nội dung viết - GV nhắc lại các yêu cầu của tiết luyện viết về nội dung bài viết và các bước trình bày một đoạn 1 bài hoặc một dàn ý - Gv cho HS thực hiện hoạt động cá nhân. Hoạt động 3: Tổ chức cho HS luyện viết. - GV yêu cầu mỗi cá nhân vận dụng kĩ năng của bản thân, tự mình hoàn thành bài viết. - GV theo dõi nếu HS nào gặp khó khăn thì giúp đỡ 3.4.3. Tổ chức các trò chơi, cuộc thi để luyện nói, trình bày kết quả quan sát theo chủ điểm Tổ chức trò chơi để luyện nói có thể theo quy trình sau: Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ...) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm... - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải (đáp án) của cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Làm mẫu Bước 4: Thực hiện trò chơi Bước 5: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau: GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 4. KẾT QUẢ: Để đánh giá được kết quả, tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm qua tiết dạy, đánh giá năng lực tiếp nhận của HS. 4.1. Thực nghiệm qua tiết Tập làm văn ở lớp 4: Tuần: 30 Tiết : 59 Luyện tập quan sát con vật I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả. - Biết tìm các từ ngữ quan sát phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, tìm tữ ngữ, hình ảnh miêu tả, viết câu, đoạn văn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học và yêu thương các con vật. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa SGK (giáo án điện tử). Bảng phụ. III. Nội dung và tiến trình tiết dạy: A. Tổ chức lớp: Nhắc học sinh ổn định nề nếp, chuẩn bị sách vở, ĐDHT. B. Tiến trình tiết dạy: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5' 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật - GV đánh giá, bổ sung - 1 HS trình bày - HS đánh giá bổ sung 30' 2. Dạy bài mới: *. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ - YC *. Hướng dẫn HS quan sát: Bài 1 : Đọc bài văn “Đàn ngan mới nở” - Xem đoạn tư liệu về đàn ngan - Đọc đoạn văn “Đàn ngan mới nở” - Tìm hiểu nội dung chính đoạn văn Bài 2 : Để miêu tả đàn ngan, tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng? Ghi lại những câu văn miêu tả mà em cho là hay - GV cho HS xem (?) Bài văn miêu tả con gì? (?) Con đã thấy con ngan bao giờ chưa? Nó có bộ lông màu gì? - GV nhận xét, chốt - GV làm rõ yêu cầu BT2 GV cho HS thảo luận nhóm đôi. (?) Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của con ngan ? (?) Hình dáng của con ngan được miêu tả như thế nào ? (?) Các bộ phận khác được miêu tả bằng những từ ngữ nào ? - GV nhận xét, bổ sung (?) Tác giả đã miêu tả các bộ phận của chú ngan theo trình tự nào? (?) Ngoài các bộ phận được nhắc tới trong bài văn, bộ phận nào của chú ngan chưa được miêu tả? à Tác giả chỉ chọn miêu tả những đặc điểm tiêu biểu (?) Khi quan sát và miêu tả bộ lông của chú ngan con, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? (?) Tác giả đã so sánh màu vàng của bộ lông với màu của sự vật nào ? - GV giải thích từ “guồng” (?) Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả bộ phận nào của chú ngan? (?) Màu nhung hươu là màu như thế nào? (?) Việc sử dụng biện pháp so sánh trong bài văn miêu tả có tác dụng gì? (?) Con hiểu thế nào là “lủn chủn” - GV chốt, chuyển - HS quan sát - HS đọc - HS trả lời + con ngan + vàng, trắng - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu BT2 - Thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập - HS trả lời + bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân + chỉ to hơn cái trứng một tí + + từ bao quát đến chi tiết + cổ, mình, cánh + so sánh + những con tơ nõn mới guồng - HS đọc chú giải + đôi mắt, cái mỏ - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời Bài 3 : Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo (hoặc con chó) của nhà em hoặc của nhà hàng xóm - Cho HS xem 1 vài hình ảnh (?) Khi tả ngoại hình của con mèo hoặc chó, con sẽ chọn tả những bộ phận nào? - GV lưu ý HS trước khi viết + Dựa vào kết quả quan sát tả các đặc điểm ngoại hình của con vật (chú ý chọn tả đặc điểm nổi bật) - GV nhận xét bài viết của HS - GV chốt, chuyển - HS đọc yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm, nêu - HS viết đoạn văn vào vở Bài 4 : Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo (hoặc con chó) nói trên (?) Khi miêu tả hoạt động của con vật, ta thường sử dụng từ loại nào, kiểu câu nào?? - Cho HS xem đoạn tư liệu - GV lưu ý HS trước khi viết + Nhớ lại kết quả quan sát +Tả các hoạt động thường xuyên của con vật (chọn đặc điểm nổi bật) - GV khen ngợi những HS biết miêu tả sinh động - HS đọc yêu cầu BT 5' 3. Củng cố – Dặn dò : - Trò chơi : “Nghe – đoán con vật” - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau - GV cho HS xem ảnh về con vật (Chỉ cho HS lên bảng xem, cả lớp đoán) - 1 HS dùng những câu văn ngắn miêu tả về con vật, các bạn dưới lớp đoán 4.3. Kết quả thực nghiệm: Số HS Mức độ Thời gian Nêu được những ý cơ bản nhất cần nắm bắt khi quan sát đối tượng Nêu lại được các kiến thức đã học ở tiết vừa rồi một cách đầy đủ có hệ thống Nắm được và vận dụng sáng tạo cách thức quan sát đối tượng Số lượng % Số lượng % Số lượng % 55 Trước thực nghiệm 40 72,7 12 21,8 3 5,5 55 Sau thực nghiệm 8 14,5 36 65,5 11 20 Ưu điểm: - Tiết dạy đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra, nhìn chung HS nắm được trọng tâm và yêu cầu của bài học. - Chất lượng bài viết của HS được nâng cao rõ rệt: bố cục rõ ràng, sắp xếp ý chặt chẽ, lời văn trong sáng, chân thực. Các em sử dụng khá tốt các phép liên kết câu, các biện pháp tu từ và đặc biệt là biết lựa chọn ngôn ngữ nhằm thể hiện một cách khéo léo xúc cảm, tình cảm của mình đối với từng đối tượng trong văn miêu tả. - Với các thao tác được tiến hành liên tục trong các tiết học, HS đã được lôi cuốn và rèn luyện có hiệu quả các kĩ năng quan sát một cách có hệ thống. HS tích cực, độc lập, tự giác cao trong giờ học. Tuy nhiên, trong quá trình dạy – học thử nghiệm, HS còn gặp khó khăn khi giải quyết một số nhiệm vụ được giao. Từ đó tôi đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh để đạt được kết quả tối ưu nhất - HS nắm được các kiểu mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng, không mở rộng và vận dụng quan sát để viết văn. Qua tiết dạy thử nghiệm, tôi thấy rằng trong quá trình dạy TLV miêu tả cho HS lớp 4, GV đóng vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn HS rèn kĩ năng quan sát để từ đó các em viết đoạn văn hoàn chỉnh, mạch lạc, sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, người GV tiểu học phải biết kết hợp nhiều tiết dạy, các nội dung bài học của từng chủ đề giữa các phân môn với nhau để giúp HS tích lũy vốn từ ngữ trong quá trình viết đoạn, nâng cao chất lượng văn miêu tả của HS lớp 4. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Tiểu học là bậc học có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Đây là bậc học đầu tiên của hệ phổ thông, bậc học “nền móng” của hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới giáo dục tiểu học là một trong những mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Chủ nhân tương lai của đất nước chính là thế hệ trẻ. Vì vậy cần phải giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện, có đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng Dạy Tiếng Việt đồng thời là dạy học sinh tạo lập ngôn bản (nói, viết) và rèn luyện tư duy ở những thể loại gần với văn học (kể chuyện, thuật chuyện, đặc biệt là miêu tả). Quan tâm bồi dưỡng năng lực quan sát cho trẻ là giúp trẻ chủ động tăng cường vốn sống vốn hiểu biết của bản thân đồng thời rèn luyện kỹ năng sống cho chính các em sau này. Khi đã nắm bắt được con đường cách thức quan sát hiệu quả các em sẽ tích cực tích lũy tri thức, bồi dưỡng tâm hồn, trở thành những mầm xanh khỏe mạnh vươn cao xa hơn Hy vọng rằng, đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, giúp các em rèn luyện được kỹ năng quan sát một cách tốt hơn, đạt kết quả học tập tốt hơn và giúp các giáo viên có thêm những tài liệu để làm phong phú thêm cho những bài dạy của mình. 2 Khuyến nghị: Để đạt được hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau: 2.1. Về phía GV - Nắm vững nội dung, cấu trúc chương trình cũng như nội dung, cấu trúc bài dạy để từ đó xác định tốt mục tiêu từng tiết dạy học, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, hiểu mức độ khó, dễ của các bài tập trong SGK, lựa chọn cách thức tổ chức và phương pháp tối ưu cho giờ dạy . - Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, đảm bảo vững chắc về mặt kiến thức và sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng lựa chọn phương pháp truyền đạt. - Chú ý đến khả năng, trình độ thực tế của HS. Do đặc điểm lứa tuổi Tiểu học còn nặng về tư duy cụ thể nên mọi kiến thức và kỹ năng văn, tiếng Việt muốn trở thành tài sản tinh thần của mỗi học sinh đều phải thông qua bài tập và phải hướng dẫn các em rất tỉ mỉ. - Tăng cường cho HS quan sát thực tế. - Tôn trọng học sinh, thường xuyên lắng nghe ý kiến học sinh, ứng xử khéo léo, tạo môi trường học tập tốt, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách học sinh. - Tăng cường dự giờ, thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp. 2.2. Về phía HS - Có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. - Có thời gian biểu hợp lý, chuẩn bị bài tốt. - Nghiêm túc, tự giác trong học tập. - Tăng cường thực hành quan sát, đọc sách báo thường xuyên để mở rộng vốn từ. 2.3. Về phía phụ huynh - Khuyến khích con em đọc nhiều sách báo, truyện văn học thường xuyên để mở rộng vốn từ. - Tập cho con em mình có thói quen quan sát, miêu tả từ những điều nhỏ nhất. - Nhắc nhở con em trong giao tiếp hàng ngày. - Động viên kịp thời khi con biết nói lời hay ý đẹp, biết quan sát và nói những câu văn hay. - Phối hợp với GV chủ nhiệm để thường xuyên nắm bắt tình hình. 2.4. Về phía nhà trường - Tổ chức thêm những buổi giới thiệu sách hay, mang ý nghĩa giáo dục, truyện văn học. - Có thể tổ chức cuộc thi viết truyện ngắn cho học sinh khối 4,5. - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề. - Động viên khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có nhiều thành tích. - Lắp wifi cho các lớp học để thuận tiện cho GV tải tư liệu giúp HS dễ dàng quan sát hơn. Trên đây là một số việc làm của bản thân trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. Bước đầu đã mang lại kết quả khả quan so với yêu cầu. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi không tránh khỏi thiết sót. Tôi mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Phan Hương Giang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Đình Anh (2001), Những bài văn đạt giải quốc gia bậc tiểu học, NXB Nghệ An. M. Gorki (1979), Bàn về văn học tập 1, NXB Văn hóa, Hà Nội. Tô Hoài (1999), Một số kinh nghiệm viết văn MT, NXB GD, Hà Nội. Lê Đình Hoan (1996), Hỏi – đáp về đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, NXB Giáo dục. Nguyễn Lộc, Trần Đình Sử, Nguyễn Trí (1995), TLV 7, NXB GD, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2006), Dạy lớp 2 theo chương trình Tiểu học mới, (Dự án phát triển GV Tiểu học), NXB GD, Hà Nội. Trà Ly (2006), Trắc nghiệm năng lực quan sát, NXB Trẻ. Trịnh Mạnh (2001), Tiếng Việt lý thú, NXB Giáo dục. Nguyễn Đặng Mạnh (2003), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, (1998), Văn miêu tả và kể chuyện, NXB GD. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
File đính kèm:
- Tieng Viet 4 Giang THTrungTu.doc.doc