Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tiết kiệm trong sử dụng sách giáo khoa

Trong những năm gần đây khi học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới thì giá thành sách giáo khoa(SGK) cũng như các dụng cụ học tập luôn là nỗi lo, gánh nặng của nhiều gia đình, nhất là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

 Trước tình hình thực tế đó Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm,có nhiều chính sách cụ thể như: “Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một số nội dung liên quan đến SGK năm học 2008-2009”

 Bộ giáo dục và đào tạo đã có văn bản chỉ đạo số 2034/BGDĐT – VP ngày 13/3/2008 về tăng cường sử dụng SGK cũ. Hay văn bản mới nhất ngày 19-03-2009 của Bộ giáo dục gửi các Sở giáo dục về “Tiếp tục triển khai phong trào quyên góp ,sử dụng sách giáo khoa cũ” qua cuộc vận động nói trên đã được sự quan tâm, ủng hộ của các ban ngành, tổ chức, cá nhân trong cả nước .Trong đó có những cá nhân hết sức nhiệt tình sẵn sàng ủng hộ hay đi quyên góp SGK cho những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

 Mặc dù trong thời gian qua việc thực hiện trên đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng cách thức thực hiện như hiện nay theo ý kiến của Tôi thì rất nhiều học sinh sẽ không có SGK để học, mà ở đây chúng ta phải làm sao, làm thế nào để từng học sinh đến trường có một bộ SGK để học, mà lại không mất tiền. Đây là điều tôi thực sự quan tâm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tiết kiệm trong sử dụng sách giáo khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT HÌNH THỨC TIẾT KIỆM
TRONG SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 	Trong những năm gần đây khi học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới thì giá thành sách giáo khoa(SGK) cũng như các dụng cụ học tập luôn là nỗi lo, gánh nặng của nhiều gia đình, nhất là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 
 	 Trước tình hình thực tế đó Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm,có nhiều chính sách cụ thể như: “Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một số nội dung liên quan đến SGK năm học 2008-2009”
	Bộ giáo dục và đào tạo đã có văn bản chỉ đạo số 2034/BGDĐT – VP ngày 13/3/2008 về tăng cường sử dụng SGK cũ. Hay văn bản mới nhất ngày 19-03-2009 của Bộ giáo dục gửi các Sở giáo dục về “Tiếp tục triển khai phong trào quyên góp ,sử dụng sách giáo khoa cũ” qua cuộc vận động nói trên đã được sự quan tâm, ủng hộ của các ban ngành, tổ chức, cá nhân trong cả nước .Trong đó có những cá nhân hết sức nhiệt tình sẵn sàng ủng hộ hay đi quyên góp SGK cho những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
 Mặc dù trong thời gian qua việc thực hiện trên đã đạt được một số kết quả nhất định,nhưng cách thức thực hiện như hiện nay theo ý kiến của Tôi thì rất nhiều học sinh sẽ không có SGK để học, mà ở đây chúng ta phải làm sao, làm thế nào để từng học sinh đến trường có một bộ SGK để học, mà lại không mất tiền. Đây là điều tôi thực sự quan tâm.
 	Do đó Tôi viết đề tài ” Một hình thức tiết kiệm trong sử dụng SGK” Tôi cho rằng đề xuất này không mới , song trong điều kiện hiện nay của cả nước nói chung, tỉnh Hải Dương cũng như ở cấp huyện nói riêng thì việc chúng ta áp dụng phương pháp này sẽ tiết kiệm hàng năm một số tiền không nhỏ cho ngân sách nhà nước cũng như của nhân dân, mà lại có tính giáo dục, xã hội hoá cao.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.SÁCH GIÁO KHOA LẤY TỪ ĐÂU?
 Đề xuất ở đây là:”Nhà trường cho học sinh mượn SGK”
Trước đây chúng ta đã tiến hành thực hiện việc nhà trường cho học sinh mượn SGK nhưng đó là giai đoạn đất nước còn chiến tranh và gặp nhiều khó khăn.
 Nếu nhà trường làm được việc này thì sẽ rất tốt trên mọi phương diện, nhưng sẽ đối mặt với thực tế là nguồn ngân sách rất hạn hẹp của trường phổ thông sẽ khó kham nổi. Mà nếu thực hiện thì sẽ là một khoản ngân sách lớn trong khi hiện nay đất nước chúng ta còn nhiều khó khăn. 
Vậy nhà trường sẽ lấy SGK ở đâu?
Ở đây Tôi xin đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trên đó là : 
Chúng ta thực hiện xã hội hoá giáo dục để tạo nguồn SGK. 
 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Theo công văn số 2034/BGDĐT – VP ngày 13/3/2008 thì “ Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục, các trường và các cơ sở giáo dục khác tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh sử dụng lại sách giáo khoa cũ, phát động các hình thức quyên góp, tặng bạn, xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung nhằm sử dụng sách giáo khoa trong nhiều năm, thực hành tiết kiệm và đảm bảo đủ sách giáo khoa phục vụ việc học tập của học sinh trong năm học mới.”
Tuy nhiên, Bộ GDĐT không hướng dẫn cụ thể các hình thức, phương pháp thực hiện mà chỉ nêu rất chung do đó có thể ở mỗi địa phương có nhiều cách làm khác nhau và có thể dẫn đến tình trạng hàng năm nhà trường đều phải thực hiện việc tuyên truyền, vận động để có SGK cho học sinh. Điều này, không chỉ gây mất thời gian, lãng phí công sức mà hiệu quả không cao. Do đó, để tiết kiệm, chống lãng phí về mọi mặt tôi đưa ra phương pháp nhằm xây dựng được một tủ SGK dùng chung cho các em học sinh nhưng không mất nhiều thời gian cũng như công sức của các cấp, các ngành.
- Thời gian tiến hành: Từ 01 – 03 năm
- Các bước tiến hành:
 * Bước 1: Nhà trường tiến hành thống kê số học sinh của từng khối, lớp trong năm học sắp tới để biết cụ thể số lượng học sinh của trường mình từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch. 
Ví dụ: Như Trường THPT A có 21 lớp chia thành 3 khối với khoảng 1000 học sinh sẽ tương đương với 1000 bộ sách giáo khoa, và mỗi khối lớp khoảng 330 bộ.
*Bước 2: Nhà trường thông báo tới các xã, thị trấn có con em đang theo học trong trường, các thế hệ học sinh đã ra trường, các doanh nghiệp trên địa bàn, các nhà hảo tâm.....về việc ủng hộ nhà trường xây dựng nguồn SGK trong năm học tới với mục đích xây dựng một thư viện chung tạo điều kiện cho các em học sinh được sử dụng SGK miễn phí. 
Khi thông báo cũng cần:
 - Nêu rõ giá thành một bộ SGK là bao nhiêu .
- Mỗi cá nhân, tập thể có thể ủng hộ nhà trường một bộ, năm bộ, mười bộ....hay cả 1000 bộ sách giáo khoa cho nhà trường (Kiên quyết không để hội cha mẹ học sinh ủng hộ vì nếu ra thông báo cần cha mẹ học sinh ủng hộ thì nhiều người sẽ có suy nghĩ không tốt, cho rằng nhà trường ép buộc cha mẹ học sinh phải mua sách trong khi nhà trường được hưởng lợi)
- Trên từng cuốn sách được tặng sẽ ghi rõ họ tên, địa chỉ của người ủng hộ.
- Nhà trường cũng sẵn sàng nhận những bộ SGK mà các em học sinh đã sử dụng tặng lại nhà trường.
Theo ý kiến của tôi sẽ có doanh nghiệp hoặc nhà hảo tâm tặng số sách cho cả một trường học vì giá trị vật chất không hẳn là quá lớn. 
Ví dụ: Trường THPT A có 1000 em học sinh tương đương với 1.000 bộ sách giáo khoa, một bộ trung bình giá 200.000đ (không tính giá mua tại nhà xuất bản) thì 1000 bộ tương đương với 200.000.000 đ (Hai trăm triệu đồng) một số tiền không nhỏ nhưng cũng không quá lớn trong khi đó người tặng được quảng bá hình ảnh.
* Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
- Cấp trường:
+ Đầu năm học ban giám hiệu(BGH) chỉ đạo các thày, cô chủ nhiệm lập danh sách cho học sinh mượn sách giáo khoa, lưu ý là tất cả các em học sinh đều phải mượn sách giáo khoa để tránh tình trạng có sự so sánh trong quá trình học tập nhất là những em học sinh cấp tiểu học và THCS.
+ BGH quán triệt tới phụ huynh và học sinh trong việc bảo quản, giữ gìn SGK. Đồng thời coi việc bảo quản, gìn giữ sách giáo khoa là một tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm của học sinh
+ BGH đưa ra nội qui, qui định cụ thể trong việc bảo quản sách giáo khoa. Khen thưởng, phê bình và xử lý với trường hợp vi phạm.Tuyệt đối cấm không viết, vẽ bậy lên sách cũng như làm bài tập lên sách (hiện nay có nhiều bài tập trong sách giáo khoa dạng này).
+ Qúa trình thực hiện có thể chia thành từng năm nếu số sách là nhiều.
Ví dụ: năm thứ 1 tạo tủ SGK cho học sinh khối 10, năm thứ 2 cho học sinh khối 11, năm thứ 3 cho học sinh khối 12.
 Nếu thực hiện tốt cơ bản sau 3 năm chúng ta đã có đủ số sách cho 1 trường và hàng năm chúng ta bổ sung thêm vài chục đầu sách, việc này các trường phổ thông có dư khả năng vì trong ngân sách có khoản chi cho trang bị SGK.
+ Cuối năm học tiến hành thu lại sách và xử lý các trường hợp vi phạm.
* Lưu ý: Với những cuốn sách được in trên giấy tốt như hiện nay thì thời gian bảo quản 10 năm là bình thường
- Cấp Sở:
+ Đôn đốc các cấp trường thực hiện đầy đủ và có sự kiểm tra , đánh giá việc thực hiện.
+ Khen thưởng kịp thời các đơn vị có thành tích trong thực hiện cũng như phê bình nếu trường làm không tốt.
- Cấp Bộ:
+ Kiểm tra, đánh giá lại nội dung sách giáo khoa sao cho thật chuẩn, tránh tình trạng sai quá nhiều. Chỉnh sửa sách giáo khoa sao cho trong sách giáo khoa không có các bài tập làm trực tiếp vào sách giáo khoa.
+ Chỉ đạo nhà xuất bản bán với giá gốc cho các cấp trường.
+ Đưa việc thực hiện, bảo quản, gìn giữ SGK vào Luật giáo dục. 
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Theo từ điển Tiếng Việt “ Sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Một sáng kiến có hiệu quả kinh tế cao”. Mặc dù đề xuất không mới nhưng cái mới ở đây chính là cách thức thực hiện nếu chúng ta áp dụng sẽ thu hoạch được nhiều kết quả khả quan, thực hiện đúng tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước hiện nay. 
Với gía thành 1.000 bộ SGK là 200 triệu đồng, nếu chúng ta có kế hoạch sử dụng tốt sẽ có thể dùng được trong 10 năm, kết quả sẽ tiết kiệm được 1,8 tỷ đồng. Đây chỉ lấy ví dụ ở 1 trường THPT vậy nếu thực hiện trong cả nước sẽ tiết kiệm bao nhiêu? con số này các nhà giáo dục và những ai có trách nhiệm xin hãy quan tâm.
Bằng việc cho tất cả các em học sinh mượn SGK và thực hiện xã hội hoá tạo nguồn SGK sẽ đưa tới rất nhiều cái lợi: 
- Về phía nhà nước: Sẽ tiết kiệm được một khoản rất lớn, vì khoản trợ giá cho NXB in SGK sẽ chỉ mất trong một thời gian tiến hành thực hiện mà không phải lãng phí trong nhiều năm. 
- Về phía nhà trường: Mọi người đánh giá ngành giáo dục tốt hơn. Thông qua việc học sinh mượn SGK là một hình thức giáo dục ý thức của học sinh.
- Về phía xã hội: Việc xã hội hoá giáo dục mà ở đây là tạo nguồn SGK sẽ làm cho mọi người quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục.
- Về phía gia đình: Trước hết là sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ mỗi khi con em mình bước vào năm học mới. Đồng thời, tạo nên ở các bậc cha mẹ học sinh sự tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.
- Về phía các em học sinh: Hình thành trong các em học sinh ý thức tiết kiệm, chống lãng phí. Tạo nên ở các em nhận thức về vấn đề tiết kiệm.
Thông qua bảo vệ, gìn giữ sách sẽ góp phần giáo dục ý thức của các em, tạo cho các em thói quen trong việc giữ gìn và bảo vệ của công.
 2. Kiến nghị
Đề nghị các cấp, các ban ngành xem xét “Một hình thức tiết kiệm trong sử dụng SGK” như một cách tiếp cận mới, một hướng làm mới trong việc xã hội hoá giáo dục.
Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo Dục chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu,làm thí điểm nếu kết quả tốt kiến nghị Quốc hội đưa việc tiết kiệm trong sử dụng SGK vào Luật giáo dục.
IV.CÁC VĂN BẢN,TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1.Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về một số nội dung liên quan đến SGK năm học 2008-2009(số 124/TB-VPCP ngày 20-05-2008) 
 2.Tiếp tục triển khai phong trào quyên góp sử dụng SGK cũ(số 166/BGDDT/VP ngày 19-03-2009)
3. Tăng cường sử dụng SGK cũ ( Số 2034/BGDĐT – VP ngày 13/3/2008)
MỤC LỤC
 Mục 	Trang 
I. Đặt vấn đề 	 1 
II.Giải quyết vấn đề	 2
 1.Sách giáo khoa lấy từ đâu 	 2 
 2.Biện pháp thực hiện 	 2 
 III.Kết luận và Kiến nghị 	 4 
 1.Kết luận 	 4 
 2.Kiến nghị 	 5 
IV.Tài liệu tham khảo 	 6 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_tiet_kiem_SGK_ai_quan_tam_xin_hay_ap_dung_neu_ban_la_hieu_truong_va_quan_tam_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan