Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc

Ngày nay không chỉ trong thể thao thành tích cao mà ngay trong việc huấn luyện giảng dạy môn thể dục tại các trường phổ thông thì tiềm năng của con người được khai thác triệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất các khả năng về kỹ thuật, chiến thuật, sự hoạt động về tâm sinh lý và thể lực là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy mà nó được các nhà khoa học và các huấn luyện viên đặc biệt chú ý trong công tác huấn luyện cũng như công tác tuyển chọn vận động viên thì khả năng chịu đựng lượng vận động là một trong những chỉ tiêu cơ bản quyết định hiệu quả của quá trình tuyển chọn.

Nâng cao thành tích thể thao là một trong những lĩnh vực được các nhà khoa học TDTT đặc biệt quan tâm, để khai thác triệt để tiềm năng của con người nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất. Các khả năng về kỹ thuật, chiến thuật, sự hoạt động về tâm sinh lý và thể lực là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao, trong đó khả năng hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy mà nó không chỉ được các nhà khoa học và các huấn luyện viên mà ngay cả giáo viên đặc biệt chú trọng trong công tác huấn luyện cũng như quá trình lựa chọn các bài tập nâng cao trình độ của học sinh đặc biệt là những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ (SMTĐ).

 Như vậy huấn luyện thể lực là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao, song về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan. Quá trình phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp. Cụ thể: Trong huấn luyện thể thao hiện đại của tất cả các môn thể thao ở bất cứ giai đoạn nào, công tác huấn luyện thể lực chung cũng là vấn đề then chốt, là nền tảng đạt thành tích cao thể thao.

 Bên cạnh đó thì việc huấn luyện tố chất thể lực chung phải là quá trình liên tục nhiều năm trong suốt quá trình đào tạo học sinh tuỳ thuộc vào mục đích của giai đoạn huấn luyện mà quá trình huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn xác định cho phù hợp.

 Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình huấn luyện thể lực là sự phù hợp giữa các phương tiện (các bài tập thể lực) cũng như các phương pháp áp dụng các quá trình huấn luyện phải phù hợp với quy luật của đối tượng, lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực.Cần phải nhận định rằng quá trình giáo dục các tố chất thể lực phải là một quá trình tác động liên tục thường xuyên và theo kế hoạch sắp xếp một cách hợp lý bằng các bài tập thể thao nhằm chủ yếu phát triển các mặt tố chất và khả năng vận động của con người.

Đương nhiên, muốn có thành tích xuất sắc trong bóng rổ thì phải có các tố chất thể lực phù hợp với các yêu cầu chuyên môn của môn thể thao này.Thông thường tố chất thể lực được chia làm 5 loại: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo.

 Chuẩn bị thể lực có thể tiến hành trong các điều kiện khác nhau: Ở nhà, khu tập luyện thể thao, trong công sở, sân vận động và trong các nhà tập thể lực với các phương tiện đa dạng khác nhau.

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú cấp 2-3 Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức nhanh tại giải Bóng rổ Hội khỏe Phủ Đồng kết hợp với việc nghiên cứu bài tập sức nhanh cũng như với sự đóng góp và tham gia trao đổi ý kiến của các đồng nghiệp tôi đã lựa chọn được 19 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh.
Đây là câu hỏi nhằm lựa chọn các dạng bài tập nhằm nâng cao sức nhanh cho nam học sinh. Để giải quyết vấn đề này phiếu hỏi được soạn thảo với 2 nhóm bài tập (Bài tập không bóng và bài tập với bóng) và yêu cầu trả lời theo theo hình thức phủ định (có hoặc không). 
A. Nhóm bài tập không có bóng
1. Bật cao tại chỗ
2. Chạy 100m
3. Chạy biến hướng
4. Chạy zích zắc
5. Bật nhảy với bảng liên tục 20s
6. Bài tập đột phá
7. Bật cóc
8. Chạy con thoi
B. Nhóm bài tập có bóng
1. Bắt bóng bật bảng rổ 20s
2. Di động 2 người chuyền bắt bóng lên rổ
3. Di chuyển chuyền 3 người đan chéo
4. Tại chỗ ném rổ có người phục vụ 20s
5. Chuyền bóng trúng đích 20s
6. Tấn công 2 đánh 1
7. Tấn công 3 đánh 2
8. Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
9. Dẫn bóng số 8 ném rổ (s)
10. Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
11. Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
Để lựa chọn tính khách quan trong quá trình lựa chọn bài tập, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 18 giáo viên tham gia huấn luyện bóng rổ
Kết quả phỏng vấn được thể hiện cụ thể trong bảng 3.1.
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sức nhanh (n =18)
TT
Tên bài tập
Kết quả phỏng vấn (n=18)
Ý kiến tán thành
(n)
Tỷ lệ %
Ý kiến không tán thành
(n)
Tỷ lệ %
Bài tập không bóng
1
Bật cao tại chỗ
10
56
8
44
2
Chạy 100m
12
67
6
33
3
Chạy biến hướng
17
94
1
6
4
Chạy dích dắc
11
61
7
39
5
Bật nhảy với bảng liên tục 20s
16
89
2
11
6
Bài tập đột phá
18
100
0
0
7
Bật cóc
9
50
9
50
8
Chạy con thoi
7
39
11
61
Bài tập có bóng
1
Bắt bóng bật bảng rổ 20s
17
94
1
6
2
Di động 2 người chuyền bắt bóng ném rổ
16
89
2
11
3
Di chuyển chuyền 3 người đan chéo
10
56
8
44
4
Tại chỗ ném rổ 20s có người phục vụ
18
100
0
0
5
Chuyền bóng trúng đích 20s
7
39
11
61
6
Tấn công 2 đánh 1
6
33
12
67
7
Tấn công 3 đánh 2
9
50
9
50
8
Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
16
89
2
11
9
Dẫn bóng số 8 ném rổ (s)
8
44
10
56
10
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
7
39
11
61
11
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
10
56
8
44
Qua kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn sử dụng 7 bài tập có số phiếu tán thành cao nhất (từ 85% trở lên) gồm các bài tập:
Nhóm bài tập không bóng
1. Chạy biến hướng
2. Bài tập đột phá
3. Bật nhảy với bảng liên tục 20s
 Nhóm bài tập có bóng
4. Bắt bóng bật bảng rổ 20s
5. Di động 2 người chuyền bắt bóng ném rổ
6. Tại chỗ ném rổ 20s có người phục vụ
7. Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
Cách thực hiện các bài tập đó dược trình bày cụ thể như sau:
Bài tập 1: Chạy biến hướng
- Mục đích: Phát triển tốc độ, sự khéo léo và sức nhanh đổi hướng đột ngột.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng đủ khối lượng đề ra.
Hình thức tập luyện có tín hiệu chạy theo quy định.
Bài tập 2: Bài tập đột phá
- Mục đích: Phát triển sức nhanh tốc độ động tác và sức nhanh đổi hướng đột ngột.
- Cách thực hiện: 
+ Chuẩn bị: Người thực hiện và người phục vụ đứng đối diện cách nhau 2m.
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện sử dụng động tác giả để cố gắng vượt qua người phục vụ, người phục vụ tìm cách ngăn cản người thực hiện.
+ Kết thúc: Khi người thực hiện vượt qua người phục vụ.
+ Dụng cụ: Còi phát tín hiệu...
- Yêu cầu: Người thực hiện và phục vụ đều thực hiện với tốc độ tối đa.
Bài tập 3: Bật nhảy với bảng liên tục 20s
- Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ, phát triển sức bật.
- Thực hiện: Đứng vuông góc với bảng rổ, người thực hiện bật nhảy lên tục chạm vào bảng rổ. Thực hiện 3 tổ.
- Yêu cầu: Bật tích cực, thực hiện với tốc độ tối đa.
- Quãng nghỉ: Lần 1 30s, lần 2 nghỉ 60s.
 Bài tập 4: Bắt bóng bật bảng rổ 20s
- Mục đích: phát triển sức bật
- Thực hiện: Đứng vuông góc với bảng rổ 2m, người thực hiện ném bóng vào bảng rổ, người kế tiếp bật lên bắt bóng trên không đồng thời ném bóng vào bảng rổ khi cơ thể chưa chạm đất. Thực hiện 3 tổ.
- Yêu cầu: Bật tích cực.
- Quãng nghỉ: Lần 1: 20s, lần 2: 30s.
Bài tập 5: Di động 2 người chuyền bóng ném rổ
- Mục đích: Phát triển sức nhanh khi di chuyển chuyền bắt bóng
- Cách thực hiện: 
+ Chuẩn bị: Bóng, rổ, sân bãi, dụng cụ....Người thực hiện tay cầm bóng đứng tại vạch xuất phát
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu 2 người thực hiện chuyền bóng kết hợp di chuyển về phía rổ bên kia và thực hiện ném rổ chính xác.
- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ nhanh nhất.
Bài tập 6: Tại chỗ ném rổ có người phục vụ 20s
- Mục đích: Phát triển sức nhanh động tác và độ chính xác khi thức hiện.
- Cách thực hiện: 
+ Chuẩn bị: Bóng, sân bãi, dụng cụ, người phục vụ. Người thực hiện đứng tại vạch ném phạt, tay cầm bóng.
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, thực hiện động tác ném rổ tại chỗ liên tục cho tới khi có tín hiệu kết thúc.
- Yêu cầu: Thực hiên đúng kỹ thuật với tốc độ tối đa và chính xác.
Bài tập 7: Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
- Mục đích: Phát triển sức nhanh,khéo léo và độ chính xác.
- Cách thực hiện: 
+ Chuẩn bị: Sân, bóng, rổ, đồng hồ,.... Người thực hiện đứng ngoài khu vực 3 điểm, tay cầm bóng.
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện dẫn bóng đột phá qua người phòng thủ và ném rổ
- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, ném bóng vào rổ
3.2. Lựa chọn Test đánh giá hiệu quả sức nhanh cho nam học sinh 
Để đánh giá chính xác hiệu quả quy trình thực hiện sau khi lựa chọn được các bài tập, chúng tôi tiến hành xác định các test sẽ sử dụng để kiểm tra trong quá trình thực nghiệm. Để có cơ sở khoa học khách quan đánh giá đúng hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh.
Qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, chúng tôi đã xác định được 6 test thường được sử dụng để kiểm tra đánh giá về hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh bao gồm:
+ Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
+ Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
+ Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
+ Chạy con thoi (s)
+ Di chuyển chuyền 3 người (s)
+ Chuyền bóng trúng đích (s)
Để có sự khách quan trong lựa chọn test, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 18 chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên lâu năm và các vận động viên có đẳng cấp cao vì mức độ ưu tiên sử dụng test trong quá trình huấn luyện. Kết quả phỏng vấn được thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.2. Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh cho học sinh (n=18)
TT
Nội dung
Kết quả phỏng vấn
Đồng ý
%
1
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
17
94
2
Dẫn bóng số 8 kết hợ ném rổ 5 lần (s)
16
89
3
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
17
94
4
Chạy con thoi (s)
16
89
5
Di chuyển chuyền 3 người (s)
12
67
6
Chuyền bóng trúng đích (s)
13
72
Qua bảng 3.4 chúng tôi lựa chọn được 4 test kiểm tra có số phiếu tán thành cao nhất từ 85% trở lên. Đó là các test:
+ Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
+ Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
+ Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
+ Chạy con thoi (s)
Cách thực hiện các test đó dược trình bày cụ thể như sau:
Test 1: Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức nhanh.
-Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: Sân, bóng, rổ, đồng hồ,... Người thực hiện đứng cuối sân, tay cầm bóng.
+Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện dẫn bóng thật nhanh hết cự li.
+ Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa.
Test 2: Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức nhanh, sự khéo léo.
- Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: Sân, bóng, rổ, đồng hồ,... Người thực hiện đứng ngoài khu vực 3 điểm góc 45 độ tay cầm bóng.
+ Thực hiện: khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện dẫn bóng thật nhanh qua cọc rồi ném bóng vào rổ, tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi đủ số lần quy định.
- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa và độ chính xác cao.
Test 3: Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức nhanh và độ chính xác.
-Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị: Sân, bóng, rổ, đồng hồ,... Người thực hiện đứng cuối sân, tay cầm bóng.
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện dẫn bóng thật nhanh và ném bóng vào rổ.
- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, chính xác cao.
Test 4: Chạy con thoi (s)
- Mục đích: Đánh giá sự phát triển sức bền tốc độ.
+ Chuẩn bị: Sân, bóng, rổ, đồng hồ,... Người thực hiện đứng cuối sân.
+ Thực hiện: Khi có tín hiệu bắt đầu, người thực hiện chạy thật nhanh chạm tay vào vạch ném phạt sau đó quay lại chạm tay vào đường biên ngang. Cứ như vậy với vạch giữa sân, vạch ném phạt sân trên, đường biên ngang sân trên quay lại rồi về đích.
- Yêu cầu: Thực hiện với tốc độ tối đa, đúng yêu cầu và hết cự li.
Những test kiểm tra này sẽ được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực nghiệm để đánh giá hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh và một số tố chất thể lực có liên quan đến việc tập luyện và sử dụng bài tập sức nhanh.
Đề tài sử dụng phương pháp test lặp lại để đánh giá độ tin cậy của các test lựa chọn. Tiến hành đánh giá trên đối tượng là 16 nam học sinh. Điều kiện lặp test của các đối tượng là như nhau. Lần kiểm tra thứ nhất ngày 20/10/2014 và sau một tuần vào ngày 27/10/2014. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Độ tin cậy của test đã lựa chọn (n=16)
TT
Nội dung test
Lần đo 1
Lần đo 2
r
1
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
3.65+0.42
3.68+0.45
0.85
2
Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
29.54+0.56
29.43+0.57
0.82
3
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
6.50+0.36
6.51+0.38
0.86
4
Chạy con thoi (s)
30.02+0.30
30.00+0.39
0.80
Qua bảng 3.2. cho thấy các Test mà đề tài đã lựa chọn có độ tin cậy rất cao r = 0,80-0,86>rbảng=0.8. Tuy nhiên đề tài kiểm nghiệm thêm để khẳng định tính thông báo của các Test đã lựa chọn bằng cách tiến hành kiểm tra so sánh thành tích của các test với hiệu quả thi đấu. Kết quả trên bảng 3.3
Bảng 3.3 Tính thông báo của test đã lựa chọn (n=16)
TT
Nội dung test
rtính
rbảng
P
1
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
0.85
0.497
0,05
2
Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
0.82
0.497
0,05
3
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
0.86
0.497
0,05
4
Chạy con thoi (s)
0.80
0.497
0,05
Qua kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: độ tin cậy và tính thông báo của Test rtính> rbảng do vậy các test đã lựa chọn đảm bảo tính khoa học để đánh giá hiệu quả các bài tập sức nhanh cho học sinh là:
+ Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
+ Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
+ Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s) 
.3. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức nhanh nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh 
3.3.1. Tổ chức thực nghiệm:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập sức nhanh chúng tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy cho 16 nam học sinh. Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm một cách ngẫu nhiên. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng mỗi nhóm 8 sinh viên, trong đó nhóm thực nghiệm tập luyện các bài tập chúng tôi lựa chọn, nhóm đối chứng tập các bài tập theo chương trình môn chuyên sâu.
Trước khi vào thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm để đánh giá trình độ của 2 nhóm bằng các test kiểm tra chúng tôi lựa chọn trước đó.
Test 1: Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
Test 2: Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
Test 3: Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
Test 4: Chạy con thoi (s)
Ngoài ra trong đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả thi đấu của các nhóm với nhau như một chỉ số để tham khảo.
Sau khi xử lý số liệu kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (na=nb=8)
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả
Độ tin cậy
Nhóm TN
±δ
Nhóm ĐC
±δ
t
P
1
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
3.64±0.22
3.67±0.25
1.84
0.05
2
Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
29.54±0.34
29.43±0.56
1.82
0.05
3
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
6.53±0.42
6.56±0.41
1.91
0.05
4
Chạy con thoi 140m (s)
29.83±0.54
29.69±0.56
1.86
0.05
Kết quả kiểm tra ban đầu thu được ở bảng cho thấy: Test dẫn bóng tốc độ 20m (s) : ttính=1.84; Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s) ttính= 1.82; Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s) ttính=1.91; Chạy con thoi 140m (s) ttính=1.86< tbảng=1.96
Từ đó ta thấy sự khác biệt về thành tích kiểm tra ở 4 test của 2 nhóm là chưa có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P<0.05 hay nói cách khác thể lực của 2 nhóm là tương đương nhau.
Bảng 3.6. Kết quả thi đấu của các nhóm nghiên cứu trước thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm A
Nhóm đối chứng B
Số lần
phối
hợp
Kết quả
Số lần
phối
hợp
Kết quả
Thành công
Thất bại
Thành công
thất bại
Lần
%
Lần
%
Lần
%
Lần
%
38
17
44.7
21
55.3
39
20
51.3
19
48.7
PA-PB
-0.07
p
0.49
q
0.51
ttính
0.53
tbảng
1.96
P
>0.05
Nhóm thực nghiệm: số lần thành công là 44.7%
Nhóm đối chứng: số lần thành công là 51.3%
So sánh hiệu quả sử dụng các bài tập giữa 2 nhóm chúng tôi thu được kết quả là: ttính=0.53<tbảng=1.96
Như vậy sự khác biệt giữa tỷ lệ thành công và thất bại giữa hai nhóm là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P>0.05 hay nói cách khác hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh ở 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.
3.2.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm trên bảng 3.6
Bảng 3.9. Tiến trình thực nghiệm
STT
Tháng
Tuần
Tên bài tập	 Buổi
I
II
III
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14`1
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
1
Chạy biến hướng
+
+
+
+
+
+
+
+
+
2
Bài tập đột phá
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
3
Bắt bóng bật bảng rổ 20s
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
4
Di động 2 người chuyền bóng ném rổ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
5
Tại chỗ ném rổ có người phục vụ 20s
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
6
Dẫn bóng đột phá qua người ném rổ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Căn cứ vào trình độ của đối tượng, căn cứ vào nội dung, mục đích, yêu cầu của bài tập, căn cứ vào thời gian và chương trình giảng dạy, mặt khác thông qua quá trình tham khảo ý kiến của thầy cô giáo bộ môn chúng tôi đã xây dựng được tiến trình thực nghiệm (gồm 3 tháng, mỗi tuần 2 buổi tập, mỗi buổi 45 phút)
3.2.3. Tiến hành thực nghiệm.
Sau khi đã xây dựng tiến trình thực nghiệm, được sự đồng ý của bộ môn chúng tôi tiến hành giảng dạy theo các bài tập đã lựa chọn cho nhóm thực nghiệm.
Sau 3 tháng thực nghiệm bằng các bài tập và phương pháp riêng của từng nhóm chúng tôi tiến hành kiểm tra hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh và tố chất thể lực liên quan đến chiến thuật của cả 2 nhóm theo các test kiểm tra mà chũng tôi đã sử dụng trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra sau 3 tháng thực nghiệm (nA = nB = 8)
TT
Nội dung kiểm tra
Kết quả
Độ tin cậy
Nhóm TN
±δ
Nhóm ĐC
±δ
t
P
1
Dẫn bóng tốc độ 20m (s)
3.30±0.22
3.65±0.25
2.150
0.05
2
Dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s)
29.05±0.22
29.41±0.241
2.158
0.05
3
Dẫn bóng dọc sân lên rổ (s)
6.32±0.42
6.50±0.43
2.163
0.05
4
Chạy con thoi 140m (s)
29.53±0.38
29.60±0.42
2.155
0.05
Qua bảng 3.8 cho thấy thành tích của 2 nhóm đã tăng lên tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao cụ thể là:
+ Test dẫn bóng tốc độ 20m (s): ttính= 2.150>tbảng=1.96
+ Test dẫn bóng số 8 kết hợp ném rổ 5 lần (s): ttính= 2.158>tbảng=1.96
+ Test dẫn bóng dọc sân lên rổ (s): ttính= 2.163>tbảng=1.96
+ Test chạy con thoi 140m (s): ttính= 2.155>tbảng=1.96
Như vậy có thể thấy rằng sau 3 tháng thực nghiệm thể lực của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng và sự khác biệt là có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P=0.05. Có thể nối bài tập mà chúng tôi lựa chọn và ứng dụng đã có tác dụng nâng cao được thể lực cho nhóm thực nghiệm.
Để thấy rõ hơn kết quả mà đề tài lựa chọn được đề tài đã tiến hành so sánh bằng hiệu quả thi đấu giữa hai nhóm. Kết quả đó được thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Hiệu quả thi đấu của các nhóm nghiên cứu sau thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm A
Nhóm đối chứng B
Số lần
phối
hợp
Kết quả
Số lần
phối
hợp
Kết quả
Thành công
Thất bại
Thành công
thất bại
Lần
%
Lần
%
Lần
%
Lần
%
57
43
75.0
15
25.0
47
25
53.2
22
46.8
PA-PB
0.17
p
0.62
q
0.38
ttính
2.56
tbảng
1.96
P
>0.05
Qua bảng 3.9 cho thấy: Sau 3 tháng thực nghiệm hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh của nhóm thực nghiệm tăng cao hơn nhóm đối chứng. Để làm rõ điều này chúng tôi sử dụng phương pháp toán thống kê so sánh 2 tỷ lệ quan sát. Kết quả thu được: ttính= 2.56>tbảng=1.96. Như vậy sự khác biệt đã có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P=0.05
Kết quả thu được hoàn toàn khách quan vì cả 2 nhóm đều chịu sự tác động của khoảng thời gian huấn luyện như nhau với 2 phương pháp khác nhau.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt về hiệu quả sử dụng bài tập sức nhanh của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm. Chúng tôi biểu diễn kết quả thông qua biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Hiệu quả vận dụng bài tập sức nhanh của các nhóm nghiên cứu 
sau 3 tháng thực nghiệm
Qua đó chúng tôi đã có thể khẳng định một lần nữa là bài tập sức nhanh mà chúng tôi đã chọn và ứng dụng đã có tác dụng rõ rệt nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thi đấu chúng tôi nhận thấy rằng bài tập sức nhanh có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu bóng rổ. Vì vậy nghiên cứu ứng dụng các bài tập sức nhanh nâng cao hiệu quả thi đấu cho nam học sinh tham gia thi đấu bóng rổ là cần thiết.
7. 2. Khả năng áp dụng áp dụng của sáng kiến.
	Sáng kiến khi được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả sau:
Về mặt lý luận: Tăng cường bổ sung làm phong phú thêm nguồn tài liệu trong việc huấn luyện môn bóng rổ. 
Về mặt thực tiễn: Phát huy được khả năng thi đấu bóng rổ trong trường THPT, nâng cao thành tích trong thi đấu.
8. Những thông tin cần bảo mật.
 Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
9.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
	Cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng trao đổi phương pháp giảng dạy môn thể dục thể thao nâng cao thể lực và thành tích thi đấu.
	Tăng cường trang bị các thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học như: sân bãi, bóng, quần áo
9.2. Đối với giáo viên
	Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ tăng cường bổ sung các phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thể lực, thành tích thi đấu cho học sinh trong các giải thi đấu TDTT.
9.3.Đối với học sinh
	Cần tích cực chủ động tập luyện nâng cao thể lực để đạt kết quả cao trong thi đấu.
10. Đánh giá lợi ích thu được.
10.1. Theo ý kiến tác giả:
	Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao không trong thành tích thi đấu mà còn nâng cao thể lực của học sinh.
10.2. Theo ý kiến của tổ chuyên môn:
	Sáng kiến thực hiện tốt được mục tiêu đổi mới của giáo dục, bên cạnh việc nâng cao thể lực của học sinh còn phát triển các kỹ năng thi đấu cho học sinh.
	Cần phát huy và mở rộng xây dựng nhiều chuyên đề đổi mới nâng cao thể lực và thành tích cho học sinh.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
STT
Tên tổ chức
Địa chỉ
Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng
1
Trường THPT DTNT Tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương Đồng Tâm – TP Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Khối 10, 11, 12 
Đổi mới phương pháp dạy học.
Huấn luyện các đội tuyển tham gia thi đấu.
......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Vĩnh yên ngày 20.2.2020 
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Phan Thị Thanh Huyền
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương Quốc Uyên (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội.
Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Văn Thảo (2004), Huấn luyện kỹ - chiến thuật Bóng rổ, NXB Hà Nội.
Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT Hà Nội.
 Nguyễn Văn Chung (2010), “Lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn cho nam học sinh lứa tuổi 16-18 trường THPT Hàn Thuyên thành phố Bắc Ninh”, Luận văn cử nhân, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Vũ Thị Khuyên (2013), “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nữ VĐV Bóng rổ lứa tuổi 14-15 trường THCS An Thanh Huyền - Quỳnh Phụ - Thái Bình”, Luận văn cử nhân, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Lê Thị Tuyết Thương (2010), “nghiên cứu sức nhanh chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu Bóng rổ năm thứ 3 trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh”, Luận văn cử nhân, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
 Sách giáo khoa Thể dục lớp 10,11,12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_bai_tap_phat_trien_suc_nhanh.doc
Sáng Kiến Liên Quan