Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ viết
Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi (theo đổi mới hình thức tổ chức) việc cho trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng. Bởi vì thông qua đó sẽ giúp cho hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển và hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về kỹ năng học tiếng Việt, kỹ năng nghe, nói, đọc, tô, viết chữ cái; Rèn cho trẻ tính kiên trì, chịu khó và có tác dụng hỗ trợ trực tiếp, tích cực cho trẻ học đọc, học viết ở lớp 1 tiểu học.
Thông qua việc làm quen với chữ viết, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ được hoạt động và bị thu hút vào hoạt động đa giác quan, như chúng ta đã biết tất cả các giác quan là con đường dẫn đến sự hiểu biết của trẻ.
Cho nên việc cho trẻ làm quen văn học-chữ viết nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Vì vậy, việc làm quen chữ viết là rất quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
phòng gd-đt lệ thủy trường mn tân thủy sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ viết Người thực hiện: Trần Thị Thủy Đơn vị: Trường MN Tân Thủy Tháng 5 năm 2009 ẹeà taứi: Laứm Theỏ Naứo ẹeồ Naõng Cao Chaỏt Lửụùng Cho Treỷ Maóu Giaựo 5 – 6 Tuoồi Laứm Quen Vụựi Chửừ Vieỏt A/ Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi (theo đổi mới hình thức tổ chức) việc cho trẻ làm quen với chữ viết là một trong những nội dung quan trọng. Bởi vì thông qua đó sẽ giúp cho hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển và hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về kỹ năng học tiếng Việt, kỹ năng nghe, nói, đọc, tô, viết chữ cái; Rèn cho trẻ tính kiên trì, chịu khó và có tác dụng hỗ trợ trực tiếp, tích cực cho trẻ học đọc, học viết ở lớp 1 tiểu học. Thông qua việc làm quen với chữ viết, ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ được hoạt động và bị thu hút vào hoạt động đa giác quan, như chúng ta đã biết tất cả các giác quan là con đường dẫn đến sự hiểu biết của trẻ. Cho nên việc cho trẻ làm quen văn học-chữ viết nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Vì vậy, việc làm quen chữ viết là rất quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học - làm quen với chữ viết" Đây là một vấn đề khó đòi hỏi người giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động phải đổi mới hình thức tổ chức, đồng thời phải có sự linh hoạt, sáng tạo để kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực. Bản thân tôi đã tìm ra những biện pháp bồi dưỡng, giảng dạy phù hợp và đã vận dụng những biện pháp đó vào thực tế và thu được kết quả cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết" 2. Cơ sở thực tiễn: Thực hiện chuyên đề "Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết" trường mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi với tổng số là 36- cháu ở khu vực Tân Lạc. Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy tình hình lớp có những khó khăn và thuận lợi sau: a. Thuận lợi: Bản thân tôi yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong công tác. 100% trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi, hầu hết đã qua học lớp mẫu giáo nhỡ do đó việc thực hiện các hoạt động trẻ đã có nề nếp, kiến thức, kỹ năng cơ bản. Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm trong việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy. Bản thân tôi tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sinh hoạt cụm, thao giảng về chuyên đề "Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen văn học, làm quen chữ viết" do trường tổ chức... Bên cạnh đó luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, tìm kiếm nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. b. Khó khăn: Là lớp có số lượng đông (36 cháu) một số cháu còn rụt rè, nhút nhát, ít nói. Khi rà soát lại các kỹ năng của trẻ, tôi thật sự lo lắng vì đã qua hơn một tháng học mà một số trẻ vẫn chưa thực hiện được một số yêu cầu về làm quen chữ cái như nhận biết và phát âm còn sai, có trẻ nói ngọng, nói lắp. Tư thế ngồi, cách cầm bút của trẻ còn yếu... Qua kiểm tra chất lượng đầu năm khi tiến hành cho trẻ làm quen với chữ cái, về kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chỉ đạt 45%. Tư thế ngồi viết và kỹ năng cầm bút chỉ đạt 40%. Từ thực tiễn trên, tôi nhận thấy kỹ năng nhận biết và phát âm của trẻ còn hạn chế. Tư thế ngồi, cách cầm bút chưa đúng. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng, cho trẻ làm quen với chữ viết đối với trẻ 5 - 6 tuổi theo chương trình đổi mới, tôi đã sử dụng các biện pháp sau: B : Nội dung I/ Những biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng. 1. Cho trẻ làm quen chữ viết mọi lúc mọi nơi. Để cho trẻ làm quen chữ viết một cách dễ dàng bản thân tôi đã cho trẻ làm quen với chữ viết ở mọi lục mọi nơi như hoạt động ngoà trời, hoạt động góc, sinh hoạt chiều, vào các chiều đón trả trẻ.Từ đầu năm học, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen văn học, làm quen chữ viết phù hợp với từng chủ điểm, với tình hình thực tế thể hiện qua giáo án và đây là việc làm thường xuyên đối với trẻ. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với chữ viết mọi lúc mọi nơi giúp cho trẻ làm quen với chữ viết có hiệu quả hơn. 2. Tạo môi trường chữ viết phong phú trong và ngoài lớp học. Trước hết, muốn tạo cho trẻ có niềm say mê hứng thú khi làm quen chữ cái thì phải xây dựng được một môi trường về chữ viết phong phú, tôi trang trí phòng học, các góc trong lớp đều được thay đổi theo kế hoạch làm quen chữ cái của trẻ. Thông qua đó giúp trẻ làm quen với học đọc, học viết một cách dễ dàng hơn. Ví dụ chủ điểm "Tết và mùa xuân" lập kế hoạch làm quen chữ cái b, d, đ. ở các góc trong lớp tôi đều trang trí theo chủ điểm và các bức tranh hoặc các đồ vật đều được viết tên gắn vào, có chứa các chữ cái b, d, đ, như tranh "Bánh chưng" có gắn từ "Bánh chưng" để trẻ làm quen với chữ b. Tất cả tên trẻ trong lớp và các ký hiệu đồ dùng của trẻ đều được thay bằng chữ cái đầu của mỗi trẻ để trẻ làm quen. Trong lớp, tôi còn lập bảng thời tiết, danh sách tên trẻ để trẻ tự viết vào. Dạy trẻ hát bài về chữ cái b,d,đ. Đặt những cuốn sách chuyện, hoạ báo, tạo chí, tranh truyện chữ to vào góc sách. Cô đọc, kể cho trẻ nghe các câu chuyện, từ những cuốn sách đó để trẻ học cách cầm sách, mở sách, xem tranh và chữ trên sách. Treo bảng ghi tên ở góc hoạt động như góc học tập, góc xây dựng... ở ngoài lớp học tôi cắt dán những từ chỉ tên các đồ chơi ngoài trời, tên các loại hoa để cho trẻ nhận biết làm quen chữ cái. Và như vậy, việc nhận thức của trẻ về chữ viết được tiến hành một cách từ từ, dần dần. Tôi đã tạo ra các từ, cụm từ, cấu trúc câu có ý nghĩa với cá nhân trẻ như tên của trẻ, tên của đồ vật có tranh ảnh hấp dẫn, như lời nhận xét đánh giá, chúc mừng sinh nhật... 3. Tích cực cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua tổ chức các hoạt động chung Tôi đã nghiên cứu các phương pháp hướng dẫn trẻ phù hợp bằng các hình thức nhẹ nhàng, linh hoạt với cách tổ chức chủ yếu "Học mà chơi, chơi mà học" để trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Những trẻ yếu thì tôi tìm hiểu xem do trẻ tự khuyết tật hay do thói quen... khi tôi tìm hiểu được thì tôi ghi chép vào sổ nhật ký. Sau đó cụ thể hoá vào sổ bài soạn, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trẻ, giúp trẻ phát âm tốt hơn. Đặc biệt ở những giờ tổ chức hoạt động chung, hoạt động góc, tôi luôn chú ý từng cá nhân trẻ, xem trẻ phát âm chữ cái như thế nào, trẻ nói đã mạch lạc hay chưa, sửa cho từng trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi khi trẻ tô, viết chữ cái. Qua đó giúp trẻ hiểu biết mối liên quan giữa lời nói và chữ viết. Khi tổ chức các hoạt động, trẻ được nghe đọc sách nhiều lần và thấy những lời nói ra được ghi lại trong tranh vẽ, trên tờ giấy to treo ở trường. Trẻ ý thức được rằng: chữ viết có ý nghĩa; lời nói và chữ viết có mối liên quan chặt chẽ với nhau; trẻ hiểu được nghĩa của từ, nhận biết hướng của chữ viết, phát triển vốn từ thị giác. Bên cạnh đó, tôi cho trẻ làm quen với chữ viết thông qua các thời điểm đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, cho trẻ làm quen với sách chuyện chữ to, dạy trẻ các kỹ năng cầm sách, mở sách khi xem sách và bảo quản sách. Tổ chức những hoạt động giúp trẻ học đọc những từ đơn giản một cách vui thú, tự nhiên, như cho trẻ nói, vẽ những hình ảnh mang ý nghĩa là tên trẻ, tạo hình chữ cái thông qua các giác quan kết hợp các bộ phận trên cơ thể trẻ... Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái thông qua đọc các bài thơ đồng dao, ca dao. Chẳng hạn như khi trẻ phát âm sai chữ cái l, n thì tôi luyện cho trẻ nhiều lần bằng cách đọc các bài thơ đồng dao, các bài luyện này được tôi ghi lại chữ to treo ở góc học tập để trẻ dễ làm quen qua chữ viết. Có những trẻ tô yếu thì tôi luyện cho trẻ tô đi tô lại nhiều lần vào mọi lúc, mọi nơi, vào những thời gian rảnh. 4. Kết hợp với phụ huynh. Tôi nghĩ rằng giữa cô và phụ huynh cần có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục. Có được như vậy thì việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết sẽ đạt kết quả tốt hơn. Trong lớp, tôi đã rèn luyện cho trẻ nhiều nhưng việc nhận biết chữ cái và phát âm của một số trẻ vẫn còn hạn chế. Qua tìm hiểu tôi thấy rằng: ở nhà bố mẹ trẻ hay nậng trẻ bằng cầu: "Mẹ thương" thành "Mẹ xương", một số phụ huynh còn nói tiếng địa phương như "nhà" thành "dà"... Do đó trẻ phát âm sai. Vì vậy, trong những giờ đón, trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về việc phát âm sao cho đúng, tập cách ngồi, tô, viết chữ cái đúng tư thế là rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc học đọc, học viết sau này. Động viên phụ huynh mua vở tập tô cho trẻ học ở nhà. Dần dần, phụ huynh ý thức được rằng: nói đúng, quan tâm hơn việc học của con trẻ. Với những phụ huynh ít quan tâm đến trẻ hơn nữa, tôi dành thời gian đến tận nhà thông báo tình hình họat động của trẻ ở lớp. Qua đó, giúp gia đình hiểu rõ hơn về việc cho trẻ làm quen với chữ viết để phụ huynh quan tâm hơn khi trẻ ở nhà. II/ Kết quả đạt được: Với những biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả khá mỹ mãn. So với đầu năm học, đa số trẻ đã phát âm đúng, tô, viết các chữ cái đẹp mà một số trẻ đã viết được từ ghép, viết được tên mình, tên bạn như các cháu Huy Hiệu,Thuỳ Linh . Kỹ năng đọc và phát âm đúng đạt 98%, kỹ năng cầm bút tô, viết và tư thế ngồi viết đúng đạt 95%. Đặc biệt không có trẻ nào còn e ngại, rụt rè khi phát âm và viết nữa. ở trẻ đã hình thành thói quen, đến lớp tự lấy sách ra "đọc", trẻ tự làm thiệp, viết thiệp chúc mừng. Về phía phụ huynh: Đã có sự chuyển biến rõ rệt. Qua các buổi gặp gỡ trao đổi, qua góc tuyên truyền thì phụ huynh đã chú ý nhiều đến việc cho trẻ làm quen với chữ viết. Hội phụ huynh đã huy động đóng góp kinh phí mua sắm đồ dùng dùng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ viết, sáng tác một số bài đồng dao, thơ và đóng góp một số sách, tranh chữ to làm cho tủ sách của lớp phong phú hơn. Về phương pháp dạy của giáo viên: Đến nay, bản thân tôi đã thực sự chủ động, linh hoạt vận dụng nhiều kinh nghiệm hay trong tổ chức hoạt động chung cũng như tổ chức hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. III / Bài học kinh nghiệm: Từ những biện pháp và kết quả trên, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm: + Muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết tốt, trước hết, giáo viên phải thường xuyên gần gũi, tìm hiểu để nắm bắt khả năng của từng trẻ về việc làm quen chữ cái. Từ đó giáo viên lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp với từng đối tượng trẻ. + Xây dựng cụ thể và thực hiện đúng theo kế hoạch chuyên đề. + Luôn tạo dựng được môi trường chữ viết phong phú để trẻ có điều kiện rèn luyện về cách mở sách đọc, cách viết chữ cái, nhất là góc sách, góc học tập. + Góc tuyên truyền phải đẹp, phong phú và phải thay đổi cho phù hợp với từng chủ điểm. + Cô giáo phải thường xuyên kết hợp với phụ huynh để thống nhất các biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện. Giáo viên phải thương yêu trẻ, kiên trì, chịu khó tìm tòi học hỏi, có kế hoạch và biện pháp mới, dành nhiều thời gian chú ý đến trẻ cá biệt để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục hợp lý... có như thế trẻ mới phát huy được các kiến thức, kỹ năng sơ đẳng cho trẻ làm quen chữ cái, tạo cho trẻ một tâm thế vững vàng chuẩn bị học đọc, học viết ở trường tiểu học. Trên đây là một số kinh nghiệm về việc "Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết". Rất mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học./. Tân Thuỷ, ngày tháng năm 2008 Xác nhận của HĐKH Người viết trường MN Tân Thủy Trần Thị Thuỷ
File đính kèm:
- Nang_cao_chat_luong_cho_tre_5-7_tuoi_Tran_Thi_Thuy_MN_Tan_Thuy.doc