Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng ứng dụng CNTT trong hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, cả Thế giới chuyển mình trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT). Điều đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán. Sự thay đổi ấy thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Có thể coi kế toán trường học là bộ phận tham m¬ưu, giúp việc Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức, quản lý trong công tác Tài chính – Kế toán theo chế độ Nhà nước ban hành.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và mong muốn có những việc làm cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho nghiệp vụ kế toán trường học, tôi chọn đề tài “Kỹ năng ứng dụng CNTT trong hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS” nhằm đúc kết kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS, đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT trong hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ kế toán trong các trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội, Khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội, Đề xuất các biện pháp hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội.
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XXI, cả Thế giới chuyển mình trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT). Điều đó đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kế toán. Sự thay đổi ấy thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Có thể coi kế toán trường học là bộ phận tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức, quản lý trong công tác Tài chính – Kế toán theo chế độ Nhà nước ban hành. Xuất phát từ thực tế nêu trên và mong muốn có những việc làm cụ thể nhằm tạo thuận lợi cho nghiệp vụ kế toán trường học, tôi chọn đề tài “Kỹ năng ứng dụng CNTT trong hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS” nhằm đúc kết kinh nghiệm cho bản thân cũng như cho đồng nghiệp cùng tham khảo. 2. Mục đích nghiên cứu sáng kiến Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS, đề xuất các biện pháp ứng dụng CNTT trong hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ kế toán trong các trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội, Khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội, Đề xuất các biện pháp hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội. 4. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện sáng kiến này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đối tượng là nghiệp vụ kế toán tại trường THCS trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm của hoạt động hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội. II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của hoạt động hạch toán tiền lương, tiền công và bảo hiểm xã hội ở trường THCS. 1.1. Nhiệm vụ của kế toán trường học. - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. 1.2. Tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.1. Khái niệm tiền lương Nền sản xuất xã hội được cấu thành từ ba yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất bởi nó mang tính chủ động và quyết định. Người lao động bỏ sức lao động để kết hợp với tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động tạo nên của cải vật chất cho xã hội. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương 1.2.2.1 Vai trò của tiền lương Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, là biểu hiện bằng tiền của sức lao động. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động của họ. * Ý nghĩa của tiền lương Với ý nghĩa trên thì tiền lương không chỉ mang tính chất chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới. Đứng trên góc độ người lao động thì nhờ tiền lương mà họ có thể nâng cao mức sống, giúp họ hòa đồng với nền văn minh của xã hội. Xét trên một khía cạnh nào đó thì tiền lương là bằng chứng rõ ràng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với gia đình, cơ quan và xã hội. Nó thể hiện sự đánh giá đúng mực năng lực và công lao của họ đối với sự phát triển của xã hội. 1.2.2.2. Các khoản trích theo lương Theo chế độ hiện hành thì các khoản trích theo lương gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. 1.2.2.2.1. Bảo hiểm xã hội ( BHXH) Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thể hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc đã chết, trên cơ sở đóng vào quĩ bảo hiểm xã hội. + Người sử dụng lao động được góp 17% trên quĩ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, 0.5% đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động trong đơn vị. + Người lao động đóng góp bằng 8% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội + Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối vớ người lao động. 1.2.2.2.2. Bảo hiểm y tế (BHYT) Trong cuộc sống ai cũng muốn mình được mạnh khỏe, ấm no, hạnh phúc. Nhưng cuộc sống luôn có những rủi ro bất ngờ như: ốm đau,bệnh tật... không thể tránh khỏi. Quĩ bảo hiểm y tế được hình thành chủ yếu do các đơn vi dụng lao động trích một tỷ lệ % nhất định trên tiền lương cơ bản và các khoảnphụ cấp để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo qui định hiện nay thì mức trích là 4,5% trên quĩ lương cơ bản và các khoản phụ cấp thường xuyên. Trong đó 3% Nhà nước cấp; 1,5% khấu trừ vào lương của cán bộ công nhân viên chức. 1.2.2.2.3. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn dùng để duy trì hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên chức khi gặp khó khăn. Để có nguồn kinh phí chi cho hoạt động công đoàn, hằng tháng các đơn vị trường học trích theo tỷ lệ qui định hiện nay thì trích 2% trên quĩ lương cơ bản và các khoản phụ cấp chức vụ thường xuyên. Trong đó 1% ngân sách nhà nước cấp; 1% khấu trừ vào lương của công chức viên chức. 1.2.2.2.4. Bảo hiểm thất nghiệp Từ năm 2009 thì Bảo hiểm thất nghiệp mới đưa vào quỹ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động bị chấm dứt hợp đồng mà chưa tìm được việc làm mới, cơ quan bảo hiểm sẽ tiến hành xác minh và chi trả cho người lao động 6 tháng tiền lương với mức 75% mức đóng gần nhất cho người lao động, khoản tiền này sẽ giúp người lao động sử dụng trong lúc không có việc làm. Điều này cho thấy bảo hiểm xã hội đã có những bước tiến hơn, có tầm kiểm soát và nâng cao đời sống người lao động, bảo vệ được người lao động trước những khó khăn của cuộc sống. Tỷ lệ trích đóng hiện nay cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động đều là 1% ngân sách nhà nước cấp, hoặc khấu trừ vào lương. 1.3. Yêu cầu quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương Để trả lương cho công chức viên chức đúng (hợp lý) và các khoản trích theo lương được đầy đủ, đảm bảo chế độ cho công chức viên chức, các đơn vị cần đảm bảo các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước, gắn với quản lý lao động của cơ quan chủ quản, trích đúng - trích đủ theo qui định của Nhà nước. 1.4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà liên quan đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của cả nước. Để phục vụ yêu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở các trường học phải thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức hạch toán đúng thời gian và kết quả lao động của công chức viên chức, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho công chức viên chức. + Tính toán phân bổ hợp lý chính xác tiền lương và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các đối tượng sử dụng liên quan. 2. Các hình thức tiền lương, quĩ tiền lương và quĩ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 2.1. Hình thức trả lương thời gian Hình thức tiền lương thời gian là hình thức tiền lương được trả cho cán bộ công chức viên chức căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của họ. + Tiền lương tháng: Mức lương phải trả = Lương tối thiểu * (hệ số lương + hệ số phụ cấp (nếu có) + Tiền lương thời gian giản đơn: Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định gọi là tiền lương thời gian giản đơn. + Tiền lương thời gian có thưởng: Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích cán bộ công chức viên chức làm việc tạo nên tiền lương thời gian có thưởng. 3. Thực trạng của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các đơn vị trường học. Trước khi được ứng dụng công nghệ thông tin vào hạch toán tiền lương tiền công, kế toán sẽ phải làm thủ công để tính toán lương cho người lao động, cho cách tính lương vào,ở đây sự nhầm lẫn rất dễ xảy ra. Sau đó kế toán sẽ làm các bước hạch toán để rút được tiền ở kho bạc để chi trả lương, mọi việc đều diễn ra rất thủ công. Các bước rất mất thời gian và đòi hỏi kế toán phải chính xác ở từng bước. 3.1. Tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại các đơn vị trường học Các đơn vị trường học là một đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện kinh phí tự chủ. Hệ thống sổ sách áp dụng hình thức sổ kế toán “chứng từ ghi sổ” với một hệ thống sổ sách tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với công tác kế toán của nhà trường. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thực hiện gồm có: Hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán đều thực hiện theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006. 3.1.1. Các chứng từ kế toán sử dụng Bảng chấm công: Mẫu số : 01a-HD, bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu số C01b-HD, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền thưởng. 3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 334 “phải trả người lao động” và các khoản thuộc về thu nhập của công chức viên chức. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 111, TK 461, TK 661... 3.1.3. Phương pháp kế toán tiền lương + Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo qui định phải trả cho cán bộ công chức viên chức và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi sổ: Nợ TK: 661 - Chi hoạt động/Có TK: 334 – Phải trả cho công chức viên chức. + Các khoản khấu trừ vào vào thu nhập của công chức viên chức theo qui định kế toán ghi: Nợ TK 334: “phải trả công chức viên chức”: Tổng ssố các khoản khấu trừ Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương( BHXH, BHYT). + Khi trả lương cho công chức viên chức bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả công chức viên chức/ Có TK 111: Tiền mặt Số bảo hiểm xã hội phải trả cho cán bộ công chức viên chức theo chế độ bảo hiểm xã hội, kế toán ghi: Nợ TK: 332 – Các khoản phải nộp theo lương Có TK: 334 – phải trả công chức viên chức. 3.2. Kế toán các khoản trích theo lương + Bảo hiểm xã hội: Tỷ lệ trích là 25% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó ngân sách nhà nước cấp 17%, còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên cho 8% + Bảo hiểm y tế: Tỷ lệ trích là 4,5% trên tổng quĩ lương cơ bản , trong đó 3% do ngân sách nhà nước cấp, 1,5% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên chức + Kinh phí công đoàn: Tỷ lệ trích là 2% trên tổng quĩ lương cơ bản, trong đó 1% do ngân sách nhà nước cấp, 1% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức viên cho (được để lại cơ quan, đơn vị) + Bảo hiểm thất nghiệp: Tỷ lệ trích là 2% trên tổng quỹ lương trong đó 1% do ngân sách nhà nước cấp, 1% còn lại trừ vào lương của cán bộ công chức 3.2.1. Các chứng từ kế toán sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội, danh sách người lao động hưởng trự cấp Bảo hiểm xã hội, bảng tiền lương và bảo hiểm xã hội và một số chứng từ khác, bảng chấm công. 3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng TK 3323: Kinh phí công đoàn, TK 3321: Bảo hiểm xã hội, TK 3322: Bảo hiểm y tế, TK 3324: Bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác 3.2.3. Phương pháp kế toán các khoản trích theo lương + Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp vào chi hoạt động, kế toán ghi: Nợ TK 661211/ Có TK 332 (3321, 3322, 3323, 3324) + Khấu trừ vào lương của công chức viên chức khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kế toán ghi: Nợ TK 334: 10.5% trích theo lương Có TK 3321: BHXH bằng 8% lương cơ bản của công chức viên chức Có TK 3322: BHYT bằng 1,5% lương cơ bản của công chức viên chức Có TK 3324: BHTN bằng 1% lương cơ bản của công chức viên chức + Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đòan, bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý, kế toán ghi: Nợ TK: 332 các khoản phải nộp/ Có TK 46121 + Tính bảo hiểm xã hội phải trả công chức viên chức khi ốm đau thai sản...kế toán ghi: Khi thanh toán bảo hiểm xã hội cho công chức viên chức, kế toán ghi: Nợ TK 332 các khoản nộp theo lương Có TK 334: Phải trả công chức viên chức. 4. Biện pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại trường THCS 4.1. Giải pháp 1: Đầu tư các trang thiết bị, phần mềm phục vụ công tác kế toán trường học: Một trong những yêu cầu của công tác kế toán là tính chính xác, kịp thời. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công việc kế toán ngày càng được vi tính hoá, thuận lợi, vừa nhanh, vừa chính xác, kịp thời phục vụ đầy đủ cho các đối tượng cần sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng tin học vào thực tế công tác kế toán có thể giảm được 40-50% khối lượng công việc. của nhà trường, việc áp dụng kế toán máy vào thực tế là đòi hỏi khách quan. Chính vì vậy, nhà trường cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường phần mềm kế toán, chuẩn bị cho công tác áp dụng tin học vào công tác kế toán. Theo đó, phần mềm kế toán là bộ chương trình dựng để tự động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trong các chứng từ theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị. Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay. Trang bị hệ thống thiết bị về tin học phự hợp với yêu cầu, trình độ quản lý, trình độ tin học của cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán. 4.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng nghiệp vụ sử dụng các phần mềm cho công tác kế toán: Lựa chọn hoặc tổ chức đào tạo cán bộ kế toán có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng CNTT đáp ứng yêu cầu sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính. Khi áp dụng, công tay cần tiến hành thử nghiệm trước khi áp dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên khi áp dụng việc này cần phải tiến hành song song với việc ghi sổ bằng tay (kế toán thủ công) để tiện việc đối chiếu, kiểm tra. Nhà trường phải căn cứ vào tổ chức hoạt động của đơn vị để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp. Phần mềm kế toán được lựa chọn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với tổ chức hoạt động và yêu cầu quản lý của nhà trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Phần mềm phục vụ cho công tác kế toán. Có thể kể ra như Misa, ADsoft, Bravo, Fast Acouting, Effect giúp kế toán tính toán, tổng hợp số liệu, xây dựng bảng biểu nhanh, giảm bớt khối lượng ghi chép, nâng cao hiệu quả công việc không chỉ của bộ phận kế toán mà cũng của các bộ phận khác. 4.3. Giải pháp 3: Củng cố nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán trong trường học: Nhà trường phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các khâu công việc như lập chứng từ vào máy, kiểm tra việc nhập số liệu vào máy, thực hiện các thao tác trên máy theo yêu cầu của phần mềm kế toán, phân tích các số liệu trong sổ kế toán và báo cáo tài chính, quản trị mạng, và quản trị thông tin kế toán. Hiệu trưởng quy định từ trách nhiệm, yêu cầu bảo mật dữ liệu trên máy tính, chức năng, nhiệm vụ của từng người sử dụng trong hệ thống, ban hành quy chế quản lý dữ liệu, quy định chức năng, quyền hạn của từng nhân viên, quy định danh mục thông tin được phép lưu chuyển. 4.4. Giải pháp 4: Kiểm tra kiểm soát công tác tài chính, hoàn thiện chứng từ kế toán: Tăng cường kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước: Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, ngành với mục tiêu là các khoản chi của NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, có dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và hiệu quả. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ: Nó đảm bảo thông tin kế toán được cung cấp kịp thời, chính xác, đúng với chính sách, chế độ quản lý kinh tế - tài chính nói chung và chế độ thể lệ kế toán quy định nói riêng phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô, vi mô nền kinh tế. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ: Cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản cần kiểm tra thường xuyên hơn quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ ở các đơn vị, qua đó giúp đơn vị hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ. Đổi mới công tác quản lý tài chính gắn liền với tăng cường trách nhiệm trong trường công lập: Theo tinh thần của công cuộc cải cách tài chính công thì việc trao quyền tự chủ cho các thủ trưởng và tập thể người lao động tại các đơn vị quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra là rất lớn. Nhưng khác với nguồn tiền tư nhân bỏ ra, nguồn tiền công nếu được phép sử dụng linh hoạt mà thiếu đi trách nhiệm giải trình thì chắc chắn sẽ là mảnh đất tốt để tham nhũng phát sinh. Vì vậy, sự tự chủ này cần phải đi kèm với sự gia tăng trách nhiệm đối với việc cung ứng các đầu ra và kết quả cuối cùng. 5. Hiệu quả của sáng kiến - Sau khi áp dụng được CNTT vào trong công tác hạch toán tiền lương, các phần việc của kế toán được giảm nhẹ rất nhiều. cụ thể: - Kế toán chỉ cần mở phần mền kế toán nhập đầy đủ thông tin của người lao động từ bậc lương, hệ số lương đến các khoản phụ cấp theo lương, sau đó cất và lưu trữ trong phần mền. Bước tiếp theo kế toán sẽ vào phần hạch toán lương, chọn vào những đối tượng đang được hưởng lương và tạo lên một bảng lương theo ý muốn - Đề làm bước tiếp theo kế toán muốn chi trả lương cho người lao động, kế toán chỉ cần vào phần rút dự toán tiền lương, BHXH làm giấy rút dự toán chuyển lương, bảo hiểm xã hội. Khi có phần mềm hỗ trợ kế toán không cần phải hạch toán thủ công là : Chi trả lương: Nợ TK 66121/ Có TK 334 Chỉ trả BHXH: Nợ TK 66121/ Có TK 332 thì hiện nay phần mềm kế toán sẽ giúp bạn hạch toán sẵn, và chỉ cần nhập số tiền lương tiền công vào đúng ô trong phần mềm, chọn tiểu mục và cất dữ liệu là xong. Khi muốn in chứng từ gửi đi kế toán vào phần in và chọn biểu mẫu phù hợp với các văn bản hiện hành là có thể gửi đi. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kế toán tiền luơng và các khoản trả theo lương là một trong những phần quan trọng đối với công tác kế toán, đặc biệt là đối với đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, trường THCS nói riêng. Đây là khoản thu nhập chính của người lao động Nhận thức được tầm quan trong của công tác kế toán nói chung, kế toán tiền lương nói riêng, các đơn vị sự nghiệp đã luôn quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, đầu tư trang bị máy vi tính, phần mềm để hỗ trợ cho công tác kế toán nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác kế toán, phục vụ đắc lực cho hoạt động của nhà trường cách ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác mọi hoạt động tài chính của nhà trường. 2. Khuyến nghị Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần rất quan trọng đối với nhà trường. Hiện nay mới đước ứng dụng phần mềm cho kế toán. Vậy đề nghị nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cán bộ kế toán nâng cao hơn nữa để sử dụng phần mềm hiệu quả hơn và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do trình độ bản thân có hạn nên tôi chưa đề cập đến nhiều vấn đề. Rất mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ky_nang_ung_dung_cntt_trong_hach_toan.docx